intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

  1. TRƯỜNG TH -THCS IA CHIM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn - Lớp: 7 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Phần văn bản: Đọc lại các văn bản đã học và nắm vững nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 1. Truyện ngụ ngôn - Hiểu được ý nghĩa việc làm của nhân vật. - Hiểu được ý nghĩa hình ảnh từ nhân vật trong câu chuyện. Vận dụng: - Trình bày được suy nghĩ, ý kiến của mình về nội dung của câu chuyện. - Rút ra được bài học sâu sắc từ câu chuyện. 2. Tục ngữ - Khái niệm: Tực ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống. 3. Thơ: - Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông). - Mây và Sóng (R. Ta-Go) - Mẹ và Quả (Nguyễn Khoa Điềm) 4. Văn bản nghị luận - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). - Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) - Tượng đài vĩ đại nhất (Uông Ngọc Dậu). 5. Tùy bút và tản văn - Cây tre Việt Nam (Thép Mới). - Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương). II. Thực hành Tiếng Việt 1. Nói quá, Nói giảm- nói tránh. 2. Dấu chấm lửng.
  2. 3. Mạch lạc văn bản và tính liên kết của văn bản 4. Từ Hán Việt III. Phần Tập làm văn: Ôn tập và luyện viết các dạng đề sau: - Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. - Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. - Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. - Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. B. LUYỆN ĐỀ ĐỀ SỐ 1: I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
  3. Câu 1: Cho biết đoạn ngữ liệu trên thuộc thể loại văn bản nào ? Nhan đề văn bản nêu lên nội dung gì? Câu 2: Dấu chấm lửng trong câu sau có tác dụng gì? Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Câu 3: Sau khi đọc văn bản, em hãy cho biết: a. Tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào? b. Câu "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên xanh..." cho thấy tâm hồn đứa trẻ như thế nào? Câu 4: Thông qua “Cánh diều tuổi thơ”, tác giả Tạ Duy Anh muốn gửi đến cho chúng ta thông điệp gì? Câu 5: Qua văn bản, em hãy nêu vai trò của ước mơ trong đời sống con người. II. VIẾT (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận giải thích câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”: -------------------------------------------------- ĐỀ SỐ 2: I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. (Ngữ văn 7, tập hai, trang 99, 100, NXB Giáo dục, 2004)
  4. Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả ? (1,0 điểm) Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1,0 điểm) Câu 3: Tìm và chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người.” và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó ? (2,0 điểm) Câu 4: Từ sự hiểu biết về văn bản chứa đoạn trích ѵà hiểu biết thực tế, hãy trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời đại hội nhập hiện nay bằng một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu. (1,0 điểm) II. VIẾT (5,0 điểm) Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích câu nói đó. ----------------------------------------------------- ĐỀ SỐ 3: I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau: TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN? Trăng ơi… từ đâu đến? Trăng ơi… từ đâu đến? Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Hay từ một sân chơi Hay từ đường hành quân Trăng hồng như quả chín Trăng bay như quả bóng Trăng soi chú bộ đội Lửng lơ lên trước nhà Bạn nào đá lên trời Và soi vàng góc sân Trăng ơi… từ đâu đến? Trăng ơi… từ đâu đến? Trăng ơi… từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì Hay từ lời mẹ ru Trăng đi khắp mọi miền Trăng tròn như mắt cá Thương Cuội không được học Trăng ơi có nơi nào Chẳng bao giờ chớp mi Hú gọi trâu đến giờ Sáng hơn đất nước em… (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, 1968, NXB Văn hóa dân tộc)
  5. Câu 1: Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của bài thơ? Câu 2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ được nhìn dưới con mắt của ai? Và gắn liền với các sự vật nào? Câu 3. Theo em, dấu chấm lửng trong câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có công dụng gì? Câu 4. Ý nghĩa của bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến” là gì ? Câu 5. Cảm nhận của em về tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ: Trăng ơi có nơi nào Sáng hơn đất nước em… II. VIẾT (5,0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người bạn của em. ----------------------------------------------------- ĐỀ SỐ 4: I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa
  6. lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. (Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.) Câu 1. Truyện Con lừa và bác nông dân thuộc thể loại nào? Nêu phương thức biểu đạt của truyện? Câu 2. Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì ? Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Câu 3. Sau khi đọc xong câu chuyện, em hãy cho biết: a. Trong truyện, con lừa đã rơi vào hoàn cảnh nào? b. Vì sao chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng? Câu 4. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện? II. VIẾT (5,0 điểm) Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”. ---------------------Hết----------------- Duyệt của Ban giám hiệu Duyệt của Tổ trưởng Giáo viên ra đề cương (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Xuân Long An Thị Luyến Lê Thị Hằng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2