intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án “Tác Động Của Tiến Bộ Khoa Học Công Nghệ Tới Phát Triển Ngành Than Ở Quảng Ninh”

Chia sẻ: Minh Tam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

323
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo sử sách đã ghi, tháng 12 năm 1939 dưới triều đình Minh Mạng, Tổng đốc Hải An (tên gọi của Quảng Ninh lúc đó ) Tôn Thất Bật đã dâng sớ xin triều đình được thuê dân công để khai thác than ở núi Yên Lãng ( xã Yên Thọ - Đông Triều ngày nay). Ngày 12/3/1883 thực dân Pháp đánh chiếm Hòn Gai - Cẩm Phả nhanh chóng chiếm đoạt tài nguyên than và sau đó tiến hành khai thác công nghiệp. Với gần 120 năm lịch sử khai thác và 67 năm truyền thống vẻ vang, từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án “Tác Động Của Tiến Bộ Khoa Học Công Nghệ Tới Phát Triển Ngành Than Ở Quảng Ninh”

  1. ĐỀ ÁN MÔN HỌC Tác động của khoa học kỹ thuật đến ngành khai thác than ở Quảng Ninh
  2. ĐỀ ÁN MÔN HỌC LỜI MỞ ĐẦU Theo sử sách đã ghi, tháng 12 năm 1939 dưới triều đình Minh Mạng, Tổng đốc Hải An (tên gọi của Quảng Ninh lúc đó ) Tôn Thất Bật đã dâng sớ xin triều đình được thuê dân công để khai thác than ở núi Yên Lãng ( xã Yên Thọ - Đông Triều ngày nay). Ngày 12/3/1883 thực dân Pháp đánh chiếm Hòn Gai - Cẩm Phả nhanh chóng chiếm đoạt tài nguyên than và sau đó tiến hành khai thác công nghiệp. Với gần 120 năm lịch sử khai thác và 67 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn công nhân mỏ than Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí, Đông Triều đã giành thắng lợi rực rỡ , đánh dấu một mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp , giải phóng dân tộc . Trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp , dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh , những người thợ mỏ đã đoàn kết đấu tranh chống lại chế độ hà khác của bọn chủ mỏ , tích cực tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp , góp phần to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc . Khi vùng mỏ Quảng Ninh được giải phóng 25/4/1955 thợ mỏ đã thi đua ngày đêm khôi phục hầm mỏ ,xưởng máy để sản xuất nhiều than phục vụ kiến quốc. Khi đế quôc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền bắc (5/8/1964) dưới sự lãnh đạo của đảng , thực hiện lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ , thợ mỏ đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất thời chiến : Vừa sản xuất đủ than cho nhu cầu phục vụ sản xuất , chiến đấu ; vừa trực tiếp chiến đấu bảo vệ vùng mỏ.Sau ngày Miền Nam được giải phóng , đặc biệt là khi bước vào thời kỳ đổi mới , nhất là sự ra đời Tổng công ty than Việt Nam (10/10/1994) ngành than đã được sự quan tâm rất lớn của đảng và nhà nước ta . Khi còn sống Bác Hồ đã nhiều lần về thăm và làm việc với ngành than . Trong những năm gần đây đã có rất nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước ta về thăm và làm việc với ngành than .Ngày 19/1/2003 phó thủ tướng Vũ Khoan đã đến chúc mừng công nhân cán bộ ngành than hoàn thành xuất sắc mục tiêu kế hoạch 5 năm trước thời hạn . Ngày 13/2/2004 Chủ tịch 1
  3. ĐỀ ÁN MÔN HỌC Trần Đức Lương đã đến thăm và gặp gỡ trò chuyện với đông đảo anh chị em công nhân , cán bộ trực tiếp sản xuất trên khai trường chính công ty than Cao Sơn. Ngày 20/2/2004 đồng chí Lê Khả Phiêu , nguyên tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng đã có những cuộc gặp gỡ , làm việc với lãnh đạo tổng công ty; thăm công trường khai thác thuộc công ty than Núi Béo; nói chuyện với đông đảo công nhân cán bộ ngành Than dự lễ chào mừng công ty than Hà Tu đón nhận danh hiệu anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.... Từ truyền thống lịch sử ,quá khứ hào hùng của ngành than đến những thành tựu của đổi mới ngày hôm nay trên đất mỏ đã cho thấy vai trò lớn lao của ngành than trong sự nghiệp phát triển kinh tế _ xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Cũng chính phát triển ngành than là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cả nước đặc biệt là của tỉnh Quảng Ninh. Ngày nay khoa học công nghệ có những bước phát triển mạnh mẽ , tác động lên mọi ngành , mọi lĩnh vực, trở thành lực lượng lao động mới, có khả năng tạo ra những bước phát triển thần kỳ cho những ngành , lĩnh vực ,quốc gia nào biết vận dụng nó . Do đặc điểm riêng của ngành công nghiệp khai thác than lên năng xuất ngành than phụ thuộc rất lớn vào những tiến bộ khoa học công nghệ . Đó là lý do em viết đề tài “Tác Động Của Tiến Bộ Khoa Học Công Nghệ Tới Phát Triển Ngành Than Ở Quảng Ninh” Trong quá trình viết đề tài này nhất định em sẽ không tránh khỏi những sai xót , vậy em kính mong cô sửa chữa và đóng góp ý kiến để em có thể thực hiện đề án của mình được tốt hơn. 2
  4. ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHẦN 1 : NỘI DUNG VÀ ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỚI PHÁT NGÀNH THAN. 1.QUAN NIỆM VỀ TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ. Tiến bộ khoa học công nghệ là sự phát triển liên tục các thành phần vật chất của lực lượng sản xuất gắn lion với việc tích luỹ kiến thức , hoàn thiện hệ thống quản ly sản xuất , nâng cao tiềm lực sản xuất và được thể hiện trong mức tăng hiệu quả kinh tế. Để thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ phải chú trọng nhân lực khoa học công nghệ bằng các biện pháp như: + Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ thông qua xây dựng nền văn hoá công nghệ và đánh giá đúng giá trị lao động khoa học công nghệ + Có chương trình đào tạo nhân lực khoa học đồng bộ , dài hạn và nhất quán. + Bố trí và sử dụng đúng lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ hiện có. Ngoài ra đảm bảo tài chính cho sự phát triển khoa học công nghệ cũng mang ý nghĩa quyết định. Để thúc đẩy và tạo điều kiện thực hành tiến bộ khoa học công nghệ có hiệu quả , phải tạo lập được nguồn vốn thích đáng, phân bổ nguồn vốn có trọng điểm và sử dụng đúng mục đích. Tiến bộ khoa học công nghệ là một việc làm thường xuyên , liên tục trong mọi tổ chức . Nó có tác dụng nâng cao hiệu quả công nghệ. 1.2 : NÓI CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.2.1 : TÁC ĐỘNG TỚI HÌNH THÀNH NGÀNH CÔNG NGHIỆP. Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong khoảng ba thập kỷ gần đây đã tạo nên cuộc cách mạng công nghệ . Những thành tựu của cuộc cách mạng 3
  5. ĐỀ ÁN MÔN HỌC công nghệ diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trên các lĩnh vực . Có một số thành tựu rất nổi bật và có ý nghĩa quan trọng với các ngành công nghiệp , nó là nhân tố chính thúc đẩy sự ra đời của một số ngành công nghiệp. Ví dụ là sự ra đời của công nghệ vật liệu mới với những đặc tính là làm bằng các vật liệu đặc biệt : nhẹ , bền , cách âm , chụi nhiệt , chụi áp , độ tinh khiết ...đã dẫn tới sự ra đời của một số ngành công nghiệp phát triển rất mạnh như : từ vật liệu là chất bán dẫn – vi mạch – máy tính điện tử .... Và cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp sản xuất thép , polime, và các hợp chất công nghiệp khác đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ..... 1.2.2 : TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỚI NĂNG SUẤT , TÁC ĐỘNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. Hầu hết các công trình khoa học công nghệ được sản xuất và áp dụng đều nhằm mục đích là tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, và cũng chỉ có con đường là áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất mới có thể tạo ra những bước tiến vượt bậc về năng suất và chất lượng sản phẩm , ở đây xin nêu ra một số ví dụ Ngành cơ khí được coi là ngành lạc hậu trước đây, qua quá trình đổi mới công nghệ năng lực sản xuất được tăng lên có thể đáp ứng được 60% máy nông nghiệp trong cả nước, 25% máy loại nhẹ phục vụ trong nông nghiệp, 30% máy xây dựng và khai thác mỏ , 60% thiết bị điện, 20% phương tiện vận tải. Chất lượng máy móc do ngành cơ khí chế tạo ra cũng ngày càng được nâng cao . Ngành Dệt – May đầu tư thêm 121.222 cọc sợi, tăng sản lượng sợi lên 10 000 – 12 000 tân/ năm . Năng lực dệt được đầu tư 1 087 máy khổ rộng , hiện đại của Nhật và các nước Châu Âu, sản lượng có thể đạt thêm 50 triệu m/năm. Việc đổi mới công nghệ đã làm tăng năng suất , mở rộng mặt hàng , nâng cao chất lượng sản phẩm , tăng khả năng cành tranh của hàng hoá công nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Các mặt hàng của dệt may Việt Nam đã 4
  6. ĐỀ ÁN MÔN HỌC và đang có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới như Châu Á, Châu Phi, EU, Nhật , Mỹ ..... 1.2.3 : TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG. Thị trường là một trong những nhân tố quyết định tới sản lượng sản xuất hàng năm của doanh nghiệp. Đầu tiên doanh nghiệp muốn sản xuất thì phải nắm bắt được nhu cầu , phải có được thị trường . Khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng lớn đến việc tạo ra thị trường và phát triển thị trường của doanh nghiệp . +. Với những tiến bộ khoa học công nghệ thuộc vào dạng phát minh , sáng chế thì nó có thể mở ra một thị trường hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế . Một số ví dụ như khi con người chế tạo ra các thiết bị truyền thông thì nó mở ra một thị trường mới sản xuất và cung cấp các thiết bị truyền thông trên toàn thế giới . Hoặc khi chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên đã mở ra một thị trường mới về máy bay và các thiết bị hàng không khám phá vũ trụ. +.Với những tiến bộ khoa học công nghệ được cải tiến , cải thiện từ cái cũ ( hay đối với các doanh nghiệp thì đó là do việc nâng cao năng lực công nghệ của mình ) thì nó có tác dụng bảo vệ thị trường và phát triển thị trường cho doanh nghiệp . Ví dụ việc nâng cao năng lực công nghệ trong các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc , da giầy ...đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may , da giầy của Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường như Nhật Bản , Châu Âu , Mỹ...... 1.2.4 : TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỚI MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT. Khoa học công nghệ khi được áp dụng vào thực tiễn sản xuất thì đều có những tác động tích cực và tiêu cực của nó. Bên cạnh những tác động tích cực là nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm thì có rất nhiều công nghệ trong các ngành , các lĩnh vực đều gây ra những tác động xấu tới môi trường, kể từ môi trường sản xuất tới môi trường tự nhiên. Nhưng các công nghệ theo chiều 5
  7. ĐỀ ÁN MÔN HỌC hướng này thường được áp dụng trong một vài thập kỷ trước như các công nghệ sản xuất đường , giấy, thuộc da, may , sản xuất cơ khí.... Tại các nhà máy , xí nghiệp sản xuất môi trường bị ô nhiễm nặng lề ro nguồn nước sử dụng trong sản xuất không được sử lý cho chảy hoặc dò dỉ ra các nơi làm việc của công nhân viên. Ô nhiễm tiếng ồn do máy móc cơ khí hoạt động, ô nhiễm không khí do bụi , lông sợi trong các nhà máy may mặc , thuộc da.... Trong những năm gần đây , dưới sức ép của nhà nước , của công luận và yêu cầu thiết yếu nâng cao điều kiện sản xuất cho người lao động lên các công trình , công nghệ được áp dụng ngày nay đều đã được quan tâm , bên cạnh việc nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm còn phải chú ý tới việc nâng cao môi trường sản xuất cho người lao động. 1.2.5: TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẾN NGUỒN TÀI NGUYÊN. Tiến bộ khoa học công nghệ và nguồn tài nguyên luôn có một mối liên hệ khăng khít nhưng không mấy tốt đẹp , đó là khoa học công nghệ càng phát triển bao nhiêu thì tốc độ tàn phá tài nguyên , thiên nhiên của con người ngày càng nhanh bấy nhiêu, đặc biệt là trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Với những tiến bộ khoa học , công nghệ tạo ra những máy móc thiết bị có công suất lớn trong việc khai thác. Bên cạnh đó thì cũng chính những máy móc này sẽ góp phần tàn phá môi trường tự nhiên một cách nhanh chóng hơn. Một ví dụ điển hình là khi con người bước vào cuộc cách mạng thông tin công nghệ lần thứ ba thứ tư , nhờ sự trợ giúp của của các thiết bị cơ khí máy móc – cơ khí hoá , tự động hoá , điện ,điện tử , điện khí hoá và với các loại hình thông tin đa dạng , phong phú , con người đã có đủ mọi diều kiện và phương tiện đẻ nhân lên nhiều lần sức mạnh của mình trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chỉ hơn 300 năm dưới thời văn minh công nghiệp đã gây ra sự suy thoái cả về chất lẫn lượng của môi trường tự nhiên , gấp rất nhiều lần so với sự tàn phá của con người trong hàng ngàn năm trước đó. 6
  8. ĐỀ ÁN MÔN HỌC Tuy nhiên bên cạnh những tác hại đó thì ngày nay những tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng cũng có một phần , một khía cạnh nào đó góp phần vào việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thông qua việc nâng cao tỷ lệ thu hồi sản phẩm . Khai thác và sử dụng triệt để hơn các nguồn tài nguyên tránh sự lãng phí trong công cuộc khai thác và sử dụng tài nguyên. 1.3 : NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN. 1.3.1 : CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI. Công tác nghiên cứu triển khai là mắt xích quan trọng trong toàn bộ chu kỳ tiến bộ khoa học công nghệ . Nghiên cứu triển khai nhằm làm vất chất hoá các kết quả nghiên cứu, chuyển các kết quả nghiên cứu vào sản xuất . Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu triển khai là hình tạo mẫu về kỹ thuật mới , sản phẩm mới , bao gồm : thiết kế ( sản phẩm và quy trình ) , thử nghiềm mô hình , thực nghiệm. Hiện nay hầu hết các công nghệ trong ngành than nước ta là nhập từ nước ngoài . Điều đó , đòi hỏi chúng ta không chỉ nâng cao khả năng tiếp thu , khả năng vận hành , nắm vững , sử dụng có hiệu quả công nghệ nhập , chuyển giao từ nước ngoài mà còn phải cải tiến , làm thích nghi và đổi mới công nghệ nhập đó. Tuy nhiên do những điều kiện khác nhau về tự nhiên, đặc điểm địa chất trong các mỏ than của chúng ta có những nét khác biệt với của các nước khác trên thế giới lên chúng ta cũng phải tự nghiên cứu một số những công nghệ thiết bị sao cho phù hợp với đặc điểm của các mỏ ở nước ta. 7
  9. ĐỀ ÁN MÔN HỌC 1.3.2 : NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Năng lực công nghệ của một doanh nghiệp bao gồm nguồn lực về vốn , lao động kỹ thuật . Năng lực công nghệ của doanh nghiệp được đo bằng khả năng nghiên cứu ứng dụng khoa học tiến bộ khoa học công nghệ , đổi mới công nghệ vào sản xuất và khả năng tiếp thu , nắm vững , cải tiến đổi mới công nghệ nhập. Hiện nay ngành than đang có những bước tiến lớn về đầu tư trang thiết bị công nghệ mới phục vụ cho sản xuất . Với những dự án đầu tư lớn về trang thiết bị khoa học công nghệ , hàng năm ngành than bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để đầu tư vào các dự án này. Ngoài ra các ngành than cũng có được mối liên hệ với các trường đại học như Đại Học Mỏ Địa Chất – Hà Nội , Đại Học Mỏ Địa Chất Quảng Ninh ,các trường Cao Đẳng Mỏ –Quảng Ninh , Trường dạy nghề Mỏ Hồng Cẩm về việc tổ chức các hội nghị khoa học , đối thoại về các vấn đề giữa khoa học với sản xuất và khoa học với sản xuất đào tạo. 1.3.3 : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Trong những năm gần đây ngành than đã đạt được những thành tựu to lớn về các mặt khai thác và sản xuất kinh doanh . Những kết quả trên có được là nhờ ngành than đã vận dụng tốt nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc về việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất . Tuy nhiên để làm chủ được những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trên chúng ta cần có một đội ngũ tri thức có tay nghề và trình độ , ngành than cũng đã hết sức quan tâm đến vấn đề này. Ví dụ : Về đào tạo , ngành than được sự trợ giúp của nhà nước đã có hai trường đại học đầu ngành là “ Đại Học Mỏ Địa Chất – Hà Nội “ và “ Đại Học Mỏ Địa Chất – Quảng Ninh “ đào tạo những kỹ sư Mỏ có trình độ đại học . Ngoài ra ngành còn có trường “Cao Đẳng Kỹ Thuật Mỏ “ và trường “Đào Tạo Nghề Mỏ Hồng Cẩm “ đào tạo những kỹ sư có trình độ cao đẳng và những công nhân kỹ thuật có trình độ . Ngoài ra cũng có sự liên kết giữa các Mỏ với các trường do đó đã phần nào cân đối được số lượng công nhân cần tuyển của các 8
  10. ĐỀ ÁN MÔN HỌC công ty Than hàng năm và trong tương lai với số lượng đào tạo của các trường trong năm . Công ty than Khe Chàm là một trong số đó . Tám tháng đầu năm 2003 công ty đã tuyển thêm 116 công nhân kỹ thuật , 29 kỹ sư , cao đẳng . Ngoài ra công ty còn liên kết với các trường trong việc nâng cao tay nghề cho một số công nhân của công ty : gửi đào tạo 100 học sinh, thi nâng bậc cho 171 công nhân kỹ thuật, tạo điều kiện cho 47 người trong công ty đang theo học đại học. Công ty Than Hà Tu trong những năm từ 1997 đến năm 2003 đã đưa hơn 2 000 công nhân đi học để nâng cao trình độ cập nhật . Nhưng có một thực tế mà Ngành than cũng như hầu hết các ngành khác trong nền kinh tế nước ta mắc phải đó là : Chất lượng của các kỹ sư , các công nhân kỹ thuật Mỏ được đào tạo ra có trình độ còn yếu . Hiện nay chúng ta mới chỉ đáp ứng được phần nào về số lượng cán bộ trẻ song về chất lượng thì chưa được đảm bảo nắm. 1.3.4 : HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ ảnh hưởng có tính chất quyết định tới hoạt động khoa học và công nghệ . Nó bao gồm các vấn đề huy động vốn , cấp phát vốn cho các chương trình , đề tài quan trọng và sử dụng vốn . Việc huy động vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ của các công ty than có thể từ nhiều nguồn : ngân sách , lợi nhuận của doanh nghiệp , vay ngân hàng , vốn cổ phần .... Để sử dụng các nguồn vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ có hiệu quả ngành than cần chú ý đến một số điểm sau đây : +. Đối với các nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp hoặc vay ngân hàng cần phân bổ tập trung cho những công trình khoa học công nghệ trọng điểm , tránh khuynh hướng dàn đều tản mạn. +. Đối với các nguồn vốn còn lại như : vốn từ lợi nhuận doanh nghiệp , vốn cổ phần thì có thể đầu tư cho nhiều hạng mục cần thiết như sản xuất , kinh 9
  11. ĐỀ ÁN MÔN HỌC doanh, đào tạo , nâng cấp các công trình , hạng mục phục vụ đời sống của cán bộ công nhân trong công ty.... 1.3.5 : XÂY DỰNG QUY CHẾ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Để có thể phát triển ngành than trở thành một ngành công nghiệp hàng đầu của tổ quốc , là đầu tầu kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên do đặc thù của ngành công nghiệp khai thác than là tác động trực tiếp môi trường tự nhiên , sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường lên để phát triển bền vững ngành than nhà nước cần thiết phải xây dựng bản quy chế về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường . Theo như quy chế này chúng ta mới có được một chiến lược về áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật hợp lý vào khai thác trong ngành than đảm bảo được năng xuất chất lượng và bảo vệ môi trường. 10
  12. ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHẦN 2 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN Ở QUẢNG NINH 2.1 : MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY a. Năng suất , chất lượng và an toàn lao động đối với ngành than. Do nhận thức được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật với ngành than nên ngành than là một trong những ngành sớm áp dụng ngay những tiến bộ khoa học công nghệ vào ngành , do đó đã đạt được những kết quả rực rỡ +. Năng suất : Năm 2003 đánh dấu một mốc son phát triển của ngành than , với sản lượng khai thác 20,0 triệu tấn than nguyên khai, trong đó có 17,7 triệu tấn than sạch đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch của năm 2005. ( Tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ năm đảng đề ra cho ngành than là đến năm 2005 phải khai thác được 16 triệu tấn than). Lần đầu tiên toàn ngành vượt mức kế hoạch đào lò đá ; đạt được các mức đào giếng nghiêng ở các mỏ Vàng Danh , Thống Nhất , Khe Chàm , Thành Công ; đưa máy đào lò liên hợp vào sử dụng thành công tại mỏ Mông Dương . Nhiều công ty đạt và vượt mức công suất thiết kế mỏ : Đông Bắc 2,20 triệu tấn , Cọc Sáu 2,35 triệu tấn, Đèo Nai 1,90 triệu tấn , Núi Béo 1,25 triệu tấn , Mạo Khê 1,40 triệu tấn , Vàng Danh 1,03 triệu tấn , Mông Dương 0,75 triệu tấn + . Chất lượng : Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào ngành than mà chất lượng than cũng được tăng lên . Các loại tạp chất trong than được loại dần ra : dăm gỗ , hàm lượng MgO , Fe2O3…., giảm tỷ lệ than cám trong quá trình khai thác …. Từ đó nâng chất lượng than Việt Nam lên có thể phục vụ tốt trong công nghiệp như : điện , đặc biệt là công nghiệp luyện thép. + An toàn lao động :Ngành than được xếp vào hạng mục các ngành công nghiệp nguy hiểm vì số vụ tai nạn và tính chất tai nạn , mức độ ảnh hưởng của 11
  13. ĐỀ ÁN MÔN HỌC công việc tới người lao động . Chính vì vậy an toàn trong sản xuất luôn là một trong những mục tiêu thường trực của ngành than . Ngành than luôn đặt ra các mục tiêu về an toàn lao động hàng năm kèm theo các mục tiêu về sản xuất , và đưa ra các biện pháp nhằm giảm các vụ tai nạn xuống mức thấp nhất . Dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ có rất nhiều các công nghệ , thiết bị đã được áp dụng vào nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và mức độ độc hại, nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho người lao động. Năm 2003 tổng số vụ tai nạn lao động của ngành giảm 16% so với năm 2002 , số vụ tai nạn và số vụ gây chết người cũng giảm 24 và 56% b. Đời sống cán bộ công nhân viên mỏ than. Đời sống của cán bộ công nhân viên mỏ luôn là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo các mỏ than, bằng cách nâng cao điều kiện làm việc cũng như hệ thống phục vụ cho công nhân viên. Công ty than Khe Chàm đã lắp đặt cho toàn bộ 21 phòng nhận lệnh giao ca của các công trường, phân xưởng. Lắp đặt hệ thống sử lý và lọc nước đảm bảo nhu cầu nước nóng và vệ sinh trong tắm giặt và sinh hoạt tại công trường công ty. Từ đầu năm 2003 lãnh đạo công ty than Khe Chàm đã tổ chức cho 1005 cán bộ công nhân công ty đi điều dưỡng , nghỉ cuối tuần và du lịch tại nhiều nơi trong và ngoài nước như Thái Lan , Trung Quốc hay các điểm du lịch Hạ Long , Trà Cổ .... Tại công ty than Dương Huy cán bộ công nhân viên đi làm có xe đưa đón . Nhà tắm và giặt , sấy quần áo, ủng, mũ ...được xây dựng liên hoàn. Các khu nhà ăn ở, nhà tập thể được quy hoạch xây dựng và cải tạo, đảm bảo điều kiện cảnh quan, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó đời sống của cán bộ công nhân viên gắn bó với ngành than trong những năm gần đây không ngừng được tăng lên, thể hiện qua doanh thu của người lao động. Tại công ty than Hà Tu : lương công nhân bình quân tăng dần từ 500_600 ngàn đồng /tháng năm 1999 lên dần tới 1 triệu và đến năm 2003 lương đạt bình quân 1,7 triệu đồng. Tại công ty than Dương Huy : Năm 1999 đạt 650 ngàn đồng /người /tháng, đến năm 2003 đạt mức 1,6 triệu đồng / người / tháng. Tại công ty than Khe Chàm năm 2002 thu nhập 12
  14. ĐỀ ÁN MÔN HỌC bình quân theo đầu người là 1,958 triệu đồng/người/tháng. Cao Sơn thu nhập bình quân đầu người chưa kể ăn công nghiệp 9.000 đ một bữa là trên 1,7 triệu đồng /người /tháng Mạo Khê là 1,7 triệu đồng /người /tháng.....Nhìn chung hiện tại các công ty than ở Quảng Ninh, công nhân đều có mức thu nhập bình quân hàng tháng đạt mức từ 1,7 tới trên 2 triệu đồng một tháng. Và theo mục tiêu mà ngành than đạt ra trong năm 2004 ngành than đặt mục tiêu công nhân ngành than sẽ có mức thu nhập bình quân đạt mức từ 2.003.000 tới 2.091.000 đồng /người/tháng . c. Đóng góp về kinh tế _xã hội đối với tỉnh Quảng Ninh . Sự phát triển vượt bậc của ngành than trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Về kinh tế hàng năm ngành than đóng góp vào ngân sách của tỉnh Quảng Ninh tới hàng trăm tỷ đồng. Mặt khác với số lượng tập trung khoảng 80 000 công nhân viên chức ngành than tập trung ở Quảng Ninh ngành than đã giải quyết cho tỉnh một số lượng lớn người lao động có thu nhập cao so với mức thu nhập trung bình trong cả nước . Ngoài ra theo quy luật kinh tế thông thường sự phát triển của ngành than là đầu tầu kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở Quảng Ninh như : Đóng và sửa chữa các tàu chở than , xe ô tô .... gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các ngành như : Du lịch , dịch vụ.... Mặt khác trong quá trình phát triển của mình ngành than cũng đã tiến hành xây dựng các trụ sở, văn phòng đại diện hoặc các khu vui chơi giải trí phục vụ công nhân ngành than cũng như phục vụ nhân dân Quảng Ninh . Ví dụ điển hình là công ty Tuyển Than Cửa Ông bằng nguồn quỹ phúc lợi và cán bộ công nhân đóng góp năm 2000 công ty đã xây dựng một trung tâm văn hoá thể thao gồm một sân vận động hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia có 5000 chỗ ngồi , năm 2003 công ty đã xây dựng Nhà luyện tập và thi đấu thể thao 1000 chỗ ngồi , 1 sân tenis.... Hoặc tại công ty than Mạo Khê , công ty đã xây dựng tại thị trấn Mạo Khê một số trụ sở và văn phòng đại diện khang trang , một công viên Mỏ , một bệnh viện Mỏ phục vụ khám chữa bệnh cho cả công nhân mỏ than và 13
  15. ĐỀ ÁN MÔN HỌC người dân địa phương. Công ty còn tham gia vào xây dựng các tuyến đường giao thông trong thị trấn phục vụ việc tiêu thụ than và đi lại cho nhân dân địa phương. 2.2 : TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO NGÀNH THAN Ở QUẢNG NINH 2.2.1 : TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO TĂNG NĂNG SUẤT , CHẤT LƯỢNG THAN. Trong những năm gần đây trên các mỏ lộ thiên quy mô sản xuất trung bình trở lên phần lớn được trang bị máy xúc thuỷ lực , máy xúc lật là những thiết bị xúc bốc có tính năng kỹ thuật và công nghệ vượt trội so với máy xúc tay gàu kéo cáp ; ô tô có tải trọng lớn ( đến 60 tấn ) , đặc biệt là ô tô khung mềm có khả năng vượt dốc cao và làm việc tốt trong địa hình chật hẹp và đường xá lầy lội : máy khoan thuỷ lực có tính năng cơ động cao , năng suất cao , có khả năng khoan các lỗ khoan theo nhiều hướng khác nhau....Nhờ trang bị thiết bị công nghệ mới mà các mỏ đã tăng được công suất khai thác , bóc đá và cải thiện được nhiều chỉ tiêu kinh tế _kỹ thuật. Máy xúc thuỷ lực sử dụng trong công tác đào sâu đã tăng tốc độ xuông sâu của mỏ lên 15 m/năm , trong khi nếu dùng máy tay gầu kéo cáp chỉ đạt trung bình 7,5 m ( Công ty than Cao Sơn). Dùng máy thuỷ lực gàu ngược để xúc bốc lựa chọn than và quặng đã giảm đáng kể tỷ lệ tổn thất và nâng cao chất lượng sản phẩm . Như ở công ty than Hà Tu khi áp dụng thiết bị này tỷ lệ tổn thất than còn 8,16%( năm 2002) Công ty than Cao Sơn 8,3%, nâng cao chất lượng than (ví dụ như ở công ty than Cao Sơn trước năm 1998 tỷ lệ than cám 3 chỉ đạt 13,2% nhưng từ năm 1998 đến năm 2002 tỷ lệ than cám 3 đạt trung bình 17,3% , tăng 31% về khối lượng , ngoài ra còn khai thác than cám 2 có độ tro Ak< 8% .... Trong lĩnh vực khai thác hầm lò: đã tiến hành nghiên cứu và đưa vào áp dụng các sơ đồ công nghệ khác nhau phù hợp với từng điều kiền địa chất mỏ cụ thể của từng khu vực như : công nghệ khai thác lò chợ ngắn hạ trần ; công nghệ khai thác chia 14
  16. ĐỀ ÁN MÔN HỌC lớp , sử dụng lớp ngăn bằng lưới thép để khai thác các vỉa dày dốc thoải, dốc xiên , áp dụng công nghệ chống vì thuỷ lực đơn, dàn thuỷ lực di động, máy khấu than trong lò chợ . Việc áp dụng các công nghệ nói trên đã cho kết quả bước đầu như sau : tổn thất than giảm từ 10-15%( ví dụ ở công ty than Vàng Danh năm 1997 tổn thất than là 55,87% đến năm 2002 giảm xuống còn 44,34% ) sản lượng lò chợ tăng 2-2,5 lần , năng suất lao động tăng 2 lần , lượng gỗ tiêu hao giảm 2-3lần.Ở đây xin nêu ra một ví dụ đại diện cho ngành than về việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành, đó là ở công ty than Khe Chàm . Từ khi mới thành lập năm 1986 , công suất lò chợ chỉ đạt 1,8 đến 2 vạn tấn/ năm chống bằng gỗ 4 cột một thùi với dây chuyền công nghệ lạc hậu. Sản lượng toàn mỏ đạt 180 000 đến 200 000 tấn /năm . Để khắc phục tình trạng trên , từ năm 1995 đến năm1998 công ty đã ngiên cứu đưa cột ma sát chống trong lò chợ , tuy nhiên năng suất mới chỉ đạt 2.2 tấn trên một công , công suất lò chợ tăng song mới chỉ dừng lại ở mức 6 vạn tấn / năm. Năm 1998 công ty than Khe Chàm áp dụng cột chống thuỷ lực trong lò chợ đã nâng công suất lò chợ lên 130 000 tấn /năm. Gần đây nhất là từ tháng 5/2002 đến tháng 5/2003 công ty đã áp dụng thử nghiệm “máy khấu than” một công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới đã cho kết quả . Bảng 1 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng cộng 1 Sản lượng than Tấn 160 458 2 Tiêu hao gỗ m3 280,9 3 Chi phí gỗ chống lò m3/1000T 1,75 4 chi phí nhân lực Công 31 104 5 Năng suất lao động Tấn/ngời.ca 5,16 (Nguồn _Đánh giá kết quả áp dụng thử nghiệm cơ giới hoá khai thác than tại công ty than Khe Chàm -Đề xuất phương hướng phát triển trong thời 15
  17. ĐỀ ÁN MÔN HỌC gian tới_TS Phùng Mạnh Đắc ; TS Nguyễn Anh Tuấn (Viện khoa học công nghệ mỏ)-trang 1_Thông tin khoa học công nghệ mỏ số 8/2003) Đem kết quả này so sánh với năng suất của lò chợ khấu khoan bắn mìn chống giữ bằng cột chống thuỷ lực đơn thì sản lượng tăng lên 2 lần năng suất tăng gấp 2-2,5 lần , chi phí gỗ giảm 4 lần. Về chất lượng kết quả kiểm định ở Vỉa 14-4 cho thấy tỷ lệ than cục +15 tăng 2%-3% độ tro cám trong than nguyên khai trung bình là 30,38%, cao hơn từ 3%-4%, tỷ lệ đá thải không đổi so với khai thác bằng công nghệ truyền thống khoan nổ mìn. Tuy đạt được những thành quả to lớn như vậy nhưng việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào trong ngành than cũng còn có nhiều khó khăn hạn chế. +. Các công nghệ mới áp dụng đòi hỏi tính đồng bộ từ công nghệ chính đến công nghệ liên quan vì vậy đòi hỏi phải có kinh phí đầu tư lớn . +. Về nhân lực cần phải đào tạo cán bộ , công nhân đảm bảo trình độ và có tác phong văn hoá công nghiệp cao. +. Do trong mỗi mỏ than có những đặc điểm địa chất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn công nghệ hợp lý. +. Do sự yếu kém về năng lực công nghệ của các công ty than trong tổng công ty. Ví dụ : Trong giai đoạn đầu của quá trình thử nghiệm máy khấu than tại công ty than Khe Chàm do chưa hiểu được ưu nhược điểm của máy lên năng suất chỉ đạt trung bình là 5,2 tấn /công . Nhưng đến khi chuyển sang khai thác tại vỉa 14.2-1 có điều kiện địa chất ổn định máy đã phát huy hiệu quả cao . Năng suất đạt 8,1 tấn /công. 2.2.2 : TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG. Những thành tựu trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong khoảng một thập kỷ trở lại đây đã mở ra những thị trường hết sức mới mẻ cho ngành than Việt Nam. Than Việt Nam bây giờ không những chỉ được 16
  18. ĐỀ ÁN MÔN HỌC sản xuất ra phục vụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới . Than Việt Nam đã có mặt tại Châu Âu, Châu Mỹ , Nhật Bản ...và cả nước xuất khẩu than nhiều nhất trên thế giới là Trung Quốc. Đồng thời với việc làm tăng chất lượng sản phẩm là tăng nhiệt năng của than, các tạp chất cũng đồng thời bị loại bỏ như dăm gỗ, giảm tỷ lệ sắt có lẫn trong than hay các kim loại khác.... lên chất lượng than ổn định ,và ngày càng được nâng cao tạo điều kiện cho than Việt Nam đi vào những thị trường mới . Hiện nay ngành than không những đã sản xuất đủ lượng than phục vụ cho nhu cầu nội địa mà còn mở rộng thị trường ra với trên 30 quốc gia khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên do công nghệ còn kém lên đến nay chất lượng than Việt Nam còn chưa thể đáp ứng phục vụ trong những ngành công nghiệp cao như công nghiệp luyện thép , lò cốc cao ..... 2.2.3 : TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỚI MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG NHÂN NGÀNH THAN. Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành than môi trường sản xuất của cán bộ công nhân viên ngành than cũng được nâng lên một cách đáng kể . Người công nhân không còn phải xuống mỏ với những đôi bàn tay trần và cái cuốc , cái xẻng nữa . Ngành than đã áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất than nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên. Người công nhân xuống lò được trang bị tốt hơn như gang tay , ủng , đèn .... Bây giờ người công nhân không còn phải làm việc với đôi tay trần mà đã có sự trợ giúp của máy móc như : máy khấu than ... Tỷ lệ sử dụng gỗ trong lò cũng được giảm xuống đáng kể với máy lượng gỗ tiêu hao giảm 2-3 lần có tác dụng tốt trong việc tạo ra môi trường làm việc trong lò cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên bên ngoài chống chặt phá rừng . Ngoài ra với hệ thống cột chống thuỷ lực đơn, thuỷ lực kép , dàn thuỷ lực di động.... cũng có tác dụng vừa đảm bảo độ an toàn cao hơn so với việc chống lò bằng gỗ lại vừa có tác dụng tăng năng suất lao động trong ngành mỏ. Tuy 17
  19. ĐỀ ÁN MÔN HỌC có những bước tiến vượt bậc trong việc cải thiện môi trường làm việc cho thợ mỏ song nhìn chung môi trường làm việc của người thợ mỏ vẫn được coi là nguy hiểm và độc hại nhất trong các ngành kinh tế của cả nước ngày nay. Việc phải làm và tiếp xúc trực tiếp với than một chất bẩn, và những độc hại ro bụi than gây ra (tỷ lệ bụi cao gấp 400 lần cho phép) đã làm cho công nhân ngành than có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp rất cao. Không những vậy mà sản xuất than còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh . Nước từ các hầm lò khai thác dưới mực nước biển được bơm ra ngoài, nước thải từ quá trình sàng tuyển than của công ty Tuyển Than Cửa Ông , Tuyển Than Hòn Gai không được qua xử lý hoặc được xử lý rất đơn giản được xả ra các sông , kênh , rạch và đặc biệt là được đổ xuống hoặc được chẩy về Vịnh Hạ Long ( Di sản văn hoá thế giới ) đã làm ô nhiễm rất nặng môi nguồn nước . Hoặc qua quá trình chuyên trở than của các công ty trên các con đường có người dân sinh sống là rất bụi và ô nhiễm môi trường tiếng ồn ..... 2.2.4 : TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỚI NGUỒN TÀI NGUYÊN. Than được xếp vào loại tài nguyên không thể phục hồi được . Quá trình hình thành than phải trải qua hàng triệu năm lịch sử với những biến động to lớn về tự nhiên . Chính vì vậy mà đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới sự phát triển của ngành than phải làm sao khai thác tiết kiệm, tránh lãng phí. Nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười trong khi thăm và làm việc với cán bộ ngành than đã dạy : Than của chúng ta tuy nhiều nhưng khai thác cũng có ngày hết. Vì vậy một mặt chúng ta phải đẩy mạnh khai thác , thúc đẩy sản xuất song mặt khác cũng phải tiến hành tiết kiệm. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã được tổng công ty than cũng đã quan tâm và chú trọng đến vấn đề này và chỉ đạo xuống các đơn vị thành viên . Các công ty đã quan tâm tới việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mà sử dụng tiết kiệm tài nguyên.. 18
  20. ĐỀ ÁN MÔN HỌC Như ở công ty than Hà Tu khi áp dụng máy xúc thuỷ lực gàu ngược để bốc xúc lựa chọn than và quặng đã giảm đáng kể tỷ lệ tổn thất than, tỷ lệ tổn thất than còn 8,16%( năm 2002) Công ty than Cao Sơn 8,3%.Trong lĩnh vực khai thác hầm lò: đã tiến hành nghiên cứu và đưa vào áp dụng các sơ đồ công nghệ khác nhau phù hợp với từng điều kiền địa chất mỏ cụ thể của từng khu vực như : công nghệ khai thác lò chợ ngắn hạ trần ; công nghệ khai thác chia lớp , sử dụng lớp ngăn bằng lưới thép để khai thác các vỉa dày dốc thoải, dốc xiên , áp dụng công nghệ chống vì thuỷ lực đơn, dàn thuỷ lực di động, máy khấu than trong lò chợ . Việc áp dụng các công nghệ nói trên đã cho kết quả bước đầu như sau : tổn thất than giảm từ 10-15%( ví dụ ở công ty than Vàng Danh năm 1997 tổn thất than là 55,87% đến năm 2002 giảm xuống còn 44,34% ) , lượng gỗ tiêu hao giảm 2-3lần . Hoặc gần đây là việc áp dụng máy khấu than trong khai thác than tại công ty than Khe Chàm đã giảm lượng gỗ tiêu hao xuống còn 1,75 m3/1000 Tấn than giảm khoảng 4 lần so với công nghệ khai thác khấu khoan bắn mìn chống giữ bằng cột chống thuỷ lực đơn. Ngành than đã có những cố gắng nhằm hạn chế sự thất thoát tài nguyên trong khai thác, nhưng do công nghệ khai thác than của chúng ta còn lạc hậu so với các nước trên thế giới lên tỷ lệ hao hụt , tổn thất trong khai thác của ngành than nước ta so với các nước trên thế giới vẫn còn cao, đòi hỏi ngành than phải cố gắng hơn nữa trong việc khai thác và chế biến than , tài nguyên không thể phục hồi lại. 2.3 : HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 2.3.1 HẠN CHẾ Ngành than đã đạt được những thành tựu to lớn khi áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Nhưng bên cạnh đó còn có những hạn chế mà ngành còn chưa khắc phục được như : 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2