ĐÀO TẠO NHÂN LỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP1<br />
TS Trần Văn Hải<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).<br />
Điều đó cũng có nghĩa khung pháp lý về sở hữu trí tuệ (SHTT) của chúng ta đã đáp ứng đầy đủ<br />
các tiêu chuẩn tối thiểu mà tổ chức này đề ra. Pháp luật về SHTT của Việt Nam đã có những<br />
bước tiến khá mạnh như vậy thì việc đào tạo nhân lực về SHTT của Việt Nam cần được coi trọng<br />
và có biện pháp thúc đẩy đúng mức.<br />
Tình hình đào tạo nhân lực về SHTT trên thế giới<br />
Ở các nước phát triển, việc đào tạo nhân lực về SHTT được thực hiện với hệ thống đồng<br />
bộ, nhiều cấp độ và hình thức đào tạo khác nhau. Theo nhu cầu của từng quốc gia, phụ thuộc vào<br />
từng cơ sở, việc đào tạo nhân lực về SHTT có thể chỉ dừng ở mức độ là một môn học, hoặc có<br />
thể ở các mức độ cao hơn như đào tạo chuyên ngành đại học và sau đại học. Hầu hết các trường<br />
đại học của các nước phát triển đều có môn học SHTT trong chương trình một cách độc lập hoặc<br />
lồng ghép với các môn học chuyên ngành khác.<br />
Trên thế giới, những cơ sở đào tạo về SHTT có uy tín và được biết đến rộng rãi là: Viện<br />
SHTT của Nga, Viện Max Planck của Đức, Đại học Zurich của Thụy Sỹ, Viện SHTT thuộc Đại<br />
học Queen Mary London của Anh, Đại học George Washington của Hoa Kỳ, Khoa SHTT thuộc<br />
Đại học Công nghệ Osaka của Nhật Bản… Chỉ tính riêng trong chương trình đào tạo cử nhân<br />
Luật của Đại học Comenius (Slovakia) đã có tới 3 môn học bắt buộc liên quan đến SHTT, đó là<br />
Quyền tác giả (với 2 tín chỉ), Luật sáng chế (với 2 tín chỉ) và Sở hữu công nghiệp (với 3 tín chỉ);<br />
cao hơn, Trường còn đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ về SHTT. Một số trường đại học thuộc các nước<br />
trong khu vực như Thái Lan, Singapo, Malaixia… cũng đưa SHTT vào trong chương trình đào<br />
tạo đại học nói chung và đã đào tạo SHTT như một chuyên ngành độc lập.<br />
Việc đào tạo nhân lực về SHTT tại các nước trên đã có tác dụng nâng cao trình độ hiểu<br />
biết, thúc đẩy sự sáng tạo của các chủ thể, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.<br />
Tình hình đào tạo nhân lực về SHTT ở Việt Nam<br />
Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nội dung bảo hộ quyền SHTT vẫn còn là điều xa<br />
lạ với hầu hết các giới ở Việt Nam, kể cả công chức nhà nước. Trình độ hiểu biết thấp và chưa<br />
hình thành tập quán liên quan tới SHTT là vấn đề khó khăn và là rào cản cho các nỗ lực nhằm<br />
phát triển hệ thống này. Do đó, với chương trình hành động về SHTT, Việt Nam đã dành một<br />
phần quan trọng cho mục tiêu cải thiện môi trường nhận thức của mọi tầng lớp xã hội về SHTT.<br />
Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có trường đại học nào thuộc khối kỹ thuật đưa môn SHTT<br />
vào chương trình đào tạo của mình. Một số trường, ví dụ như Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa<br />
chuyển giao công nghệ (một phần có liên quan đến SHTT) vào chương trình giảng dạy, Đại học<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, số 573, tháng 2.2007, tr. 10-12<br />
<br />
1<br />
<br />
Kinh tế Quốc dân đưa chuyển giao công nghệ vào một phần của môn Quản lý công nghệ để giảng<br />
dạy...<br />
Tại Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), môn SHTT với thời lượng khoảng 10 tiết<br />
được bố trí trong 120 tiết thuộc chương trình môn học Luật dân sự và 5 tiết thuộc chương trình<br />
môn học Tư pháp quốc tế. SHTT là một môn học tự chọn với thời lượng 30 tiết đối với sinh viên<br />
chuyên ngành Luật dân sự (mã ngành Luật học), mã ngành Luật kinh doanh có giảng dạy môn<br />
Quyền tác giả và môn Quyền sở hữu công nghiệp với thời lượng mỗi môn 30 tiết. Chương trình<br />
đào tạo cao học chuyên ngành Luật dân sự có giảng dạy môn SHTT (phần Quyền tác giả với thời<br />
lượng 15 tiết, phần Quyền sở hữu công nghiệp với thời lượng 30 tiết).<br />
Tại Đại học Luật Hà Nội, SHTT đã được giảng dạy như là một phần của 2 môn học: Luật<br />
dân sự và Tư pháp quốc tế. Sau đó, SHTT đã trở thành môn học tự chọn với thời lượng 30 tiết.<br />
Bắt đầu từ năm học 2004-2005, SHTT mới trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên Khoa<br />
Luật dân sự.<br />
Tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, chưa đào tạo chuyên ngành SHTT. Nó chỉ<br />
được thực hiện trong môn học Luật dân sự (15 tiết) và Tư pháp quốc tế (15 tiết). Ngoài ra, SHTT<br />
với thời lượng 30 tiết là môn học tự chọn cho sinh viên chuyên ngành Luật dân sự. Trường là đơn<br />
vị duy nhất ở phía Nam đã tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ C về SHTT, việc đào tạo này có sự phối<br />
hợp của Cục SHTT.<br />
Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội) là đơn vị đầu tiên trong cả nước và hiện là đơn vị duy nhất ở phía Bắc đào tạo ngắn<br />
hạn cấp chứng chỉ “Pháp luật và nghiệp vụ SHTT” từ năm 2004, đã đào tạo được 3 khóa với hơn<br />
200 học viên được cấp chứng chỉ C. Hiện tại đang đào tạo khóa 4 với 41 học viên, việc đào tạo<br />
này có sự phối hợp của Hội SHTT Việt Nam cùng một số chuyên gia của Cục SHTT và Cục Bản<br />
quyền Tác giả về Văn học - Nghệ thuật. Cho đến cuối năm 2006, Khoa Khoa học quản lý là đơn<br />
vị chính thức và duy nhất ở Việt Nam đã mở được chuyên ngành đào tạo cử nhân về SHTT<br />
(tháng 6.2006 đã có 11 cử nhân ra trường và tháng 6.2007 sẽ có tiếp 7 cử nhân nữa ra trường).<br />
Tuy nhiên, những cử nhân này mới chỉ được đào tạo chuyên sâu về lý thuyết thuộc lĩnh vực<br />
SHTT, việc thực hành và khả năng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, bởi vậy để trở thành chuyên gia<br />
trong lĩnh vực SHTT đối với họ còn rất nhiều khó khăn.<br />
SHTT cũng được giảng dạy tại một số trường đại học đào tạo cử nhân luật khác, nhưng<br />
nội dung giảng dạy cũng chỉ dừng lại ở những kiến thức cơ bản nhất trong 15 tiết học thuộc môn<br />
học Luật dân sự và Tư pháp quốc tế.<br />
Ngoài ra, thực hiện việc nâng cao kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho giảng viên các<br />
trường đại học và cao đẳng trong cả nước, Trường Cán bộ Thương mại Trung ương thuộc Bộ<br />
Thương mại và Học viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn SHTT vào<br />
chương trình bồi dưỡng với thời lượng 5 tiết. Việc đào tạo này đã được thực hiện tại một số<br />
trường: Đại học Nông nghiệp, Đại học Thủy lợi, Đại học Xây dựng, Đại học Thương mại, Đại<br />
học Cần Thơ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, Cao đẳng Sư<br />
phạm Hưng Yên, Trung học Kinh tế Hà Nội… hoặc tại một số đơn vị thuộc các tỉnh như: Sở<br />
Thương mại Bắc Kạn, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội...<br />
Cục SHTT, Hội SHTT Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… cũng<br />
là những địa chỉ đào tạo về SHTT nhưng nghiêng về mảng sở hữu công nghiệp, chủ yếu để phục<br />
vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Cục Bản quyền Tác giả về Văn học - Nghệ thuật<br />
<br />
2<br />
<br />
thì nghiêng về bồi dưỡng kiến thức thuộc mảng quyền tác giả và quyền liên quan nhằm phục vụ<br />
các đối tượng nhân lực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin, quản lý thị<br />
trường...<br />
Nhìn chung, việc đào tạo nhân lực về SHTT ở Việt Nam chưa được tiến hành một cách<br />
đồng bộ, quy mô đào tạo nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, hơn nữa chỉ một phần nhỏ<br />
đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đã được đào tạo chính quy ở nước ngoài. Bởi vậy, chất<br />
lượng đào tạo nhân lực về SHTT còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng như đã phân tích ở đầu<br />
bài viết.<br />
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực về SHTT<br />
Đào tạo giảng viên về SHTT: Đây là việc quan trọng nhất của quá trình đào tạo nhân lực<br />
về SHTT. Hiện nay, đội ngũ giảng viên cơ hữu của các trường đại học có thể trực tiếp giảng dạy<br />
về SHTT rất ít, phần lớn trong số họ đều là những người được đào tạo chính quy về pháp luật nói<br />
chung, chỉ có một số người được đào tạo sâu về pháp luật SHTT, nhưng chuyên ngành SHTT<br />
không đơn giản chỉ gồm các kiến thức pháp luật, mà còn cần cả các kiến thức chuyên sâu về sáng<br />
chế, giống cây trồng, mạch tích hợp bán dẫn, văn học, nghệ thuật… Vì vậy, các giảng viên<br />
chuyên giảng dạy pháp luật về SHTT cần được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ SHTT.<br />
Việc đào tạo chuyên sâu này có thể được tiến hành ở nước ngoài hoặc trong nước. Việc<br />
đào tạo trong nước cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT như Cục<br />
SHTT, Cục Bản quyền Tác giả về Văn học - Nghệ thuật, Hội SHTT Việt Nam và các bộ, ngành<br />
khác có liên quan. Qua thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy nhiều chuyên gia có trình độ rất<br />
cao về SHTT, được đào tạo chính quy tại các trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ và châu âu,<br />
nhưng những chuyên gia này hiện lại đang công tác tại các tổ chức đại diện SHTT, văn phòng tư<br />
vấn SHTT… với mức thu nhập rất cao. Nếu biết khai thác chất xám của họ vào việc đào tạo nhân<br />
lực về SHTT thì có thể đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn kém về kinh phí đào tạo. Thực tế đào tạo<br />
nhân lực SHTT tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)<br />
cho thấy, hiệu quả đóng góp cho đào tạo của đội ngũ các chuyên gia đang làm đại diện SHTT rất<br />
cao. Mặc dù kinh phí không cao, nhưng không vì vậy mà các chuyên gia về SHTT từ chối giảng<br />
dạy. Tuy nhiên, nhược điểm của sự phối hợp này là: Họ rất ít thời gian và vì vậy việc đào tạo<br />
thường phải tiến hành ngoài giờ hành chính; họ không được đào tạo về phương pháp sư phạm,<br />
bởi vậy hiệu quả truyền đạt thường bị hạn chế.<br />
Đào tạo chuyên gia có trình độ đại học và sau đại học về SHTT: Như trên đã nêu, hiện<br />
nay, chỉ mới có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là đào<br />
tạo cử nhân chuyên ngành SHTT. Tháng 6.2006 đã cho ra trường được 11 cử nhân thì sau 3<br />
tháng đã có 10/11 người tìm được việc làm trong đó có 9 người làm đúng nghề đã được đào tạo.<br />
Điều này cho thấy nhu cầu của xã hội về nhân lực SHTT. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng,<br />
chương trình đào tạo này cũng mới chỉ là thí điểm, hiện nay Trường đang phối hợp với Cục<br />
SHTT tiến hành tổng kết quá trình đào tạo để có thể xây dựng được chương trình đào tạo chính<br />
quy, hiệu quả.<br />
Khó khăn của việc đào tạo trình độ đại học và sau đại học về SHTT là xây dựng chương<br />
trình đào tạo sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy, ta<br />
không thể áp dụng nguyên xi chương trình đào tạo về SHTT của trường đại học danh tiếng trên<br />
thế giới vào Việt Nam được, ví dụ đứng trên góc độ môn học “Triết học SHTT”, “Văn hóa<br />
SHTT”, chúng ta phải lý giải được tại sao việc áp dụng mô hình quản lý SHTT ở Nhật Bản lại dễ<br />
dàng, còn cũng mô hình ấy nếu được áp dụng tại Việt Nam có thể dẫn đến thất bại và ngược lại.<br />
<br />
3<br />
<br />
Sau nữa, trong bối cảnh các trường đại học ở Việt Nam đang dần tự chủ về mặt tài chính thì<br />
trường đại học nào sẽ gánh vác việc đào tạo nhân lực về SHTT cũng cần được tính đến. Kinh<br />
nghiệm của các nước phát triển cho thấy, không chỉ các trường đại học luật có thể đảm nhận việc<br />
này mà nhiều cơ sở đào tạo về quản lý cũng đảm nhận được, mô hình đào tạo của Trường Đại<br />
học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một ví dụ tham khảo.<br />
Đưa SHTT trở thành môn học bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng: Kinh<br />
nghiệm của các nước phát triển cho thấy, kiến thức về SHTT không chỉ cần thiết đối với những<br />
người công tác trong lĩnh vực SHTT mà còn cần thiết đối với mọi người, nhất là trong quá trình<br />
hội nhập kinh tế quốc tế. Một nhà quản lý, một kỹ sư, một cử nhân… có thể sẽ vấp phải những<br />
sai lầm hết sức tai hại nếu không hiểu biết về SHTT, anh cứ đầu tư nghiên cứu, sản xuất nhưng<br />
rất có thể anh không được sở hữu nó một cách hợp pháp nếu không hiểu biết về lĩnh vực SHTT.<br />
Bởi vậy, việc đưa SHTT trở thành một môn học bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng<br />
là cần thiết. Hiện nay, Cục SHTT đang chủ trì soạn thảo đề án “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực<br />
tiễn để đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học” để trình Chính phủ. Nếu được<br />
phê duyệt, thì kể từ năm học 2008-2009, SHTT sẽ trở thành môn học bắt buộc đối với các trường<br />
đại học. Môn SHTT được đưa vào giảng dạy đại trà cho các trường đại học chỉ là nhập môn với<br />
thời lượng khoảng 2 đơn vị học trình, gồm các kiến thức lý luận chung về SHTT, khái lược về<br />
các đối tượng thuộc 2 nhóm chính là quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp<br />
và quyền đối với giống cây trồng.<br />
Đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ về SHTT: Hiện nay, trong cả nước mới có 2 đơn vị đào<br />
tạo loại hình này là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và<br />
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Loại hình đào tạo này đã đáp ứng được nhu cầu<br />
cấp thiết của xã hội, nhất là đối với những người đang công tác trong lĩnh vực SHTT mà chưa<br />
qua đào tạo. Các khóa học đã thu hút những người công tác tại các cơ quan như Cục SHTT, Hội<br />
SHTT Việt Nam, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Tòa án, UBND các cấp, các Tổ chức<br />
đại diện SHTT, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác...<br />
Tuy nhiên, kiến thức thực tế của chương trình đào tạo rất ít, hơn nữa kiến thức dàn trải đủ<br />
mọi đối tượng của quyền SHTT là không cần thiết đối với nhu cầu kiến thức của từng đối tượng<br />
nhân lực cụ thể. Nên chăng, có thể chia khối kiến thức thể hiện trong chương trình C thành các<br />
chương trình nhỏ hơn phục vụ các đối tượng nhân lực: 1) Nhân lực cần khối kiến thức chuyên<br />
sâu về quyền tác giả và quyền liên quan; 2) Nhân lực cần khối kiến thức chuyên sâu về quyền sở<br />
hữu công nghiệp (sáng chế, nhãn hiệu); 3) Nhân lực cần khối kiến thức chuyên sâu về thực thi<br />
quyền SHTT... Việc tăng khối kiến thức thực tế có thể tiến hành được nhờ sự phối hợp đào tạo<br />
với các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT, trước hết là Cục SHTT. Cục SHTT có các phòng<br />
chức năng chuyên sâu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch<br />
vụ, đặc biệt Trung tâm thông tin của Cục là nơi có thể tra cứu tư liệu về SHTT đầy đủ nhất ở Việt<br />
Nam hiện nay. Ngoài ra, việc thực tập có thể tiến hành tại các Văn phòng đại diện SHTT.<br />
Nâng cao nhận thức về SHTT thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức và các phương tiện<br />
thông tin đại chúng: Đây là việc làm cần thiết, tuy nhiên qua khảo sát thực tế cho thấy, nếu chỉ có<br />
Trường Cán bộ Thương mại Trung ương và Học viện Quản lý Giáo dục đảm nhận việc phổ cập<br />
kiến thức về SHTT cho toàn bộ giảng viên của các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc với<br />
tần suất 1 trường /tuần thì phải mất khoảng 4 năm mới làm xong việc này. Bởi vậy, cần nghiên<br />
cứu để cho các đơn vị khác có khả năng đảm nhận thêm việc phổ cập kiến thức về SHTT cho các<br />
giảng viên đại học và cao đẳng trên toàn quốc theo chương trình bồi dưỡng kiến thức hội nhập<br />
kinh tế quốc tế của Chính phủ.<br />
4<br />
<br />
Việc phổ biến kiến thức về SHTT trên các phương tiện thông tin đại chúng là cần thiết,<br />
nên chăng tổ chức nhiều cuộc thi trên truyền hình như các Showgame. Các cuộc thi này đã được<br />
tổ chức ở một số đơn vị, ví dụ cuộc thi tìm hiểu kiến thức về SHTT đã được Hội doanh nghiệp trẻ<br />
Hải Dương, Tỉnh Đoàn Hải Dương (với sự cố vấn của Sở KH &CN Hải Dương) tổ chức đêm<br />
30.6.2006. Khoa Khoa học quản lý thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại<br />
học Quốc gia Hà Nội) cũng đã tổ chức cuộc thi tương tự... Những hình thức này có tác dụng nâng<br />
cao nhận thức về SHTT cho công chúng, góp phần thực thi quyền SHTT một cách hiệu quả.<br />
<br />
5<br />
<br />