intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU TỔ: SỬ - ĐỊA – CD NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HKI NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: Giáo Dục Công Dân 6 I – LÝ THUYẾT  Học sinh học nội dung bài học.  Tìm thêm các ví dụ liên quan đến nội dung bài học
  2. II –CÂU TRẮC NGHIỆM GỢI Ý BÀI 3 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ Câu 1: Siêng năng là làm việc … , cần cù, chịu khó thường xuyên. A. miệt mài B. tự giác C. quyết tâm D. cố gắng Câu 2: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người vượt qua …, thử thách, làm đến cùng dù gặp khó khăn trở ngại A. vất vả B. cố gắng C. khó khăn D. gian khổ Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập? A. Chép bài của bạn để khỏi mất công sức. B. Chỉ học khi sắp đến kỳ thi. C. Cố gắng tìm hiểu thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa. D. Thường xuyên bỏ học để đi chơi. Câu 4: Hành động nào dưới đây KHÔNG phải là biểu hiện của sự kiên trì? A. Bỏ cuộc khi gặp bài tập khó. B.Luôn hoàn thành bài tập về nhà đầy đủ. C. Luôn tìm cách giải quyết vấn đề. D. Không bỏ cuộc khi gặp thử thách trong học tập. Câu 5: Trong công việc hằng ngày, người siêng năng, kiên trì thường sẽ làm gì? A. Trốn tránh công việc nhà. B. Ỷ lại vào người khác C. Luôn hoàn thành công việc. D. Chỉ làm những việc mình thích. Câu 6: Hành động nào dưới đây thể hiện sự thiếu siêng năng, kiên trì trong học tập? A. Chăm chỉ làm bài tập về nhà. B. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. C. Thường xuyên đi học muộn. D. Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Câu 7: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc học một môn học mới, bạn nên làm gì? A.Bỏ cuộc và không học môn đó nữa. B.Cố gắng tìm ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân. C.Chép bài của bạn để đạt điểm cao. D.Than phiền với bố mẹ và thầy cô. Câu 8: Câu tục ngữ nào sau đây nói về đức tính siêng năng, kiên trì? A.Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. C.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D.Uống nước nhớ nguồn.
  3. BÀI 4 TÔN TRỌNG SỰ THẬT Câu 1: Câu nào dưới đây nói về biểu hiện của không tôn trọng sự thật? A. Ăn ngay nói thẳng. B. Ném đá giấu tay C. Cây ngay không sợ chết đứng. D. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng. Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng sự thật? A. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình. B. Cố gắng không làm mất lòng ai C. Phê phán những việc làm sai trái. D. Chỉ làm những việc mà mình thích. Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Tôn trọng sự thật là ....., nói và làm theo đúng sự thật, biết bảo vệ sự thật.” A. tôn trọng B. suy nghĩ C. đồng ý D. tuân theo Câu 4: Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật? A. Thấy An xem tài liệu trong giờ kiểm tra môn Toán, Mai giả vờ như không thấy. B. Trung chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Tùng – hàng xóm. C. Minh đã tự ý sửa điểm trong bài kiểm tra Toán để không bị mẹ la mắng. D. Hằng rất quý Lan nên đã làm bài tập giúp Lan để bạn ấy được điểm cao. Câu 5: Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? A. Gây mất lòng tin giữa mọi người. B. Khiến cuộc sống trở nên phức tạp. C. Giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. D. Tạo ra nhiều rắc rối, phiền toái. Câu 6: Theo em, vì sao chúng ta cần phải tôn trọng sự thật? A. Vì tôn trọng sự thật giúp chúng ta được mọi người tin tưởng. B. Vì tôn trọng sự thật là điều kiện để chúng ta nói dối. C. Vì tôn trọng sự thật khiến chúng ta bị mọi người xa lánh. D. Vì tôn trọng sự thật làm cuộc sống của chúng ta buồn tẻ. Câu 7: Hành động nào sau đây thể hiện sự tôn trọng sự thật? A. Che giấu lỗi lầm của bạn thân. B. Nói dối để được mọi người yêu quý. C. Thẳng thắn nhận lỗi khi làm sai. D. Bịa đặt thông tin để gây chú ý. Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG phải là tôn trọng sự thật? A. Kể lại sự việc đúng như những gì đã xảy ra. B. Lan truyền tin đồn thất thiệt. C. Sống trung thực với bản thân và mọi người. D. Bảo vệ những người nói sự thật. BÀI 5 TỰ LẬP Câu 1: Người không có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì? A. Thành công trong cuộc sống. B. Mọi người tôn trọng. C. Trưởng thành hơn. D. Sự coi thường của người khác. Câu 2: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là: A. Tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. B. Dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống. C. Luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. D. Tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công. Câu 3: Việc làm thể hiện tính tự lập là: A. Nhờ bạn chép bài hộ. B. Ở nhà chơi, không giúp cha mẹ làm việc nhà. C. Tự giặt quần áo của mình. D. Gặp bài khó, giở sách hướng dẫn ra chép. Câu 4: Em không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? A.Tính tự lập không tự nhiên mà có. B.Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập. C.Học cách sống tự lập để trưởng thành. D.Nên tự lập càng sớm càng tốt.
  4. Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Tự lập là …, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình” A. tôn trọng B. suy nghĩ C. đồng ý D. chủ động Câu 6: Biểu hiện trái ngược với tự lập là: A.Cố gắng tự làm mọi việc B. Sống biệt lập và không quan tâm đến người khác C.Cải thiện bản thân. D. Đặt ra mục tiêu và kiên trì theo đuổi. Câu 7: Câu nào dưới đây nói về biểu hiện của tự lập? A. Ăn ngay nói thẳng. B. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo C. Cây ngay không sợ chết đứng. D. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng. Câu 8: Một người tự lập có thể: A. Chỉ biết đến công việc của mình và không giúp đỡ ai B. Tự tin, tự thực hiện, có bản lĩnh và biết cách giải quyết khó khăn C. Luôn tìm cách tránh khó khăn trong công việc D. Lựa chọn dựa vào người khác để giải quyết vấn đề III – CÂU HỎI TỰ LUẬN GỢI Ý 1.Vì sao chúng ta cần phải tự lập? Em hãy tự nhận xét bản thân em đã có tính tự lập chưa? Giải thích? 2. Tìm một vài việc làm thể hiện tính tự lập trong cuộc sống. 3. Tôn trọng sự thật mang lại lợi ích gì cho bản thân? Cho ví dụ? 4. Em là học sinh trong lớp, một người bạn thân của em vừa bị thầy giáo hỏi về một bài kiểm tra mà em biết bạn ấy đã gian lận. Người bạn này yêu cầu em giúp đỡ, nói dối thầy giáo rằng bạn ấy không gian lận. Câu hỏi: a) Em sẽ làm gì trong tình huống này? b) Em nghĩ thế nào về việc nói dối để bảo vệ người bạn của mình? c) Theo bạn, nếu nói dối, kết quả của hành động đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ với thầy cô và bạn bè? 5. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của nhân vật trong hình
  5. * Lưu ý:  Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm 30%, tự luận 70%  HS làm hết các bài tập trong sách giáo khoa có liên quan đến nội dung các bài 3,4,5  Đề cương chỉ mang tính chất tham khảo, HS cần vận dụng liên hệ thực tế để giải quyết bài tập tình huống HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2