ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I LỊCH SỬ 9 NH 2017-2018<br />
1.Nhiệm vụ và vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc.<br />
+ Tại hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), các đại biểu đó nhất trớ thành lập một tổ chức quốc tế mới là<br />
Liên hợp quốc.<br />
+ Từ 25 - 4 đến 26-4-1945, đại biểu 50 nước họp ở Xan phran-xi-xcô (Mĩ) để thông qua Hiến<br />
chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc.<br />
+ Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.<br />
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân<br />
tộc.<br />
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xó hội, và nhân đạo.<br />
Vai trò của Liên hợp quốc:<br />
Từ năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong<br />
việc:<br />
+ Giữ giữ hoà bình, an ninh quốc tế. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực.<br />
+ Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.<br />
+ Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa cac quốc gia.<br />
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật...nhất là đối với các nước Á,<br />
Phi, Mĩ La-tinh.<br />
2.Nêu những hoạt động của Liên hợp quốc đã và đang giúp nhân dân ta.<br />
Tháng 9-1977 Việt Nam tham gia Liên hợp quốc.<br />
Trong hơn 20 năm qua, Liên hợp quốc đã giúp đỡ VN hàng trăm triệu đôla và cử nhiều chuyên gia<br />
giúp VN xây dựng đất nước.<br />
Chương trình ph/tr Liên hợp quốc UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc<br />
UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số TG UNFPA 86 triệu USD, tổ chức Nông lương TG<br />
FAO 76,7 triệu USD. (thông qua việc điều tra 60 dự án do UNDP tài trợ.<br />
Để đối phó với tình trạng hạn hán hiện đang diễn ra ở miền Trung Việt Nam, Liên Hợp Quốc đã cam<br />
kết cứu trợ 67.000 USD cho những tỉnh bị hạn….<br />
3.Tại sao nói: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với<br />
các dân tộc.<br />
Thời cơ: Có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.<br />
Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế<br />
- Tiếp thu những tiến bộ KH-KT để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.<br />
Thách thức: Các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí, sự cạnh<br />
tranh quyết liệt của thị trường thế giới, … Nếu nắm bắt được thời cơ thì KT-XH đất nước phát triển,<br />
nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ<br />
nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc<br />
4.Nguyên nhân nào dẫn đến của cuộc cách mạng KH-KT.<br />
- Do yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất.<br />
- Những năm gần đây, nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn<br />
kiệt, ô nhiễm môi trường, những bệnh tật mới,... Điều đó đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...<br />
- Dựa trên những thành tựu to lớn về KH-KT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.<br />
- Do nhu cầu phục vụ chiến tranh.<br />
5.Thành tựu, ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng KH-KT.<br />
Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đó thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các<br />
ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học, Con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất<br />
để phục vụ cuộc sống: sinh sản vô tính, khám phá bản đồ gien người...<br />
Hai là, có những phát minh lớn về công cụ sản xuất: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự<br />
động, rôbốt.<br />
Ba là, tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận: năng lượng nguyên tử,<br />
năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió.<br />
Bốn là, sáng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là Polime (chất dẻo) đang giữ<br />
vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.<br />
Năm là, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp mà con người đã tìm ra được phương<br />
hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.<br />
Sáu là, có những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay<br />
siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng<br />
truyền hình hết sức hiện đại...<br />
<br />
Trong gần nửa thế kỉ qua, con người có những bước tiến phi thường, đạt được những thành tựu<br />
kì diệu trong chinh phục vũ trụ: phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi vào khoảng không vũ trụ, đưa con người<br />
đặt chân lên Mặt Trăng.…Đặc biệt hiện nay, sự phát triển công nghệ thông tin đã hình thành nên mạng<br />
thông tin máy tính toàn cầu - Internet…có ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế và hoạt động xã<br />
hội….<br />
Tóm lại những thành tựu kỳ diệu của khoa học – kĩ thuật đã đưa con người tiến sang nền văn minh<br />
mới “văn minh trí tuệ” (văn minh hậu công nghiệp), con người từng bước tiến lên chinh phục và làm<br />
chủ thiên nhiên.<br />
*Ý nghĩa: Đây là mốc đánh dấu trong lịch sử tiến hóa văn minh loài người .Mang lại những tiến bộ phi<br />
thường, những tiến bộ kì diệu và thay đổi to lớn trong cuộc sống con người<br />
Trong cuộc cách mạng ngày này, con người thực hiện bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và<br />
năng suất lao động, cho nên mức sống và chất lượng cuộc sống con người ngày càng cao hơn. Từ đó<br />
dẫn đến thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi về giáo dục và đào<br />
tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa.Tuy nhiên, cuộc cách<br />
mạng khoa học kĩ thuật đưa loài người chuyển sang nền văn minh mới đó là “văn minh trí tuệ”, làm<br />
cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được quốc tế hóa.<br />
6.Vì sao Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam sau chiến tranh TG thứ nhất.<br />
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá<br />
nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.<br />
Để bù đắp lại những thịêt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong<br />
đó có Việt Nam.<br />
Mục đích: làm sao để bóc lột được nhiều nhất và kiếm lời được nhiều nhất.<br />
7.Nội dung chương trình khai thác lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam.<br />
+Nông nghiệp: Tăng cường đầu tư vốn vào nông nghiệp, mà trọng tâm là cao su.<br />
+Công nghiệp: Chú trọng khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than, chỉ đầu tư vào công nghiệp nhẹ, không<br />
đầu tư vào công nghiệp nặng<br />
+Thương nghiệp: phát triển hơn trước, Pháp độc quyền, đánh thuế nặng vào các hàng hóa vào Việt<br />
Nam<br />
+Giao thông vận tải: Đầu tư thêm vào đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.<br />
+Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương<br />
* Đặc điểm : diễn ra với tốc độ và quy mô lớn chưa từng có từ trước đến nay.<br />
* Tác động : Nền kinh tế đan xen tồn tại phương thức sản xuất TBCN và phương thức sản xuất<br />
phong kiến. Và suy cho cùng, đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt lệ thuộc vào nền kinh tế<br />
Pháp.<br />
8. Giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng<br />
-Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, lao động tập trung có kỉ luật, có kĩ<br />
thuật.<br />
- Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những<br />
đặc điểm riêng :<br />
+ Giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng lớp áp bức bóc lột ( đế quốc, phong kiến, tư sản người<br />
Việt),bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, nên có tinh thần cách mạng cao nhất.<br />
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.<br />
+ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc.<br />
+ Vừa lớn lên, giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác – Lênin, ảnh hưởng cách<br />
mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.<br />
Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt<br />
trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vượt lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.<br />
<br />