Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
lượt xem 3
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
- TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II Tổ Văn- Sử NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ôn tập nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản sau : 1. Hãy cầm lấy và đọc 2. Nói với con 3. Thuỷ tiên tháng Một 4. Văn bản ngoài chương trình skg B. Tiếng Việt I. Thành ngữ - Khái niệm: Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa toát ra từ cả cụm, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố. - Cho ví dụ minh họa : Vắt chày ra nước -> keo kiệt, bủn xỉn II. Dấu câu: Nêu công dụng của dấu chấm lửng? a) Dấu chấm lửng phối hợp với dấu phẩy ngầm cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. b) Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. c) Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu vãn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ thường có sắc thái hài hước, châm biếm. III. Mạch lạc và Liên kết trong văn bản Sự gắn kết giũa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản được thể hiện qua các phép liên kết, gắn với các phương tiện (từ ngữ) liên kết cụ thể. Ví dụ: Phép nối (từ ngữ nối: nhưng, tuy nhiên, mặc dù, bên cạnh đó…) Phép thế (đại từ, từ ngữ đồng nghĩa) Phép lặp (lặp lại từ ngữ đã có trong câu trước, đoạn trước) IV. Từ Hán Việt Cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt : - Tách riêng các yếu tố trong từ Hán Việt - Tập hợp các từ đã biết trong mỗi yếu tố Hán Việt. - Dựa vào nghĩa chung trong một yếu tố để giải nghĩa. C. Tập làm văn I. Viết 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 5 câu) có sử dụng 1 trong 3 phép liên kết đã học ? II. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối) *Bố cục bài viết cần đảm bảo: a. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề. 1
- b. Thân bài: -Ý 1 trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận -Ý 2 phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng) -Ý 3 nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng) c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. ĐỀ VĂN VẬN DỤNG Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích. Hãy viết bài văn thể hiện sự phản đối của em với ý kiến trên. GỢI Ý 1. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề. - Hiện nay, nhiều bạn vẫn chưa xác định đúng đắn được mục đích và động cơ học tập nên vẫn còn tình trạng học lệch diễn ra : chỉ nên học những môn mình yêu thích... 2. Thân bài: * Ý 1 : trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận - Đó là tình trạng học lệch. Học lệch là việc học không cân đối, không đều các môn, chú trọng môn này mà xao lãng môn khác, chỉ chú tâm đến môn mình sẽ thi đại học hay là đi theo sở thích cá nhân chứ không phải học để có kiến thức toàn diện. * Ý 2 phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng) - Biểu hiện của việc học lệch rất rõ ràng nhận ra trong suốt quá trình học tập và qua những lần kiểm tra, thi cử. Có những bạn chỉ thích học các môn tự nhiên vì chúng không đòi hỏi phải học thuộc quá nhiều và cũng không cần ghi chép đến mức mỏi tay mà chỉ cần có một bộ não tư duy sắc bén. Hay có những bạn lại thích học các môn xã hội vì nó không khô khan như công thức toán lí hóa và chỉ cần chăm chỉ là có thể học tốt. -Bên cạnh đó còn có xu hướng chuyên tâm học Ngoại ngữ mà quên đi các môn học còn lại. Vì trong bối cảnh đất nước đang trên đà giao lưu, hội nhập có khả năng ngoại ngữ tốt là một hành trang vô cùng hữu ích cho những ai muốn nâng cao vị trí, tầm quan trọng của mình trong xã hội... => chỉ nên học những môn mình yêu thích, là không đúng đắn. * Ý 3 nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng) - Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những người tốt nghiệp bằng giỏi 2
- nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến “thiếu cân bằng” về tư duy. * Đề xuất giải pháp: Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên. 3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. - Ý kiến trên là ko đúng... - Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tự nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán. - Học đều các môn, để trở thành con người phát triển toàn diện mới đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc XD và phát triển đất nước... Đề 2: Có 1 bạn học sinh lớp 7 cho rằng : Điện thoại thông minh có rất nhiều tác dụng, là học sinh lớp 7, đã lớn rồi, nên có thể dùng điện thoại thông minh thoải mái. Hãy viết bài văn thể hiện sự phản đối của em với ý kiến trên. GỢI Ý I. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận : Có 1 bạn học sinh lớp 7 cho rằng : Điện thoại thông minh có rất nhiều tác dụng, là học sinh lớp 7, đã lớn rồi, nên có thể dùng điện thoại thông minh thoải mái - bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề. II. Thân bài: 1. Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận - Giải thích : Định nghĩa điện thoại thông minh có một màn hình cảm ứng với kích thước và độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống. Điện thoại thông minh được coi như một máy tính di động kết hợp với máy ảnh kỹ thuật số và thiết bị chơi game cầm tay, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt được thiết kế để hiển thị phù hợp các website một cách bình thường cùng nhiều chức năng khác của máy tính như thiết kế, đồ họa, video game, cũng như chụp ảnh và quay phim. - Điện thoại thông minh có rất nhiều tác dụng, là học sinh lớp 7, đã lớn rồi, nên có thể dùng điện thoại thông minh thoải mái là sai... 2. Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng) 3
- - HS lớp 7, nhiều bạn được bố mẹ, ông bà cho dùng ĐTTM, để tham khảo tài liệu trên mạng, tra từ điển, học hỏi thêm những điều bổ ích; để ba mẹ gọi, liên lạc cho thuận tiện... - HS lớp 7, nhiều bạn cho rằng mình đã lớn, nên họ đã dùng ĐTTM rất nhiều vào việc chơi Game, vào ZALO, Facebook, để nhắn tin, chụp ảnh, tán gẫu... Thậm chí nhiều bạn còn trò chuyện, nhắn tin tình yêu với nhau... - Họ còn xem cả những ch.trình bậy bạ : kích động bạo lực và yêu đương... => là học sinh lớp 7 không nên dùng điện thoại thông minh thoải mái 3. Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng) - Tác hại của việc dùng điện thoại thông minh thoải mái là rất lớn + Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất + Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần + Ảnh hưởng đến đạo đức... + Ảnh hưởng đến học tập... + Ảnh hưởng đến tương lai => Ý kiến của bạn học sinh lớp 7 là sai.... - Giải pháp khắc phục của việc này là: nâng cao tinh thần tự giác trong học tập; sống có văn hóa, có đạo đức và hiểu thêm về pháp luật. Là một học sinh hãy luôn rèn luyện tính tự lập và không ỷ vào điện thoại quá nhiều. - Tham gia các hoạt động thể thao, đọc sách... => hãy hạn chế sử dụng điện thoại. III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. Đề 3 : Viết bài văn nghị luận phản đối quan điểm: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó. 1. MỞ BÀI - Nêu vấn đề nghị luận: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó - Đưa ra quan điểm của bản thân về vấn đề: Phản đối. 2. THÂN BÀI a. Trình bày thực chất ý kiến *. Giải thích - Sách giáo khoa là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học, còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học. - Nói cách khác, sách giáo khoa là một loại sách tổng hợp những kiến thức được dạy và học tại nhà trường. b. Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan điểm *Nguyên nhân: Việc đưa ra quan điểm: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó là sai lầm vì chư 4
- hiểu được vai trò, ý nghĩa của sách, không có ý thức trân trọng sách, cảm thấy buồn chán với việc học * Vai trò của sách nói chung và sách giáo khoa nói riêng: - Mở rộng tầm hiểu biết, giúp người học tiếp thu, lĩnh hội kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. - Mỗi người cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách - Các thế hệ đi trước lưu lại kiến thức, những bài học bổ ích cho thế hệ sau thông qua sách - Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng. - Sách còn giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. - Ngoài việc bộ sung kiến thức, sách giáo khoa còn chứa những nội dung về rèn luyện các kỹ năng khác nhau phù hợp với trình độ của học sinh. c. Nhận xét những tác động tiêu cực của vấn đề viết, vẽ vào sách: - Nếu viết, vẽ nhằm mục đích học tập, ghi chú nhanh vào sách vở thì đây là một hành động phù hợp để hỗ trợ việc học. - Nếu học sinh viết, vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học, không đúng với thuần phong mĩ tục, những câu chữ nhằm xuyên tạc nội dung sách thì đây là việc làm không nên, không được khuyến khích. - Tuy sách là tài sản cá nhân, nhưng việc giữ sách sạch đẹp, phù hợp với mục đích học tập là một cách tôn trọng kiến thức, tôn trọng những nội dung được in ấn trên sách. * Hậu quả: + Sách sẽ trở nên lem luốc, không còn đẹp như ban đầu. + Không thể để lại cho những thế hệ sau, dẫn đến tình trạng lãng phí không đáng có. + Khiến sách giáo khoa mất đi ý nghĩa truyền đạt kiến thức cao quý vốn có. * Đề xuất giải pháp: - Ý thức được tầm quan trọng của sách giáo khoa - Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn sách giáo khoa của mình - Không vẽ lung tung, bừa bãi, giữ cho sách luôn phẳng phiu, sạch đẹp. 3. KẾT BÀI - Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận: Đây là ý kiến sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của con người. - Đưa ra ý kiến mở rộng, lời bình luận hoặc phương hướng giải quyết vấn đề theo ý của em. D. ĐỀ MINH HỌA (PHẦN ĐỌC HIỂU) 5
- ĐỀ 1 : I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc. (Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và thuyết minh. B. Tự sự và nghị luận. C. Tự sự và miêu tả. D. Tự sự và biểu cảm. Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích? A. Người mẹ. B. Bà và mẹ. C. Tôi và bà. D. Tôi và mẹ. Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất . B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3. Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? A. Rau khúc và bột nếp. B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh. C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn. D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá. Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”? A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ. B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn. C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh. D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh. Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây? A. Nấu. 6
- B. Rán. C. Nướng D. Xào. Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”? A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công. B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc. C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà. D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc. Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã? A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh. D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt? Câu 10. Viết 1 ĐV (khoảng 5 câu) với chủ đề : Tình cảm của người cháu dành cho bà; gạch chân phép lặp trong ĐV đó. ĐỀ 2 : I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Teo Aik Cher, Cao Xuân Việt Khương, An Bình dịch, NXB Hồ Chí Minh, 2016) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Vấn đề tác giả bàn luận trong đoạn trích trên là gì? 7
- A. Ứng xử trước thất bại B. Sức mạnh vươn lên C. Phương pháp làm việc D. Những người đã từng thất bại Câu 2. Đoạn trích trên có liên quan đến nội dung câu tục ngữ nào? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Chắc rễ bền cây C. Cái khó ló cái khôn D. Thất bại là mẹ thành công Câu 3. Trong câu văn “Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood”, có mấy phó từ? A. Một phó từ B. Hai phó từ C. Ba phó từ D. Không có phó từ Câu 4. Đoạn văn sau thuộc yếu tố nào trong đoạn trích trên“Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. A. Ý kiến B. Lập luận. C. Bằng chứng D. Lí lẽ Câu 5. Tác giả trích dẫn câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì? A. Làm tăng tính thuyết phục B. Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 6. “Suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích có nghĩa là: A. Thất bại là bước cản tới thành công B. Thất bại là chìa khóa của thành công C. Thất bại không phải là bước cản mà là động lực đi tới thành công D. Muốn thành công phải trải qua thất bại Câu 7. Theo tác giả, thực tế những người thành công họ luôn làm gì? A. Những người thành công luôn né tránh những công việc khó khăn B. Những người thành công luôn học hỏi kinh nghiệm từ người khác C. Những người thành công luôn dùng thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân D. Những người thành công luôn có ý chí và nghị lực vươn lên Câu 8. Từ đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì cho bạn đọc? 8
- A. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện B. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. C. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ D. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Trong đoạn tác giả cho rằng “Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ”, hãy nêu ý kiến của em ? Câu 10. Tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì từ đoạn trích trên? Hãy trình bày bằng một đoạn văn từ 3-5 câu có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu đã học và chỉ rõ. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi
8 p | 63 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 56 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng
14 p | 87 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
18 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p | 35 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 34 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Nhật 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
5 p | 55 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 53 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu
8 p | 55 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên
11 p | 25 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn