![](images/graphics/blank.gif)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
- SỞ GD& ĐT HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Lịch sử 10 I. NỘI DUNG: Ôn tập kiến thức Lịch sử lớp 10 theo sách giáo khoa Bộ Cánh diều, tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: Chủ đề Nội dung ôn tập Bài 1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. - Khái niệm lịch sử. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Chủ đề 1. - Đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. LỊCH SỬ Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống. VÀ SỬ HỌC - Sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời. - Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử. - Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống. Bài 3. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và phát triển du lịch. - Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản thiên nhiên. Chủ đề 2. + Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị VAI TRÒ các di sản văn hoá CỦA SỬ + Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và HỌC di sản thiên nhiên. - Sử học với sự phát triển du lịch + Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch. + Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa Bài 4. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại. - Khái niệm văn minh. Phân biệt được khái niệm văn minh, văn hoá. Chủ đề 3. - Những thành tựu tiêu biểu, ý nghĩa của văn minh Ai Cập thời cổ MỘT SỐ đại. NỀN VĂN - Những thành tựu tiêu biểu, ý nghĩa của văn minh Ấn Độ thời cổ - MINH THẾ trung đại. GIỚI THỜI - Những thành tựu tiêu biểu, ý nghĩa của văn minh Trung Hoa thời CỔ - cổ - trung đại. TRUNG Bài 5. Một số nền văn minh phương Tây thời cổ - trung đại. ĐẠI - Những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Hy Lạp, La Mã thời cổ đại. - Những thành tựu tiêu biểu, nội dung, ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng. Chủ đề 4. Bài 6. Cách mạng công nghiệp thời cận đại. CÁC CUỘC - Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. CÁCH - Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
- MẠNG CÔNG NGHIỆP - Ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai về TRONG kinh tế, xã hội, văn hoá. LỊCH SỬ THẾ GIỚI II. GỢI Ý MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN. 1. Phần trắc nghiệm dạng 1( 40 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn) Câu 1. Khái niệm lịch sử gắn với A. tư liệu lịch sử xảy ra trong quá khứ. B. hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. C. tư liệu truyền miệng và chữ viết. D. những gì đã diễn ra trong quá khứ. Câu 2. Toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là: A. quy luật của lịch sử. B. hiện thực lịch sử. C. nhận thức lịch sử. D. bản chất của lịch sử. Câu 3. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là gì? A. Cung cấp đầy đủ tri thức khoa học đã được nghiên cứu để nêu gương. B. Khôi phục hiện thực lịch sử chính xác dựa trên nguồn sử liệu tin cậy. C. Dựng lại biến cố lịch sử dựa vào những hiểu biết của nhà nghiên cứu. D. Khôi phục hiện thực lịch sử dựa trên quan điểm của nhà nghiên cứu. Câu 4. Sử học là A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người. B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại. D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật. Câu 5. Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học? A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ. B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người. C. Quá khứ của một quốc gia hoặc một khu vực trên thế giới. D. Quá khứ của toàn thể nhân loại. Câu 6. Tri thức lịch sử là tất cả A. Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử. B. Các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người. C. Hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người. D. Các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người. Câu 7. Những tri thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng nào dưới đây? A. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng,... B. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết,...
- C. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành,... D. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... Câu 8. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử A. Liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tắt cả mọi sự vật, hiện tượng. B. Chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên. C. Rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng. D. Giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại. Câu 9. Mộc bản triều Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào dưới đây? A. Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân. B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản. C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản. D. Trí thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân. Câu 10. Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần A. định hướng sự phát triển của Sử học trong tương lai. B. Xác định chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử. C. cung cấp bài học kinh nghiệm cho các nhà sử học. D. quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài. Câu 11. Kết nối lịch sử với cuộc sống chính là A. sử dụng tri thức lịch sử để hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại. B. sử dụng những kiến thức trong quá khứ để thay đổi cuộc sống hiện tại. C. kết nối giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử bằng các nguồn sử liệu. D. sưu tầm và sử dụng các nguồn sử liệu để làm sáng tỏ hiện thực lịch sử. Câu 12. Theo định nghĩa về văn minh, điểm nào sau đây của văn minh khác biệt so với văn hóa? A. Văn minh chỉ giá trị kỹ thuật, giá trị tinh thần. B. Văn minh chỉ giá trị vật chất và tinh thần ở trình độ cao. C. Văn minh chỉ thái độ hành xử văn minh lịch sự. D. Văn minh chỉ sự thụ hưởng giá trị tinh thần ở trình độ cao. Câu 13. Văn minh Ai Cập nằm ở khu vực nào sau đây? A. Nam Á. B. Bắc Phi. C. Địa Trung Hải. D. Đông Nam Á. Câu 14. Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào? A. Sông Ấn,sông Hằng. B. Sông Hoàng Hà, sông Trường Giang. C. Sông Ti-grơ và Ơ-phơ-rát. D. Sông Nin. Câu 15. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là A. tượng Nhân sư. B. các kim tự tháp. C. đền thờ các vị vua. D. các khu phố cổ. Câu 16. Chữ viết Ai Cập cổ đại buổi ban đầu là dạng chữ A. Hán. B. tượng hình. C. la tinh. D. hình thừng. Câu 17. Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?
- A. Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn. B. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và cao nguyên. C. Đất nước ba mặt tiếp giáp biển. D. Là một bán đảo nên có nhiều vũng, vịnh, hải cảng,… Câu 18. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào? A. Sông Ấn và sông Hằng. B. Sông Nin và sông Ấn. C. Hoàng Hà và Trường Giang. D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát. Câu 19. Người A-ri-a là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ? A. Văn minh sông Ấn. B. Văn minh sông Hằng. C. Văn minh Ấn Độ. D. Văn minh Nam Ấn. Câu 20. Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ? A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Hin-đu giáo. D. Ba La Môn giáo. Câu 21. Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là A. Hoa Đà. B. Tư Mã Thiên. C. Tổ Xung Chi. D. Tư Mã Quang. Câu 22. Bốn phát minh quan trọng về kĩ thuật của người Trung Quốc là A. kĩ thuật vẽ bản đồ, làm la bàn, thuốc súng và giấy. B. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn. C. kĩ thuật làm giấy, làm cánh buồm, thuốc súng và la bàn. D. kĩ thuật đóng tàu, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn. Câu 23. Người sáng lập học phái Nho gia là A. Mạnh Tử. B. Tuân Tử. C. Lão Tử. D. Khổng Tử. Câu 24. Công trình kiến trúc phòng thủ nào được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc? A. Lăng Ly Sơn. B. Vạn Lý Trường Thành. C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. D. Quảng trường Thiên An Môn. Câu 25. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là A. Sa-ki-a Mu-ni và Vê-đa. B. Tai-giơ Ma-han và La Ki-la. C. Ra-ma-y-a-na và Kha-giu-ra-hô. D. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na. Câu 26. Người Hy Lạp và người La Mã sáng tạo ra loại lịch nào? A. Âm lịch. B. Dương lịch. C. Phật lịch. D. Lịch vạn sự. Câu 27. Ai là tác giả của vở kịch Ơ-đíp làm vua? A. Py-ta-go. B. Hi-pô-crát. C. Hê-rô-đốt. D. Xô-phốc-lơ. Câu 28. Tượng Đa-vit là tác phẩm của ai? A. Mi-ken-giăng-giơ. B. Lê-ô-na đơ Vanh-xi. C. Cô-péc-ních. D. Ga-li-lê. Câu 29. Tác phẩm văn học nào dưới đây không ra đời trong thời kì văn minh Phục Hưng? A. Thần khúc. B. Những người khốn khổ. C. Đôn-ki-hô-tê. D. Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Câu 30. Văn minh thời Phục hưng đề cao điều gì? A. Giáo lí của Thiên Chúa giáo. B. Uy quyền và tính chuyên chế của các vị vua.
- C. Giá trị con người và quyền tự do cá nhân. D. Vai trò quan trọng của Giáo hội Thiên Chúa. Câu 31. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở đâu? A. Anh. B. Đức. C. Pháp. D. Mỹ. Câu 32. Giêm Oát là người đã phát minh ra A. con thoi bay. B. máy dệt. C. máy hơi nước. D. đầu máy xe lửa. Câu 33. Một trong các ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì? A. Tạo ra nguồn động lực mới, làm tăng sức lao động cơ bắp của con người. B. Lao động bằng thủ công đã được thay thế bằng máy móc. C. Làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. D. Làm thay đổi bộ mặt xã hội của nước Anh. Câu 34. Người phát minh ra đầu máy xe lửa là A. Giêm Hagrivơ. B. Áccraitơ. C. Giêm Oát. D. Xtiphenxơn. Câu 35. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra mạnh mẽ ở các nước nào? A. Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Nhật Bản. B. Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc. C. Đức, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc. D. Anh, Mỹ, Nga, Nhật. Câu 36. “Ông vua” xe hơi nước Mỹ là ai? A. Gu-li-ê-li-nô Mác-cô-ni. B. Hen-ri Pho. C. Ni-cô-la Tét-la. D. Mai-cơn Pha-ra-đây. Câu 37. Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại? A. Thành thị cổ Ha-rap-pa. B. Kim tự tháp Kê-ốp. C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon. D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Câu 38. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là A. máy tính điện tử. B. Internet kết nối vạn vật. C. động cơ hơi nước. D. động cơ điện. Câu 39. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Động cơ hơi nước. B. Động cơ điện. C. Đầu máy xe lửa. D. Máy kéo sợi Gien-ni. Câu 40. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại? A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá. B. Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, giao thông vận tải. C. Tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn. D. Đưa con người bước sang nền văn minh thông tin. 2. Phần trắc nghiệm dạng 2( trắc nghiệm đúng hoặc sai) Câu 1. : Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai: Trong số các đền chùa của các tôn giáo như Bà – la – môn giáo, Phật giáo, Giai – na giáo, chùa hang là một loại công trình đặc biệt của Ấn Độ thời cổ - trung đại, thường là những công trình nghệ thuật kết hợp kiến trúc với điêu khắc, hội họa. Tiêu biểu cho loại công trình này là những gian chùa hang ở A – gian – ta được kiến tạo từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VIII. Phương pháp kiến tạo loại chùa này là khoét sâu vào vách núi đá, có nhiều cột chống và được trang trí bằng nhiều bức chạm tinh vi và những tranh bích họa rất đẹp.
- (Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991, tr.81) a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thành tựu của văn minh Ấn Độ trên các lĩnh vực tôn giáo, kiến trúc và điêu khắc. b. Bà – la – môn giáo, Phật giáo, Giai – na giáo là những tôn giáo được du nhập từ bên ngoài và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ. c. Chùa hang là một loại công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ thuộc dòng kiến trúc tôn giáo. d. Một trong những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của chùa hang là sự kết hợp hài hòa giữa giữa nghệ thuật kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai: Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công bị Thôi Trữ là quan đại phu nước Tề giết chết. Thôi Trữ lệnh cho Thái sử Bá (quan chép sử) viết: “Tề Trang Công chết do bị sốt rét”, để che giấu sự thật. Thái sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng: “Thôi Trữ giết vua Quang (tức Tề Trang Công)”. Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái sử Bá. Thái sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng và Thúc được gọi đến và cũng chép vào sách sử câu chữ đúng như người anh đã viết. Thôi Trữ lại giết Trọng và Thúc. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ sách viết đúng như câu của ba người anh. Thôi Trữ cầm sách xem, hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình sao?”. Quý ung dung đáp rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì cầu sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!”. Thôi Trữ nghe xong đành trả lại thẻ sách cho Quý và không giết ông nữa. (Theo Khổng Tử, Xuân Thu tam truyện, Tập 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.168 – 170) a. Các quan chép sử nhà Tề có hành động giống hệt nhau là viết đúng sự thật Thôi Trữ giết vua vào sử sách. b. Câu chuyện cho thấy nguyên tắc trung thực, khách quan trong ghi chép Sử có thể được vận dụng linh hoạt cho từng tình huống. c. Thái sử Bá, Thái sử Trọng có nguyên tắc ghi chép sử khác với Thái sử Thúc và Thái sử Quý. d. Câu chuyện có tác dụng giáo dục, nêu gương lớn đối với những người nghiên cứu lịch sử hiện nay. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai: Trong số các đền chùa của các tôn giáo như Bà – la – môn giáo, Phật giáo, Giai – na giáo, chùa hang là một loại công trình đặc biệt của Ấn Độ thời cổ - trung đại, thường là những công trình nghệ thuật kết hợp kiến trúc với điêu khắc, hội họa. Tiêu biểu cho loại công trình này là những gian chùa hang ở A – gian – ta được kiến tạo từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VIII. Phương pháp kiến tạo loại chùa này là khoét sâu vào vách núi đá, có nhiều cột chống và được trang trí bằng nhiều bức chạm tinh vi và những tranh bích họa rất đẹp.
- (Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991, tr.81) a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thành tựu của văn minh Ấn Độ trên các lĩnh vực tôn giáo, kiến trúc và điêu khắc. b. Bà – la – môn giáo, Phật giáo, Giai – na giáo là những tôn giáo được du nhập từ bên ngoài và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ. c. Chùa hang là một loại công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ thuộc dòng kiến trúc tôn giáo. d. Một trong những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của chùa hang là sự kết hợp hài hòa giữa giữa nghệ thuật kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai: Làn sóng công nghiệp hóa, mức tăng dân số cao, quá trình đô thị hóa tăng tốc đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt các nước tư bản phương Tây những năm đầu thế kỉ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, khoảng gần 50% dân số các nước phương Tây sống trong các đô thị. Những tòa nhà chọc trời bắt đầu được xây dựng như một biểu trưng cho sự phồn vinh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà Mĩ là nước đi đầu. Năm 1885, tòa nhà 10 tầng đầu tiên được xây dựng ở Chicagô, sau đó là tòa nhà cao 57 tầng được khánh thành ở New York năm 1913. Xã hội công nghiệp dần dần hình thành trong lòng các nước tư bản phương Tây giàu có và thật sự khẳng định ưu thế, sức mạnh của nó đối với phần còn lại của thế giới. (Trần Thị Vinh, Chủ nghĩa tư bản lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020), NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 81) a. Đoạn tư liệu phản ánh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX về mặt xã hội. b. Sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất vật chất cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã kéo theo những biến đổi quan trọng trong cơ cấu dân cư các nước tư bản chủ nghĩa. c. Đầu thế kỉ XX, do sự suy giảm của nông nghiệp và sự phát triển của công nghiệp, dân số sống trong các đô thị ở phương Tây đã chiếm một nửa tổng dân số đất nước d. Sự xuất hiện của các trung tâm kinh tế như Chicagô, New York là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở các nước phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Câu 5: Đọc hai đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai: Tư liệu 1: “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.101) Tư liệu 2: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” (Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942) a. Đoạn tư liệu 1 vừa phản ánh chức năng khoa học, vừa phản ánh chức năng xã hội của Sử học. b. “…việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau” phản ánh nhiệm vụ cung cấp tri thức khoa học của Sử học. c. Ở đoạn tư liệu 2, Hồ Chí Minh khuyến khích nhân dân ta nên tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử nước nhà.
- d. Ý nghĩa sâu xa của cả hai đoạn tư liệu là đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức lịch sử đối với một quốc gia, dân tộc. Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai: Người Ai Cập cổ đại viết chữ trên giấy pa – pi – rút, người Lưỡng Hà cổ đại viết trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Người Trung Quốc lại khắc chữ trên các mai rùa, xương thú hoặc thẻ tre. Đến đời Thương, chữ viết của người Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ đầu tiên này khắc trên mai rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 và được gọi là văn tự giáp cốt…. Cho đến nay, người ta đã phát hiện được hơn 100 000 mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ. Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn lên tới 100 chữ. (Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, 2009, tr. 17) a. Chữ giáp cốt là một thành tựu về văn học của người Trung Quốc thời cổ đại. b. Người Ai Cập, người Lưỡng Hà và người Trung Quốc đều sáng tạo ra được chữ viết riêng của mình. c. Chữ viết của người Ai Cập, Lưỡng Hà và Trung Quốc thời cổ đại lúc đầu được viết trên các chất liệu giấy khác nhau. d. Hiện nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều chữ giáp cốt và các tác phẩm văn học đồ sộ viết bằng chữ giáp cốt. Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai: Sản lượng thép của các nước: Nước Năm 1880 Năm 1900 Tỉ lệ tăng (%) (Triệu tấn) (Triệu tấn) Anh 1,3 4,9 377 Mỹ 1,2 10,2 850 Đức 0,7 6,4 910 Năm 1860, Anh và Pháp đứng đầu và thứ hai trong nền sản xuất công nghiệp thế giới, nhưng đến năm 1913, Mỹ và Đức lại chiếm hai vị trí đó. (Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr.230,286) a. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sản lượng thép của các nước tư bản tăng lên nhanh chóng là nhờ những tiến bộ kĩ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. b. Từ năm 1860 đến năm 1913, vị thế trong sản xuất công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức trên thế giới có sự thay đổi. c. Anh, Mỹ, Đức đều là những quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai nhưng tốc độ tăng trưởng trong ngành sản xuất thép không đồng đều. d. Từ năm 1880 đến năm 1900, tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của nước Đức gấp hơn 9 lần tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của nước Anh.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p |
46 |
5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p |
79 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p |
56 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p |
47 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
7 p |
26 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An
4 p |
57 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p |
41 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p |
85 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p |
66 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p |
36 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p |
45 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
55 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p |
112 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p |
47 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p |
41 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
36 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Bội Châu
12 p |
71 |
1
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Cơ bản)
15 p |
23 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)