intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2023 – 2024 I. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. PHẦN VĂN BẢN Thông qua các văn bản đã học học sinh nhận biết và hiểu được: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện - Kĩ năng đọc hiểu thơ bốn chữ và năm chữ. * Yêu cầu: - Nắm được tác giả, tác phẩm, nội dung, ý nghĩa của văn bản truyện và thơ. - Xác định được các biện pháp nghệ thuật trong văn truyện và thơ. - Thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ. 2. PHẦN TIẾNG VIỆT Học sinh ôn tập những nội dung sau: - Nghĩa của từ ngữ - Ngôn ngữ các vùng miền - Biện pháp tu từ ( so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ, liệt kê)… * Yêu cầu: - Nắm vững khái niệm, tác dụng của các kiến thức Tiếng Việt. - Vận dụng kiến thức để thực hành bài tập. 3. PHẦN TẬP LÀM VĂN - Tóm tắt văn bản:Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ. - Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. a. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. * Yêu cầu chung: - Là trình bày những tình cảm, cảm xúc, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức bài thơ đó. Đặc biệt chú ý đến tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. - Tìm, chỉ ra và chia sẻ những cái hay, cái đẹp, sự độc đáo trong giọng điệu, chủ đề, tư tưởng, tình cảm, ngôn ngữ nghệ thuật, vần, nhịp, hình ảnh thơ, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, các biện pháp tu từ…mà tác giả đã diễn đạt để gây cho mình nhiều ấn tượng. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. * Phương pháp viết bài cụ thể - Thực hành viết theo các bước Trước khi viết a. Lựa chọn bài thơ Lựa chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em cảm thấy để lại nhiều ấn tượng. 1
  2. b. Tìm ý - Đọc bài thơ một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu rồi phát hiện ra nét đặc sắc ở hai phương diện: nội dung và nghệ thuật ( thể thơ, vần, nhịp, hình ảnh thơ, giọng thơ, từ ngữ độc đáo, các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, ….) - Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ hay nhất mà mình yêu thích nhất. c. Lập dàn ý - Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm xúc chung về bài thơ. - Thân đoạn: + Chia sẻ cảm xúc ấn tượng về nội dung bài thơ ( em thích đề tài, nội dung bài thơ ấy. Vì sao ?) + Chia sẻ cảm xúc ấn tượng trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả: thể thơ, vần, nhịp, hình ảnh thơ, giọng thơ, từ ngữ đặc sắc, các biện pháp tu từ ( em thích câu thơ, khổ thơ nào nhất? Câu thơ ấy sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc diễn đạt ý thơ. Cảm xúc của em khi được thưởng thức những vần thơ ấy?) - Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc của em về bài thơ và rút ra bài học cho bản thân. b. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử * Yêu cầu chung: - Sự việc có thật là sự việc diễn ra trong thực tế cuộc sống không phải hư cấu tưởng tượng. - Nhân vật, sự kiện không chỉ có trong cuộc đấu tranh giữ nước mà còn là những con người, sự kiện trong các lĩnh vực khác ( lao động, văn hoá, khoa học…) * Phương pháp viết bài cụ thể Thực hành viết theo các bước: Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài - Lựa chọn sự việc có thật định kể. - Lựa chọn nhân vật có thật. b. Tìm ý - Sự việc có thật định kể là sự việc gì? Có mối quan hệ với nhân vật sự kiện lịch sử như thế nào? - Sự việc diễn ra ở đâu ? Khi nào ? - Diễn biến của sự việc diễn ra thế nào ? Trong diễn biến của sự việc định kể có nhân vật và sự kiện lịch sử nào ? - Sự việc định kể có ý nghĩa như thế nào ? - Em có suy nghĩ gì về sự việc được kể? c. Lập dàn ý 2
  3. - Mở bài: + Giới thiệu chung được sự việc về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử được kể + Ấn tượng chung - Thân bài: + Gợi lại bối cảnh, không gian , thời gian, địa điểm xảy ra sự việc + Kể lại diễn biến của sự việc theo một trình tự hợp lí. - Kết bài: + Nhấn mạnh lại ý nghĩa của sự việc + Cảm xúc suy nghĩ của người viết. II. ĐỀ THAM KHẢO 1. DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: ĐƯA CON ĐI HỌC Tế Hanh Sáng nay mùa thu sang Cha đưa con đi học Sương đọng cỏ bên đường Nắng lên ngời hạt ngọc Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước Thu 1964 (In trong Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên ? A. Tự do C. Lục bát B. Năm chữ D. Bốn chữ Câu 2.Hiện tượng từ ngữ nào sau đây nêu đúng mối quan hệ về nghĩa của từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường"? A. Hiện tượng đồng âm C. Hiện tượng đồng nghĩa B. Hiện tượng trái nghĩa D. Hiện tượng đa nghĩa Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? 3
  4. A. MẹC. Cha B. Con D. Bà Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ"thuộc cụm từ nào sau đây? A. Cụm danh từ C. Cụm động từ B. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị Câu 5. Người cha muốn nhắn gởi điều gì với con qua hai câu thơ sau? Con ơi đi với cha Trường của con phía trước. A. Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con. B. Con hãy luôn luôn yêu thương, kính trọng cha mẹ. Con luôn phải có thái độ biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. C. Con hãy biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu. Hãy quan tâm, thấu hiểu với những vất vả của cha. D. Khắc sâu tấm lòng yêu con của cha, đồng thời thể hiện sự tin tưởng, hi vọng ở con. Câu 6.Dòng nào sau đâygiải nghĩa đúng nhất tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa"? A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người. B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm. C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn. D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ. Câu 7. Theo em, hình ảnh “ hạt ngọc ” được hiểu là gì? A. Nắng mùa thu C. Hương lúa mùa thu B. Gió mùa thu D. Sương trên cỏ bên đường Câu 8.Nội dung nào sau đâynói đúng nhất chủ đề của bài thơ? A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con. B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha. D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha. Câu 9. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha trong bài thơ? Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc bài thơ. II. VIẾT (4,0 điểm) Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. Đề 2: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: I. ĐỌC HIỂU 4
  5. LỜI RU CỦA MẸ Lời ru ẩn nơi nào Và khi con đến lớp Giữa mênh mang trời đất Lời ru ở cổng trường Khi con vừa ra đời Lời ru thành ngọn cỏ Lời ru về mẹ hát Đón bước bàn chân con Lúc con nằm ấm áp Mai rồi con lớn khôn Lời ru là tấm chăn Trên đường xa nắng gắt Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru là bóng mát Lời ru thành giấc mộng Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con vừa tỉnh giấc Khi con ra biển rộng Thì lời ru đi chơi Lời ru thành mênh mông. Lời ru xuống ruộng khoai ( Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, Ra bờ ao rau muống NXB Đồng Nai, 1997) Thực hiện yêu cầu: Câu 1 . Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ 4 chữ B. Thơ 5 chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tự do Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3 . Đâu là chủ đề của bài thơ? A. Tình mẫu tử B. Tình phụ tử C. Tình bạn D. Tình yêu quê hương đất nước Câu 4. Bài thơ có cách ngắt nhịp phổ biến như thế nào? A. Nhịp 2/3 B. Nhịp 3/2 C. Nhịp ¼ D. Cả A và B đều đúng. Câu 5. Đọc bài thơ, em thấy Lời ru ẩn nơi nào? A. Ở ruộng khoai, ao rau muống B. Ở cổng trường C. Trên đường, trên núi, ngoài biển D. Ở khắp mọi nơi Câu 6. Lời ru của mẹ ở bên con khi nào? A. Lúc con chào đời B. Lúc con đi học C. Khi con khôn lớn D. Suốt cuộc đời con Câu 7 . Câu nào sau đây có nội dung gần gũi nhất với ý thơ trong bài thơ trên? a. Đời con mẹ bế mẹ bồng Mẹ ru con cả tiếng lòng thương yêu ( Lời ru – Lê Mận) b Đứa trẻ nhỏ giữa dòng đời quạnh quẽ Thèm một lần khe khẽ tiếng mẹ ru ( Thèm lời ru – Phạm Hồng Giang) c Mẹ ngồi hát khúc đưa nôi 5
  6. Lời ru thầm gọi sinh sôi hạt vàng ( Lời ru cho con – Phạm thu Hà) d. Gió đưa kẽo kẹt cành tre Ầu ơ ru giấc trưa về mùa thu Câu 8: Chỉ ra 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy. Câu 9. Viết đoạn văn khoảng 3-5 câu chia sẻ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lời ru trong cuộc sống? PHẦN II. Viết Viết đoạn văn (khoàng 2/3 trang giấy thi), ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ Lời ru của mẹ (Xuân Quỳnh) Đề 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,… Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới… (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai? A. Lời của hạt lúa thứ nhất B. Lời của hạt lúa thứ hai C. Lời của người kể chuyện D. Lời kể của hai cây lúa Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào? A. Người nông dân B. Cánh đồng C. Hai cây lúa D. Chất dinh dưỡng 6
  7. Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”? A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ. B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng. Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. A. Thời gian trôi qua B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng D. bị héo khô nơi góc nhà Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào? A. Từ ghép đẳng lập B. Từ ghép chính phụ C. Từ láy D. Từ láy toàn bộ Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì? Câu 9. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên? Câu 10. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong ăn bản trên? 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2