intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập kế toán quản trị

Chia sẻ: Hoàng Văn đại | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

888
lượt xem
167
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu ôn tập môn kế toán quản trị - học kì 2 (2013-2014) được biên soạn bởi trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Tài liệu này tổng hợp các bài tập hay về môn kế toán quản trị, đồng thời tài liệu còn kèm theo phần bài tập hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng ôn tập và kiểm ra so sánh kết quả của mình sau khi giải bài tập trong tài liệu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập kế toán quản trị

  1. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HÀNG TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - HK 2 (2013 - 2014) Hệ : ĐẠI HỌC Hình thức thi: Tự luận, thời gian thi: 90 phút ( Sinh viên không được sử dụng tài liệu) BÀI TẬP Bài 1 Công ty M có tài liệu về chi phí ở phạm vi năng lực sản xuất tối đa 60.000 sp Y/năm như sau: (đơn vị tính: ngàn đồng) - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.400.000 (thay đổi theo sản lượng) -Chi phí nhân công trực tiếp 1.800.000 (thay đổi theo sản lượng) -Chi phí sản xuất chung 1.780.000 (trong đó biến phí sản xuất chung là 8/sp) -Chi phí bán hàng và quản lý DN 1.520.000 (trong đó hoa hồng là biến phí 12/sp) Yêu cầu: (các yêu cầu độc lập với nhau) 1/. Giả sử trong năm công ty tiêu thụ được 42.000 sp Y với giá bán 150 ngàn đồng/sp, hãy lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. Lúc này sản lượng và doanh thu hòa vốn của công ty là bao nhiêu? 2/. Giả sử công ty bán sản phẩm Y với giá 150 ngàn đồng/sp. Nếu trên mức hòa vốn công ty thưởng cho nhân viên bán hàng 2 ngàn đồng/sp, muốn đạt lợi nhuận trong năm là 667.000 ngàn đồng thì công ty phải bán bao nhiêu sản phẩm? 3. Giả sử trong năm công ty chỉ tiêu thụ được 40.000 sp với giá bán 140 ngàn đồng/sp. Ngoài ra có khách hàng đặt mua 20.000 sp với điều kiện giá phải giảm ít nhất là 20% so với giá hiện tại (140 ngàn đồng/sp). Nếu thực hiện hợp đồng này thì công ty có thể giảm được 40% hoa hồng bán hàng. Nếu công ty mong muốn có được lãi thuần trong năm là 420.000 ngàn đồng thì bán sản phẩm với giá là bao nhiêu? Hợp đồng có thực hiện được không?
  2. Bài làm: (đvt: nghìn đồng) Dữ liệu đề bài cho: ở sản lượng 60.000 sp, ta có: Biến phí = Biến phí NVLTT + Biến phí NCTT + Biến phí SXC + Biến phí BH và QLDN = 2.400.000 + 1.800.000 + 8 x 60.000 + 12 x 60.000 = 5.400.000 Suy ra: Biến phí đơn vị = 5.400.000 / 60.000 = 90 Định phí = Định phí SXC + Định phí BH và QLDN = (1.780.000 – 8 x 60.000) + (1.520.000 – 12 x 60.000) = 2.100.000 1/. Giả sử trong năm công ty tiêu thụ được 42.000 sp Y với giá bán 150 ngàn đồng/sp, hãy lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. Lúc này sản lượng và doanh thu hòa vốn của công ty là bao nhiêu? Doanh thu = SL x GB = 42.000 x 150 = 6.300.000 Biến phí = Biến phí đơn vị x Sản lượng = 90 x 42.000 = 3.780.000 Định phí = 2.100.000 EBIT = 6.300.000 – 3.780.000 – 2.100.000 = 420.000 Báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí: Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị Tỷ lệ (%) Doanh thu 6.300.000 150 100 Biến phí 3.780.000 90 60 Số dư đảm phí 2.520.000 60 40 Định phí 2.100.000 EBIT 420.000 Định phí 2.100.000 Sản lượng hòa vốn = = = 35.000 (sp) Số dư ĐPĐV 60 Định phí 2.100.000 Doanh thu hòa vốn = = = 5.250.000 Tỷ lệ số dư đảm phí 40% Or Doanh thu hòa vốn = GB x SLHV = 150 x 35.000 = 5.250.000
  3. 2/. Giả sử công ty bán sản phẩm Y với giá 150 ngàn đồng/sp. Nếu trên mức hòa vốn công ty thưởng cho nhân viên bán hàng 2 ngàn đồng/sp, muốn đạt lợi nhuận trong năm là 667.000 ngàn đồng thì công ty phải bán bao nhiêu sản phẩm? §P 2.100.000 Sản lượng hòa vốn = = = 35.000 sp GB  BP §V 150  90 Gọi sản lượng cần tìm là: SLct Biến phí = Biến phí trước điểm hòa vốn + Biến phí sau điểm hòa vốn = 90 x 35.000 + (90+2) x (SLct – 35.000) = 92 x SLct – 70.000 Biến phí đơn vị mới = Biến phí / SLct = (92 x SLct – 70.000) / SLct §P LNMM 2.100.000  667.000 2.767.000  SLct Có: SLct = = = GB  BP §Vmíi 92  SLct – 70.000 58  SLct  70.000 150  SLct Suy ra: SLct = 46.500 sp. Vậy… 3. Giả sử trong năm công ty chỉ tiêu thụ được 40.000 sp với giá bán 140 ngàn đồng/sp. Ngoài ra có khách hàng đặt mua 20.000 sp với điều kiện giá phải giảm ít nhất là 20% so với giá hiện tại (140 ngàn đồng/sp). Nếu thực hiện hợp đồng này thì công ty có thể giảm được 40% hoa hồng bán hàng. Nếu công ty mong muốn có được lãi thuần trong năm là 420.000 ngàn đồng thì bán sản phẩm với giá là bao nhiêu? Hợp đồng có thực hiện được không? ( câu này pó tay) Nếu thực hiện hợp đồng lãi thuần công ty sẽ là: Có: Doanh thu MAX = 40.000 x 140 + 20.000 x 140 x (100% - 20%) = 7.840.000 Biến phí = (90 – 12 x 40%) x 60.000 = 5.112.000 Định phí = 2.100.000 EBIT = 7.840.000 - 5.112.000 - 2.100.000 = 628.000 so với lãi là 420.000 thì công ty nên thực hiện hợp đồng này. Nếu công ty muốn lãi thuần là 420.000 thì giá bán là: Có: Doanh thu = 5.112.000 + 2.100.000 + 420.000 = 7.632.000 Suy ra: 40.000 x GB + 20.000 x GB x (100% - 20%) = 7.632.000  GB = 136,29 /sp
  4. Bài 2 Báo cáo mới nhất của công ty A như sau: (đơn vị tính : nghìn đồng) Doanh thu (40.000 sp * 12/sp ) 480.000. Biến phí 259.200. Số dư đảm phí 220.800. Định phí 264.960. Lãi thuần (44.160) Năng lực tối đa của công ty có thể sản xuất 70.000 sản phẩm. Công ty rất thất vọng với kết quả báo cáo trên. Công ty đang nghiên cứu và đưa ra một số phương án để cải thiện hoạt động kinh doanh được tốt hơn. Yêu cầu: 1. Tính sản lượng và doanh thu hoà vốn. 2. Có 2 phương án được nghiên cứu như sau:  Nhân viên tiếp thị đề nghị giảm giá bán 20%, vì anh ta cho rằng giảm giá bán sẽ làm cho năng lực của công ty được sử dụng hết.  Phó Giám đốc muốn tăng giá bán 25%, tăng hoa hồng 0,48 ngàn đồng/sp và tăng chi phí quảng cáo thêm 190.000 ngàn đồng, vì căn cứ theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác anh ta tin rằng lượng bán sẽ tăng 50%. Theo bạn nên chọn phương án nào? Tại sao? 3. Sử dụng số liệu gốc: Giám đốc cho rằng không nên tăng giá bán, thay vào đó ông ta sử dụng nguyên liệu có giá rẻ hơn để làm giảm chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 1,68 ngàn đồng/sp. Với phương án này công ty cần bán bao nhiêu sản phẩm trong kỳ để đạt lợi nhuận mong muốn là 59.040 ngàn đồng. 4. Sử dụng số liệu gốc: Phòng quảng cáo công ty cho rằng cần đẩy mạnh quảng cáo, có thể tăng chi phí quảng cáo bao nhiêu để công ty đạt tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 4,5% nếu bán được 60.000 sản phẩm. 5. Sử dụng số liệu gốc: Có một đại lý ở nước ngoài muốn mua 15.000sp với giá đặc biệt. Đối với sản phẩm này hoa hồng bán hàng giảm 0,96 ngàn đồng/sp, chi phí chuyên chở tăng thêm 0,24 ngàn đồng/sp, và công ty phải chịu thuế nhập khẩu thay cho đại lý nước ngoài là 3.150 ngàn đồng, biến phí quản lý doanh nghiệp giảm 0,114 ngàn đồng/sp. Công ty muốn có lợi nhuận chung toàn công ty là 18.000 ngàn đồng . Thương vụ này không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh bình thường của công ty. Hỏi công ty phải định giá bán cho những sản phẩm này là bao nhiêu?
  5. Bài làm: (ĐVT: nghìn đồng) 1. Tính sản lượng và doanh thu hoà vốn. 220.800 Số dư đảm phí đơn vị = = 5,52 40.000 Định phí 264.960 Sản lượng hòa vốn = = = 48.000 (sp) Số dư ĐPĐV 5,52 Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Đơn giá bán = 48.000 x 12 = 576.000 2. Có 2 phương án được nghiên cứu như sau:  Nhân viên tiếp thị đề nghị giảm giá bán 20%, vì anh ta cho rằng giảm giá bán sẽ làm cho năng lực của công ty được sử dụng hết.  Phó Giám đốc muốn tăng giá bán 25%, tăng hoa hồng 0,48 ngàn đồng/sp và tăng chi phí quảng cáo thêm 190.000 ngàn đồng, vì căn cứ theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác anh ta tin rằng lượng bán sẽ tăng 50%. Theo bạn nên chọn phương án nào? Tại sao?  Phương án 1: Doanh thu = 70.000 x 12 x (100% - 20%) = 672.000 Biến phí = 70.000 x 6,48 = 453.000 Định phí = 264.960 EBIT = 672.000 - 453.000 - 264.960 = -45.960  Phương án 2: Doanh thu = 40.000 x (100% + 50%) x 12 x (100% + 25%) = 900.000 Biến phí = 40.000 x (100% + 50%) x (6,48 + 0,48) = 417.600 Định phí = 264.960 + 190.000 = 454.960 EBIT = 900.000 - 417.600 - 454.960 = 27.440 Chọn phương án 2 vì phương án 2 có lãi, phương án 1 lỗ. 3. Sử dụng số liệu gốc: Giám đốc cho rằng không nên tăng giá bán, thay vào đó ông ta sử dụng nguyên liệu có giá rẻ hơn để làm giảm chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 1,68 ngàn đồng/sp. Với phương án này công ty cần bán bao nhiêu sản phẩm trong kỳ để đạt lợi nhuận mong muốn là 59.040 ngàn đồng. Biến phí đơn vị mới = 6,48 - 1,68 = 4,8 §P LNMM 264.960  59.040 SLct = = = 45.000 sp GB  BP §Vmíi 12  4,8 Vậy công ty cần bán 45.000 sp để đạt lợi nhuận mong muốn.
  6. 4. Sử dụng số liệu gốc: Phòng quảng cáo công ty cho rằng cần đẩy mạnh quảng cáo, có thể tăng chi phí quảng cáo bao nhiêu để công ty đạt tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 4,5% nếu bán được 60.000 sản phẩm. Doanh thu mới = 60.000 x 12 = 720.000 Biến phí mới = 60.000 x 6,48 = 388.800 EBIT mới = 4,5% x 720.000 = 32.400 Định phí mới = 720.000 - 388.800 - 32.400 = 298.800 Chi phí quảng cáo = 298.800 – 264.960 = 33.840 Vậy cần tăng chi phí quảng cáo 33.840 5. Sử dụng số liệu gốc: Có một đại lý ở nước ngoài muốn mua 15.000sp với giá đặc biệt. Đối với sản phẩm này hoa hồng bán hàng giảm 0,96 ngàn đồng/sp, chi phí chuyên chở tăng thêm 0,24 ngàn đồng/sp, và công ty phải chịu thuế nhập khẩu thay cho đại lý nước ngoài là 3.150 ngàn đồng, biến phí quản lý doanh nghiệp giảm 0,114 ngàn đồng/sp. Công ty muốn có lợi nhuận chung toàn công ty là 18.000 ngàn đồng . Thương vụ này không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh bình thường của công ty. Hỏi công ty phải định giá bán cho những sản phẩm này là bao nhiêu? Doanh thu = 480.000 + GBđb x 15.000 - 3.150 = 476.850 + GBđb x 15.000 Biến phí = 259.200 + (6,48 - 0,96 + 0,24 – 0,114) x 15.000 = 334.160 Định phí = 264.960 EBIT = 18.000 Có: 476.850 + GBđb x 15.000 = 334.160 + 264.960 + 18.000 => GBđb = 10 Vậy công ty phải bán với giá bán là 10 /sp
  7. Bài 3 Công ty T sản xuất và tiêu thụ 1 loại sản phẩm có tài liệu trong tháng 5 như sau: - Số lượng sản phẩm sản xuất 15.000 sản phẩm. - Số lượng sản phẩm tiêu thụ 14.000 sản phẩm. - Giá bán 1 sản phẩm 4.000 đồng/sp. Biến phí 1 sản phẩm * Biến phí sản xuất 2.000 đồng/sp. * Biến phí bán hàng là hoa hồng(20%GB) 800 đồng/sp. Tổng cộng định phí 1 tháng: * Định phí sản xuất: 8.000.000 đồng. * Định phí bán hàng và quản lý DN 10.000.000 đồng. Yêu cầu: (các yêu cầu độc lập nhau). 1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 5 theo kế toán tài chính và theo kế toán quản trị (theo dạng số dư đảm phí)? Giải thích sự khác biệt về lợi nhuận giữa 2 báo cáo (nếu có). Xác định sản lượng tiêu thụ hoà vốn và doanh thu hoà vốn. 2. Người quản lý dự kiến, nếu tăng chi phí quảng cáo 1.600.000 đồng/tháng, thì doanh thu có thể tăng thêm 14.000.000 đồng. Vậy lợi nhuận tăng thêm là bao nhiêu? 3. Người quản lý dự kiến, nếu giảm giá bán 10% và tăng chi phí quảng cáo 4.000.000 đồng mỗi tháng, thì sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 50%. Lợi nhuận tăng thêm là bao nhiêu? Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo kế toán quản trị (dạng số dư đảm phí)? 4. Bộ phận kinh doanh đề nghị thay đổi bao bì mới để tăng sản lượng tiêu thụ. Bao bì mới làm cho chi phí sản xuất tăng thêm 200 đồng/sản phẩm. Cuối tháng lợi nhuận thu được 2.000.000 đồng. Vậy tiêu thụ tăng thêm bao nhiêu sản phẩm? 5. Giả sử đã tiêu thụ 14.000 sản phẩm, có khách hàng đặt mua 5.000 sản phẩm, công ty đáp ứng được và không có hoa hồng. Nếu muốn lợi nhuận tổng cộng trong tháng là 5.000.000 đồng, thì giá bán mỗi sản phẩm của đơn hàng này là bao nhiêu?
  8. Bài làm: (ĐVT: đồng) 1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 5 theo kế toán tài chính và theo kế toán quản trị (theo dạng số dư đảm phí)? Giải thích sự khác biệt về lợi nhuận giữa 2 báo cáo (nếu có). Xác định sản lượng tiêu thụ hoà vốn và doanh thu hoà vốn. Lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 5 theo kế toán tài chính Doanh thu = 14.000 x 4.000 = 56.000.000  8.000.000  Giá vốn = 14.000 x  2.000   35.466.667  15.000   Lợi nhuận gộp = 56.000.000 – 35.466.667 = 20.533.333 Chi phí BH & QLDN = 14.000 x 800 + 10.000.000 = 21.200.000 Lợi nhuận = -666.667 STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu 56.000.000 2 Giá vốn 35.466.667 3 Lợi nhuận gộp 20.533.333 4 Chi phí BH & QLDN 21.200.000 5 Lợi nhuận (666.667) Lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 5 theo dạng số dư đảm phí Doanh thu = 14.000 x 4.000 = 56.000.000 Biến phí = 14.000 x (2.000 + 800) = 39.200.000 Số dư đảm phí = 56.000.000 - 39.200.000 = 16.800.000 Định phí = 8.000.000 + 10.000.000 = 18.000.000 Lợi nhuận = -1.200.000 Chỉ tiêu Số tiền Đơn vị (đ/sp) Tỷ lệ (%) Doanh thu 56.000.000 4.000 100 Biến phí 39.200.000 2.800 70 Số dư đảm phí 16.800.000 1.200 30 Định phí 18.000.000 Lợi nhuận (1.200.000)
  9. Chênh lệch lợi nhuận của 2 báo cáo là do: Lợi nhuận thuần theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ lớn hơn theo phương pháp trực tiếp là: - 666.667 - (-1.200.000) = 533.333. Mức chênh lệch này chính là phần định phí sản xuất chung nằm lại trong số 1.000 sản phẩm tồn kho cuối kỳ, đang chờ bán. Định phí 18.000.000 Sản lượng hòa vốn = = = 15.000 (sp) Số dư ĐPĐV 1.200 Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Đơn giá bán = 15.000 x 4.000 = 60.000.000 2. Người quản lý dự kiến, nếu tăng chi phí quảng cáo 1.600.000 đồng/tháng, thì doanh thu có thể tăng thêm 14.000.000 đồng. Vậy lợi nhuận tăng thêm là bao nhiêu? Doanh thu = 56.000.000 + 14.000.000 = 70.000.000 SL = 70.000.000 / 4.000 = 17.500 Biến phí = 17.500 x 2.800 = 49.000.000 Định phí = 18.000.000 + 1.600.000 = 19.600.000 EBIT = 70.000.000 - 49.000.000 - 19.600.000 = 1.400.000 Chênh lệch EBIT = 1.400.000 – (-1.200.000) = 2.600.000 Vậy lợi nhuận đạt 1.400.000 hay tăng thêm 2.600.000. 3. Người quản lý dự kiến, nếu giảm giá bán 10% và tăng chi phí quảng cáo 4.000.000 đồng mỗi tháng, thì sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 50%. Lợi nhuận tăng thêm là bao nhiêu? Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo kế toán quản trị (dạng số dư đảm phí)? SL = 14.000 x (100% + 50%) = 21.000 Doanh thu = 21.000 x 4.000 x (100%-10%) = 75.600.000 Biến phí = 21.000 x (2.000 + 3.600 x 20%) = 57.120.000 Định phí = 18.000.000 + 4.000.000 = 22.000.000 EBIT = 75.600.000 – 57.120.000 - 22.000.000 = -3.520.000 Chênh lệch EBIT = -3.520.000 – (-1.200.000) = -2.320.000 Vậy lợi nhuận đạt -3.520.000 hay tăng thêm -2.320.000 hay giảm thêm 2.320.000
  10. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí Chỉ tiêu Số tiền Đơn vị (đ/sp) Tỷ lệ (%) Doanh thu 75.600.000 3.600 100 Biến phí 57.120.000 2.720 75,56 Số dư đảm phí 18.480.000 880 24,44 Định phí 22.000.000 Lợi nhuận (3.520.000) 4. Bộ phận kinh doanh đề nghị thay đổi bao bì mới để tăng sản lượng tiêu thụ. Bao bì mới làm cho chi phí sản xuất tăng thêm 200 đồng/sản phẩm. Cuối tháng lợi nhuận thu được 2.000.000 đồng. Vậy tiêu thụ tăng thêm bao nhiêu sản phẩm? Doanh thu = SL x 4.000 Biến phí = SL x (2.800+200) = SL x 3.000 Định phí = 18.000.000 EBIT = 2.000.000 Có: SL x 4.000 = SL x 3.000 + 18.000.000 + 2.000.000 => SL = 20.000 sp Vậy sản lượng tăng là : 20.000 – 14.000 = 6.000 sp 5. Giả sử đã tiêu thụ 14.000 sản phẩm, có khách hàng đặt mua 5.000 sản phẩm, công ty đáp ứng được và không có hoa hồng. Nếu muốn lợi nhuận tổng cộng trong tháng là 5.000.000 đồng, thì giá bán mỗi sản phẩm của đơn hàng này là bao nhiêu? Doanh thu = 14.000 x 4.000 + 5.000 x GBđh = 56.000.000 + 5.000 x GBđh Biến phí = 14.000 x (2.000 + 800) + 5.000 x 2.000 = 49.200.000 Định phí = 18.000.000 EBIT = 5.000.000 Có: 56.000.000 + 5.000 x GBđh = 49.200.000 + 18.000.000 + 5.000.000 Suy ra: GBđh = 3.240
  11. Bài 4 Tại một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, dự kiến trong năm 20x5 có tài liệu sau : 1/. Số lượng sản phẩm tiêu thụ tháng 4 là 20.000 sp; tháng 5 là 21.000 sp; tháng 6 là 23.000sp; tháng 7 là 22.000sp Đơn giá bán sản phẩm dự kiến là 50 ngàn đồng/sp và doanh thu hàng tháng thu ngay trong tháng bán hàng là 60%,tháng kế tiếp thu 30%, tháng tiếp theo nữa thu 10%. Biết rằng ngày 01/4/20x5 còn phải thu khách hàng là 630.000 ngàn đồng trong đó phải thu tiền bán hàng của tháng 2 là 30.000 ngàn đồng và của tháng 3 là 600.000 ngàn đồng. 2/.Số lượng sản phẩm tồn kho cuối tháng bằng 20% mức tiêu thụ của tháng kế tiếp. 3/. Sản xuất 1 sản phẩm A cần 0,5 kg nguyên vật liệu với đơn giá mua là 40 ngàn đồng/kg. Tiền mua nguyên vật liệu trả ngay trong tháng mua hàng là 80%, số còn lại chuyển sang tháng sau. Ngày 1/4/20x5 còn phải trả người bán là 60.000 ngàn đồng. 4/. Số lượng nguyên vật liệu tồn cuối tháng bằng 10% nhu cầu vật liệu cần cho sản xuất ở tháng kế tiếp. số lượng nguyên vật liệu tồn cuối tháng 6 là 1.000kg. Yêu cầu: 1/. Xác định doanh thu của tháng 2 và tháng 3. Lập dự toán tiêu thụ sản phẩm cho từng tháng và cả quí 2 năm 20x5. 2/. Lập dự toán sản xuất cho từng tháng và cả quí 2 năm 20x5. 3/. Lập dự toán mua NVL cho từng tháng và cả quí 2 năm 20x5. Bài làm: (ĐVT: nghìn đồng) 1/. Xác định doanh thu của tháng 2 và tháng 3. Lập dự toán tiêu thụ sản phẩm cho từng tháng và cả quí 2 năm 20x5. Doanh thu tháng 2 = 30.000 x (100% / 10%) = 300.000 Doanh thu tháng 3 = 600.000 x (100% / 30%) = 2.000.000 Lập dự toán tiêu thụ sản phẩm cho từng tháng và cả quí 2 năm 20x5. THÁNG Chỉ tiêu 4 5 6 QUÝ 2 Số lượng SP tiêu thụ 20.000 21.000 23.000 64.000 Đơn giá bán 50 50 50 50 Doanh thu 1.000.000 1.050.000 1.150.000 3.200.000
  12. Lịch thu tiền dự kiến Tháng 2 30.000 30.000 Tháng 3 600.000 200.000 800.000 Tháng 4 600.000 300.000 100.000 1.000.000 Tháng 5 630.000 315.000 945.000 Tháng 6 690.000 690.000 Tổng số tiền thu 1.230.000 1.130.000 1.105.000 3.465.000 được Lịch thu tiền tháng 4 = 10% x DT tháng 2 + 30% x DT tháng 3 + 60% x DT tháng 4 = 30.000 + 600.000 + 60% x 1.000.000 = 1.230.000 Lịch thu tiền tháng 5 = 10% x DT tháng 3 + 30% x DT tháng 4 + 60% x DT tháng 5 = 200.000 + 30% x 1.000.000 + 60% x 1.050.000 = 1.130.000 Lịch thu tiền tháng 6 = 10% x DT tháng 4 + 30% x DT tháng 5 + 60% x DT tháng 6 = 10% x 1.000.000 + 30% x 1.050.000 + 60% x 1.150.000= 1.105.000 2/. Lập dự toán sản xuất cho từng tháng và cả quí 2 năm 20x5. Tháng Chỉ tiêu Quý 2 4 5 6 SL sản phẩm tiêu thụ 20.000 21.000 23.000 64.000 SL sp tồn kho cuối kỳ 4.200 4.600 4.400 4.400 SL sp tồn kho đầu kỳ 4.000 4.200 4.600 4.000 SL sp cần sx trong kỳ 20.200 21.400 22.800 64.400 SL sp tồn kho cuối kỳ tháng 4 = 20% SLTT tháng 5 SL sp tồn kho cuối kỳ tháng 5 = 20% SLTT tháng 6 SL sp tồn kho cuối kỳ tháng 6 = 20% SLTT tháng 7 SL sp tồn kho đầu kỳ tháng 4 = SLSP tồn cuối kỳ tháng 3 = 20% x SLTT tháng 4 SL sp tồn kho đầu kỳ tháng 5 = SLSP tồn cuối kỳ tháng 4 SL sp tồn kho đầu kỳ tháng 6 = SLSP tồn cuối kỳ tháng 5 SL sp cần sx trong kỳ = SLTT + SL tồn ck – SL tồn đk
  13. 3/. Lập dự toán mua NVL cho từng tháng và cả quí 2 năm 20x5. Tháng Chỉ tiêu Quý 2 4 5 6 1. Số lượng SP cần SX 20.200 21.400 22.800 64.400 2. Lượng định mức SX 1 SP 0,5 0,5 0,5 0,5 3. Số lượng NVL cần cho SX 10.100 10.700 11.400 32.200 4. Số lượng NVL tồn CK 1.070 1.140 1.000 1.000 5. Số lượng NVL tồn ĐK 1.010 1.070 1.140 1.010 6. Số lượng NVL cần mua 10.160 10.770 11.260 32.190 trong kỳ 7. Giá định mức NVL 40 40 40 40 8. Chi phí mua NVL 406.400 430.800 450.400 1.287.600 Lịch thanh toán dự kiến Tháng 3 60.000 60.000 Tháng 4 325.120 81.280 406.400 Tháng 5 344.640 86.160 430.800 Tháng 6 360.320 360.320 Tổng chi tiền mặt 385.120 426.000 446.480 1.257.520
  14. Bài 5 Một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y, có tài liệu kế hoạch và thực tế của việc sản xuất như sau: KẾ HOẠCH Sản phẩm X Sản phẩm Y CPNVLTT/sp 2kg * 9.000 đ/kg 3kg * 7.000 đ/kg CPNCTT/sp 5giờ* 6.000 đ/giờ 2giờ * 6.000 đ/giờ Biến phí SXC/sp 3giờ * 1.000 đ/giờ 2 giờ* 1.500 đ/giờ Tổng định phí SXC 12.000.000đ 15.000.000đ Sản lượng sản xuất 3.200 sp 5.000 sp THỰC TẾ Sản phâm X Sản phẩm Y CPNVLTT/sp 2,1kg * 8.000 đ/kg 2,5kg * 9.000 đ/kg CPNCTT/sp 4,5giờ* 5.000 đ/giờ 3giờ * 6.200 đ/giờ Biến phí SXC/sp 3giờ * 1.500 đ/giờ 2,5 giờ* 1.200 đ/giờ Tổng định phí SXC 14.000.000đ 16.000.000đ Sản lượng sản xuất 3.000 sp 6.000 sp Yêu cầu: Phân tích và đánh giá tình hình biến động các khoản mục giá thành của hai loại sản phẩm nêu trên, biết rằng chi phí sản xuất chung phân bổ cho các sản phẩm căn cứ trên số giờ máy hoạt động. Bài làm: (ĐVT: đồng)
  15.  Sản phẩm X:  Phân tích biến động chi phí NVL TT : Biến động lượng : Q = Pdm x (Qtt – Qdm) = 9.000 x (3.000 x 2 – 3.200 x 2,1) = -6.480.000 => biến động tốt Biến động giá : P = Qtt x (Ptt - Pdm) = 3.000 x 2,1 x (8.000 – 9.000) = -6.300.000 => biến động tốt Tổng biến động : Q + P = -12.780.000 => biến động tốt  Phân tích biến động chi phí NC TT : Biến động lượng : Q = Pdm x (Qtt – Qdm) = 6.000 x (3.000 x 4,5 – 3.200 x 5) = -15.000.000 => biến động tốt Biến động giá : P = Qtt x (Ptt - Pdm) = 3.000 x 4,5 x (5.000 – 6.000) = -13.500.000 => biến động tốt Tổng biến động : Q + P = -28.500.000 => biến động tốt  Phân tích biến động biến phí SXC : Biến động lượng : Q = Pdm x (Qtt – Qdm) = 1.000 x (3.000 x 3 – 3.200 x 3) = -600.000 => biến động tốt Biến động giá : P = Qtt x (Ptt - Pdm) = 3.000 x 3 x (1.500 – 1.000) = 4.500.000 => biến động xấu Tổng biến động : Q + P = 3.900.000 => biến động xấu  Phân tích biến động định phí SXC : KHDPsxc = 14.000.000 – 12.000.000 = 2.000.000 => biến động xấu 3.000 QDPsxc = 12.000.000 – 12.000.000 x = 750.000 => biến động xấu 3.200 Tổng biến động : KHDPsxc + QDPsxc = 2.750.000 => biến động xấu  Sản phẩm Y: tương tự
  16. Bài 6 Bộ phận H thuộc công ty Q, chuyên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm H với tổng tài sản được đầu tư vào bộ phận H là 4.000.000 ngàn đồng. Tỉ lệ hoàn vốn mong muốn tối thiểu của bộ phận H là 12%. Báo cáo thu nhập trong năm 20x9 của bộ phận H như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Doanh thu 10.000.000 Biến phí 6.000.000 Số dư đảm phí 4.000.000 Tổng định phí 3.200.000  Định phí sx chung 2.000.000  Định phí BHQLDN 1.200.000 Lợi nhuận 800.000 Yêu cầu: 1. Xác định mức doanh thu cần thiết để đạt được tỉ lệ hoàn vốn tối thiểu. 2. Bộ phận H dự định tăng chi phí quảng cáo them 800.000 ngàn đồng thì doanh thu dự kiến tăng them 1.500.000 ngàn đồng (do sản lượng tiêu thụ tăng), hãy vận dụng kỹ thuật phân tích mối quan hệ CVP để cho biết bộ phận H có nên tăng chi phí quảng cáo không? 3. Bộ phận H đang xem xét có nên tăng tài sản đầu tư thêm 1.000.000 ngàn đồng để đầu tư vào một dây chuyền sản xuất sản phẩm mới. Thông tin dự kiến về doanh thu và chi phí để sản xuất sản phẩm mới như sau: doanh thu là 2.000.000 ngàn đồng/năm, tỉ lệ biến phí trên doanh thu là 60%, tổng định phí là 640.000 ngàn đồng/năm. Hãy tính ROI, RI trước và sau khi đầu tư sản xuất sản phẩm mới. 4. Mức độ hoạt động của chi phí sản xuất chung ở bộ phận H là số giờ máy hoạt động. Theo tài liệu dự toán năm 20x9, tổng định phí sản xuất chung theo dự toán tĩnh ( mức bình thường) là 1.890.000 ngàn đồng/năm tương ứng với tổng số giờ máy hoạt động ở mức bình thường là 63.000 giờ máy. Biết rằng tổng số giờ máy định mức tính theo mức sản lượng sản xuất thực tế là 70.000 giờ/năm. Hãy tính toán biến động dự toán (KH) và biến động do khối lượng sản xuất của định phí sản xuất chung.
  17. Bài làm: (ĐVT: nghìn đồng) 1. Xác định mức doanh thu cần thiết để đạt được tỉ lệ hoàn vốn tối thiểu. LN LN Tỉ lệ hoàn vốn (ROI) =  100%  12% =  100%  LN = 480.000 VHDbq 4.000.000 §P LNMM 3.200.000  480.000 Doanh thu cần thiết = = = 9.200.000 TLSDDP 4.000.000 10.000.000 Vậy doanh thu cần thiết để đạt được TLHV tối thiểu là 9.200.000 2. Bộ phận H dự định tăng chi phí quảng cáo thêm 800.000 ngàn đồng thì doanh thu dự kiến tăng thêm 1.500.000 ngàn đồng (do sản lượng tiêu thụ tăng), hãy vận dụng kỹ thuật phân tích mối quan hệ CVP để cho biết bộ phận H có nên tăng chi phí quảng cáo không? Ta thấy do lượng thay đổi nên ta có đẳng thức sau: BP DT 6.000.000  1.500.000  => BP  = 900.000 BP DT 10.000.000 Lại có: DT = BP + DP + LN => LN = 1.500.000 – 900.000 – 800.000 = -200.000 Suy ra: Lợi nhuận dự kiến = lợi nhuận + LN = 800.000 + (-200.000) = 600.000 Lợi nhuận dự kiến < lợi nhuận ban đầu => không nên tăng chi phí quảng cáo. 3. Bộ phận H đang xem xét có nên tăng tài sản đầu tư thêm 1.000.000 ngàn đồng để đầu tư vào một dây chuyền sản xuất sản phẩm mới. Thông tin dự kiến về doanh thu và chi phí để sản xuất sản phẩm mới như sau: doanh thu là 2.000.000 ngàn đồng/năm, tỉ lệ biến phí trên doanh thu là 60%, tổng định phí là 640.000 ngàn đồng/năm. Hãy tính ROI, RI trước và sau khi đầu tư sản xuất sản phẩm mới.  Tính ROI, RI trước khi đầu tư SX SPM: LN 800.000 ROI =  100% =  100% = 20% VHDbq 4.000.000 RI = LN – (CP VHĐ hay mức hoàn vốn tối thiểu) = 800.000 - 4.000.000 x 12% = 320.000  Tính ROI, RI sau khi đầu tư SX SPM: Tổng tài sản = 4.000.000 + 1.000.000 = 5.000.000 Lợi nhuận của hoạt động SX SPM = (100% - 60%) x 2.000.000 – 640.000 = 160.000
  18. Tổng Lợi nhuận = 800.000 + 160.000 = 960.000 LN 960.000 ROI =  100% =  100% = 19,2% VHDbq 5.000.000 RI = LN – (CP VHĐ hay mức hoàn vốn tối thiểu) = 960.000 - 5.000.000 x 12% = 360.000 4. Mức độ hoạt động của chi phí sản xuất chung ở bộ phận H là số giờ máy hoạt động. Theo tài liệu dự toán năm 20x9, tổng định phí sản xuất chung theo dự toán tính ( mức bình thường) là 1.890.000 ngàn đồng/năm tương ứng với tổng số giờ máy hoạt động ở mức bình thường là 63.000 giờ máy. Biết rằng tổng số giờ máy định mức tính theo mức sản lượng sản xuất thực tế là 70.000 giờ/năm. Hãy tính toán biến động dự toán (KH) và biến động do khối lượng sản xuất của định phí sản xuất chung. Phân tích biến động định phí sản xuất chung như sau: Định phí SXC tính theo số h định mức và đơn giá phân bổ: 1.890.000 70.000 x = 2.100.000 63.000 Định phí sản xuất chung tính theo kế hoạch: 1.890.000 Định phí sản xuất chung trên thực tế: 2.000.000 => Biến động kế hoạch: 2.000.000 - 1.890.000 = 110.000 => Biến động lượng ( số h) là: 1.890.000 - 2.100.000 = -210.000 => Tổng biến động: 110.000 + (-210.000) = -100.000 => biến động tốt.
  19. Bài 7 Cty X sản xuất kinh doanh sản phẩm A, tổng biến phí trong kỳ là 320.000.000đ, tổng định phí trong kỳ là 190.000.000đ. Khối lượng sản phẩm tại mức hòa vốn là 15.200 sản phẩm. Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) là 20%. Tài sản hoạt động bình quân là 300.000.000đ. Yêu cầu: (các yêu cầu độc lập với nhau) 1. Định giá bán sản phẩm A bằng phương pháp trực tiếp. 2. Lập báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí của công ty X. Xác định sản lượng, doanh thu tại điểm hòa vốn. Vẽ đồ thị biểu diễn. 3. Nhằm nâng cao lợi nhuận, Giám đốc công ty nghiên cứu hai phương án:  Bán 1 sản phẩm tặng món quà trị giá 1.000đ, tăng chi phí quảng cáo 25.000.000đ, sản phẩm tiêu thụ tăng 30%.  Giảm giá bán 1.500đ và tăng chi phí quảng cáo 20.000.000đ, sản phẩm tiêu thụ tăng 25%. Hỏi Giám Đốc công ty chọn phương án nào? Tại sao? 4. Doanh nghiệp dự tính tăng chi phí quảng cáo, vậy phải tăng chi phí quảng cáo là bao nhiêu để đạt tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu là 15% của 25.000 sp? Xác định đòn bẩy hoạt động trong trường hợp này và nêu ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động. Bài làm: (ĐVT: đồng) 1. Định giá bán sản phẩm A bằng phương pháp trực tiếp. LN ROI =  100% => LN = 300.000.000 x (20% / 100%) = 60.000.000 TSHDbq Doanh thu = 320.000.000 + 190.000.000 + 60.000.000 = 570.000.000 570.000.000  320.000.000 Tỷ lệ SDĐP =  43,86% 570.000.000 Doanh thu hòa vốn = ĐỊNH PHÍ / TỈ LỆ SDĐP = SLhv x GB 190.000.000  = 15.200 x GB => GB = 28.500 43,86%
  20. 2. Lập báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí của công ty X. Xác định sản lượng, doanh thu tại điểm hòa vốn. Vẽ đồ thị biểu diễn. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí của công ty X Chỉ tiêu Số tiền Đơn vị (đ/sp) Tỷ lệ (%) Doanh thu 570.000.000 28.500 100 Biến phí 320.000.000 16.000 56,14 Số dư đảm phí 250.000.000 12.500 43,86 Định phí 190.000.000 Lợi nhuận 60.000.000 190.000.000 Doanh thu hòa vốn = = 433.200.000 43,86% 3. Nhằm nâng cao lợi nhuận, Giám đốc công ty nghiên cứu hai phương án:  Bán 1 sản phẩm tặng món quà trị giá 1.000đ, tăng chi phí quảng cáo 25.000.000đ, sản phẩm tiêu thụ tăng 30%.  Giảm giá bán 1.500đ và tăng chi phí quảng cáo 20.000.000đ, sản phẩm tiêu thụ tăng 25%. Hỏi Giám Đốc công ty chọn phương án nào? Tại sao? 570.000.000 SL = = 20.000 sp 28.500  Phương án 1 Doanh thu = 570.000.000 x 130% = 741.000.000 Biến phí = (16.000 + 1.000) x 20.000 x 130% = 442.000.000 Định phí = 190.000.000 + 25.000.000 = 215.000.000 EBIT = 741.000.000 - 442.000.000 - 215.000.000 = 84.000.000  Phương án 2 Doanh thu = 27.000 x 20.000 x 125% = 675.000.000 Biến phí = 16.000 x 20.000 x 125% = 400.000.000 Định phí = 190.000.000 + 20.000.000 = 210.000.000 EBIT = 675.000.000 – 400.000.000 - 210.000.000 = 65.000.000 Thấy EBIT phương án 1 lớn hơn EBIT phương án 2, vậy chọn PA1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2