Đặc điểm của Bào Ngư
lượt xem 43
download
Vỏ có dạng hình vành tai người, chiều rộng bằng 2/3, chiều cao bằng 1/4 chiều dài. Thông thường có 3 tần xoắn ốc. Bắt đầu từ mép vỏ của tần xoắn ốc thứ hai có nhiều gờ nhô sắp xếp có thứ tự đến tận mép của miệng vỏ, 7 - 9 gờ nhô cuối cùng đầu không kín, dạng lỗ. Mặt ngoài vỏ gờ xoắn ốc và gờ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm của Bào Ngư
- Đặc điểm của Bào Ngư a) Hình thái và phân bố Có 4 loài Bào Ngư phân bố chủ yếu ở biển nước ta. Chúng được phân biệt thông qua đặc điểm hình thái vỏ và địa lý phân bố. Hình 40. Hình thái ngoài của Bào Ngư Bào Ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1846): Vỏ có dạng hình vành tai người, chiều rộng bằng 2/3, chiều cao bằng 1/4 chiều dài. Thông thường có 3 tần xoắn ốc. Bắt đầu từ mép vỏ của tần xoắn ốc thứ hai có nhiều gờ nhô sắp xếp có thứ tự đến tận mép của miệng vỏ, 7 - 9 gờ nhô cuối cùng đầu không kín, dạng lỗ. Mặt ngoài vỏ gờ xoắn ốc và gờ
- sinh trưởng cắt nhau có dạng mặt vải sợi thô. Mặt trong của vỏ là tầng xà cừ phát triển óng ánh. Thường bắt gặp các cá thể có vỏ dài 60 - 90 mm. Bào Ngư chín lỗ thường phân bố ở khu vực biển phía Bắc, nhất là ven đảo Cô Tô, Minh Châu, Quan Lạn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), sống ở khu vực có độ sâu 5 - 10 m nước, nơi có sóng gió, đáy đá sỏi, độ muối 25 - 32 ppt, nhiệt độ thích hợp 20 - 28oC. Bào Ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791): Vỏ dạng hình bầu dục, có 4 tầng xoắn ốc. Mặt vỏ gồ ghề có nhiều gờ cong dạng phóng xạ, trong đó có 4 -6 ụ nhô cuối cùng trên gờ xoắn ốc gần mép vỏ biến thành dạng lỗ. Mặt ngoài vỏ màu nâu hồng hoặc nâu xám tro có xen lẫn các phiến vân màu vàng sẫm. Mặt trong vỏ óng ánh kim loại bạc, lồi lõm tương ứng với gờ phóng xạ mặt ngoài vỏ. Trong quần thể tự nhiên thường thu được vỏ dài 21 - 85 mm, rộng 14 - 65 mm, cao 9 - 20 mm. Bào ngư bầu dục hầu như phân bố ở các vùng biển Việt Nam, đặc biệt nhiều ở ven đảo như Phú Quý (Bình Thuận), Trường Sa (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang). Bào Ngư bầu dục thích hợp ở độ muối 30 - 35 ppt, đô sâu 1 -10 m, chất đáy đá sỏi.
- Bào Ngư vành tai (Haliotis asinina Linne', 1758): Vỏ dạng bầu dục dài, dạng tai người, hơi cong lõm ở mặt bụng. Chiều rộng vỏ bằng 1/2 chiều dài, chiều cao bằng 1/6 chiều dài; vỏ có 3 tầng xoắn ốc. Số gờ nhô trên vỏ khoảng 30, trong đó 5-7 gờ nhô cuối cùng dạng lỗ. Gờ sinh trưởng mịn, sắp xếp khít nhau. Từ đỉnh vỏ dọc theo mặt lưng có 4 gờ xoắn ốc nhỏ mịn. Da vỏ trơn bóng, trên đó có nhiều vân màu nâu sẫm hoặc vàng dạng hình tam giác sắp xếp không thứ tự. Mựt trong vỏ tầng xà cừ óng ánh kim loại bạc, trơn bóng. Thường bắt gặp cá thể dài 50 - 65 mm. Chúng phân bố hầu hết các vùng biển từ Quảng Nam đến Kiên Giang, ở độ sâu 10 - 15 m nước, độ muối ổn định 30 - 34 ppt. Bào Ngư dài (Haliotis varia Linne', 1758): Vỏ hình bầu dục dài, mặt vỏ gồ ghề có nhiều gờ cong dạng phóng xạ, trong đó có 5 ụ nhô cuối cùng của gờ xoắn ốc gần mép vỏ biến thành dạng lỗ. Các đường sinh trưởng phần trước vỏ thô hơn ở phần sau. Gờ xoắn ốc và đường sinh trưởng cắt nhau rõ nét. Mặt ngoài vỏ màu đỏ nâu, có pha màu lục nhạt. Mép nggoài miệng vỏ mỏng, gợn răng cưa. ở cá thể trưởng thành vỏ có kích thước dài trên 50 mm, rộng 32
- mm, cao 12 mm. Chúng phân bố ở ven các đảo, ở độ sâu từ tuyến hạ triều đến một vài mét nước. b) Phương thức sống Phương thức sống của Bào Ngư thay đổi theo giai đoạn phát triển của cá thể. ở giai đoạn ấu trùng sống bơi lội, giai đoạn trưởng thành sống bán cố đinh (Sống bám và giá thể nhưng có khả năng di chuyển nhờ chân có thể bò). Bào Ngư có thể bò trên đá nhưng không thể bò trên cát. Chân bám vào đá rất chắc, đặc biệt khi có kẻ thù. Bào Ngư là loài sợ ánh sáng do đó ban ngày sống ẩn nấp, ban đêm mới đi kiếm mồi c) Thức ăn và phương thức bắt mồi - Thức ăn của Bào Ngư phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cơ thể: + Giai đoạn ấu trùng bánh xe (Trochophora), ấu trùng Diện bàn (Veliger) không ăn thức ăn ngoài, sinh trưởng dựa vào nguồn dinh dưỡng noãn hoàng của trứng. Ở Mỹ người ta đã thành công ương ấu trùng trong nước vô trùng. Tuy nhiên, theo quy trình truyền thống của Nhật Bản thì ấu trùng Bào
- Ngư được ương trong môi trường có cung cấp tảo tươi cho kết quả tốt hơn. + Khi kết thúc giai đoạn ấu trùng phù du chúng chuyển sang sống bám, ấu trùng bám (Spat) dùng lưỡi sừng để cạp các tảo san hô (coralline) hoặc lớp chất nhầy trên bề mặt đá (slime) lấy thức ăn. Chất nhầy trên mặt đá bao gồm các tảo đơn bào và các vi khuẩn tạo thành. Các loài tảo đơn bào đó là các loài tảo silic sống đáy như Navicula spp., Nitzschia spp,...có kích thước nhỏ tới 5 m. Khi miệng của ấu trùng mở rộng và các cơ quan của cơ thể phát triển, ấu trùng ăn nhiều tảo đáy. Khối lượng thức ăn tăng đáng kể khi Bào Ngư con phát triển đến giai đoạn có lỗ hô hấp đầu tiên trên vỏ. Hoạt bắt mồi lúc này cũng tích cực hơn. + Ở Giai đoạn trưởng thành, thức ăn của Bào Ngư là các loài rong biển (Seaweed) như rong câu (Gracilaria), rong nâu (Laminaria), rong lục (Ulva), rong mơ (Sargassum). Thí nghiệm về chọn lọc thức ăn cho thấy, Bào Ngư Nhật Bản (Haliotis discus Hannai) ăn rong nâu (Laminaria) 53%, rong lục (Ulva) 6% và rong đỏ (Porphyra) 2% (FAO, 1990). Hiệu suất sử dụng thức ăn của Bào Ngư phụ thuộc
- vào giống loài, các loại thức ăn và thay đổi theo kích thước của cơ thể. d) Đặc điểm sinh trưởng: Bào Ngư là động vật sinh trưởng chậm. Năm thứ nhất ưsinh trưởng về kích thước, năm thứ hai sinh trưởng về phần thân mềm, lớn hơn 4 tuổi là ngừng sinh trưởng Bào Ngư vành tai có tốc độ sinh trưởng từ 2 - 35,6 mm trong vòng 6 tháng, 55 mm trong vòng 1 năm và 75 mm trong 3 năm (Mc Namara, 1995). Trong điều kiện ương nuôi phòng thí nghiệm, loài Bào Ngư Nhật Bản (Haliotis discus hannai) có tốc độ sinh trưởng tới 3 cm trong năm đầu tiên, 5,5 cm trong thứ 2; 7,5 cm trong năm thứ 3 và trong năm thứ 4 là 9,5 cm. Trọng lượng phần mềm tăng nhanh hơn phần vỏ. Nếu chiều dài vỏ tăng hai lần thì trọng lượng phần mềm tăng 8 lần (FAO, 1990). Kết quả nghiên cứu trong điều kiện thí nghiệm của Foster về loài Bào Ngư Châu âu (Haliotis tuberculata) ở vùng biển Guernsey cho thấy tốc độ sinh trưởng hàng năm giảm xuống đáng kể chỉ đạt 50 mm sau 3,5 năm (Foster, 1982). - Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của Bào Ngư:
- + Thức ăn: Kết quả nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy, Bào Ngư vành tai nếu chỉ ăn một loại rong câu (Grạcilaria salicornia) thì tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại 5 tháng tuổi. Nguồn thức ăn đơn điệu làm thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu cho sinh trưởng của Bào Ngư trong một thời gian lâu dài. thức ăn rong tảo còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của buồng trứng Bào Ngư. Hai loài rong nâu (Laminaria và Undaria) là thức ăn có khả năng kích thích sự thành thục sinh dục của buồng trứng loài Bào Ngư Nhật Bản (Haliotis discus Hannai). Rong câu chỉ vàng (Gracilaria verrucosa) cũng kích thích buồng trứng Bào Ngư vành tai thành thụ sinh dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện nhân tạo, với thức ăn là rau câu chỉ vàng, Bào Ngư vành tai đã thành thục sinh dục sau 17 - 20 ngày nuôi phát dục. + Nhiệt độ nước, một mặt làm tăng khả năng sinh trưởng của Bào Ngư, mặt khác có thể làm giảm sự sinh trưởng của chúng. Nhiệt độ tăng cao trùng với mùa vụ sinh sản của một số loài Bào Ngư. Nghiên cứu của Saika về Bào Ngư Nhật Bản cho thấy tốc độ sinh trưởng giảm hẳn khi Bào Ngư sinh sản vào các tháng mùa hè (Saika, 1962). Trong
- khi đó, nghiên cứu của Mc Namara về Bào Ngư vành tai ở Australia chỉ ra tốc độ sinh trưởng của chúng tăng cao về mùa đông là mùa không sinh sản. e) Đặc điểm sinh sản - Giới tính: Bào Ngư vành tai là động vật phân tính đực cái và quá trình thụ tinh diễn ra ở môi trường nước bên ngoài cơ thể. Tuyến sinh dục của con đực và con cái bao bọc quanh tuyến gan và có hình dạng như chiếc sừng trâu ôm lấy 2/3 cơ khép vỏ. Có thể phân biệt được con đực, con cái khi tuyến sinh dục thành thục. Khi thành thục sinh dục, tuyến sinh dục của con đực có màu vàng kem, con cái có màu xanh lá cây đậm hoặc màu xanh biển. - Mùa vụ sinh sản: Mùa vụ sinh sản của Bào Ngư thay đổi tuỳ theo loài và liên quan chặt chẽ đến các điều kiện môi trường nơi sinh sống. Nghiên cứu cho thấy mùa vụ sinh sản của Bào Ngư vành tai kéo dài quanh năm, nhưng thời gian đẻ rộ từ tháng 3 – 4 đến tháng 8 – 9 hàng năm . - Quá trình phát triển của tuyến sinh dục: Quá trình phát triển của tuyến sinh dục của Bào Ngư trải qua 4 giai đoạn:
- + Giai đoạn I: Mắt thường không phân biệt được đực, cái. Tuyến sinh dục nhỏ, lép, noãn bào nhỏ (10 – 50 m), hình tròn, có nhân rộng và rõ. + Giai đoạn II: Tế bào sinh dục đang phát triển. Bằng mắt thường có thể phân biệt được đực cái, tuyến sinh dục của con cái có màu xanh lá cây nhạt, con đực có màu hơi vàng. Noãn bào có dạng quả lê, cuống dài, nhân rộng to, rõ, kích thước dao động từ 50 – 100 m. Tinh tử bắt đầu hoạt hoá. + Giai đoạn III: Giai đoạn thành thục và đẻ. Tuyến sinh dụ của con cái có màu xanh lá cây đậm hoặc xanh biển, con đực có màu vàng kem, căng phồng, mập ở đầu mút và ôm lấy 2/3 cơ khép vỏ. Đầu tiên tế bào trứng có hình đa giác nhọn, sau đó tròn, nhân bé lại, mờ, lệch về một bên và Hầu như tan biến trước khi đẻ. Màng keo dày bao quanh trứng. Đường kính trứng đạt tới 150 –180 m. Tinh trùng lấp đầy xoang và hoạt động mạnh. + Giai đoạn IV: Giai đoạn đẻ xong. Tuyến sinh dục con đực, con cái xẹp lại và nhăn nheo. Qua lát cắt mô có thể thấy trong buồng trứng có các noãn bào chưa thành thục,
- trứng gần thành thục và một số ít thành thục, chứng tỏ Bào Ngư đẻ phân đợt. - Tế bào sinh dục: Trứng Bào Ngư khi thành thục tròn, đường kính dao động từ 150 - 180 m, có màng tế bào và màng keo bao bọc xung quanh. Trứng Bào Ngư có 3 loại: Trứng bình thường, trứng không có màng tế bào và trứng không có màng keo. Hai loại trứng cuối cùng chưa thành thục và khi đẻ ra thường bị bón cục. Loại trứng này ít được thụ tinh và nếu thụ tinh được thì phôi cũng phát triển không bình thường. Tinh trùng có đầu dạng cây mác rõ nét và đuôi dài. Chiều dài của đầu và đuôi tinh trùng là 8 và 50 m. Tế bào tinh trùng hoạt động tích cực ngay sau khi được phóng ra môi trường nước. Thời gian sống ngoài môi trường nước, khả năng thụ tinh của tinh trùng liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ nước và mức độ thành thục của tuyến sinh dục. Tinh trùng và có khả năng thụ tinh sau 2 giờ ở ngoài môi trường nước có nhiệt độ 26 - 29oC. Tinh trùng chưa thành thục có cấu tạo đầu chưa định hình, đuôi rất ngắn, chuyển động khó khăn và chết trong vòng một giờ sau khi được phóng ra khỏi tuyến sinh dục.
- - Tập tính sinh sản: Bào Ngư là động vật phân tính đực cái, đẻ phân đợt và thụ tinh ngoài. Bào Ngư vành tai thường đẻ vào buổi chiều lúc tranh tối tranh sáng hoặc vào rạng sáng. Con đực thường phóng tinh trước và kích thích con cái đẻ trứng. Sự phóng tinh hoặc đẻ trứng của một cá thể trong quần đàn thường kích thích các cá thể xung quanh phóng tinh hoặc đẻ tiếp theo. Con đực thường ở tại chổ phóng tinh, trong khi đó con cái vừa bò vừa đẻ trứng. Tinh trùng và trứng đựơc phóng và đẻ ra qua lỗ hô háp thứ 2, thứ 3 ở trên vỏ. Sự phóng tinh của con đực giống như vệt khói thuốc lá màu trắng đục lan toả khắp bể đẻ. Con cái đẻ trứng thành một lớp màu xanh lá cây nhạt trên đáy bể.
- f) Quá trình phát triển phôi và biến thái của ấu trùng
- Trứng thụ tinh của Bào Ngư vành tai có đường kính 170 – 190 m và bắt đầu tiến hành phân cắt. Sự phân cắt của trứng Bào Ngư là sự phân cắt hoàn toàn, không đều và theo kiểu xoắn ốc. Ở nhiệt độ nước biển 27 - 30oC, sau khi thụ tinh 10 phút, trứng xuất hiện thể cực thứ nhất và sau đó 15 phút xuất hiện thể cực thứ 2. Sự phân cắt lần một xảy ra sau 20 - 25 phút, sau 30 phút phân cắt lần 2 và sau 40 - 60 phút phân cắt lần 3. Kết quả tạo thành 4 phôi bào nhỏ ở cực động vật và 4 phôi bào lớn ở cực thực vật. Phôi bào phát triển tiếp tục chuyển qua phôi dâu, phôi nang, và cuối cùng là phôi vị trong thời gian từ 70 - 120 phút. Sau khi thụ tinh 5 - 7 giờ, xuất hiện ấu trùng bánh xe (Trocophora). Ấu trùng bánh xe mới nở có kích thước 180 - 190 m và có đặc tính hướng quang nên bơi lội tự do ở lớp nước tầng mặt. Sau 9 - 10 giờ, ấu trùng phát triển vỏ trong suốt và chuyển sang giai đoạn ấu trùng tiền diện bàn (Veliger). Ở giai đoạn này, vùng đỉnh đầu của ấu trùng dẹt, diềm tiêm mao có tiêm mao phát triển dài.
- Sau 24 - 27 giờ, xuất hiện ấu trùng diện bàn giai đoạn cuối, ấu trùng diện bàn giai đoạn này hình thành mắt, xúc tu đầu và nắp mang. Sau 29 - 32 giờ, hầu hết ấu trùng diện bàn biến thái, chuyển qua ấu trùng bám (spat). Ở giai đoạn này diềm tiêm mao thoái hoá và chân bắt đầu phát triển, ấu trùng bám vào giá bám và chuyển từ kiểu sống phù du sang sống đáy. Đặc điểm của ấu trùng ở giai đoạn này là phát triển các xúc tu ở thùy bên chân và hình thành cơ khép vỏ bám chặt vào gía bám để ăn khuê tảo đáy và chống lại địch hại. Sau 30 - 40 ngày, hình thành Bào Ngư con với đặc điểm là có 1 lỗ hô hấp trên vỏ. Bào Ngư con dài 2,4 mm và có 10 đôi xúc tu ở thùy bên chân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá Kèo
29 p | 309 | 82
-
Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p1-chuong 2
22 p | 355 | 81
-
Đặc điểm và phương pháp nuôi trăn
4 p | 557 | 78
-
Kỹ thuật sản xuất giống Bào Ngư
16 p | 330 | 61
-
Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p2-chuong 7-8
13 p | 243 | 55
-
Trồng Nấm Bào Ngư Trên Bụi Xơ Dừa
5 p | 174 | 41
-
Sinh học và kỹ thuật sản xuất giống bào ngư vành tai
50 p | 128 | 37
-
Chương 1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây thức ăn chăn nuôi
36 p | 288 | 29
-
Bảo quản tinh cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) dài hạn bằng nitơ lỏng (P2) III.
6 p | 156 | 26
-
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO ĐỘNG VẬT CHÂN BỤNG
28 p | 126 | 22
-
Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 3: Thành phần cấu tạo ngư cụ
27 p | 126 | 19
-
Nuôi Trồng Nấm Bào Ngư
10 p | 139 | 15
-
Nghiên cứu tính tổn thương sinh kế của ngư dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu - trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
18 p | 63 | 5
-
Nghề nuôi hải sản (Tập II): Phần 2
37 p | 13 | 4
-
Phân tích một số nhân tố tác động đến doanh thu nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang
7 p | 69 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá dày (Channa lucius Cuvier, 1831) giai đoạn cá bột đến cá giống
8 p | 16 | 3
-
Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi bào ngư tại Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam
7 p | 60 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn