intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Tân Hưng

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Tân Hưng tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn 7 trong học kì 2 vừa qua, giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo, ôn thi sao cho hiệu quả nhất. Mời các em cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Tân Hưng

  1. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2019 – 2020 ÔN TẬP KIẾN THỨC NGỮ VĂN 7 - HKI II Bài tập 1: Xác định các câu rút gọn được sử dụng trong những ví dụ sau và cho biết tác dụng của chúng? a. Tục ngữ: 1. Là lành đùm lá rách. 2. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 3. Chị ngã, em nâng. 4. Uống nước nhớ nguồn. b. Đoạn văn: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến" (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) Bài tập 2: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó. Ngày xưa bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới phải đến vay nhà Thống Lý, bố của Thống Lý Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài) Bài tập 3: Hãy nhận xét về cách dùng các câu rút gọn dưới đây. Theo em, có nên dùng các câu rút gọn trong những tình huống đó không ? Tại sao ? a) - Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào ? - Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải. b) - Mẹ ơi, cho con đi tham quan nhé ! - Con đi mấy ngày ? - Một ngày. Bài tập 4: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn và xác định thành phần được rút gọn và khôi phục (1) Ít lâu nay, có một loài lạ lạc vào vườn. (2) Anh chim sẻ xưa nay vẫn to hó đứng đầu trong nhà, kêu tẹc tẹc không được điềm tĩnh và đều đặn như mọi khi. (3) Ra vẻ thảng thốt. (4) Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương dò dẫm, tìm kiếm nơi ăn chốn ở trong vườn nhà mình. Bài tập 5: Trong các câu sau đây, thành phần nào được rút gọn? Thử khôi phục lại thành phần bị rút gọn. a a) Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt.(Tô Hoài) b) Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.
  2. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2019 – 2020 (Ca dao) c) Ăn lúc đói, nói lúc say. (Tục ngữ) d)Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu Thấy con vịt lội giữa dòng sâu Sao Hôm như mắt em ngày ấy Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu.(Nguyễn Bính) e) Buồn trông con nhện giăng tơ ( Ca dao) g) Buồn trông cửa bể chiều hôm (Nguyễn Du) Bài tập 6: Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ VN trong thời đại hiện nay. Trong đó có ít nhất một câu rút gọn. Bài tập 7: Tìm các câu đặc biệt trong các phần trích sau và cho biết tác dụng của chúng. a) Ôi, đẹp quá ! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia ?(Phạm Hổ) b) Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào…(Nguyễn Tuân) c) Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. (Hà Đình Cẩn) d) Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to : Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ ! (Trần Hữu Tòng) đ) Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…(Nguyễn Thi) e) Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang vê một con gà mái tơ vàng. Ôi chao, một con gà. (Nguyễn Quang Sáng) g) Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên. (Lê Minh Khuê) Bài tập 8: Xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau: a) Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả. b) Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức ăn. c) Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của bạn ấy. d) Một cây súng Mát với ba viên đạn, Kơ Long bám gót giặc từ sớm đến trưa ( Nguyễn Trung Thành) e) Rít lên một tiếng ghê gớm, chiếc “ Mích” vòng lại. ( Nguyễn Đình Thi) g) Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. (Lí Lan) h) Mọi ngày, khi con đã ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa. ( Lí Lan) i) Nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. ( Lí Lan) Bài tập 9: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng theo các kiểu khác nhau. Cho biết câu nào không chuyển được thành câu bị động cả hai kiểu.Tại sao ? Mẫu : Người ta phản đối ý kiến của chúng tôi. -> Ý kiến của chúng tôi bị người ta phản đối. -> Ý kiến của chúng tôi bị phản đối. a) Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm. b) Ông ta viết xong quyển sách này vào năm 2000.
  3. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2019 – 2020 c) Người ta bán quyển sách này với giá 35.000 đồng. d) Nhiều người mua quyển sách này. Đề 1.“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy? Tìm hiểu đề: 1. Thể loại: Giải thích. 2. Nội dung: Giải thích về nội dung của câu ca dao. 3. Tư liệu: Thực tế xã hội và bản thân trong đời sống. Dàn bài: 1. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao. ( Ví dụ: Tình dân tộc, nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biển là câu ca dao: “ nhiễu...”) 2. Thân bài: a. Luận điểm 1: Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. - Nghĩa đen: + Nhiễu điều: tấm vải đỏ + "Giá gương" là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, trên giá gương có thể là một tấm ảnh của người đã khuất. Giá gương thường được sơn son thếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm. -> Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp, lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng. Chữ "phủ" trong câu ca dao là nghĩa chở che, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm lòng tôn kính, biết ơn... của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. - Nghĩa bóng: nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam giữ gìn và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc. b. Luận điểm 2: Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Người trong một nước cùng chung cội nguồn, nòi giống đều là con Rồng cháu tiên. Họ có chung một nền văn hoá lâu đời, chung lịch sử, chung một mẹ Việt Nam yêu quý. Dù là Kinh hay Mường, Thái hay Tày. Ba-na hay Ê-đê, v.v... nhưng vẫn là anh em xa gần, anh cm trong đại gia đình Việt Nam, có mối quan hệ vật chất và tinh thần gắn bó, chung một Thủ đô Hà Nội và chung một cơ đồ Việt Nam. Huyền thọai 'Trăm trứng", truyện cổ tích "Quả bầu” làm cho mỗi người chúng ta bồi hồi xúc động, biểu cảm sâu sắc lời ca "Người trong một nước phải thương nhau cùng". - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, lao động và chiến đấu: chống bão lũ,
  4. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2019 – 2020 hạn hán..., trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư..,tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻthù. - Tình yêu thương, đùm bọc đồng loại là đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta. + Cha ông ta có nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống đạo lí tốt đẹp này: - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Thương người như thể thương thân. + Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. c. Luận điểm 3: Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm... - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện.... - Tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể: nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực... cho nhau khi gặp thiên tai địch họa. Đồng bào vùng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, Việt Bắc bị lũ lụt tàn phá thì đồng bào cả nước hướng về, ra sức giúp đỡ, chi viện. d. Liên hệ bản thân: - Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...) 3. Kết bài: - Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. (Ví dụ: Câu ca dao trên đã cho thấy đạo lí truyền thống tốt đẹp của nahan dân ta: luôn yêu thương, đoàn kết. Đạo lý ấy là nguồn sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống và chiến thắng kẻ thù. Do vậy, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lí ấy). Đề 2: Chứng minh rằng, từ xưa đến nay, cha ông ta luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Tìm hiểu đề: 1. Thể loại: Chứng minh. 2. Nội dung: Chứng minh: từ xưa đến nay, cha ông ta luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 3. Tư liệu: Thực tế xã hội và bản thân trong đời sống. Dàn bài: 1. Mở bài: - Lòng biết ơn là 1 truyền thống đạo lí truyền thống đẹp của nhân dân ta. - Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”. 2. Thân bài
  5. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2019 – 2020 a. Luận điểm 1: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng + Nghĩa đen của câu: Mượn hình ảnh quen thuộc là “quả” là thành quả, vật chất, tinh thần. Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động mà người trồng cây có được. => Câu tục ngữ muốn nhắc chúng ta: Khi ăn, hưởng những trái ngon thì phải nhớ đến người đã làm ra, trồng ra cây đó. Họ là những người đã bỏ công sức vất vả có khi cả xương máu để tạo ra thành quả đó. Còn “Nhớ” là thái độ, tình cảm của mỗi người. + Nghĩa bóng của câu: nhắn nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã cho ta hưởng được thành quả như bây giờ. => Tóm lại câu tục ngữ muốn giáo dục chúng ta về truyền thống biết ơn. b. Luận điểm 2: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: * Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ. - Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá. - Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”. * Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ. * Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước. - Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông. - Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi... c. Luận điểm 3: Rút ra kinh nghiệm, bài học - Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng miệng mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy. + Những hành động thiết thực như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ đều thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên... + Cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn tiếp tục truyền thống đạo lí của cha ông. + Thế hệ trẻ Việt Nam vẫn luôn phát huy và tiếp nối. 3. Kết bài: - Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc. - Biết ơn là 1 tình cảm thiêng liêng, rất tự nhiên. - Bài học: Cần học tập, rèn luyện... Đề 3: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập, em hãy viết một bài văn để thuyết phục các bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Tìm hiểu đề: 1. Thể loại: Chứng minh. 2. Nội dung: Chứng minh: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 3. Tư liệu: Thực tế xã hội và kinh nghiệm bản thân trong đời sống, trong học tập.
  6. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2019 – 2020 Đề 4: Em hãy viết một bài văn để chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. Tìm hiểu đề: 1. Thể loại: Chứng minh. 2. Nội dung: chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường 3. Tư liệu: Thực tế xã hội và kinh nghiệm bản thân trong đời sống, trong học tập. Đề 5: Dân gian ta có câu ”Lời nói gói vàng” đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Tìm hiểu đề: 1. Thể loại: Giải thích, bình luận. 2. Nội dung: Giải thích, bình luận về nội dung của hai câu tục ngữ. 3. Tư liệu: Thực tế xã hội và bản thân trong đời sống. ĐỀ BÀI:PHẦN I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn:Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!” (Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? PHẦN II:TẬP LÀM VĂN Câu 1: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? Câu 2: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” ĐỀ BÀI: Phần I: Đọc- hiểu Cho đoạn văn: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước" (Ngữ văn 7 - tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
  7. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2019 – 2020 Câu 2. Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của những trạng ngữ ấy? Câu 3 : Chỉ ra phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên và tác dụng của nó? Câu 4: Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào? Phần II: Tập làm văn Câu 1: Từ nội dung của đoạn trích, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay bằng một đoạn văn từ 8-10 câu. Câu 2: Sinh thời Bác Hồ dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. Hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên. Đề 4: Nhân dân ta thường khuyên nhau: "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Em hãy chứng minh lời khuyên trên. Tìm hiểu đề: 1. Thể loại: Chứng minh. 2. Nội dung: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ 3. Tư liệu: Thực tế xã hội và kinh nghiệm bản thân trong đời sống, trong học tập. Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Tìm hiểu đề: 1. Thể loại: Giải thích. 2. Nội dung: Giải thích nghĩa câu tục ngữ. 3. Tư liệu: Thực tế xã hội và kinh nghiệm bản thân trong đời sống, trong học tập. CÁC EM LƯU Ý TRÊN ĐÂY LÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP CÁC EM ÔN TẬP Ở NHÀ . THẦY ĐỀ NGHỊ CÁC EM THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ (ĐẶC BIỆT CÁC EM HÃY CHỌN BA ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN ĐỂ LÀM VÀO GIẤY ) NỘP LẠI CHO THẦY NGÀY 25,26/4/2020 .LƯU Ý EM NÀO KHÔNG THỰC HIỆN SẼ KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN KIỂM TRA HỌC KÌ II .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1