Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Hiền, TP. HCM
lượt xem 4
download
Sau đây là “Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Hiền, TP. HCM” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Hiền, TP. HCM
- Tổ GDCD- Trường THPT Nguyễn Hiền Năm học: 2022 - 2023 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I GDCD LỚP 11 NĂM HỌC 2022 – 2023 CHỦ ĐỀ 1: SẢN XUẤT CỦA CẢI VẬT CHẤT 1. Tìm hiểu khái niệm và vai trò của sản xuất của cải vật chất a. Khái niệm: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để taọ ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Ví dụ: Sản xuất giấy, gạo, bàn, ghế, quần áo… b. Vai trò: - Là cơ sơ tồn tại của xã hội - Quyết định mọi hoạt động của xã hội. => SXCCVC giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội. 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất a. Sức lao động: SLĐ - Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. - Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. - Sức lao động là khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. - Lao động là hoạt động bản chất nhất của con người, dùng để phân biệt con người với loài vật. b. Đối tượng lao động: ĐTLĐ - Khái niệm: ĐTLĐ là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. - Ví dụ: Tôm, gỗ, cát, than đá, cao su, sắt thép… + Phân loại: - Loại có sẵn trong tự nhiên: Chủ yếu phục vụ cho nghành khai thác: than đá, dầu mỏ, vàng, sắt… - Loại trải qua tác động lao động của con người: Chất nhựa nhân tạo, polyme, cây sắt…. = ĐTLĐ ngày càng đa dạng, phong phú. c. Tư liệu lao động: - Khái niệm: TLLĐ là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên ĐTLĐ, nhằm biến đổi ĐTLĐ thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. - Ví dụ: Máy may, máy cắt, máy ép, con trâu, con lừa… + Phân loại: - Công cụ lao động hay công cụ sản xuất: Dao, kéo, cày, cuốc, con trâu… - Hệ thống bình chứa: Hệ thống bồn chứa, ống, thùng, hộp, kho hàng… - Kết cấu hạ tầng: Đường sá, sân bay, bến cảng… => Quá trình sản xuất = SLĐ + TLSX (TLSX= ĐTLĐ + TLLĐ) 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. a. Phát triển kinh tế - Khái niệm: Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. 1
- Tổ GDCD- Trường THPT Nguyễn Hiền Năm học: 2022 - 2023 + Nội dung: - Tăng trưởng kinh tế: Là sự tăng lên về số lượng, chât lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó. - Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. - Đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ thành quả. b. Ý nghĩa phát triển kinh tế đối với cá nhân, xã hội + Đối với cá nhân: - Tạo điều kiện có việc làm và thu nhập. - Có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ. - Có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội. + Đối với gia đình: Kinh tế phát triển là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình, xây dựng gia đình văn hóa. + Đối với xã hội: - Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội. - Giải quyết công ăn việc làm, giảm tệ nạn xã hội. - Tạo tiền đề để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. - Củng cố an ninh quốc phòng. - Khắc phục tụt hậu kinh tế 4. Hàng hóa a. Hàng hóa là gì? - Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán. + Ba điều kiện để sản phẩm thành hàng hóa: - Do lao động tạo ra. - Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. - Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua – bán. + Phân loại: - Vật thể (Hữu hình): đồ ăn, quần áo, xe cộ… - Phi vật thể (Hàng hóa dịch vụ): sự phục vụ, âm nhạc, điện ảnh… b. Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và giá trị + Giá trị sử dụng - Khái niệm: Là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. - Ví dụ: Gạo là để ăn, nước uống đóng chai là để uống, sách để đọc… - GTSD ngày càng đa dạng phong phú: máy giặt ngoài chức năng giặt còn có chức năng tiệt trùng, sấy khô và có thể điều khiển bằng điện thoại. - Muốn tiêu dùng GTSD của hàng hóa phải mua được hàng hóa đó. + Giá trị - Khái niệm: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. - Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. - Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. + Thời gian - Thời gian lao động cá biệt là thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người. 2
- Tổ GDCD- Trường THPT Nguyễn Hiền Năm học: 2022 - 2023 - Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. 5. Tiền tệ + Các chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị: Dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. - Phương tiện lưu thông: Làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa qua công thức: H – T – H trong đó: H – T: quá trình bán; T – H: quá trình mua. - Phương tiện cất trữ: (Điều kiện) phải rút khỏi lưu thông - Phương tiện thanh toán: dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. - Tiền tệ thế giới: Trao đổi hàng hóa trên thế giới sử dụng tiền tệ được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế được tiến hành theo tỉ giá hối đoái. 1USD = 25.000 VNĐ (tỷ giá hối đoái). 6. Thị trường a. Thị trường là gì? - Khái niệm: Là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. + Phân loại: Dựa vào không gian, thời gian cố định. - Đơn giản: Có không gian, thời gian cố định: Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi… - Hiện đại: Không gian, thời gian không xác định: Ứng dụng mua sắm điện tử: Shopee, Lazada, Fanpage, Web… + Các nhân tố cơ bản: Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. + Các quan hệ: Hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả, hàng hóa. b. Các chức năng cơ bản của thị trường - Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. - Chức năng thông tin. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. CHỦ ĐỀ 2: MỘT SỐ QUY LUẬT TRONG SẢN XUẤT, LƯU THÔNG HÀNG HÓA. 1. Nội dung của quy luật giá trị - Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. - Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong: * Trong sản xuất: - TGLĐCB phù hợp TGLĐXHCT. - Tổng TGLĐCB phù hợp Tổng TGLĐXHCT. * Trong lưu thông: - Giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết. - Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. 2. Tác động của quy luật giá trị: Có 3 tác động a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa 3
- Tổ GDCD- Trường THPT Nguyễn Hiền Năm học: 2022 - 2023 Phân phối lại mặt hàng này sang mặt hàng khác, từ nơi không lãi sang nơi có lãi nhiều … thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường. b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên Để tạo ra giá trị cá biệt hàng hóa phù hợp với giá trị xã hội của hàng hóa => cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa Một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp đến cao. Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, bị phá sản và trở thành người nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội. 3. Vận dụng quy luật giá trị a. Về phía công dân - Giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa. - Kịp thời điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mặt hàng và ngành hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng. - Áp dụng biện pháp đổi mới kĩ thuật và công nghệ, hợp lý hóa sản xuất. 4. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh a. Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. - Ví dụ: Trong ngành nước giải khát: Coca – Pesi, Koi – GongCha, Phúc Long – Highland… b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh: Sự tồn tại nhiều chủ sỡ hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau đã trở thành nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. c. Mục đích của cạnh tranh: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác, được thể hiện ở những mặt sau: - Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất. - Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. - Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và đơn đặt hàng. - Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, bảo hành, thanh tóa, vận chuyển… 5. Tính hai mặt của cạnh tranh a. Mặt tích cực của cạnh tranh + Vai trò: động lực kinh tế, vì: - Kích thích lực lượng sản xuất, KH – KT phát triển. - Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. + Cạnh tranh lành mạnh: Diễn ra đúng pháp luật và gắn liền với mặt tích cực. + Cạnh tranh không lành mạnh: Vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức; gắn liền với mặt hạn chế của cạnh tranh. b. Mặt hạn chế của cạnh tranh - Chạy đua theo lợi nhuận -> gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh học (khai thác rừng trái phép, lấn biển, sử dụng da động vật trong thời trang…). - Sử dụng các thủ đoạn phi pháp và bất lương (Làm hàng giả, kém chất lượng…). - Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường ( tăng giá khẩu trang, các sản phẩm thiết yếu trong mùa dịch). 4
- Tổ GDCD- Trường THPT Nguyễn Hiền Năm học: 2022 - 2023 6. Khái niệm cung, cầu a. Khái niệm cầu: Là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. - Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu: thu nhập của người tiêu dùng, giá cả hàng hóa, thị hiếu. b. Khái niệm cung: Là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. - Các yếu tố ảnh hưởng đến cung: giá cả hàng hóa, cầu, khả năng sản xuất, chi phí sản xuất, thị hiếu. 7. Mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa a. Nội dung của quan hệ cung – cầu - Khái niệm quan hệ cung – cầu: Là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán và người mua hay giữa những người sản xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ. - Nội dung quan hệ cung – cầu * Cung – cầu tác động lẫn nhau: - Cầu tăng -> sản xuất, kinh doanh mở rộng -> cung tăng. - Cầu giảm -> sản xuất, kinh doanh thu hẹp -> cung giảm. - Cung giảm -> giá cả tăng -> cầu giảm. * Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: - Cung > cầu => giá cả < giá trị. - Cung < cầu => giá cả > giá trị. - Cung = cầu => giá cả = giá trị. * Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu: - Giá cả tăng => cung tăng, cầu giảm. - Giá cả giảm => cung giảm, cầu tăng. CHỦ ĐỀ 3: CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. a. Khái niệm: CNH – HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. - Ví dụ: Sử dụng phương pháp trồng cây thủy canh -> năng suất cao. b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH – HĐH * Tính tất yếu khách quan - Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. + Cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. 5
- Tổ GDCD- Trường THPT Nguyễn Hiền Năm học: 2022 - 2023 - Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội. * Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH – HĐH: - Tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế. - Tăng cường vai trò của Nhà nước, mối quan hệ liên minh giữa công nhân – nông nhân – tri thức. - Tạo tiền đề hình thành và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật cho nền kinh tế độc lập, chủ động hội nhập kinh tế, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh. 2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất - Thực hiện cơ khí hóa: chuyển từ kĩ thuật thủ công -> kĩ thuật cơ khí, chuyển từ văn minh nông nghiệp -> văn minh công nghiệp; - Áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế quốc dân; - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách gắn CNH-HĐH với phát triển kinh tế tri thức. b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả - Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh tế. Trong đó, cơ cấu ngành là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Từ cơ cấu lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí -> hợp lí, hiện đại và hiệu quả. - Xu hướng: cơ cấu kinh tế nông nghiệp -> nông, công nghiệp -> công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đi đôi với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức => là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta. 3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước - Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH – HĐH; - Trong sản xuất, kinh doanh cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. - Tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất -> tăng lợi nhuận. - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. LƯU Ý: TIẾT ÔN TẬP SẼ RÈN LUYỆN TRẮC NGHIỆM -----Hết----- 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn