Đề cương bài giảng Kỹ năng giải quyết việc dân sự - ThS. Nguyễn Thị Hạnh
lượt xem 28
download
Đề cương bài giảng Kỹ năng giải quyết việc dân sự do ThS. Nguyễn Thị Hạnh biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về kỹ năng giải quyết việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm; soạn thảo văn bản tố tụng. Với các bạn chuyên ngành Luật, Chính trị thì đây là tài liệu hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương bài giảng Kỹ năng giải quyết việc dân sự - ThS. Nguyễn Thị Hạnh
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ (6 tiết) Ths. Nguyễn Thị Hạnh A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật tố tụng dân sự, Phần thứ nhất, chương III, Điều 26, Điều 28, Điều 30, Điều 32; Phần thứ năm từ Chương XX - Chương XXV; 2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; 3. Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT - VKSNDTC - TANDTC ngày 01 tháng 9 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia giải quyết của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết vụ việc dân sự; 4. Pháp lệnh trọng tài thương mại; 5. Bộ luật dân sự năm 2005; 6. Các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam với các nước: Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà Slô-va-ki-a, Cộng hoà Séc, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Cu ba, Cộng hoà Hunggari; cộng hoà bungari, Cộng hoà Ba Lan, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Cộng hoà Pháp... (15 nước); 7. Nghị định của Chính phủ số 70/CP ngày 12 tháng 6 năm 1997 về án phí, lệ phí của Toà án. B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự, Học viện Tư pháp, năm 2006; 9. Giáo trình luật tố tụng dân sự. 10. Sổ tay Thẩm phán. 11. Tạp chí Toà án nhân dân số... năm ... C. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG 1. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ THEO THỦ TỤC SƠ THẨM. 1.1 Khái quát về việc dân sự. 1
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP 1.1. Nhận diện việc dân sự. * Khái niệm và các dấu hiệu nhận biết việc dân sự; Lưu ý về người tham gia giải quyết việc dân sự có một số loại việc dân sự không có người liên quan: yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố một người là đã chết * Phân biệt việc dân sự với vụ án dân sự, ý nghĩa thực tiễn của việc phân biệt. 1.1.2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi giải quyết việc dân sự (Điều 311 BLTTDS). 1.1.3. Các loại việc dân sự thông dụng. * Các việc phát sinh từ yêu cầu về dân sự theo Điều 26 BLTTDS; * Các việc phát sinh từ yêu cầu về hôn nhân- gia đình theo Điều 28 BLTTDS; * Các việc phát sinh từ yêu cầu về kinh doanh, thương mại theo Điều 30 BLTTDS; * Các việc phát sinh từ yêu cầu về lao động theo Điều 32 BLTTDS. * Các việc phát sinh từ yêu cầu về dân sự, hôn nhân- gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà pháp luật có quy định. 1.2. Kỹ năng thụ lý đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. 1.2.1. Kỹ năng kiểm tra đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. * Về hình thức, nội dung theo Điều 312 BLTTDS; * Yêu cầu người yêu cầu giải quyết việc dân sự sửa chữa, bổ sung đơn yêu cầu. * Phân tích nội dung đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự trong một số việc dân sự cụ thể. * Chỉ ra các sai sót thường gặp trong đơn yêu cầu đối với một số loại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (về hình thức, nội dung). 2
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP 1.2.2 Kỹ năng kiểm tra các chứng cứ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu. * Xác định các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể phù hợp với từng loại yêu cầu giải quyết việc dân sự. * Đánh giá tính đầy đủ, tính hợp pháp của các giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu * Yêu cầu bổ sung các tài liệu kèm theo đơn yêu cầu (bằng hình thức thông báo). 1.2.3. Báo nộp lệ phí nộp đơn yêu cầu. 1.2.4. Kỹ năng vào sổ thụ lý đơn yêu cầu. * Phân biệt sổ thụ lý việc dân sự với sổ thụ lý vụ án dân sự; * Chỉ ra sai sót trong thực tiễn của các Toà án khi thụ lý việc dân sự. * Kiểm tra các điều kiện thụ lý việc dân sự: người yêu cầu có quyền yêu cầu; thời hiệu yêu cầu theo quy định tại Điều 159 BLTTDS (Lưu ý có một số loại việc dân sự không áp dụng thời hiệu; có loại việc dân sự áp dụng quy định riêng về thời hiệu như yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài theo Điều 360 BLTTDS); thẩm quyền; sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; Người yêu cầu nộp lệ phí yêu cầu và xuất trình biên lai trong thời hạn thông báo, trừ trường hợp có lý do chính đáng. * Cách vào sổ thụ lý đơn yêu cầu. 1.2.5. Những vấn đề nghiệp vụ khác * Quyết định phân công giải quyết việc dân sự; * Thông báo giải quyết việc dân sự cho những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, cho Viện kiểm sát. 1.3. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự 3
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP Lưu ý thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, những công việc chuẩn bị cụ thể có những đặc thù riêng đối với mỗi loại việc dân sự cụ thể. 1.3.1. Hoà giải * Lưu ý Điều 10 BLTTDS, Điều 311 dẫn chiếu đến Điều 10 BLTTDS nhưng xuất phát từ bản chất của việc dân sự nên phần lớn việc dân sự không hoà giải. * Nếu có việc dân sự có thể hoà giải được thì Thẩm phán tiến hành hoà giải theo đúng những quy định của thủ tục hoà giải vụ án dân sự. 1.3.2. Ra các quyết định khác trong thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu * Quyết định tạm đình chỉ, * Quyết định đình chỉ. * Quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu, 1.3.3. Kỹ năng điều hành phiên họp xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự của Thẩm phán. * Lưu ý kỹ năng điều khiển phiên họp giải quyết việc dân sự của Thẩm phán khác với kỹ năng điều khiển phiên toà dân sự sơ thẩm. Các bước tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự không có các thủ tục: Hỏi người yêu cầu về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu; hỏi người yêu cầu, người liên quan có thoả thuận với nhau về việc giải quyết việc dân sự; không có thủ tục tranh luận, không có tục nghị án. * Thủ tục khai mạc phiên họp giải quyết việc dân sự. Lưu ý nếu có căn cứ quy định tại Điều 313 khoản 3 thì Thẩm phán cũng phải ra quyết định hoãn phiên họp. * Giải quyết những vấn đề về mặt nội dung. Lưu ý việc thực hiện các bước trong giai đoạn này của phiên họp. * Quyết định giải quyết việc dân sự. Nội dung cơ bản của quyết định này phải tuân theo quy định tại khoản 1 Đ315 BLTTDS. 4
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP 2. SOẠN THẢO VĂN BẢN TỐ TỤNG 2.1. Thông báo trả lại đơn yêu cầu. *Phân tích các điều kiện trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (áp dụng tương tự Điêu 168 BLTTDS). * Lưu ý việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án địa phương mà thuộc thẩm quyền của Toà án địa phương khác thì không trả lại đơn mà phải áp dụng thủ tục chuyển đơn cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 167 BLTTDS. * Cách thức soạn thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Áp dụng tương tự mẫu thông báo trả lại đơn khởi kiện được ban hành theo mẫu số 03 tại NQ số 02/2006. 2.2. Thông báo sửa chữa, bổ sung đơn yêu cầu và thông báo bổ sung các tài liệu., chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu. * Điều kiện thông báo * Cách thức soạn thông báo: các nội dung cần có trong thông báo. 2.3. Quyết định chuyển đơn yêu cầu. 2.4. Thông báo nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. * Cách thức soạn thông báo. (áp dụng tương tự quyết định chuyển đơn khởi kiện theo mẫu số 04/NQ số 02/2006. * Nội dung thông báo: Toà án cần ghi rõ số tiền lệ phí nộp, nơi nộp, trách nhiệm nộp lại cho Toà án biên lai thu tiền lệ phí. 2.5. Quyết định tạm đình chỉ (áp dụng tương tự quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo mẫu số 10a, 10b tại NQ số 02/2006). 2.6. Quyết định đình chỉ. (áp dụng tương tự quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo mẫu số 11a tại NQ số 02/2006). 5
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP 2.7.Quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu (áp dụng tương tự quyết định đưa vụ án ra xét xử theo mẫu số 11a tại NQ số 02/2006). 2.8 Quyết định hoãn phiên họp xét đơn yêu cầu (áp dụng tương tự quyết định hoãn phiên toà theo mẫu số 11a tại NQ số 02/2006). 2.9. Quyết định giải quyết việc dân sự. Các thức soạn thảo quyết định này tương tự soạn thảo bản án. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi tốt nghiệp môn Pháp luật đại cương
7 p | 956 | 361
-
Đề cương môn luật môi trường
6 p | 555 | 97
-
Bài giảng SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
94 p | 208 | 44
-
CHƯƠNG 4 TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DỰ ÁN
16 p | 137 | 37
-
Đề cương môn học kỹ thuật nâng-vận chuyển
6 p | 289 | 36
-
CHƯƠNG 11 KIỂM SOÁT DỰ ÁN (Project control)
12 p | 130 | 35
-
Bài giảng Quản lý dự án: Giới thiệu môn học - TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
19 p | 309 | 33
-
Đề cương bài giảng Thụ lý vụ án dấn sự - ThS. Trần Minh Tiến
0 p | 161 | 20
-
Đề cương bài giảng Hòa giải vụ án dân sự - ThS. Trần Minh Tiến
0 p | 163 | 20
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Nhập môn Pháp luật đại cương
87 p | 246 | 17
-
Bài giảng Kế hoạch tăng cường năng lực quản lý đào tạo, chỉ đạo tuyến và xây dựng kế hoạch đào tạo, chuyển giao kỹ thuật năm 2016
48 p | 109 | 13
-
Đề cương bài giảng Cách viết bản án dân sự sơ thẩm - ThS. Trần Minh Tiến
0 p | 251 | 13
-
Đề cương bài giảng Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính - TS. Trần Thanh Phương
0 p | 189 | 11
-
Đề cương bài giảng Hành chính - TS. Trần Thanh Phương
0 p | 127 | 10
-
Bài giảng Chương 1: Đại cương về thuế
58 p | 132 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Lý thuyết và thảo luận chính sách: Đề cương môn học
10 p | 87 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Chương giới thiệu – ThS. Ngô Minh Tín
11 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn