intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH                ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ VĂN­ SỬ ­ GDCD                                                             NĂM HỌC 2022­2023                                                                         Môn Ngữ văn7 I. Nội dung ôn tập  1. Ngữ liệu đọc hiểu: ngoài Sách giáo khoa ­ Xác định được nội dung của ngữ liệu ­ Xác định thông điệp gửi đến từ ngữ liệu ­ Rút ra bài học từ ngữ liệu ­ Xác định được thể loại, các phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật (đặc điểm  nhân vật), lời người kể chuyện, lời nhân vật, chủ đề, đề tài, tính cách nhân vật…. ­ Xác định được thể thơ: đặc điểm của bài thơ bốn chữ, 5 chữ: số khổ, số dòng,  nhịp thơ, vần, từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ…  ­ Nhận biết được chất trữ  tình,cái tôi tác giả, ngôn ngữ  tùy bút, hiểu được chủ  đề, thông điệp, nghệ thuật của văn bản. 2. Thực hành Tiếng Việt ­ Nhận biết được biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa,  ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,  nói giảm nói tránh, các kiểu nói giảm nói tránh….chỉ  ra, gọi tên và nêu tác dụng   của BPTT được sử dụng.  ­ Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở  rộng trạng ngữ trong câu. ­ Nhận biết số từ, phó từ; các loại số từ, phó từ; nhận biết ngữ cảnh và nghĩa của  từ ngữ trong ngữ cảnh; nhận biết từ ngữ địa phương. 3. Viết:  ­ Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong đời sống hiện nay  ­ Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc II. Cấu trúc đề kiểm tra
  2. Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)  ­ Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi   ra tờ giấy thi. (Ngữ liệu ngoài chương trình SGK đang học) ­ Trả  lời câu hỏi tự  luận trả  lời ngắn (có thể  bằng một đoạn văn 3­ 5 câu hoặc   triển khai theo ý chính) Phần II. Viết (4,0 điểm) (Lựa chọn 1 trong 2 yêu cầu viết để ra đề) ­ Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong đời sống hiện nay  ­ Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc III. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ I I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Chót trên cành cao vót Mấy quả sấu con con Như mấy chiếc khuy lục Trên áo trời xanh non. Trời rộng lớn muôn trùng Đóng khung vào cửa sổ Làm mấy quả sấu tơ Càng nhỏ xinh hơn nữa. Trái con chưa đủ nặng Để đeo oằn nhánh cong. Nhánh hãy giơ lên thẳng Trông ngây thơ lạ lùng. Cứ như thế trên trời Giữa vô biên sáng nắng Mấy chú quả sấu non
  3. Giỡn cả cùng mây trắng Mấy hôm trước còn hoa Mới thơm đây ngào ngạt, Thoáng như một nghi  ngờ, Trái đã liền có thật. Ôi! từ không đến có Xảy ra như thế nào? Nay má hây hây gió Trên lá xanh rào rào. Một ngày một lớn hơn Nấn từng vòng nhựa một Một sắc nhựa chua giòn Ôm đọng tròn quanh  hột… Trái non như thách thức Trăm thứ giặc, thứ sâu, Thách kẻ thù sự sống Phá đời không dễ đâu! Chao! cái quả sâu non Chưa ăn mà đã giòn, Nó lớn như trời vậy, Và sẽ thành ngọt ngon.        (Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong  “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân  Diệu)  Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh  B. Nhân hóa và So sánh  C. Nhân hóa và Ẩn dụ
  4. D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ. Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng  những hình ảnh nào? A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ,  đũa giỡn cùng mây trắng. B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ. C. Những quả sâu non nhí nhảnh. D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục. Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn  nữa”? A. Vì chúng ở trên cao. B. Vì chúng là những quả sấu non.  C. Vì chúng chưa lớn. D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn. Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ  “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là  gì? A. Vui B. Đùa C. Chơi D. Nghịch  Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là  cảm xúc gì? A. Vui sướng B. Bất ngờ C. Ngạc nhiên và thích thú D. Phấn khởi Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả  sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con”  tác giả muốn thể hiện dụng ý gì? 
  5. A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui  nhộn. B. Thể hiện sự gần gũi. C. Thể hiện sự vui đùa. D. Thể hiện thân thiết. Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên?     A. Miêu tả quả sấu non trên cao.     B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu. C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu. D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó,  tác giả  cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ  của dân tộc Việt  Nam trước kẻ thù xâm lược. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biêt tác  dụng của biện pháp tu từ ấy? Trái non như thách thức Trăm thứ giặc, thứ sâu, Thách kẻ thù sự sống Phá đời không dễ đâu! Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì? II. VIẾT (4.0 điểm)  Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HỌA I Phầ Câu Nội dung Điể n m
  6. I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 D 0,5 9 ­ Xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ  1,0 thơ: +  So sánh:Trái non như thách thức + Nhân hóa: Thách thức + Ẩn dụ: Trăm thứ giặc thứ sâu ­ chỉ kẻ thù xâm lược ­ Tác dụng:  + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Nhấn mạnh: Hình  ảnh quả  sấu non không sợ  loài giặc  loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống  kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả  cho ta hiểu một   chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc   nào có thể  hủy diệt hay chiến thắng sự  sống. Mọi cuộc   bắn   phá   ném   bom   rồi   cũng   sẽ   thất   bại,   không   thể   phá  được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 10 HS nêu được lời nhắn nhủ mà tác giả muốn gửi tới người  1,0 đọc:
  7. Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn giáo dục lòng  yêu thiên nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên   xung quanh và lòng tự hào về cuộc sống dân tộc. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: 0,25 Mở  bài nêu được đối tượng biểu cảm là người thân trong   gia đình và  ấn tượng ban đầu về  người đó. Thân bài nêu  được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại  ấn tượng sâu đậm trong em. Thể hiện được tình cảm, suy   nghĩ đối với người thân đó.  Kết bài  khẳng định lại tình  cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Cảm nghĩ về một người thân. c. Cảm nghĩ về người thân. 2.5 * Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó. * Biểu cảm về người thân: ­ Nét nổi bật về ngoại hình. ­ Vai trò của người thân và mối quan hệ  đối với người  xung quanh.   * Kỉ  niệm đáng nhớ  nhất giữa em và người thân, biểu   cảm về người đó. * Tình cảm của em với người thân. ­ Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình . d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng  tạo: Bố  cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể  0,5 hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm.
  8. ĐỀ II I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:  CHIẾC BÌNH NỨT “Một người gùi nước ở Ấn Độ có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào   đầu một đòn gánh để  anh ta gánh về  nhà.Một trong hai cái bình còn rất tốt và   không bị  rò rỉ  chỗ  nào cả.Cái còn lại có một vết nứt nên sau quãng đường dài đi   bộ về nhà, nước bên trong chỉ còn lại có một nửa. Suốt hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng   nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn.Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ   vẻ  hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ  và   có cảm giác thất bại. Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước:   "Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt hai năm qua, do vết   nứt của tôi mà nước đã bị  rò rỉ  trên đường về  nhà, ông đã làm việc chăm chỉ   nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi". Người gùi nước nói với cái bình nứt: "Khi chúng ta trên đường về  nhà, ta   muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường". Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng   mặt   trời   ấm   áp   trên   đường   về   nhà   và   điều   này   khuyến   khích   được   nó   đôi   chút.Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra   rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước.
  9. Người gùi nước liền nói: "Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ  nở   một bên vệ  đường, chỉ  phía bên ngươi không? Thật ra, ta đã biết về  vết nứt của   ngươi, ta đã gieo một số hạt hoa  ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày khi ta   gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng bằng nước từ chỗ rò rỉ của ngươi.Hai năm qua,   ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy về nhà. Không có vết nứt của ngươi, ta   đã không có những bông hoa  để  làm đẹp cho ngôi nhà của mình".                                      (Nguồn Internet. https://www.songhaysongdep.com) Lựa chọn đáp án đúng nhất  (từ câu 1 đến câu 8): Câu 1 (0.5 điểm) Truyện Chiếc bình nứt được kể theo ngôi nào? A. Ngôi thứ nhất           B. Ngôi thứ hai        C. Ngôi thứ ba             D. Không có ngôi kể Câu 2 (0.5 điểm) Truyện Chiếc bình nứt được kể bằng lời kể của ai? A. Lời của cái bình nứt                           B. Lời của cái bình lành C. Lời của người gánh nước                   D. Lời của người dẫn chuyện           Câu 3 (0.5 điểm) Trong các từ sau, từ nào là phó từ? A.  đã                          B. cho                      C. và                              D. nhưng Câu 4 (0.5 điểm)  Thông điệp mà văn bản trên muốn gửi đến người đọc là gì? A. Kể chuyện về chiếc bình nứt và những bông hoa. B. Câu chuyện về chiếc bình nứt và bác nông dân. C. Bài học về sự bao dung của ông chủ với chiếc bình nứt. D. Bài học về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Câu 5 (0.5 điểm) Trong câu chuyện trên, chi tiết “vết nứt trên chiếc bình”  có ý nghĩa gì? A. Những hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con người. B. Sự cẩu thả, không nghiêm túc trong công việc. C. Những điều xấu xa, không tốt đẹp trong cuộc sống. D. Những điều sai trái, thiếu xót trong cuộc sống.
  10. Câu 6 (0.5 điểm) Tại sao người nông dân không vứt chiếc bình nứt đi? A. Vì chiếc bình là kỉ vật quý giá của người nông dân. B. Vì người nông dân biết nhận ra giá trị của chiếc bình nứt. C. Vì chiếc bình nứt đã xin lỗi người nông dân. D. Vì người nông dân chưa có chiếc bình khác để thay thế. Câu 7 (0.5 điểm) Từ “hoàn hảo” trong câu: “Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh   diện về  sự  hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ  và có cảm   giác thất bại” có nghĩa là gì? A. Trọn vẹn, tốt đẹp hoàn toàn. B. Tốt đẹp, không có sai sót. C. Không có khuyết điểm. D. Tự hào quá mức về bản thân. Câu 8 (0.5 điểm)  Cách  ứng xử  của ng ười nông dân cho ta thấy ông là ngườ i   như thế nào? A. Là người bao dung, nhân hậu, sâu sắc. B. Là người tiết kiệm trong cuộc sống. C. Là người cần cù, chăm chỉ. D. Là người luôn đối xử công bằng. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9 (1.0 điểm) Qua câu chuyện, em rút ra bài học  gì cho bản thân? Câu 10 (1.0 điểm) Em có đồng tình với cách cư  xử của người nông dân với chiếc bình không? Vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về  hiện tượng bạo lực học đường  hiện nay.
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HỌA II Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6.0 1 C 0.5 2 D 0.5 3 A 0.5 4 D 0.5 5 A 0.5 6 B 0.5 7 A 0.5 8 A 0.5 9 ­ HS nêu được bài học cụ thể cho bản thân  1.0 (Cách ứng xử bao dung, biết chấp nhận điểm yếu của   người khác trong cuộc sống...) 10 ­ HS nêu được ý kiến (đồng tình hoặc không đồng  1.0 tình) ­ Đưa ra được sự lí giải của bản thân (HS có thể đưa   ra nhiều cách lí giải khác nhau. GV linh hoạt trong  cách chấm) II 11 VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội. 0.25
  12. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị  luận về  hiện  0.25 tượng bạo lực học đường. c. Nghị luận về nạn bạo lực học đường 2.5 HS nghị luận đảm bảo các nội dung sau: ­ Khái niệm bạo lực học đường. ­ Thực trạng của nạn bạo lực học đường. ­ Nguyên nhân của bạo lực học đường. ­ Hậu quả của bạo lực học đường (với bản thân, gia  đình, nhà trường, xã hội). ­ Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường. ­ Bài học cho bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e.   Sáng   tạo:   Bố   cục   mạch   lạc,   lí   lẽ   rõ   ràng,   dẫn  0.5 chứng đa dạng, thuyết phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2