intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. Nhóm Ngữ văn 7 – trường thcs Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPNGỮ NGỮ7 - HỌC KỲ I Năm học 2022 – 2023 I. NỘI DUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÔN: 1. Phần văn bản: Nghị luận văn học; Tùy bút, Tản văn.  Lấy ngữ liệu ở ngoài sgk.  Hệ thống văn bản trong chương trình học: - Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: + Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian – tác giả: Trần Thị An. + Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen –tác giả: Hoàng Tiến Tựu. - Tùy bút, Tản văn: + Tùy bút:Cốm vòng- Vũ Bằng. + Tản văn:Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Y Phương. Định hướng ôn luyện: - Thể loại nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: + Hiểu những đặc điểm của thể loại nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện cụ thể qua văn bản: ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lý lẽ, bằng chứng; và nội dung chính, mục đích của văn bản. + Hiểu ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. - Thể loại Tản văn, Tùy bút: + Hiểu đặc điểm thể loại tản văn, tùy bút được thể hiện cụ thể qua văn bản: chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ và chủ đề, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. + Hiểu ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. 2. Phần tiếng Việt: - Các nội dung: + Nghĩa của yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt. +Ngôn ngữ của các vùng miền. - Định hướng ôn luyện: + Giải nghĩa được một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt. + Nắm vững Ngôn ngữ của các vùng miền. 1
  2. Nhóm Ngữ văn 7 – trường thcs Long Toàn + Nhận biết và giải nghĩa ngôn ngữ của các vùng miền trong văn cảnh. + Đặt câu theo yêu cầu. 3. Tập làm văn: Viết bài văn phát biểu cảm về một sự việc. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1. Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ra đời vào nửa cuối thế kỷ XIX, tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” đã ghi nhận được một cách nóng hổi bầu không khí sôi sục đầy khát vọng của một thời con người muốn chinh phục biển cả. Có lẽ bầu không khí đó đến thế kỷ XXI này càng nóng bỏng hơn. Điều mà Vec – nơ đã ghi dấu ấn vào lịch sử văn học thế giới chính là ở những sáng tạo mang tính khoa học viễn tưởng về những máy móc công nghệ chưa từng hiện diện trên Trái Đất; những dự cảm không gian tận đáy biển sâu nhất, vùng biển xa xôi nhất, nguy hiểm nhất mà con người chưa thể đặt chân tới. Với những trang viết của Véc – nơ,người đọcthán phục tầm hiểu biết sâu rộng về địa lý thế giới, sự am hiểu cặn kẽ về kiến thức vật lí, toán học, sinh học, lịch sử, tự nhiên và xã hội,… Trên nền tảng văn hóavững vàng, nhà văn đã để trì tưởng tượng của mình thăng hoa, sáng tạo theo một mạch viết thật tự nhiên. Đọc những trang viết của Véc – nơ, ta được thưởng thức một lối kể chuyện hấp dẫn, cách tạo ra những tình huống bất ngờ, nghẹt thở, đầy kịch tính, lại được diễn đạt bằng một giọng văn hài hước, dí dỏm, chan chứa tình cảm yêu thương con người. (Trích “Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển” – Lê Phương Liên) Câu 1.Đoạn văn trên được viết theo thể loại nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Chỉ ra ý kiến, lý lẽ và bằng chứng trong đoạn văn. Câu 2.Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả đi kèm) đã học ở chương trình Ngữ văn 7, HKIcùng thể loại với đoạn văn trên. Câu 3. Trong các từ in đậm ở đoạn trích trên, chỉ ra từ Hán Việt và giải nghĩa từng từ. Bài 2. Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục. Người xưa có câu “Trúc dẫu cháy, đốt ngangvẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre. 2
  3. Nhóm Ngữ văn 7 – trường thcs Long Toàn Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! (Trích “Cây tre Việt Nam” – Thép mới) Câu 1.Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Hãy chỉ ra các đặc điểm của thể loại ấy được thể hiện qua đoạn văn. Câu 2.Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả đi kèm) đã học ở chương trình Ngữ văn 7, HKI cùng thể loại với đoạn văn trên. Câu 3.Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn trích và giải nghĩa hai từ đó. Bài 3. Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với màu sắc lộng lẫy, cuốn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo, lạ lùng. Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét: những lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo; cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say của lão Ba Ngù. Tôi muốn nói kỹ hơn hai nhân vật được ông khắc họa kỹ lưỡng nhất: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Hai người đều không có đất quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. Bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. Họ đánh trả và bị tù. Chỗ khác nhau là ông hai bán rắn – tía nuôi An – trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh. Một con thuyền nhỏ, hai vợ chồng, thằng con trai và con chó Luốc đi lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề : câu rắn, lấy mật, câu cá sấu,… Gương mặt ông khoáng đạt, rất dễ mến. Làn da mặt như người trẻ, chỉ còn đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn. Đôi mắt to, sáng quắc, núp dưới đôi chân mày rậm đen… Mấy nét thôi, nhưng hiện ra cái vẻ phóng khoáng, tự tin của một đời sống tự do và từng trải. Còn chú Võ Tòng gây án, chú tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ chủ đất. Mọi người chờ đợi một cuộc trả thù đẫm máu nhưng không, Võ Tòng ngửa mặt cười lớn rồi vào rừng làm nghề săn bẫy thú. Đấy là những chuyện người đời truyền tụng, thật ra chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. […] (Trích “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng Phương Nam” – Bùi Hồng) Câu 1.Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Hãy chỉ ra các đặc điểm của thể loại ấy được thể hiện qua đoạn văn. 3
  4. Nhóm Ngữ văn 7 – trường thcs Long Toàn Câu 2. Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả đi kèm) đã học ở chương trình Ngữ văn 7, HKI cùng thể loại với đoạn văn trên. Câu 3. Trong các từ in đậm ở đoạn trích trên, chỉ ra từ Hán Việt và giảinghĩa từng từ. Câu 4. Chỉ ra những từ địa phương trong câu im đậm ở đoạn văn trên. Bài 4. Giải thích nghĩa và đặt câuvới mỗi từ Hán Việt sau: phụ nữ, thảo mộc, thiên nhiên, thực hành, nhân hậu, trung thực. Bài 5.Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở những vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó? a. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông, bát ngát. b. Má thấy con ngủ say nên không gọi. c. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. III. ĐỀ THAM KHẢO: Đề 1. Câu 1( 4.0 điểm).Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nhà tôi gần dường số 1. Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu tiên đến nhà tôi xin chỗ trú quân. Tháng tư năm 1975, những đoàn xe Mô- lô- tô- va nối tiếp nhau chạy trước nhà tôi để chuyển quân vào mặt trận phía Nam. Dượng tôi ở trên một chuyến xe đó. 20 năm, dượng không quên người xưa nhưng đã quên cảnh cũ. Khi đến địa phận huyện Mộ Đức, dượng đảo mắt tìm xóm nhà quê vợ nhưng không nhận ra vì cảnh vật đã đổi thay. Đến khi dừng lại hỏi nhà, thì xe đã chạy vượt qua 5 cây số. Trên đường tiến quân, đâu thể quay xe trở lại, dượng chỉ kịp nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình và gửi tặng dì tôi một chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân. Những ngày sau đó, gia đình tôi nao nức trong niềm vui chờ đợi. Ông ngoại tôi mất sớm trên miền Bắc,ba tôi hi sinh trên chiến trường đã tám năm, nỗi đau dần nguôi ngoai. Nhà có năm người ra đi, ba người trở về, cũng còn là may mắn. Dì Bảy tôi lại ngồi trước hiên nhà mỏi mắt nhìn ra đường cái. Nhưng hai cậu tôi lần lượt trở về mà dượng Bảy vẫn không tin tức. Những chiếc xe chở bộ đội hồi hương chạy qua không dừng lại. Gia đình dò hỏi các nơi, mãi đến cuối 1975 mới nhận giấy báo tử dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng. 4
  5. Nhóm Ngữ văn 7 – trường thcs Long Toàn (Trích “Người ngồi đợi trước hiên nhà” - Huỳnh Như Phương) 1.1(2.0 điểm).Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Hãy chỉ ra hai đặc điểm của thể loại ấy trong đoạn văn. 1.2(0.5 điểm).Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả đi kèm) đã học ở chương trình Ngữ văn 7, HKI cùng thể loại với đoạn văn trên. 1.3(1.0 điểm).Qua chi tiết “Dì Bảy tôi lại ngồi trước hiên nhà mỏi mắt nhìn ra đường cái” ở đoạn văn gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì? 1.4(0.5 điểm).Trong các từ in đậm ở đoạn trích trên, từ nào là từ địa phương? Câu 2 (1.0 điểm).Đặt một câu có sử dụng một trong các từ Hán Việt sau: hồi hương, chiến tranh. Câu 3 (5.0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm xúc về một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đề 2. Câu 1 (4.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [...] Lòng tốt ở chị em Lan, Sơn, đặc biệt ở Sơn là thứ lòng tốt trong suốt và cảm động. Sơnđãtrông thấy Hiên “co ro đứng bên cột quán , chỉ có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng vàtay”.Nhưng không chỉ có thế, Sơn hiểu ra tình cảnh của hai mẹ con Hiên “rất nghèo, chỉ có nghềđi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa” và động lòng thương Hiên, bàn với chị cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sơn đem cho áo mà thấy vui, thấy hoan hỉ vìđã ít nhiều giúp được bạn. Người sẵn lòng tốt thường hay giàu lòng trắc ẩn, gặpnhững aikhốn khó cơ nhỡ ở đời, mình có thể giúp mà không giúp là cảm thấy áy náy, day dứt. Cứ thế, lòng thương người như một thứ hương hoa thuần khiết tỏa lan về phía người khác, đem cho người khác. (Trích “Đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam”, Văn Giá, Bình giảng văn học, NXB Giáo dục 1996) 1.1 (2.5 điểm). Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Hãy chỉ ra những đặc điểm của thể loại ấy trong đoạn văn? 1.2 (1.0 điểm). Nêu tên 1 văn bản đã học (kèm tên tác giả) cùng thể loại với đoạn trích trên? 1.3 (0.5 điểm). Giải nghĩa của hai từ Hán Việt: trắc ẩn, thuần khiết. 5
  6. Nhóm Ngữ văn 7 – trường thcs Long Toàn Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nghĩa của từ địa phương được in đậm và nhận xét về việc sử dụng những từ đó trong câu văn sau: “Mùa Chạp cá làm đìa, người ta lớp rọng lớp làm mắm để ăn dần cho tới mùa lúa sau, mớ xẻ làm khô ăn Tết.” (Trích “Mùa phơi sân trước”, Nguyễn Ngọc Tư) Câu 3 (5.0 điểm): Trong quãng đời học sinh đáng nhớ, mỗi năm học mới thường bắt đầu bằng lễ khai giảng tưng bừng, rộn rã. Hãy viết bài văn trình bày cảm xúc về một lễ khai giảng để lại cho em ấn tượng sâu sắc. IV. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HKI: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 4.0 điểm (Văn bản 3.5 điểm; tiếng Việt 0.5 điểm) - Văn bản nghị luận văn học; Tản văn, Tùy bút (Chọnngữ liệu ngoài SGK) + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. + Nhận diện đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút:chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ và chủ đề, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. + Nhận diện đặc điểm của thể loại nghị luận phân tích tác phẩm văn học: ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lý lẽ, bằng chứng; và nội dung chính, mục đích của văn bản. - Tiếng Việt: Nhận diện, giải nghĩatừ Hán Việt, từ ngữ địa phương trong ngữ cảnh cụ thể. 2. Vận dụng: 1.0 điểm - Tìm từ Hán Việt từ yếu tố Hán Việt cho sẵn, đặt câu có sử dụng từ Hán Việt. - Giải nghĩa, nhận xét về từ ngữ địa phương. 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm Viết bài văn biểu cảm về một sự việc. - HẾT - 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2