Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
lượt xem 0
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
- TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA LỚP 11 NĂM 2024-2025 KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG CHỦ ĐỀ 1: CÂN BẰNG HÓA HỌC 1. Khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch. 2. Viết được biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng thuận nghịch. 3. Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hóa học 4. Khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li; Nội dung thuyết Bronsted – Lowry về acid – base; 5. Khái niệm pH và ý nghĩa của pH trong thực tiễn. Nguyên tắc xác định nồng độ acid – base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ. CHỦ ĐỀ 2: NITROGEN VÀ SULFUR 1. Nitrogen, ammonia, muối ammonium, HNO3 : Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng. 2. Giải thích hiện tượng mưa acid, nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng. 3. Sunfur (lưu huỳnh), sunfur dioxide, H2SO4: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng. 4. Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate, ammonium sulfate, calcium sulfate dihydrate, magnesium sulfate... 5. Nhận biết được ion sulfate SO42- trong dung dịch bằng ion Ba2+. CHỦ ĐỀ 3: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ - Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ. - Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. - Công thức phân tử hợp chất hữu cơ. - Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ. CÂU HỎI ÔN TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC I.Phần trắc nghiệm: Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2. B. 2SO2 + O2 ? 2SO3. C. C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O. D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2. Câu 2: Cân bằng hóa học nào sau đây không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất? A. 2SO2(g) + O2(g) ? 2SO3(g) B. C(s) + H2O(g) ? CO(g) + H2(g) C. PCl3(g) + Cl2 ? PCl5(g) D. 3Fe(s) + 4H2O(g) ? Fe3O4(s) + 4H2(g) Câu 3: Chất nào dưới đây là acid? A. NaOH. B. NH3. C. NaCl. D. CH3COOH. Câu 4: Cho cân bằng hóa học sau: 2NO(g) + O2(g) ? 2NO2(g) ΔrH0298 = -115 kJ Nhận xét nào sau đây sai? A. Nếu tăng nhiệt độ thì cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch. B. Nếu tăng áp suất thì cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch. C. Hằng số cân bằng của phản trên chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. D. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Câu 5: Cho cân bằng hóa học sau: 4NH3(g) + 5O2(g) ? 4NO(g) + 6H2O(g) ΔrH0298 = -905 kJ Yếu tố nào sau đây cần tác động để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. Giảm nhiệt độ. B. Tăng áp suất. C. Giảm nồng độ O2. D. Thêm xúc tác Pt. Câu 6: cho các cân bằng hóa học sau: (a) 2NO(g) + O2(g) ? 2NO2(g) ΔrH0298 = -115 kJ (b) 2SO2(g) + O2(g) ? 2SO3(g) với ΔrH0298 = -198 kJ (c) N2(g) + 3H2(g) ? 2NH3(g) với ΔrH0298 = -92 kJ (d) C(s) + H2O(g) ? CO(g) + H2(g) với ΔrH0298 = 130 kJ
- (e) CaCO3(s) ? CaO(s) + CO2(g) với ΔrH0298 = 179 kJ Khi tăng nhiệt độ, số cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Trong các dung dịch acid sau có cùng nồng độ a (mol/L), dung dịch có pH cao nhất là A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 8: Dung dịch nào dưới đây có pH > 7? A. HCl. B. NaCl. C. CH3COOH. D. Na2CO3. Câu 9: Dung dịch HCl 0,1M có pH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20: Dung dịch H2SO4 có pH = 2 thì A. [H+] = 0,10 (M). B. [H+] = 0,20 (M). C. [H+] = 0,01 (M). D. [H+] = 0,02 (M). Câu 21: Cho cân bằng hóa học sau: 2CO2(g) ? 2CO(g) + O2(g) Ở nhiệt độ T, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [CO2] = 1,2 (M); [CO] = 0,35 (M) và [O2] = 0,15 (M). Hằng số cân bằng của phản ứng ở nhiệt độ T là A. 1,276.10-2 B. 4,375.10-2 C. 22,850. D. 78,360. Câu 22: Trộn 5mL dung dịch HCl có pH = 1 với 10mL dung dịch NaOH có pH = 13 thu được dung dịch có pH có giá trị gần nhất với A. 1,5. B. 2,5. C. 11,5. D. 12,5. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai: a) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau. b) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất đầu. c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi. d) Tại trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra. Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai: a) Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ và áp suất. b) Trong biểu thức hằng số cân bằng, có biểu diễn nồng độ chất rắn. c) Hằng số cân bằng của phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của phản ứng. d) Hằng số cân bằng KC càng lớn, phản ứng thuận càng chiếm ưu thế hơn và ngược lại. Câu 3: Một học sinh làm thí nghiệm xác định pH của đất như sau: lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy đo pH đo được pH = 4,69. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Môi trường của dung dịch là acid. b) Loại đất trên được gọi là đất chua. Để giảm độ chua cho đất có thể bón vôi. c) Nồng độ [H+] trong cốc lớn hơn 0,001. d) Dung dịch trong cốc có [OH-] > [H+] vì pOH > pH. PHẦN III: CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN Câu 2: Cho 0,14 mol H2 và 0,26 mol I2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau: H2(g) + I2(g) ? 2HI(g) Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng HI trong bình là 0,08 mol. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp HI ở nhiệt độ trên là bao nhiêu? Câu 2: Cho các chất sau: HNO3, C12H22O11, BaCl2, KOH, Na2SO4, NaHSO3, NH4NO3, H2SO4, Zn, ZnSO4, O2, C2H5OH. Trong các chất trên số chất là chất điện li, chất không điện li là mấy chất? Câu 3: Nabica là một loại thuốc có thành phần chính là NaHCO3, được dùng để trung hoà bớt lượng acid HCl dư trong dạ dày. Giả thiết nồng độ dung dịch HCl trong dạ dày là 0,035M, thể tích dung dịch HCl được trung hoà khi bệnh nhân uống 0,588 g bột NaHCO3 là bao nhiêu mL? Câu 4: Để xác định nồng độ của một dung dịch NaOH người ta tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1M. Cho 10 mL dung dịch HCl 0,1M vào bình tam giác 100 mL, thêm 2 giọt chất chỉ thị phenolphtalein. Dung dịch NaOH được cho vào buret loại 25 mL. Sau đó người ta tiến hành chuẩn độ. a) Cho biết dấu hiệu để nhận biết thời điểm tương đương của phản ứng. b) Kết quả thí nghiệm cho thấy thể tích dung dịch HCl 0,1 M cần là 20 mL. Hãy tính nồng độ của dung dịch NaOH. CHỦ ĐỀ 2. NITROGEN- SULRUR
- I.Phần trắc nghiệm Câu 2: Chất khí nào phổ biến nhất trong khí quyển Trái Đất? A. Oxygen. B. Nitrogen. C. Ozone. D. Argon. Câu 2: Vị trí của nguyên tố nitrogen trong bảng tuần hoàn (Z = 7) là A. chu kỳ 2, nhóm IIIA. B. chu kỳ 2, nhóm VA. C. chu kỳ 3, nhóm IIIA. D. chu kỳ 3, nhóm VA. Câu 3: Chất khí X không màu, mùi khai, tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường. Tên gọi của X là A. nitrogen. B. oxygen. C. ammonia. D. ammonium chloride. Câu 4: Trong những cơn mưa dông kèm sấm chớp, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm là A. NO. B. N2O. C. NO2. D. N2O4. Câu 5: Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen và oxygen là khởi đầu cho quá trình tạo và cung cấp loại phân bón nào cho thực vật? A. Phân kali. B. Phân lân. C. Phân đạm nitrate. D. Phân đạm ammonium. Câu 6 : Phản ứng nào dưới đây nitrogen thể hiện tính khử? A. N2 + 3H2 ? 2NH3. B. 2N2 + O2 → 2NO. C. N2 + 6Li → 2Li3N. D. N2 + 3Mg → Mg3N2. Câu 7: Hiện tượng khi thêm từ từ dung dịch ammonia vào dung dịch aluminium chloride là A. xuất hiện kết tủa trắng. B. xuất hiện kết tủa xanh lam. C. xuất hiện kết tủa trắng rồi tan. D. xuất hiện kết tủa xanh lam rồi tan. Câu 8: Phản ứng nào dưới đây thể hiện tính base của ammonia? A. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O. B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. C. NH3 + HCl → NH4Cl. D. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl. Câu 9: Oxide nào dưới đây của nitrogen là nguyên nhân trực tiếp gây mưa acid? A. N2O. B. NO. C. N2. D. NO2. Câu 20: Phân biệt dung dịch NH4Cl và NaCl bằng dung dịch A. KCl. B. KOH. C. HNO3. D. K2SO4. Câu 21: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối ammonium nitrate là A. N2 + H2O. B. N2O + H2O. C. NH3 + H2O. D. NO2 + H2O. Câu 22: Chất khí nào dưới đây không thể làm khô bằng dung dịch H2SO4 đặc? A. N2. B. O2. C. NH3. D. H2. Câu 23: Nhận định nào dưới đây đúng? A. Khí ammonia có thể thu được bằng phương pháp đẩy nước vì ammonia tan tốt trong nước. B. Khí ammonia có thể thu được bằng phương pháp đẩy nước vì ammonia không tan trong nước. C. Khí ammonia không thể thu được bằng phương pháp đẩy nước vì ammonia tan tốt trong nước. D. Khí ammonia không thể thu được bằng phương pháp đẩy nước vì ammonia không tan trong nước. Câu 24: Xét cân bằng hóa học: NH3 + H2O ? NH4+ + OH- Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi cho thêm vài giọt dung dịch nào dưới đây? A. NH4Cl. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl. Câu 25: Cho các nhận định sau về ammonia và muối ammonium: (a) Theo Bronsted, ammonia có tính base trong môi trường nước. (b) Ammonia có tính oxi hóa do nguyên tử nitrogen có số oxi hóa -3. (c) Các muối ammonium đều tan tốt trong nước và bền với nhiệt. (d) Khí ammonia làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh. (e) Dung dịch ammonium chloride làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26: Cho các nhận định sau: (a) Nitric acid có công thức hóa học là HNO2. (b) Khi tác dụng với dung dịch NaOH, nitric acid thể hiện tính oxi hóa. (c) Nitric acid có tính acid và tính oxi hóa (d) Nitric acid là nguyên liệu sản xuất phân bón ammonium nitrate. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
- Câu 27: Từ 1 tấn ammonia có thể điều chế được bao nhiêu tấn dung dịch nitric acid 60% với hiệu suất chung của cả quá trình đạt 80%? A. 4,941 tấn. B. 6,176 tấn. C. 3,705 tấn. D. 2,964 tấn. Câu 28: Hai chất khí gây mưa acid là A. SO2 và N2. B. SO2 và NO2. C. S và N2. D. S và NO2. Câu 29: Sản phẩm khi cho sulfur tác dụng với khí hydrogen là A. H2S. B. H4S. C. H6S. D. HS. Câu 20: Để xử lý thủy ngân (mercury – Hg) khi bị rơi vãi, ta có thể sử dụng A. sulfur. B. sulfur dioxide. C. sulfuric acid. D. sulfur trioxide. Câu 21: Tác hại nào sau đây không phải của khí sulfur đioxide A. Gây ra bệnh viêm đường hô hấp. B. Làm rối loạn nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể. C. Làm giảm khả năng vận chuyển oxygen của hồng cầu. D. Là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính Câu 22: Phản ứng nào dưới đây sulfur dioxide thể hiện tính oxi hóa? A. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O. B. 2SO2 + O2 → 2SO3. C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. D. SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Câu 23 . Muối sulfate nào sau đây có các đặc điểm: tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, chủ yếu được sử dụng làm phân bón. Muối này còn được sử dụng làm thuốc giúp giảm các cơn đau cơ, giảm hiện tượng chuột rút? A. Sodium sulfate. B. Magnesium sulfate. C. Ammonium sulfate. D. Calcium sulfate. Câu 24: Có thể phân biệt dung dịch H2SO4 và dung dịch HCl bằng A. quỳ tím. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch K2SO4. Câu 25: Cho các nhận định sau: (a) Sulfuric acid có công thức hóa học là H2SO3. (b) Sulfuric acid 98% gây bỏng khi tiếp xúc với da. (c) Khi pha loãng, ta cho từ từ nước vào dung dịch sulfuric acid đặc. (d) Sulfuric acid đặc hòa tan kim loại copper giải phóng khí hydrogen. (e) Từ quặng pyrite (FeS2) có thể điều chế được Sulfuric acid. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26. Trộn 5,6 gam bột iron với 2,4 gam bột sulfur rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đkc). Giá trị của V là A. 4,958 lít. B. 3,7185 lít. C. 6,1975 lít. D. 3,09875 lít. Câu 27 . Hoà tan hoàn toàn m gam bột Fe trong 200 ml dung dịch H2SO4 1M (lấy dư 25% so với lượng phản ứng) thấy có khí H2 thoát ra. Vậy giá trị của m là A.8,96 gam. B. 8,40 gam. C. 6,72 gam. D. 11,2 gam. Câu 28. Hòa tan m gam Al bằng H2SO4 đặc nóng thoát ra 4,8 gam SO2 duy nhất. Giá trị của m là A. 1,35 g. B. 2,04 g. C. 1,65 g. D. 2,7 g. Câu 29 . Cho 247,9 ml khí SO2 (đkc) hấp thụ hết trong 100,0 ml dung dịch KOH 0,200 M. Khối lượng của muối tạo thành là A. A. 1,58 gam B. 1 gam C. 2 gam D. 1,67 gam Câu 30. Hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol SO2 vào 400 ml dung dịch NaOH C mol/l, thu được 16,7 gam muối. C có giá trị là A. 0,5 M. B. 0,7 M. C. 0,75 M. D. 0,375 M PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai: a) Dù phân tử N2 có tính kém hoạt động hoá học, nhưng vẫn hoạt động hoá học mạnh hơn Cl2. b) Đơn chất nitrogen phản ứng với hydrogen, oxygen ở điều kiện thường. c) Trong bầu khí quyển, khi có sấm chớp, khí nitrogen tạo các nitrogen oxide, là một nguyên nhân làm cho nước mưa có tính acid.
- Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai: a) S chỉ có tính khử. b) Hg phản ứng với S ở ngay nhiệt độ thường. c) Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với O2, Cl2, F2 thể hiện tính oxi hoá. d) Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá. Câu 3: Lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d của bài tập sau: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 24. Nung nóng X trong bình kín chứa xúc tác V2O5, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 30. a) Khối lượng của hỗn hợp X là 96 gam. b) Số mol của khí SO3 trong hỗn hợp khí Y là 0,4 mol. c) Hỗn hợp khí Y gồm SO2 và SO3. d) Hiệu suất của quá trình oxi hóa SO2 thành SO3 là 80%. PHẦN III: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN Câu 2; Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4,FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hóa – khử là bao nhiêu? Câu 2: Một hỗn hợp gồm hai khí H2 và N2 theo tỉ lệ mol là 4: 1. Nung với xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí Y, trong đó NH3 chiếm 20% thể tích. Hiệu suất của phản ứng trên là a%. Xác định giá trị của A. Câu 3: Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 75%, thể tích khí NH3 (đkc) tối thiểu cần dùng là bao nhiêu lít? Câu 4: Để trừ nấm thực vật, người ta dùng dung dịch CuSO4 0,8%. Lượng dung dịch CuSO4 0,8% pha chế được từ 60 gam CuSO4.5H2O là bao nhiêu gam? CHỦ ĐỀ 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ Phần I : Trắc nghiệm Câu 2: Chất nào dưới đây là chất hữu cơ? A. CO2. B. H2CO3. C. CH4. D. KCN. Câu 2: Công thức cấu tạo của C2H4 là A. CH3 – CH3. B. CH2 – CH2. C. CH2 = CH2. D. CH3 = CH3. Câu 3 : Công thức đơn giản nhất của C2H4O2 là A. CH2O. B. C2H4O2. C. CH2O2. D. C2H4O4. Câu 4: Chất nào dưới đây thuộc loại hydrocarbon? A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. C6H12O6. D. C2H2. Câu 5: Nhóm chức aldehyde có công thức là A. -OH. B. -CHO. C. -COOH. D. -NH2. Câu 6: Trong phương pháp phổ hồng ngoại (IR), nhóm chức có số sóng hấp thụ đặc trưng trong khoảng 3500 – 3200 cm-1 là A. -OH. B. -CHO. C. -COOH. D. -NH2. Câu 7: Để thu được muối CH3COONa từ dung dịch, phương pháp thích hợp nhất để sử dụng là A. phương pháp chưng cất. B. phương pháp kết tinh. C. phương pháp săc kí cột. D. phương pháp chiết. Câu 8: Chất nào dưới đây là đồng phân của CH3 – CH2 – CH2 – OH? A. CH3 – CH2 – OH. B. CH3 – O – CH3. C. HO – CH2 – CH2 – CH3. D. CH3 – O – CH2 – CH3. Câu 9: Hai hợp chất hữu cơ CH3 – CH2 – CHO và CH3 – CO – CH3 được gọi là A. thuộc cùng dãy đồng đẳng. B. đồng phân nhóm chức. C. đồng phân mạch carbon. D. đồng phân vị trí nhóm chức. Câu 20 . Việc tách các chất ra khỏi nhau bằng phương pháp sắc kí dựa trên đặc tính nào sau đây của chất? A. Phân tử khối B. Nhiệt độ sôi. C. Khả năng hấp phụ và hòa tan. D. Nhiệt độ nóng chảy. Câu 21: Cho các nhận định sau: (a) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố carbon. (b) Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị. (c) Hai chất hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2- được gọi là đồng phân của nhau. (d) Các hợp chất hữu cơ thường khó cháy và khó bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt.
- (e) Phản ứng của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm vào theo một hướng nhất định. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22: Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2817 cm-1 và 1731 cm-1. Chất X là chất nào trong các chất dưới đây? A. CH3C(O)CH2CH3. B. CH2=CHCH2CH2OH. C. CH3CH2CH2CHO. D. CH3CH=CHCH2OH. Câu 23: Nhóm chức là A. nguyên tử hay nhóm nguyên tử có số lượng nhiều nhất trong phân tử hợp chất hữu cơ. B. nguyên tử hay nhóm nguyên tử có chứa nguyên tố khác ngoài nguyên tố carbon. C. nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ. D. nguyên tử hay nhóm nguyên tử có vân hấp thụ đặc biệt trong phổ hồng ngoại IR. Câu 24: Để xác định nhóm chức trong hợp chất hữu cơ người ta thường sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân. B. Phổ khối lượng (MS). C. Phổ hồng ngoại (IR). D. Phân tích thành các hợp chất vô cơ .Câu 25: Phương pháp nào tối ưu để tách dầu ăn ra khỏi nước? A. Phương pháp chiết B. Phương pháp kết tinh. C. Phương pháp chưng cât. D. Phương pháp sắt kí cột. Câu 26: Chất nào dưới đây là dẫn xuất hydrocarbon? A. C2H4. B. CaCO3. C. C2H7ON. D. C6H6. Câu 27: Nhóm chức carboxylic acid là A. -COO- B. -OH. C. -COOH. D. -CHO. Câu 28: Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian sau đó lọc kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tách chiết nào để lấy được curcumin từ củ nghệ. A. Chiết, chưng cất và kết tinh. B. Chiết và kết tinh. C. Chưng cất và kết tinh. D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí. Câu 29: Dãy nào dưới đây gồm các chất thuộc cùng dãy đồng đẳng? A. CH4, C2H4, C3H4. B. C2H2, C2H4, C2H6. C. C2H4, C3H6, C4H8. D. CH4, C2H4, C3H6. Câu 30: Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau? A. CH3 – CH2 – CH2 – CH3 và CH3 – CH2 – CH3. B. CH2 = CH – CH3 và CH3 – CH = CH2. C. CH2 = CH – CH3 và CH ≡ C– CH3. D. CH3 – CH2 – CH2 – CH3 và CH3 – CH(CH3)2. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1: Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Phổ MS cho thấy X có phân tử khối là 42. a) Có 3 nguyên tử C trong công thức phân tử của X. b) Công thức phân tử của X có số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử C. c) Công thức đơn giản nhất của X là CH. d) Chất X không được xếp loại vào nhóm hydrocarbon. Câu 2: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. X có phân tử khối là 60. a) Công thức phân tử của X là C2H4O2. b) Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố O trong X là 33,33%. c) Đốt cháy X thu được sản phẩm là CO và H2O. d) X không phải là hydrocarbon. Câu 3: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O, là một hợp chất dễ bay hơi. Cho phổ IR như sau: a) Do có peak 1720 cm-1 chứng tỏ Y có chứa liên kết C=O. b) Khối lượng phân tử của Y là 70 gam/mol. c) Trong công thức phân tử của Y có liên kết C - H.
- d) Y có chứa nhóm chức –CH=O. Câu 4: Thêm hexane (một hydrocarbon trong phân tử có 6 nguyên tử carbon) vào dung dịch iodine trong nước, lắc đều rồi để yên. Sau đó thu lấy lớp hữu cơ, làm bay hơi dung môi để thu lấy iodine. a) Sử dụng phương pháp chiết lỏng – lỏng để thu lấy iodine từ dung dịch iodine trong nước trong quy trình được mô tả trên. b) Dụng cụ được sử dụng trong hình trên là phễu thuỷ tinh. c) Iodine tan trong nước tốt hơn là tan trong hexane. d) Nồng độ iodine trong nước thấp hơn nồng độ iodine trong hexane. PHẦN III: CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN Câu 2: Hai hợp chất X và Y cùng có công thức thực nghiệm là CH2O. Phổ MS cho thấy X và Y có các tín hiệu sau: Xác định công thức phân tử của X và Y. Biết mảnh [M+] có giá trị m/z lớn nhất. Câu 2: Người ta xác định được % khối lượng các nguyên tố trong vitamin C: %C = 40,91%; %H = 4,545%; %O = 54,545%. Xác định CTPT biết M của vitamin C = 176. Câu 3: Camphor (có trong cây long não) là 1 chất rắn kết tinh màu trắng hay trong suốt giống như sáp với mùi thơm đặc trưng, thường dùng trong y học. Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong camphor lần lượt là : 78,94% C, 10,53% H, 10,53% O và có phổ khối lượng ở hình sau: Xác định công thức phân tử của camphor. Phần tự luận: Câu 2: Một học sinh cân 1,062 gam NaOH rắn rồi pha thành 250mL dung dịch A. A. Tính nồng độ CM của dung dịch A. B. Lấy 5,0 mL dung dịch A rồi chuẩn độ với dung dịch HCl 0,1 M thì thấy hết 5,2 mL. Tính nồng độ dung dịch A từ kết quả chuẩn độ trên. Câu 2: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Nung nóng X trong bình kín (4500 C, xúc tác Fe) một thời gian, thu được hỗn hợp khí có số mol giảm 5% so với ban đầu. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3. Câu 3: Xét phản ứng:4NO2(g) + O2(g) + 2H2O(l) ? 4HNO3(l)
- Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng vào cho biết phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt.(Biết nhiệt tạo thành chuẩn của NO2(g), H2O(l) và HNO3(l) lần lượt là 33,2 kJ/mol; -285,8 kJ/mol và -174,1kJ/mol). Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu và CuO bằng dung dịch nitric acid đặc, nóng dư. Sau phản ứng thu được 4,958 (L) khí NO2 (đkc), là sản phẩm khử duy nhất. Xác định khối lượng % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X ban đầu. Câu 5: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với khí hydrogen là 24. Nung nóng X trong bình kín có chứa xúc tác V2O5, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với khí hydrogen là 30. a. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính hiệu suất quá trình chuyển hóa SO 2 thành SO3. b. Biết biến thiên enthaply của phản ứng trên nhỏ hơn không. Em hãy đề xuất một số biện pháp để tăng hiệu suất quá trình chuyển hóa SO2 thành SO3. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn một kim loại R (có hóa trị II) bằng dung dịch H2SO4 9,80% (loãng) vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch muối với nồng độ 11,74%. Xác định kim loại R. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một chất hữu cơ Y bằng khí oxygen; sau phản ứng thu được 9,916 (L) khí CO2 (đkc) và 9,0 gam nước. a. Xác định công thức phân tử của Y biết MY = 58 (gam/mol). b. Viết các công thức cấu tạo có thể của Y. Câu 8. Chất X có công thức phân tử là C5H10O và có phổ hồng ngoại như sau: Dựa vào phổ hồng ngoại, hãy dự đoán nhóm chức có trong phân tử X. Câu 9: Safrol là một chất có trong tinh dầu xá xị (hay gù hương), được dùng làm hương liệu trong thực phẩm. Phổ MS của safrol cho thấy chất này có phân tử khối là 162. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen có trong safrol lần lượt là: 74,07%; 6,18% và 19,75%. Xác định công thức phân tử của safrol? Câu 20: Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy trong hợp chất Y, carbon chiếm 85,7% về khối lượng còn lại là hydrogen. Xác định công hức đơn giản nhất của Y? Câu 21. Hãy mô tả đặc điểm của ao, hồ có hiện tượng phú dưỡng và đề xuất cách cải tạo? Câu 22. Kể tên một số nguồn phát thải sulfur dioxide vào khí quyển. Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm cắt giảm sự phát thải đó. Câu 23. Tìm các ví dụ trong thực tế cuộc sống đã áp dụng phương pháp chiết. Mô tả cách thực hiện và cho biết e đã áp dụng phương pháp chiết lỏng – lỏng hay lỏng rắn?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 76 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 46 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn