intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KỲ I, 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH Môn: KHTN 7 A/ PHẦN VẬT LÍ I. Lí thuyết Câu 1: Tốc độ là gì? Ý nghĩa của tốc độ? Công thức tính tốc độ, Giải thích tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức? Nêu đặc điểm và ý nghĩa của đồ thị quãng đường, thời gian? - Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. - Tốc độ chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian - Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian. - Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi là một đường thẳng. Chuyển động này gọi là chuyển động đều. - Ý nghĩa: Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi. Câu 2: Dao động là gì? Nguồn âm là gì? Nêu ví dụ về nguồn âm? Sóng âm là gì? Âm có thể truyền trong các môi trường nào? Không thể truyền trong các môi trường nào? - Sự rung động (hay chuyển động) qua lại một vị trí cân bằng được gọi là dao động. - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Ví dụ: Trống đang gõ, kèn đang thổi, côn trùng vỗ cánh…. - Sóng âm là sự lan truyền dao động âm trong các môi trường + Âm thanh có thể truyền qua các môi trường rắn, lỏng, và khí. Các môi trường rắn, lỏng, và khí được gọi là môi trường truyền âm. + Âm thanh không thể truyền qua chân không. Câu 3: Tần số là gì? Đơn vị của tần số? Khi nào âm phát ra cao, thấp? Tần số là một đặc tính vật lí của âm, Trong đó: N là số dao động; mang tính khách quan, xác định số t (s) là thời gian vật thực hiện được N dao động; dao động của nguồn âm thực hiện f là tần số dao động, đơn vị là Héc (kí hiệu là Hz) được trong một giây. N f= t
  2. Độ cao là một đặc tính sinh lí của Lưu ý: âm, phụ thuộc vào tần số âm. + Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm. + Tần số âm càng lớn thì âm phát + Những âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là ra càng cao (càng bổng); siêu âm. + Tần số âm càng nhỏ thì âm phát ra + Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần càng số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz. thấp (càng trầm). Câu 4: Biên độ dao động là gì? Khi nào âm phát ra to, nhỏ? + Trong quá trình dao động, độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng được gọi là biên độ dao động. + Biên độ dao động càng lớn thì âm do vật phát ra càng to. Biên độ dao động càng nhỏ thì âm do vật phát ra càng nhỏ. + Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu là dB). Câu 5: Âm phản xạ là gì? Khi nào tai ta nghe được tiếng vang? Nêu đặc điểm của vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém? Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn + Âm thanh khi truyền đi nếu gặp vật chắn có bề mặt cứng, nhẵn (như vách núi hay bức tường) thì âm bị dội ngược trở lại, âm đó là âm phản xạ hay còn gọi là tiếng vang. + Thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được tiếng vang phải lớn hơn 1/15 giây thì ta mới có thể nghe rõ tiếng vang. + Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt cứng nhẵn Ví dụ: mặt gương, đá hoa cương,tấm kim loại, tường gạch. + Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp có bề mặt xù xì hay gồ ghề. Ví dụ: Miếng xốp, áo len, cao su, xốp, đệm mút. * Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn - Tác động vào nguồn âm: giảm độ to của nguồn âm bằng cách giảm biên độ dao động Ví dụ: vặn nhỏ tiếng đài, lắp ống xả cho xe máy, treo các biển cấm gây tiếng động mạnh. - Phân tán âm trên đường truyền: chuyển hướng âm truyền đi theo đường khác bằng cách trồng nhiều cây xanh, xây tường chắn,…để khi âm đến gặp lá cây hoặc mặt tường sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau. Ví dụ: trồng nhiều cây xanh bên đường hoặc xây dựng các rào cản âm thanh trên đường cao tốc. - Ngăn chặn sự truyền âm: tác động để môi trường truyền âm hấp thụ bớt âm
  3. Ví dụ: xây tường chắn giữa nguồn âm và tai nghe, che chắn nguồn âm bằng cách dùng các vật liệu cách âm II/ Bài tập Chủ đề 1: Tốc độ Câu 1. Đại lượng cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động là A. quãng đường. B. thời gian. C. tốc độ. D. thời tiết. Câu 2: Tốc kế có gắn trên các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô được sử dụng để A. đo nhiệt độ môi trường. B. đo cường độ dòng điện. C. đo cường độ ánh sáng. D. đo tốc độ chuyển động. Câu 3: Đường sắt Hà Nội – Hồ Chí Minh dài khoảng 1726 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hoả là 54 km/h và coi như tàu chuyển động liên tục không nghỉ thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Hồ Chí Minh là A. 30 h. B. 32 h. C. 35 h. D. 36 h. Câu 4. Một người lái ô tô di chuyển trên đường cao tốc và cài đặt chế độ kiểm soát tốc độ từ 50 km/h đến 60km/h. Khi bắt đầu di chuyển người bật đồng hồ đo thời gian và kết thúc trên đồng hồ hiển thị 10 phút 30 giây. Hỏi người đó đi được một quãng đường bằng bao nhiêu biết rằng khi di chuyển người đó chuyển động với tốc độ tối đa? A. 10500 m. B. 15000 m. C. 10050 m. D. 100500 m Câu 5. Hãy sắp xếp các tốc độ sau đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. (1): Tốc độ chuyển động của tàu hoả 54 km/h. (2) : Tốc độ bay chim đại bàng 24 m/s. (3) : Tốc độ bơi của một con cá: 6000 cm/phút. (4) : Tốc độ quay của trái đất quanh Mặt Trời 108000 km/h. A. 1 – 2 – 3 – 4. B. 1 – 3 – 2 – 4. C. 4 – 2 – 3 – 1. D. 4 – 3 – 2 – 1. Câu 6. Lúc 2 h sáng, một đoàn tàu hỏa chạy từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương với tốc độ 50 km/h, đến ga Hải Dương lúc 2 h30 min là dừng tại đó 30 min. Sau đó đoàn tàu chạy tiếp tục đến Hải Phòng với tốc độ cũ. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường thời gian của đoàn tàu?
  4. A. B. Câu 7: Lúc 7 h sáng, một mô tô đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Biên Hòa cách nhau 30 km. Lúc 7 h 20 min, mô tô còn cách Biên Hòa 10 km. Hỏi nếu mô tô đi liên tục không nghỉ với tốc độ không thay đổi thì sẽ đến Biên Hòa lúc mấy giờ? Câu 8: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 min đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tính Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường Câu 9: Một người đi xe đạp, sau khi đi được 8 km với tốc độ 12 km/h thì dừng lại để sửa xe trong 40 min, sau đó đi tiếp 12 km với tốc độ 9 km/h. a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp. b) Xác định tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường. Chủ đề 2: Âm Thanh Câu 1: Âm thanh được tạo ra nhờ A. nhiệt. B. điện. C. ánh sáng. D. dao động. Câu 2: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào? A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ. B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ. C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ. D. Cả 3 trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang. Câu 3: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt? A. Miếng xốp. B. Tấm gỗ. C. Mặt gương. D. Đệm cao su. Câu 4: Khi ta đang nghe đài thì A. màng loa của đài bị nén. B. màng loa của đài bị bẹp. C. màng loa của đài bị dao động. D. màng loa của đài bị căng ra. Câu 5: Số dao động trong một giây gọi là A. vận tốc của âm. B. tần số của âm. C. biên độ của âm. D. độ cao của âm. Câu 6: Đơn vị của tần số là
  5. A. m/s. B. Hz (héc). C. dB (đê xi ben). D. s (giây). Câu 7: Vật phản xạ tốt là những vật có bề mặt A. phẳng và sáng. B. nhẵn và cứng. C. gồ ghề và mềm. D. mấp mô và cứng. Câu 8. Âm càng to khi có A. biên độ âm càng lớn. B. biên độ âm càng nhỏ. C. tần số âm càng lớn. D. tần số âm càng nhỏ. Câu 9. Vào ban đêm ở bờ biển ta thường nghe thấy tiếng rì rào, âm thanh ấy phát ra từ đâu? A. Bãi cát. B. Gió. C. Sóng biển. D. Từ nước biển và bãi cát. Câu 10. Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ sóng âm để đo độ sâu của biển. Sóng âm có tần số cao (siêu âm) từ con tàu trên mặt biển phát ra truyền tới đáy biển. Tại đó sóng âm bị phản xạ trở lại và được một thiết bị trên tàu ghi lại. Trong một phép đo độ sâu của đáy biển người ta ghi lại được từ lúc phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ là 1,2 s. Biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1 500 m/s. Tính độ sâu của đáy biển Chủ đề 3: Ánh sáng Câu 1. Trong các câu sau câu nào đúng khi nói về vùng tối? A. Vùng tối sau vật cản. B. Một phần trên màn chắn không nhân được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. C. Chỗ không có ánh sáng truyền tới. D. Phần có màu đen trên màn. Câu 2 Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời. B. Mặt Trăng. C. Ngọn nến đang cháy. D. Cục than đang nóng đỏ. B. PHẦN HÓA HỌC I-TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cho CTHH của muối ăn là NaCl, công thức cho biết A. Muối ăn được tạo nên từ nguyên tử NaCl. B. Muối ăn được tạo nên từ 2 nguyên tử N và C. C. Muối ăn được tạo nên từ 2 nguyên tố Na và Cl. D. Muối ăn được tạo nên từ 4 nguyên tử Na và Cl. Câu 2. Cho biết nhóm nguyên tố kim loại là A. O, S, Cl. B. Na, P, K. C. Mg, H, O. D. Ba, Fe, K. Câu 3. Kí hiệu Mg, K, Ba lần lượt là kí hiệu hóa học của các nguyên tố nào? A. Manganese, Potassium, Barium. B. Magnesium, Potassium, Beryllium. C. Magnesium, Potassium, Barium. D. Manganse, Potassium, Beryllium. Câu 4. Dãy chất nào dưới đây là phi kim
  6. A. Kẽm, cacbon, lưu huỳnh, oxi. B. Nitơ, oxi, cacbon, lưu huỳnh. C. Sắt, kẽm, lưu huỳnh, oxi. D. Sắt, oxi, nitơ, lưu huỳnh. Câu 5. Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. Nước là A. một hợp chất. B. một đơn chất. C. một hỗn hợp. D. một nguyên tổ hoá học. Câu 6. Cho các chất sau: Ca, O2, P2O5, HCl, Na, NH3, Al đâu là đơn chất A. Ca, O2, Na, Al. B. Ca, O, HCl, NH3. C. HCl, P2O5, Na, Al. D. NH3, HCl, Na, Al. Câu 7. Phân tử khối của Cu gấp bao nhiêu lần phân tử khối của oxi? A. 2 lần. B. 4 lần. C. 32 lần. D. 64 lần. Câu 8. Khối lượng phân tử của các hợp chất CH4, Mg(OH)2, KCl lần lượt là: A. 16 amu, 74,5 amu, 58 amu. B. 74,5 amu, 58 amu, 16 amu. C. 17 amu, 58 amu, 74,5 amu. D. 16 amu, 58 amu, 74,5 amu. Câu 9. Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây? A. Ca B. Na C. K D. Fe Câu 10. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết A. cộng hóa trị. B. ion. C. phi kim. D. kim loại. Câu 11. Trong phân tử potassium chloride, nguyên tử K (potassium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết: A. cộng hóa trị. B. ion. C. phi kim. D. kim loại. Câu 12. Muối ăn (sodium chloride) được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học là Na (Sodium) và Cl (Chlorine). Biết Na hóa trị I, Cl: hóa trị I. Vậy công thức hóa học của muối ăn là: A. NaCl B. Na2Cl C. Na2Cl2 D. NaCl2 Câu 13. Nguyên tố X có hoá trị III, công thức của muối sunfat là: A. XSO4 B. X(SO4)3 C. X2(SO4)3 D. X3SO4 Câu 14. Nguyên tố N chiếm 46.66% trong công thức hóa học nào sau đây? A. N2O5 B. NO2 C. NO D. N2O3 II. BÀI TẬP Bài 1. Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử sau: a. Hydrogen sulphide (H2S) b. Carbon dioxide (CO2) Bài 2. Trên bao bì của một loại sữa phần giá trị dinh dưỡng có ghi một số kí hiệu như sau: Mg, Zn, P, C. Hãy cho biết tên gọi của các nguyên tố hóa học trên? Bài 3. Cho các CTHH sau: CO2, NaCl2, KO, K2O, AlCl2, Al2O3, MgO2 CTHH nào đúng, CTHH nào sai? Giải thích? Bài 4. Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong các hợp chất có CTHH sau:
  7. a. CuSO4 b. Fe(OH)2 c. MgO Cho biết: Cu = 64; S = 32; O = 16; Fe = 56; Mg = 24; H = 1) Bài 5. Lập công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các chất trong các trường hợp sau: a. Al và O. b. Mg và O c. Al và OH Bài 6. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sulfur và oxygen, trong đó sulfur chiếm 40% về khối lượng còn lại là oxi, biết khối lượng phân tử của hợp chất là 80 amu. *Chú ý: - Học thuộc tên nguyên tố và KHHH của 20 nguyên tố (Bảng 3.1 sgk/21). - Học thuộc hóa trị thường gặp của các nguyên tố hóa học (Bảng 7.2 sgk/43); Hóa trị của một số nhóm nguyên tử (Bảng 7.3 sgk/43).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2