intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I VẬT LÝ 7 (2021 – 2022) A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Chương 1: Quang học 1. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng: a) Nhận biết ánh sáng : Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta b) Khi nào ta nhìn thấy một vật: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta VD: mắt ta nhìn thấy bông hoa có màu đỏ vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa truyền vào mắt ta,… c) Nguồn sáng và vật sáng: - Nguồn sáng: là vật tự nó phát ra ánh sáng. VD: nến, ngọn lửa, mặt trời,… - Vật sáng: gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng. VD: Mặt trăng, vỏ chai dưới trời nắng, nến, ngọn lửa,… 2. Sự truyền ánh sáng - Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng tia sáng. Tia sáng là đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. - Có 3 loại chùm sáng: + Chùm sáng song song: là chùm sáng có các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. + Chùm sáng hội tụ: là chùm sáng có các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng + Chùm sáng phân kỳ: là chùm sáng có các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng . 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên Trái Đất. - Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. 4. Định luật phản xạ ánh sáng - Gương phẳng là những vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi hình ảnh của mình hay các vật khác. - Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền tới gương phẳng, bị hắt lại theo một hướng xác định. -Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng: * Trong đó : + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới + SI là tia tới. và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. + IN là pháp tuyến, luôn vuông + Góc phản xạ bằng góc tới. góc với gương tại điểm tới I. 5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng + IR là tia phản xạ. a) Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: + i là góc tới, i/ là góc phản xạ. + Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. + Ảnh có kích thước bằng vật. + Khoảng cách từ một điểm của vật tới gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương) b) Các tia sáng đi từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S' 6. Gương cầu lồi: Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi a) Tính chất ảnh :Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và luôn nhỏ hơn vật -1-
  2. b) Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước c) Ứng dụng của gương cầu lồi là làm kính chiếu hậu, làm kính đặt ở những con đường gấp khúc, có vật cản… 7. Gương cầu lõm: a) Tính chất ảnh: (Khi đặt một vật sát gương cầu lõm) + Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. + Ảnh lớn hơn vật. b) Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm: + Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại. + Biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. c) Ứng dụng gương cầu lõm trong cuộc sống: + Làm pha đèn để tập trung ánh sáng theo một hướng mà ta cần chiếu sáng, chụp đèn. + Làm bếp sử dụng năng lượng Mặt Trời đun nấu thức ăn, dụng cụ khám răng của nha sĩ,… Chương 2: Âm học 1. Nguồn âm. - Những vật phát ra âm thanh gọi là nguồn âm. - Các nguồn âm có chung đặc điểm : Các vật phát ra âm (nguồn âm) đều dao động. 2. Độ cao của âm - Số dao động trong một giây gọi là tân số. Đơn vị tần số là héc, ký hiêu Hz. - Khi tần số dao động càng lớn thí âm phát ra càng cao. - Khi tần số dao động càng nhỏ thí âm phát ra càng thấp. 3. Độ to của âm: - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. - Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to. - Biên độ dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị dêxiben (dB) 4: Môi trường truyền âm - Âm thanh có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng và khí. - Âm thanh không thể truyền được trong chân không. - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí (vận tốc truyền âm trong Thép: 6100 m/s; Nước: 1500/s; không khí 340m/s) 5. Phản xạ âm-Tiếng vang - Âm dội lại khi gặp mặt chắn là âm phản xạ - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra ít nhất 1/15 giây - Những vật có bề mặt cứng, nhẵn là những vật phản xạ âm tốt. (hấp thụ âm kém) - Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề là những vật phản xạ âm kém. 7. Chống ô nhiễm tiếng ồn. - Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hoạt động của con người. -Một số biện pháp có thể chống ô nhiễm tiếng ồn: +Giảm độ to của tiếng ồn phát ra +Ngăn chặn đường truyền của tiếng ồn. +Làm cho âm truyền theo hướng khác. B – BÀI TẬP THAM KHẢO: Câu 1: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? Câu 2: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lái xe? -2-
  3. Câu 4: Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa từ xa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao? Câu 5: Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng ghi âm người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm tiếng vang? Hãy giải thích tại sao ? Câu 6: Để xác định độ sâu của đáy biển, một tàu neo cố định trên mặt nước và phát ra siêu âm rồi thu lại âm phản xạ sau 1,4 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. Em hãy tính độ sâu của đáy biển. Câu 7: Có một bệnh viện nằm cạnh một đường quốc lộ có rất nhiều xe cộ qua lại. Hãy nêu các biện pháp cụ thể chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này. Câu 8: Trên hình vẽ là các tia tới gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ và xác định độ lớn của góc phản xạ? N S 400 I Câu 9: Trên hình vẽ là một gương phẳng và hai điểm N, M. Hãy vẽ tia tới từ điểm M đến gương cho tia phản xạ đi qua điểm N. M N . . Câu 10: Một vật hình mũi tên AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua gương. B A -3-
  4. ĐỀ THI HK 1 MÔN VẬT LÍ 7 (THAM KHẢO) (Hình thức trắc nghiệm khách quan 50% và tự luận 50%) TRƯỜNG THCS ……….. KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Họ và tên: ________________________________ Lớp: 7A ______ Số tờ: ______ MÔN: VẬT LÝ 7 Ngày kiểm tra: / /2021 Thời gian làm bài: 45 phút Điểm Nhận xét của Thầy Cô A. Trắc nghiệm: (5đ) Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Tờ giấy trắng. B. Mặt trời. C. Tia sét. D. Ngọn đèn đang sáng. 2. Hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng đen của Trái Đất gọi là: A. Nhật thực. B. Nguyệt thực. C. Siêu trăng máu D. Nhật nguyệt 3. Ánh sáng truyền theo đường thẳng trong: A. Môi trường trong suốt không đồng tính. B. Môi trường trong suốt và đồng tính. C. Môi trường không trong suốt và không đồng tính. D. Môi trường không trong suốt và đồng tính. 4. Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của mặt gương bằng 200. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ? A. 200 B. 300 C. 400 D. 600 5. Một vật AB cao 2cm và đặt cách gương 4cm. Hỏi ảnh A’B’ (là ảnh của vật AB qua gương) sẽ cách vật AB bao: A. 1cm B. 2cm C. 4cm D. 8cm 6. Để quan sát được vùng ở phía sau rộng hơn thì người ta dùng gương gì làm gương chiếu hậu? A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi. C. gương cầu lõm. D. Cả 3 gương trên đều như nhau. 7. Tai ta nghe được tiếng vang khi nào? A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ D. Cả ba trường hợp trên đều có nghe thấy tiếng vang 8. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề. B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn. 9. Chọn câu trả lời đúng Âm truyền đi được là do môi trường vậy những môi trường nào sau đây không truyền được âm A. Nước B. Không khí C. Chân không D. Môi trường bên trong thùng gỗ đậy kín nắp 10. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng sấm rền -4-
  5. B. Tiếng xình xịch của bánh tảu hoả đang chạy C. Tiếng sóng biển ầm ầm D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài B. Tự luận: (5đ) 1. Thế nào là âm phản xạ? Tiếng ồn như thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? 2. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? 3. So sánh sự giống nhau và khác nhau về ảnh của cùng một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm (khi đặt vật sát gương)? 4. Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s. 5. Trên hình vẽ là các tia tới gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ và xác định độ lớn của góc phản xạ? N S 500 -5-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0