intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Kim Đồng, Hội An” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023–2024 MÔN: LỊCH SỬ - Lớp: 9 MÃ ĐỀ: A Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh.......................................................Lớp........................................... Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm.(Ví dụ câu 1 chọn phương án trả lời là C thì ghi C) Câu 1. Kết quả mà nhân dân Liên Xô đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) là gì? A. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành đúng thời hạn. B. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành vượt mức thời hạn 9 tháng. C. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành chậm hơn so với kế hoạch. D. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư thất bại. Câu 2. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào? A. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX. B. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX. C. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX . D. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 3. Năm 1995, ASEAN kết nạp thành viên mới là A. Việt Nam. B. Campuchia. C. Thái Lan. D. Lào. Câu 4. Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì? A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn định. B. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định. C. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn. D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu. Câu 5. Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”? A. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi. B. Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục. C. Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ. D. Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội. Câu 6. Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 A. đều là trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới. B. đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế. C. đều là siêu cường kinh tế của thế giới. D. đều chịu sự cạnh tranh các nước XHCN Câu 7. Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì? A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. C. Hòa nhập sâu rộng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. D. Chạy đua vũ trang, đối đầu căng thẳng. Câu 8. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?
  2. A. Anh. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mỹ. Câu 9. Năm 1977, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức nào? A. SEV. B. NATO. C. ASEAN. D. Liên hợp quốc. Câu 10. Theo em, nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường? A. Dầu mỏ. B. Than đá. C. Mặt trời. D. Khí đốt. Câu 11. Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của 2 tổ chức: Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì? A. Các nước thành viên đều là đồng minh chiến lược của Liên Xô. B. Chịu tác động trực tiếp từ các quyết định của Hội nghị I-an-ta. C. Xuất phát từ nhu cầu liên kết, hợp tác để cùng nhau phát triển. D. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và Trung Quốc vào khu vực. Câu 12. Việt Nam vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc để giải quyết tranh chấp ở biển Đông? A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. B. Duy trì hòa bình và an ninh khu vực. C. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. D. Không can thiệp vào nội bộ của bất kỳ nước nào. Câu 13. Giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp tư sản dân tộc. C. Giai cấp công nhân. D. Tầng lớp tiểu tư sản. Câu 14. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập. B. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, không phát triển. C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào Pháp. D. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp. Câu 15. Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là A. tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. trừng phạt kinh tế Việt Nam. C. lôi kéo Việt Nam tham gia NATO. D. giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã học về Nhật Bản, em hãy cho biết: a. Nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? b. Từ những nguyên nhân trên, Việt Nam có thể học tập được những bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay? Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc? Nêu một số việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam mà em biết? ------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2