Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Thủ Đức
lượt xem 1
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Thủ Đức” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Thủ Đức
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC 1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức a. Lịch sử: Được hiểu theo 3 nghĩa chính + Là những gì diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. + Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ. + Là một khoa học (Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. b. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức: - Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. - Lịch sử được con người nhận thức: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ. → Phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức: + Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất nhiều và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, còn nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan. + Nhận thức lịch sử có sự khác nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu. 2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học - Đối tượng nghiên cứu của Sử học: rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực....) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá... 3. Chức năng và nhiệm vụ của Sử học - Chức năng của Sử học: khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ (chức năng xã hội). - Nhiệm vụ của Sử học: cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương. --------------------------------------- BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG 1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời Cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời vì: - Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử học được ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ. → Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn cần có một quá trình lâu dài. - Tri thức về lịch sử phát triển và biến đổi không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu, quan điểm, nhận thức, lĩnh vực nghiên cứu mới. TỔ SỬ 1
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 → Nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người ngày hôm nay sẽ thay đổi cho tương lai. - Giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, tạo ra những cơ hội mới trong nghề nghiệp,.... 2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử Cách thức thu thập và xử lí thông tin sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử: - Bước 1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập, để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu tìm hiểu lịch sử. - Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá. - Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn sử liệu sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh. 3. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống - Kiến thức lịch sử giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề liên quan đến cuộc sống. - Thực tiễn hôm nay đều xuất phát từ quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian. - Kiến thức lịch sử có giá trị lớn đối với cá nhân và xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống. -------------------------- TỔ SỬ 2
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA, DI SẢN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên a. Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên - Các loại hình di sản văn hóa là nguồn sử liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử. - Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của khoa học lịch sử. - Qua nghiên cứu, Sử học góp phần xác định đúng giá trị của di sản, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. - Sử học góp phần quảng bá hình ảnh di sản, gắn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản với phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch. b. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên - Bảo tồn di sản là việc giữ gìn nguyên dạng giá trị gốc của di sản hoặc gìn giữ sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có. - Công tác bảo tồn sẹ khắc phục được những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đối với di sản. - Nhờ công tác bảo tồn, các di sản sẽ được gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau. - Đối với các di sản thiên nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản sẽ góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản. - Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, giáo dục thế hệ trẻ, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. 2. Sử học với phát triển du lịch a. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch. - Các di tích lịch sử - văn hóa là nguồn tài nguyên quan trọng để khai thác và phát triển du lịch. - Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để hỗ trợ quả bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững. b. Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa - Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa - Bồi dưỡng long tự hào, ý thức trách nhiệm, sự quan tâm bảo vệ cộng đồng. - Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế của các ngành du lịch, sử học. TỔ SỬ 3
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 CHỦ ĐỀ 3. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI CỔ - TRUNG ĐẠI BÀI 4: KHÁI NIỆM VĂN MINH, MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI 1. Khái niệm văn minh - Khái niệm văn minh: + Là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người (trạng thái phát triển cao của nền văn hoá). + Đã thoát khỏi thời kì nguyên thuỷ. Trái với văn minh là trạng thái “dã man”. - Đến khi xuất hiện nhà nước và chữ viết, loài người tiến vào thời kì văn minh. BẢNG SO SÁNH VĂN HÓA VÀ VĂN MINH Văn hóa Văn minh Giống Đều gắn với những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến nhau trình lịch sử. Khác Toàn bộ những giá trị vật chất và tinh Những thành tựu cùng trạng thái tiến bộ về nhau thần mà con người sáng tạo ra từ khi vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo xuất hiện cho đến nay. trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. 2. Một số nền văn minh Phương Đông thời cổ - trung đại a. Thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập thời cổ đại - Về chữ chữ viết: + Cư dân viết chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình. + Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá. → Chữ viết phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập, là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác, đồng thời là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hoá thời kì cổ đại. - Về toán học: Cư dân nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học và đã tính được số Pi bằng 3,16. → Sự hiểu biết toán học này là biểu hiện cao của tư duy, đã được sử dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo ruộng đất, lập bản đồ,...là cơ sở cho nền toán học sau này. - Về kiến trúc điêu khắc: xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ như Kim Tự Tháp, tượng Nhân sư,... → Phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người, mang tính thẫm mĩ cao và là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo. ➔ Những thành tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại: - Là sản phẩm của trí tuệ, của sự lao động sáng tạo và là những đóng góp trực tiếp của cư dân Ai Cập đối sự phát triển rực rỡ của quốc gia này. b. Thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại TỔ SỬ 4
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 Lĩnh vực Thành tựu tiêu biểu Ý nghĩa - Cư dân sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình Là phát minh quan trọng, minh là chữ Bra-mi, chữ San-krít (Phạn),... chứng cho trí tuệ của dân tộc Ấn Chữ viết - Phản ánh trình độ tư duy cao của người Độ, giúp ghi chép và lưu truyền dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết các giá trị văn minh. của nhiều quốc gia khác, như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,... Đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là Là công cụ truyền đạt, tiếp thu tri Văn học kinh Vê-đa, sử thi (nôi bật là thức một cách chính xác. Tiêu chí Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), kịch đánh dấu con người bước vào (tiêu biêu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la). thời đại văn minh. - Phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đền, - Ảnh hưởng tới nhiều nước Đông chùa, tháp, tượng Phật,... Nam Á. - Nghệ thuật thời trung đại nối tiếp nghệ - Là một bảo tàng của kiến trúc Kiến trúc, thuật thời cổ đại, nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, ảnh hưởng lớn đến nghệ điêu khắc điêu khắc được xây dựng, tiêu biểu là lăng thuật của khu vực Đông Á. Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (La Ki-la), đền Kha-giu-ra-hô,... → Thể hiện trình độ phát triển cao của con người, có ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Người Ấn Độ thời cổ - trung đại sáng tạo ra Là minh chứng cho sức sáng tạo hệ thống chữ số tự nhiên, trong đó đóng góp phi thường, biểu đạt tâm hồn và Toán học lớn nhất là phát minh ra số 0. Họ đã tính trí tuệ phong phú, tạo nên bản sắc được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã biết về quan và niềm tự hào của dân tộc Ấn hệ giữa ba cạnh trong một tam giác. Độ, thúc đẩy văn minh Ấn Độ phát triển. - Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn như Hin- - Các tôn giáo lớn của Ấn Độ có đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập và phát ảnh hướng lớn đến cuộc sống của triển của Hồi giáo,... cư dân Ấn Độ và có ảnh hưởng Tôn giáo - Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ. mạnh mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam Á. - Ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc. Những thành tựu văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại đã trở thành di sản vă hóa có giá trị và có ảnh hưởng lớn đến nền văn minh nhân loại, đặc biệt là văn minh Đông Nam Á. c. Thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Quốc thời cổ - trung đại - Về chữ viết: + Sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời nhà Thương, với nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Hành thư,... TỔ SỬ 5
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 + Có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam... - Về văn học: + Thơ Đường: phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, các nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... + Tiểu thuyết chương hồi: đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biêu là Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thị Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần. - Về tư tưởng và tôn giáo: + Nho giáo: • Giữ vai trò quan trọng. • Người đầu tiên khởi xướng là Khổng Tử. • Là công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, ảnh hưởng tới nhiều nước khác. + Đạo giáo: • Là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. • Đạo giáo thờ “Đạo” và tôn Lão Tử (Thái Thượng Lão Quân) làm Giáo chủ. + Phật giáo: • Phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. • Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo. - Về Sử học: + Người đặt nền móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên. + Sử kí là tác phẩm sử học nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. → Thể hiện trình độ phát triển vê tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á. - Về kiến trúc, điêu khắc: tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành,… - Về toán học: các phương pháp tính diện tích, khối lượng; tính số Pi đến 7 chữ số thập phân,… - Về khoa học kĩ thuật: + Kĩ thuật in và làm giấy có vai trò lớn trong lĩnh vực văn học, phổ biến tri thức và phát triển văn hoá. + Thuốc súng có ảnh hưởng lớn đến kĩ thuật quân sự. + La bàn có tác động lớn trong lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân. - Về thiên văn học: là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực, đặt ra lịch để phục vụ sản xuất. - Về y - dược học: chuẩn đoán, lí giải và chữa trị các bệnh bằng nhiều phương pháp. → Ý nghĩa của những thành tựu: + Thể hiện trí tuệ, sức lao động sáng tạo của cư dân Trung Hoa. + Có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. + Được lan truyền và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước. ------------------------------------------- TỔ SỬ 6
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 BÀI 5: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI 1. Thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp - La Mã thời cổ đại - Về chữ viết: + Sáng tạo ra hệ chữ cái A, B, C và La Mã đã kế thừa, phát triển thành chữ La-tinh. Đó là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện nay. + Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát hoá. - Về văn học: + Phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch, thần thoại,...) và đạt nhiều thành tựu lớn. + Nổi bật là sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me. - Về triết học: + Chia làm hai trường phái chính: triết học duy vật và triết học duy tâm. • Triết học duy vật gồm những đại diện tiêu biểu là Ta-lét, Hê-ra-clít,... • Triết học duy tâm gồm những đại diện tiêu biếu là A-rit-xtốt, Xô-crát, Pờ-la-tông,... → Triết học được xem là những thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở hình thành của Triết học châu Âu sau này. - Về tôn giáo: Thiên Chúa giáo được lan toả mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. - Về lịch pháp và thiên văn học: Cư dân đã biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Về khoa học tự nhiên: Gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng. Nhiều nhà khoa học đã tìm ra được những định lí, định đề, tiên đề khoa học. → Những hiểu biết về khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống, là nền tảng của khoa học hiện đại. - Về điêu khắc và kiến trúc: + Nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc tinh xảo như đền Pác-tê-nông ở A-ten (Hy Lạp), đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,... + Đạt tới một trình độ cao, mang tính thực tế, tinh tế và tính dân tộc sâu sắc. Là hình mẫu cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật của châu Âu trong các giai đoạn sau, như thời Phục hưng, cận đại, hiện đại. -Về thể thao: + Ô-lim-pic là Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, bốn năm tổ chức một lần, với nhiều môn thi đấu. + Ý nghĩa của Đại hội thể thao là rèn luyện sức khỏe, giải trí, gắn kết. + Đặt cơ sở cho nhiều môn thể thao thế giới sau này. -Về Sử học, Luật pháp...: cũng đạt được nhiều thành tựu. ➔ Thành tựu văn minh Hy Lạp – La Mã là cơ sở đầu tiên của nền văn minh phương Tây sau này. 2. Thành tựu tiêu biểu của văn minh thời Phục hưng - Về tư tưởng: + Phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lí trí của con người. TỔ SỬ 7
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 + Đại diện tiêu biểu là Mi-chen đơ Mông-ten-nhơ (Pháp), Ê-ra-xmơ (Hà Lan), La Ra-mê (Pháp)... - Về văn học: có nhiều tác phẩm tiêu biểu như Thần khúc của A. Đan-tê, Đôn Ki-hô-tê của M. Xéc-van-téc,... - Về khoa học kĩ thuật và thiên văn: tiêu biêu là Toán học, Thiên văn học, với sự đóng góp của Cô-péc-ních, Bru-nô và Ga-li-lê. - Về nghệ thuật: tiêu biểu là bức họa Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng của Lê-ô-na đờ Vanh-xi; Tượng Đa-vít, Sự sáng tạo A-đam của Mi-ken-lăng-giơ,.... * Ý nghĩa của các thành tựu văn minh thời Phục hưng: + Lên án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đả kích tầng lớp quý tộc phong kiến. + Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. Đòi cho con người được tự do hành động, đề cao tình cảm thực, ca ngợi tình yêu tự do. + Đề cao chủ nghĩa duy vật, khoa học, tiến bộ, coi trọng các ngành khoa học tự nhiên, các phương pháp thực nghiệm và gắn với cuộc sống hiện thực. + Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. + Là câu nối từ văn hóa phong kiến sang văn hóa tư sản. + Vừa là cơ sở vừa là giai đoạn khởi đầu của văn minh Tây thời cận đại. ------------------------------------------------ CHỦ ĐỀ 4: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI BÀI 6: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI 1. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Thời gian Thành tựu Năm 1784 Giêm Oát nhận bằng sáng chế về máy hơi nước. Tiêu biểu là các phát minh của Giôn Bác-bơ (1791, người Anh), Thô-mát Cuối thế kỉ Mít (1794, người Anh), Giôn Ste-phen (1798, người Mỹ), Sa-mu-en Bờ- XVIII rao (1823, người Mỹ). Động cơ đốt trong nhanh chóng thúc đẩy cơ giới hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Năm 1814 G. Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa. Đầu thế kỉ - Tàu thủy, xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước. XIX - Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên. 2. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai TỔ SỬ 8
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 Lĩnh vực Tên thành tựu - Những phát minh về điện của Giêm Pre-xcot Giun (người Anh), Giô-sép Giôn Tôm-xơn (người Anh),... đã mở ra khả năng ứng dụng một nguồn năng lượng mới. Năng lượng - Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế. - Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều. Máy phát điện đã được sử dụng để cung cấp năng lượng cho nhiều nhà máy. - Điện năng, động cơ đốt trong tiếp tục được cải tiến, ứng dụng trong thời kì này. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác- Kĩ thuật tanh. Tuôc bin phát điện được sử dụng để cung cập điện năng. Thép được sản xuất với số lượng lớn và giá thành hạ nhanh chóng. - Dầu đi-ê-zen được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu Nguyên, mới cho các phương tiện giao thông. nhiên liệu - Công nghiệp hoá học ra đời phục vụ ngành nhuộm, phân bón, thuốc nổ, điện lực, in ấn,... Thông tin Phát minh ra máy điện tín giúp cho việc liên lạc ngày càng xa và nhanh hơn. liên lạc - Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay. Chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới đã Giao thông được Các Ben phát minh năm 1886. vận tải - Năm 1903, hai anh em người Mỹ là Vin-bơ Rai và Oóc-vin Rai chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của ngành hàng không thế giới. 3. Ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai về kinh tế, xã hội, văn hóa a. Về kinh tế - Làm thay đối diện mạo các nước tư bản, tạo ra nguồn động lực mới, dùng máy móc thay thế sức lao động của con người, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá. - Làm tăng năng suất lao động. - Lao động tay chân được thay thế bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hóa. - Góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác. - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất cơ khí hóa sang điện khí hóa. b. Về xã hội, văn hóa • Về xã hội: + Hình thành giai cấp tư sản và vô sản. + Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt. + Xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị. TỔ SỬ 9
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 • Về văn hóa: + Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu. + Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người. + Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp. --------------------------- BÀI 7: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI HIỆN ĐẠI 1. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba - Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ năm 1946, chạy bằng điện tử chân không. Sự ra đời của máy tính điện tử dẫn đên tự động hoá trong quả trình sản Máy tính xuất. điện tử - Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đã được điều khiển bằng máy tính. - Internet được phát minh năm 1957 bởi Văn phòng Xử lí Công nghệ thông tin của ARPA (Cơ quan nghiên cứu các Dự án kĩ thuật cao của Mỹ). Đây là cơ quan xây dựng nguyên mẫu đầu tiên của internet và đặt những nền tảng cho Internet mạng Internet ngày nay. - Năm 1969, internet được khai thác sử dụng. Công cụ đơn giản và miễn phí để thu thập thông tin từ internet là World Wide Web (WWW). Từ năm 1991, khi WWW bắt đầu đi vào hoạt động, web và Internet phát triển đồng nhất với tốc độ chóng mặt. - Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt web đã đánh dấu sự ra đời của cuộc cách mạng số hoá. Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kĩ thuật máy tính và phần mềm để Công nghệ chuyển đổi, lưu giữ, bảo vệ, xử lí, truyền tải và thu thập thông tin. Máy vi tính thông tin được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu. Thiết bị Nhiều thiết bị điện tử từng bước được chế tạo, như thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử thu thanh và truyền hình, thiết bị y tế, làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc. 2. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Trí tuệ nhân tạo: + Là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh, + Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng... TỔ SỬ 10
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 + Góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hoá và số hoá nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thống. - Internet kết nối vạn vật: + Được mô tả là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm... và con người, hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau. + Có phạm vi ứng dụng rất rộng lớn, điển hình như điều hành sản xuất, xe thông minh, nhà máy thông minh, giao thông vận tải, quản lí môi trường, mua sắm trực tuyến, học tập trực tuyến,... - Dữ liệu lớn: + Là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp, bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. + Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lí nhà nước, giáo dục và đào tạo.... - Công nghệ sinh học: + Là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới. + Chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lí ô nhiễm môi trường, rác thải,... - Đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực vật lí với rô-bốt thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, các vật liệu mới, điện toán đám mây,... 3. Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư về kinh tế, xã hội, văn hóa a. Về kinh tế - Tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con người. - Cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất của công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả kinh tế. - Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. - Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới. b. Về xã hội, văn hóa - Về xã hội: + Tự động hóa giúp giải phóng sức lao động của con người + Đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao + Số lượng lao động có chuyên môn, kĩ thuật, tri thức ngày càng tăng, lao động phổ thông giảm dần. + Giai cấp công nhân hiện đại vẫn tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị. - Về văn hóa: + Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người. TỔ SỬ 11
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 + Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hoá xích lại gần nhau hơn. • Việt Nam đang thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào? Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản: - Thuận lợi: + Giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh. + Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. + Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. + Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai… - Khó khăn: + Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. + Thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế. + Đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. -------------------------------- CHỦ ĐỀ 5. VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI BÀI 8: HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI 1. Từ những thế kỉ trước Công nguyên đến thế kỉ VII - Trên nền tảng văn hóa bản địa, với kĩ nghệ sắt khá phát triển, - Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, hình thành một số quốc gia, trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam. - Nhà nước ra đời và phát tiển là thành tựu văn minh nổi bật nhất của Đông Nam Á trong thời kì này. 2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV + Khu vực Đông Nam Á hình thành thêm một số quốc gia mới. TỔ SỬ 12
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 + Một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn, tiêu biểu là Ăng-co, Sri vi-glay-a. - Từ thế kỉ X – thế kỉ XV, hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á như Đại Việt, Ăng-co, Chăm-pa,... - Là thời kì hoàn thiện nhà nước quân chủ với nền kinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định đã đưa văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển rực rỡ. - Định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa. - Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo, tạo nên những sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á. 3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX - Là giai đoạn khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến, quá trình xâm nhập của các nước phương Tây. - Sự du nhập văn hoá phương Tây cũng đem đến nhiều yếu tố văn hoá mới, tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là văn học, nghệ thuật. --------------------------- BÀI 9. THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI 1. Tín ngưỡng và tôn giáo a. Tín ngưỡng - Cư dân Đông Nam Á có chung nhiều tín ngưỡng bản địa, như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần tự nhiên, thờ thần động vật,... - Những tín ngưỡng này tồn tại dung hòa với các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào và được bảo tồn trong suốt tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á. b. Tôn giáo - Đông Nam Á là nơi hội tụ các tôn giáo lớn của thế giới là: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. => Có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống của cư dân trong khu vực. - Cư dân Đông Nam Á tiếp thu Phật giáo và Hin-đu giáo từ Ấn Độ thông qua con đường thương mại và truyền giáo từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên. - Người Việt chủ yếu tiếp nhận hệ tư tưởng Nho giáo và các tôn giáo từ Trung Quốc, Ấn Độ. - Khoảng thế kỉ XIII, đạo Hồi được du nhập vào Đông Nam Á. - Từ thế kỉ XVI, Thiên chúa giáo cũng được lan truyền tới Đông Nam Á thông qua vai trò của các nhà truyền giáo phương Tây. - Một số tôn giáo đã trở thành quốc giáo ở các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian dài. 2. Văn tự và văn học a. Văn tự: - Tiếp thu hệ thống chữ viết của Ân Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng. - Người Việt tiếp thu một phần hệ thống chữ Hán của Trung Quốc và sáng tạo ra chữ Nôm. TỔ SỬ 13
- THPT Thủ Đức Đề cương lịch sử 10 -HKI -CD - Năm 2024-2025 b. Văn học: Kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại, như truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện thơ, ca dao, tục ngữ,... + Văn học viết ở Đông Nam Á ra đời khá muộn (khoảng thế kỉ X - thế kỉ XIII). + Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập và phương Tây. 3. Kiến trúc và điêu khắc a. Kiến trúc - Kiến trúc dân gian: nhà sàn là biểu tượng văn hoá thích hợp của cư dân Đông Nam A. - Kiến trúc tôn giáo: + Đa dạng với hệ thống chùa, tháp, đền, miếu, lăng mộ, thánh đường, nhà thờ. + Chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình kiến trúc Hin-đu giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. - Kiến trúc cung đình: hệ thống cung điện tại các kinh đô. b. Điêu khắc Đạt đến trình độ cao, với nhiều tác phẩm được chạm khắc công phu, độc đáo và chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Ấn Độ, Trung Quốc, là các tác phẩm điêu khắc mang tính chất tôn giáo, như tượng thần, tượng Phật và phù điêu. ------------------------------ TỔ SỬ 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn