Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội
lượt xem 3
download
“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội
- TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I LỚP 11 BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023- 2024 1. MỤC TIÊU 1.Kiến thức. Hệ thống hóa kiến thức đã được học ở học kì 1 - Một số yếu tố của truyện, thơ, truyện thơ, kịch. - Nội dung và ý nghĩa của văn bản nghị luận, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng. - Đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết - Một số hiện tượng phá vỡ qui tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng 1.2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản - Viết bài nghị luận văn học - Viết bài nghị luận xã hội 2. NỘI DUNG 2.1. Phạm vi kiến thức, kĩ năng Đọc: - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại (không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật...), thơ trữ tình (ngôn từ, cấu tứ, hình ảnh, các yếu tố tượng trưng ...), truyện thơ dân gian và thơ trữ tình (cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, bút pháp, vai trò của tự sự trong thơ trữ tình), kịch (xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện...) - Phân tích và đánh giá được chủ đề (cảm hứng chủ đạo), tư tưởng, thông điệp của văn bản - Phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản nghị luận, mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng; vai trò của các yếu tố thuyết minh, tự sự biểu cảm trong văn nghị luận; mục đích, thái độ, tình cảm của người viết - Phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, nhận diện được lỗi và sửa lỗi thành phần câu. Viết: - Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (những đặc điểm trong cách kể của tác giả) -Viết được văn bản nghị luận về một bài thơ (tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm) -Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (con người với cuộc sống xung quanh, hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) - Bước đầu biết viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 2.2. Ma trận Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Đơn vị kiến Vận dụng TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số T/gian Tổng năng thức cao câu (phút) điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Một văn bản truyện Đọc 1 thơ/truyện/văn 4 0 3 1 0 1 0 1 7 30 5,0 hiểu nghị luận/ truyện thơ
- Tạo lập văn 2 Viết bản nghị luận 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 60 5,0 xã hội Tổng 20 5 15 20 0 30 0 10 8 90 10 Tỉ lệ chung% 25 35 30 10 100% 2.3. Câu hỏi / yêu cầu và đề minh họa. a/Câu hỏi phần đọc hiểu (với ngữ liệu là một văn bản/ đoạn trích cho trước) */ Với mức độ nhận biết - Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thể loại ... của văn bản/đoạn trích - Chỉ ra những hình ảnh, chi tiết cùng thể hiện một nội dung hoặc có chung một đặc điểm nào đó trong văn bản /đoạn trích - Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu /đoạn - Xác định từ ngữ khẩu ngữ, lỗi trật tự từ, lỗi thành phần câu trong câu/đoạn */ Với mức độ thông hiểu: - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu/ đoạn - Nêu ý nghĩa nhan đề, ý nghĩa của một chi tiết nghệ thuật, một câu thơ, ... - Tại sao tác giả lại nói ...? ... */ Với mức độ vận dụng: - Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản /đoạn trích trên. - Bài học anh/ chị rút ra được từ văn bản/đoạn trích là gì? - Anh/chị có đồng ý với quan điểm ...hay không? Vì sao? b/Câu hỏi tạo lập văn bản: (Câu hỏi thể hiện cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) - Phân tích nghệ thuật tự sự của truyện “Chí Phèo” của Nam Cao. - Phân tích một bài thơ mà anh/chị cho là có cấu tứ độc đáo - Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/chị về quan điểm cần phải tôn trọng sự khác biệt trong xã hội hiện nay. - Viết bài luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay 2.4. Đề minh họa ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn - Lớp 11 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Trắc nghiệm: Đọc văn bản: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng,
- Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. Bảo rằng cách trở đò giang, Không sang là chẳng đường sang đã đành. Nhưng đây cách một đầu đình, Có xa xôi mấy cho tình xa xôi. Tương tư thức mấy đêm rồi, Biết cho ai, hỏi ai người biết cho! Bao giờ bến mới gặp đò? Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau? Nhà em có một giàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? (Tương tư, Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, 1986) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu từ 1 đến 7: Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: A. Thất ngôn B. Ngũ ngôn C. Lục bát D. Tự do Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào? A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua từ “tôi” B. Là cô gái, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “em” C. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp D. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua từ “tôi”, “anh” Câu 3. Về cách dùng từ “giời” trong câu thơ “Gió mưa là bệnh của giời”, nhận xét nào đúng? A. Từ dùng sai về âm đọc B. Từ dùng chưa đúng phong cách C. Từ dùng sai nghĩa D. Từ dùng trong ngôn ngữ nói Câu 4. Hai câu thơ “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông/ Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào ?” sử dụng những biện pháp tu từ nào? A. Nhân hoá, ẩn dụ B. Nhân hoá, hoán dụ C. Hoán dụ, ẩn dụ D. Ẩn dụ, so sánh Câu 5. Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh bến/ đò trong bài thơ là:
- A. Hai sự vật gắn bó trong đời sống B. Ẩn dụ cho chàng trai và cô gái có quan hệ gần gũi C. Ẩn dụ cho chàng trai và cô gái trong mối quan hệ lứa đôi D.Ẩn dụ cho tình cảm vợ chồng gắn bó thuỷ chung Câu 6. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự: A. Hờn dỗi, trách móc - than thở, giãi bày- nhớ nhung tha thiết - khao khát, đợi chờ B. Nhớ nhung tha thiết - hờn dỗi, trách móc - than thở, giãi bày - khao khát, đợi chờ C. Than thở, giãi bày - khao khát, đợi chờ - nhớ nhung tha thiết - hờn dỗi, trách móc D. Hoài niệm, nhớ nhung - bâng khuâng, xao xuyến - tiếc nuối, xót xa - hoài nghi, vô vọng Câu 7. Dòng nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ? A. Sử dụng thể thơ truyền thống B. Giọng điệu buồn thương, hiu hắt C. Ngôn ngữ đậm chất dân gian D. Có những cặp hình ảnh tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi Thực hiện yêu cầu: Câu 8. Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: Tương tư thức mấy đêm rồi, Biết cho ai, hỏi ai người biết cho! Câu 9: Thông điệp anh/ chị rút ra được sau khi đọc bài thơ. Câu 10. Hãy viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu nhận xét của anh/ chị về vẻ đẹp ngôn từ của bài thơ. Phần II. Viết (5,0 điểm) Viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng sống ảo trong giới trẻ hiện nay. ..............................................................HẾT........................................................... Họ tên thí sinh:......................................; Lớp :......................................................... Hoàng Mai, ngày 30 tháng 11 năm 2023 TỔ TRƯỞNG Nguyễn Thị Thanh Thủy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn