
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quang Sung, Duy Xuyên
lượt xem 1
download

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quang Sung, Duy Xuyên” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quang Sung, Duy Xuyên
- UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THCS LÊ QUANG SUNG Môn: Lịch sử – lớp 9. Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn phương án đúng rồi ghi vào giấy thi. Câu 1. Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai. B. Đàn áp phong trào công nhân, cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động. C. Đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền. D. Tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược. Câu 2. Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây? A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. D. Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới. Câu 3. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào? A. Những năm 50 của thế kỉ XX. B. Những năm 60 của thế kỉ XX. C. Những năm 70 của thế kỉ XX. D. Những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì? A. Đạt sự tăng trưởng “thần kì” B. Lâm vào suy thoái khủng hoảng C. Tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ D. Cơ bản được phục hổi và bước đầu phát triển Câu 5. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện mà các nước Tây Âu phải chấp nhận để được hưởng viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san? A. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp. C. Hạ thuế quan đối với hang hóa Mĩ D. Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ? A. Trao trả nền độc lập cho các nước thuộc địa. B. Thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới C. Tái xâm lược các nước thuộc địa. D. Công nhận quyền tự trị của các thuộc địa. Câu 8. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật? A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực. B. Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. C. Mở rộng hoạt động thương mại với các nước Đông Âu. D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV. Câu 9. Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)? A. Hiệp ước Rôma B. Hiệp ước Ma-xtrích C. Định ước Henxinki D. Hiệp ước Lisbon Câu 10. Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào? A. Anh - Pháp – Nhật Bản B. Liên Xô - Mĩ – Anh C. Anh - Pháp - Đức D. Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc
- Câu 11. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào? A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại B. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn. C. Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp D. Từ đồng minh sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh Câu 12. Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì? A. Hai siêu cường Xô - Mĩ đối thoại, hợp tác. B. Hai siêu cường Xô - Mĩ đối đầu gay gắt. C. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo. D. Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo. Câu 13. Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người? A. Sáng chế những vật liệu mới B. Khoa học công nghệ C. Cuộc “cách mạng xanh” D. Tạo ra công cụ lao động mới Câu 14. Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? A. Anh B. Mĩ C. Pháp D. Nhật Bản Câu 15. Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng là A. 135 thanh niên yêu nước tấn công trại lính Môncada B. chế độ độc tài Batixta bị lật đổ C. chế độ độc tài Batixta được thiết lập D. cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1.( 2,5 đ)Nêu hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ và vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc. Câu 2.(2,5 đ)Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người? Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật? --------------------------------------------- Người ra đề Duyệt của CM Nguyễn Văn Viện Hồ Thị Lan Anh
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC:2023-2024 I.Trắc nghiệm ( 5 điểm) : Mỗi câu đúng ghi 0.33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ.án B D B B A A C B B B D B C B B B. Tự luận ( 5 điểm) Câu 1.( 2,5 đ) Nêu hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ và vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc. *Hoàn cảnh ra đời (0,5 đ) + Tại hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), các đại biểu đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế mới là L hợp quốc. + Từ ngày 25 đến ngày 26 tháng 4-1945, đại biểu 50 nước họp ở Xan phran-xi-xcô (Mĩ) để thông q Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc. *Mục đích (nhiệm vụ) (0,75 đ) + Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. + Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc. + Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, và nhân đạo. * Vai trò (1,25 đ) Từ năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc: + Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. + Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. + Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia. + Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật...nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. + Tháng 9-1977 Việt Nam tham gia Liên hợp quốc. Câu 2.(2,5 đ)Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người? Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật? -Tích cực: (1,25 đ) + Cách mạng khoa học-kĩ thuật đó mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. + Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng xuất lao động. + Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần. -Tiêu cực (0,75 đ) + Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. + Nạn ô nhiễm môi trường: ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ... + Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịc * Theo em…. (0.5 đ) Cùng nhau xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp ở mọi nơi mọi lúc, kính cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại … bảo vệ những động vật quý hiếm đẻ bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 TT Chương/ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổn Chủ đề dung/Đơn g vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thức cao điể m TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 THẾ GIỚI Nước Mĩ 2TN 1TN 7% TỪ NĂM 2TN 1945 ĐẾN Nhật Bản 1TN 7% NAY Các nước 3TN 1TN 20 Tây Âu % Trật tự 3TN 1TL 30 thế giới % mới sau chiến tranh. Cách 1TN 1/2 1/2 33 mạng % KHKT Các nước 1TN 3% Mĩ La - tinh. Tổng 12 TN 3TN 1 TL 1/2 1/2 10.0 TL TL Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100 %
- BẢNG ĐẶC TẢ MÔN LỊCH SỬ 9 Số câu hỏi theo mức độ Chuẩn kiến thức, kỹ năng nhận thức Nội dung kiến Đơn vị TT yêu cầu cần đạt, cần kiểm Vận thức kiến thức Nhận Thông Vận tra dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết: - Trình bày được tình hình chung của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ 1. Các nước Á, hai. Các nước 1 Phi, Mĩ La- - Trình bày được một số nét Tinh từ năm Châu Á. chính về sự ra đời của các 1945 đến nay nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và công cuộc cải cách - mở cửa (1978 đến nay). 2 2. Mĩ, Nhật Nhận biết: Bản, Tây Âu từ - Trình bày được nét chính về năm 1945 đến cuộc cách mạng Cu-ba và kết nay quả công cuộc xây dựng Các nước CNXH ở nước này. Mĩ La - 1TN tinh. Thông hiểu: Giải thích được nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này. Nước Mĩ Nhận biết: 2TN 1TN - Trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó.
- - Trình bày được chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. Vận dụng : - Đánh giá được vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhận biết: - Trình bày được sự phát triển Nhật Bản 3TN kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh Nhận biết: - Trình bày được nét nổi bật Các nước về kinh tế, chính trị và chính 3TN 1TN Tây Âu. sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhận biết: 3TN - Trình bày được sự hình thành trật tự thế giới mới Trật Trật tự thế 3.Quan hệ tự hai cực I-an-ta sau Chiến giới mới 3 quốc tế từ năm tranh thế giới thứ hai. 1TL sau chiến 1945 đến nay Vận dụng cao: tranh. Liên hệ, rút ra nhiệm vụ chung của đất nước trước xu thế chung của thế giới. 4.Cách mạng Cách mạng Nhận biết 1TN 1/2TL 1/2TL – Trình bày được những nét cơ bản KHKT KHKT về xu hướng toàn cầu hoá. Thông hiểu – Mô tả được những thành tựu chủ
- yếu của cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới. Vận dụng – Đánh giá được tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam. Vận dụng cao -Liên hệ được tác động của toàn hầu hóa đối với thế giới và Việt Nam. Tổng 13 3 1/2 1/2

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p |
1488 |
81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p |
1095 |
28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p |
1308 |
23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
1213 |
22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p |
1374 |
20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p |
1180 |
18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p |
1191 |
16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
1291 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p |
1078 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p |
1191 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p |
1137 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
1301 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p |
1060 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
1145 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p |
1054 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p |
1011 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p |
978 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p |
957 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
