intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh - Nguyễn Hoàng Thiên Tân

Chia sẻ: Trương ái Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:59

663
lượt xem
111
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1 : Khi phân tích thành phần hoá học của một bào quan, người ta thu được nhiều enzim như photphotidase – photphotase, Cytorom B, transferase … Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo bào quan đó? Bào quan đó là ti thể Cấu tạo của ti thể: · Bên ngoài có màng kép bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo nên các mào trên có nhiều enzim hô hấp. · Bên trong ti thể có chứa AND vòng và riboxom...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh - Nguyễn Hoàng Thiên Tân

  1.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com Câu 1 : Khi phân tích thành phần hoá học của một bào quan, người ta thu được nhiều enzim như photphotidase –  photphotase, Cytorom B, transferase … Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo bào quan đó? ­ Bào quan đó là ti thể ­ Cấu tạo của ti thể: • Bên ngoài có màng kép bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo nên các mào trên có nhiều  enzim hô hấp. • Bên trong ti thể có chứa AND vòng và riboxom Câu 2 : Tại sao đồng hoá cacbon bằng phương pháp quang hợp ở cây xanh có ưu thế hơn so với phương thức hoá  tổng hợp ở vi sinh vật? Ở cây xanh quá trình đồng hóa C được thực hiện qua chu trình Canvin. Hiệu quả năng lượng của chu trình C3 là: ­ Để tổng hợp 1 phân tử C6H12O6, chu trình phải sử dụng 12 NADPH, 18 ATP tương đương với 764 Kcalo. Vì 12 NADPH x  52,7 Kcalo + 18 ATP x 7,3 Kcalo = 764 Kcalo ­ 1 phân tử C6H12O6 với sự trữ lượng là 674 Kcalo  Hiệu quả: (674/764) x 100% = 88% ­ Quang hợp ở cây xanh sử dụng hidro từ H2O rất dồi dào còn hoá tổng hợp ở vi sinh vật sử dụng hidro từ các chất vô  cơ có chứa hidro với liều lượng hạn chế ­ Quang hợp ở cây xanh nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời là nguồn vô tận còn hoá tổng hợp ở vi sinh vật nhận  năng lượng từ các phản ứng oxi hoá nên rất ít Câu 3 : Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh đó có vai trò như thế nào đối với quá trình quang hợp? Trong lá cây có nhiều lục lạp và trong lục lạp chứa các hạt diệp lục, khi ánh sáng chiếu vào lá thì tia sáng màu xanh lục   bị phản xạ trở lại nên ta nhìn thấy màu xanh. Như vậy màu xanh ta nhìn thấy không có vai trò gì trong quá trình quang  hợp Câu 4 : Vì sao những virus có vật chất di truyền là ARN (ví dụ HIV) thì khó bị tiêu diệt hơn?  Vì ARN dễ phát sinh đột biến hơn AND nên tính chất kháng nguyên của virus dễ thay đổi, do đó không điều chế được  vacxin phòng tránh Câu 5 : Cơ thể sống có những dấu hiệu riêng biệt nào mà giới vô sinh không có ? ­ Cấu tạo bởi thành phần protein và axit nucleic đặc trưng. Phân tử AND tự nhân đôi đảm bảo cơ chế sinh sản và di  truyền trong quá trình tự sao, AND phát sinh các biến dị di truyền được qua nhiều thế hệ làm cho hệ gen ngày càng đa  dạng ­ Thường xuyên tự đổi mới thành phần cấu tạo cơ thể ­ Có khả năng ự điều hoà nhờ hoạt động của hệ enzim và hoocmon ­ Qua trao đổi chất và năng lượng với môi trường thường dẫn đến sinh trưởng và phát triển. Trong lúc các vật thể vô  sinh khi tương tác với môi trường thường bị biến tính dẫn đến huỷ hoại Câu 6 : Phân biệt quang hợp có thải oxi và quang hợp không thải oxi. Trong hai dạng trên, dạng quang hợp nào  tiến hoá hơn? Vì sao? Chỉ tiêu Quang hợp thải oxi Quang hợp không thải oxi H2O Hợp chất có dạng H2A Chất cho electron (A không phải là oxi) Sự thải oxi Có  Không VK có hệ sắc tố Diệp lục và các sắc tố khác Khuẩn lục Bẫy năng lượng Hiệu quả Ít hiệu quả Đại diện Tảo, vi khuẩn lam, thực vật VK lưu huỳnh màu tía, màu lục
  2.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com Quang hợp thải oxi tiến hoá hơn: ­ Sử dụng chất cho e là nước phổ biến hơn các hợp chất vô vơ ­ Thải oxi thúc đẩy sự tiến hoá của các loài SV khác ­ Hệ sắc tố thực hiện bẫy năng lượng hiệu quả hơn Câu 7 : Phân biệt vật chất và năng lượng. Loại vật chất nào được chọn là đồng tiền năng lượng của tế bào? Nêu cơ  chế hình thành vật chất đó? ­ Vật chất chiếm 1 không gian nhất định và có khối lượng ­ Năng lượng là đại lượng có khả năng sinh công, gây những biến đổi ở vật chất ­ Đồng tiền năng lượng: ATP ­ Cơ chế hình thành ATP: • Thực hiện thông qua quá trình photphorin hoá gắn gốc P i vào ADP nhờ năng lượng từ quá trình quang hoá hoặc  oxi hoá • Quá trình vận chuyển e và proton qua màng khi quang hợp và hô hấp tạo sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 mặt  đối lập của màng hình thành thế năng điện hoá proton • Động lực này kích thích bơm H+ hoạt động, bơm ion H+ đi qua phức hệ ATP – sintetaza và thúc đẩy bơm này tổng  hợp ATP: ADP + Pi  ATP Câu 8 : Phân biệt các cơ chế xâm nhập và cởi vỏ ở virus động vật ­ Dung hợp ở virus vỏ ngoài: vỏ ngoài của virus dung hợp với màng tế bào, 2 màng hoà nhập sẽ đứt ra    chuyển  nuclecapsit vào tế bào chất ­ Nhập bào ở virus trần và virus có vỏ ngoài: virus gắn và ăn sâu vào màng, màng tế bào bọc lấy virus tạo bọng, bơm  proton hạ pH (4,5 – 5) tạo đểiu kiện để giải phóng nuclecapsit khỏi bọng Câu 9 : Có thể dùng kháng sinh để phóng và chống các bệnh do virus được không? Tại sao? Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus do virus kí sinh bên trong tế bào nên các thuốc kháng sinh không tác  động đến virus Câu 10 : Khi nào virus ôn hoà chuyển từ trạng thái thái tiềm tan sang trạng thái sinh tan? Khi gặp các tác nhân cảm ứng  như tia UV, tia X, peroxyt hữu cơ, virus ôn hoà sẽ chuyển sang trạng thái sinh tan – phá  huỷ tế bào. Câu 11 : Phân biệt Viroit và Prion Các đặc điểm Viroit Prion Bản chất phân tử Phân tử ARN đơn dạng vòng Phân tử protein Đối tượng gây bệnh Tế bào thực vật Tế bào động vật Nhân lên nhờ hệ thống enzyme của  Prion   bình   thường   biến   đổi   thành  Cơ chế gây bệnh TB chủ prion độc gây thoái hoá hệ thần kinh  Bệnh củ khoai tây hình thoi Ví dụ Bệnh bò điên (xốp não) Bệnh hại cây dừa Câu 12 : Tại sao VK được chọn làm mô hình để nghiên cứu sinh trưởng của VSV? ­ Kích thước nhỏ, nghiên cứu sinh trưởng trên cả quần thể ­ Sinh sản vô tính bằng trực phân, vòng đời ngắn ­ Cấu tạo đơn giản, chưa phân hoá cao ­ Sự tăng khối lượng dẫn ngay đến sự phân chia ­ Sự sinh trưởng của vi khuẩn đã được nghiên cứu rất sâu và khái quát hoá dưới dạng toán học
  3.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com ­ Những kiến thức chung về sinh trưởng của vi khuẩn cũng có thể áp dụng cho các sinh vật khác Câu 13 : Nêu sự khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân Nguyên phân Giảm phân ­ Diễn ra ở các dạng tế bào khác nhau ­ Chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục đi vào quá trình  chín để tạo giao tử ­ Một lần phân bào cho 2 tế bào ­ Hai lần phân bào liên tiếp cho 4 tế bào con ­ 2n (mẹ)  2n (con) ­ 2n (mẹ)  n (con) ­ Một lần tái bản AND, một lần phân bào ­ Một lần tái bản, hai lần phân chia ­ Thường các NST tương đồng không bắt cặp ­ Các NST tương đồng bắt cặp ở kì trước ­ Không có sự tiết hợp và trao đổi chéo đoạn ­ Có sự tiết hợp và trao đổi chéo ­ Các NST kép  xếp  thành  một  hàng ở  mặt phẳng  ­ Các NST kép của cặp tương đồng xếp thành hai  xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa  hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì  giữa I ­ Ở kì sau, hai nhiễm sắc tử chị em tách ra và mỗi  ­ Ở kì sau I, mỗi NST kép trong cặp tương đồng đi  nhiễm sắc tử đi về một cực về một cực ­ Phương thức sinh sản vô tính. Không xảy ra biến dị  ­ Phương thức sinh sản vô tính. Tạo nên biến dị tổ  tổ hợp hợp qua các thế hệ Câu 14 : Nêu cấu trúc của hạch nhân ở tế bào sinh vật nhân thực. Nguồn gốc hạch nhân được hình thành từ đâu? Cấu trúc: ­ Là một vài thể hình cầu, thường nằm lệch tâm trong nhân, không có màng bao bọc ­ Gồm AND (ít), ARN, protein và enzim, hạch nhân phát triển mạnh ở tế bào có quá trình sinh tổng hợp protein mạnh,  tế bào đang bài tiết Chức năng: Chỉ xuất hiện ở kì trung gian (NST chưa nhân đôi, protein và ARN được tổng hợp mạnh mẽ) và có liên quan   đến sự tổng hợp rARN tham gia cấu tạo nên các hạt riboxom Nguồn gốc: Không phải là một bào quan, được tạo ra từ eo thứ hai của một số NST, đoạn AND đi qua eo này có chứa  gen tổng hợp nên rARN. Khi chưa được sự dụng để tổng hợp nên RB thì rARN tạm thời tích luỹ ở eo này hình thành nên   hạch nhân Câu 15 : Vì sao quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất nhưng chu trình Crep lại xảy ra bên trong ti thể? Quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất vì: ­ Đường bị biến đổi tại nơi nó tồn tại để tạo thành các sản phẩm nhỏ hơn trước khi được vận chuyển vào ti thể để tham  gia vào chu trình Crep ­ Mặt khác, việc vận chuyển đường vào trong ti thể tiêu tốn nhiều ATP ­ Ở tế bào chất có những enzim thích hợp cho quá trình phân cắt đường diễn ra Chu trình Crep lại xảy ra bên trong ti thể vì: ­ Nguyên liệu của chu trình Crep là axit piruvic  vận chuyển axit piruvic vào chất nền ti thể giúp cho quá trình xảy ra  thuận lợi hơn ­ Mặt khác, ở ti thể chứa các loại enzim hô hấp cần thiết cho chu trình Crep diễn ra ­ Ngoài ra chu trình Crep tạo ra các chất tích trữ năng lượng như NADH, FADH2 trong ti thể, chúng sẽ tham gia vào  chuỗi truyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể, nhờ đó quá trình này được đáp ứng dễ dàng hơn  Câu 16 : Vì sao nói ngành Thực vật hạt kín là ngành tiến hoá nhất?
  4.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com ­ Có hệ mạch phát triển đưa chất dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ thể ­ Thụ phấn nhờ gió và côn trùng  không phụ thuộc vào nước  khả năng thụ phấn cao hơn ­ Thụ tinh kép: ngoài tạo hợp tử còn tạo phôi nhũ ­ Giảu chất dinh dưỡng nuôi hợp tử phát triển nên tỉ lệ nảy mầm, sống sót cao ­ Hạt được bảo vệ trong quả nên tránh được các tác động bất lợi Câu 17 : Loài sinh vật nào được xem là dạng trung gian giữa thực vật và đông vật vì sao?  Euglena sp ­ Nhà thực vật học xếp chúng vào thực vật nguyên sinh (tảo): tảo mắt ­ Nhà động vật học xếp chúng vào động vật nguyên sinh: trùng roi Euglena sp ­ Có lục lạp, khi môi trường có ánh sáng  quang hợp tạo chất hữu cơ ­ Khi thiếu ánh sáng kéo dài, lục lạp thoái hoá, chúng di chuyển, bắt mồi  dị dưỡng giống động vật Câu 18 : So sánh cấu tạo của tế bào nhân thực và nhân sơ Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực ­ Kích thước bé (1 – 10 µm) ­ Kích thứơc lớn (10 – 100 µm) ­ Cấu tạo đơn giản ­ Cấu tạo phức tạp ­ Chưa có màng nhân ­ Có màng nhân ­ Chỉ có thể nhân (nucleoid) ­ Có nhân (nucleus): trong nhân chứa NST và hạch  nhân ­ Genom   là   AND   vòng,   không   chứa   protein   loại  ­ Genom:   NST dạng  thẳng  chứa  AND  kết   hợp  với  histon protein loại histon ­ Chưa   có   các   bào   quan   có   màng,   hệ   thống   nội  ­ Có các bào quan có màng, hệ thống nội màng và  màng và bộ khung tế bào khung xương tế bào ­ RB loại 70S ­ RB có 2 loại: 70S ở bào quang (ti thể hoặc nhân)  và 80S ở tế bào chất ­ Trực phân ­ Nguyên phân và giảm phân ­ Có lông, roi cấu tạo đơn giản từ protein flagenlin ­ Có lông và roi cấu tạo vi ống phức tạp theo kiểu  9+2 Câu 19  :  Tại sao virus HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu limpho T­CD 4  ở người? Cho biết nguồn gốc lớp vỏ  ngoài và lớp vỏ trong của HIV? ­ Vì: • Tương tác giữa virus với tế bào vật chủ là tương tác đặc hiệu giữa gai vỏ virus với thụ quan màng tế bào • Chỉ có limpho T­CD4 mới có thụ quan CD4 màng tương thích HIV ­ Nguồn gốc: • Vỏ trong: do vật chất di truyền của HIV qui định tổng hợp từ nguyên liệu và bộ máy sinh tổng hợp protein của tế bào  chủ • Vỏ ngoài: có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào limpho T và các gai protein do virus qui định tổng hợp Câu 20 : Nếu cho vào tế bào trong tế bào thực vật chất có khả năng nhận điện tử ngay khi điện tử rời khỏi trung  tâm quang hoá I trên màng thylakoid thì hậu quả thế nào? ­ Không có hoặc rất ít đệin tử đến NADP+
  5.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com ­ Có rất ít NADPH được sinh ra ­ Quá trình cố định CO2 theo chu trình Canvin giảm mạnh ­ Có thể sẽ tăng sự quang phân li nước Câu 21 : Dựa vào đặc điểm nào từ quá trình xâm nhiễm của HIV các nhà khoa học đã chế ra các loai thuốc để kìm  hãm nhân lên của HIV? Giải thích? ­ Virus chỉ nhân lên trong tế bào chủ ­ Virus nhận biết tế bào kí chủ của chúng nhờ gắn vào các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào ­ Các nhà khoa học đã tổng hợp nên các loại kháng nguyên giống kháng nguyên HIV ­ Khi lượng lớn kháng nguyên tương tự HIV được đưa vào cơ thể sẽ cạnh tranh với HIV, ngăn cạn sự xâm nhiễm và  nhân lên của HIV Câu 22 : Một bệnh nhân bị cúm đến bệnh viện, trong toa thuốc bác sỹ có dùng một loại kháng sinh. Hãy cho biết ý  nghĩa của việc dùng kháng sinh trong trường hợp nói trên Kháng sinh được sử dụng trong toa thuốc của người cúm nhằm ngăn cản sự sinh trưởng và gây bệnh của các vi trùng cơ  hội khác khi miễn dịch suy yếu Câu 23 : Có 4 bình đựng 4 dd mất nhãn chứa: glucozo, saccarozo, lòng trắng trứng, hồ tinh bột. Dùng hoá chất nào  có thể phân biệt được các lọ trên? ­ Trích mỗi bình một ít làm mẫu thử ­ Dùng dd iot/KI cho vào các mẫu thử, mẫu thử nào có màu xanh tím  tinh bột ­ Dùng thuốc thử phelinh cho vào các mẫu thử còn lại, đun nóng mẫu thử nào tạo kết tủa đỏ gạch glucozo ­ Dùng CuSO4/NaOH (phản ứng biure) cho vào hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào có màu tím  lòng trắng trứng  ­ Mẫu thử còn lại là saccarozo  Câu 24 :  a) Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, phương trình phản ứng của qua 1trình lên men rượu? b) Tại sao trong thực tế, quá trình lên man rượu thường phải giữ ở nhiệt độ ổn định? Độ pH thích hợp cho quá trình  lên men rượu là bao nhiêu? Tăng pH > 7 được không? Tại sao? a) ­ Cơ chất : tinh bột, đường gluco     ­ Tác nhân : nấm men có trong bánh men rượu, có thể có một số loại nắm mốc, VK     ­ Sản phẩm : về mặt lý thuyết có Etanol 48,6%, CO2 46,6%, glixerin 33,3%, axit sucxinic 0,6%, sinh khối tế bào 1,2%  so với lượng gluco sử dụng                                                   Nấm mốc     ­ Phương trình (C6H10O5)n + H2O                      nC6H12O6                                      Nấm men rượu                          C6H12O6                          C2H5OH + CO2 + Q b) ­ Nhiệt độ cao giảm hiệu suất sinh rượu     ­ pH: 4 – 4,5      ­ Không. Nếu pH lớn hơn 7 sẽ tạo gixerin là chủ yếu Câu 25 : Phân biệt virus, vi khuẩn, tảo đơn bào về cấu tạo đời sống Virus Vi khuẩn Tảo đơn bào Cấu tạo ­ Kích   thước   rất   nhỏ,  ­ Kích thước 1 – 5 µm  ­ Kích   thước   lớn   hơn  vài chục đến vài trăm  nhiều so với vi khuẩn nm ­ Cơ thể đơn bào ­ Cơ thể đơn bào
  6.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com ­ Chưa   có   cấu   tạo   tế  bào ­ Chưa   có   nhân,   vùng  ­ Có   nhân   rõ   rệt,   có  ­ Cấu tạo gồm: lõi axit  nhân chứa AND trần  chất diệp lục nucleic   (AND   hoặc  dạng vòng ARN) + protein ­ Kí   sinh   bắt   buộc  ­ Phần lớn sống kí sinh  ­ Tự tổng hợp chất hữu  trong tế bào vật chủ và gây bệnh cho các  cơ   nhờ   năng   lượng  ­ Sự phát triển và sinh  sinh vật khác ánh sáng mặt trời và  sản   làm   phá   huỷ  ­ Một   số   sống   hoại  chất diệp lục Đời sống hàng  loạt  tế   bào  vật  sinh chủ ­ Sinh sản rất nhanh ­ Gây bệnh cho các vi  sinh vật khác Câu 26 : Tại sao nói quá trình tiêu hoá trong tiêu hoá từ dạ dày đến ruột của người là một hệ thống nuôi cấy liên tục  đối với vi sinh vật? Vì quá trình này được diễn ra liên tục: dạ dày thường xuyên được bổ sung thức ăn từ ngoài vào đồng thời thường xuyên   thải các sản phẩm của quá trình tiêu hoá ra ngoài, do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy tự nhiên   Câu 27 : Etanol (nồng độ 70%) và penixilin đều thường được dùng để diệt khuẩn trong y tế. Hãy giải thích vì sao vi  khuẩn khó biến đổi chống được etanol, nhưng lại có thể biến đổi chống được penixilin?  ­ Etanol (nồng độ 70%) có tác dụng gây biến tính protein; kiểu tác động là không chọn lọc và không cho sống sót ­ Penixilin ức chế tổng hợp PEG (peptidoglycan) vỏ vi khuẩn. Nhiều vi khuẩn mang gen kháng kháng sinh (thường trên  plazmit) mã hoá enzyme pecinilinaza cắt vòng becta­lactam của penixilin và bất hoạt kháng sinh này ­ Nồng độ lớn hơn 70% làm kết tủa protein trên bề mặt tế bào vi khuẩn một cách nhanh chóng, giảm khả năng thẩm  thấu vào trong tế bào của etanol   hiệu suất phản ứng lại giảm Câu 28 : Vì sao sốt là một phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn? Do protein của vi khuẩn bị biến tính ở nhiệt độ thấp hơn protein của người. Nên khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng sẽ làm biến  tính protein của các vi khuẩn gây bệnh  ức chế sinh trưởng và phát triển của chúng  sốt có tác dụng miễn dịch Câu 29 : So sánh hình thức hô hấp nitrat và hô hấp sunfat Hô hấp nitrat Hô hấp sunfat ­ Thự hiện phản ứng nitrat hóa ­ Thực hiện phản ứng phản sunfat hoá ­ Lấy oxi từ  hợp chất  nitrat  làm  chất  nhận  điện  tử  ­ Lấy oxi từ hợp chất sunfat làm chất nhận điện tử  cuối cùng trong chuỗi hô hấp cuối cùng trong chuỗi hô hấp ­ Từ   1   mol   Gluozo   qua   hô   hấp   tạo   25   mol   ATP  ­ Từ   1   mol   Glucozo   qua   hô   hấp   tạo   22   mol   ATP  (chiếm 25% năng lượng) (chiếm 22% năng lượng) Câu 30 : Vì sao hộp thịt, hộp đựng mứt bị phồng lên?  ­ Đồ hộp thịt phồng lên: do chưa khử trùng kĩ, VSV còn trong hộp phân giải thịt (protein) thành axit amin, trong đó có  các axit amin chứa lưu huỳnh bị phân giải thành H2S có mùi thối hoặc do nhóm amin trong các axit amin bị khử  thành NH3 tạo thành làm tăng áp suất  hộp bị phồng ­ Hộp đưng mứt bị phồng lên do nấm men lên men phân giải đường thành rượu + CO 2, khí CO2 tạo thành làm tăng áp  suất  hộp bị phồng Câu 31 : Khi lớn lên đến kích thước nhất định tế bào vi khuẩn sẽ phân đôi. Điều này được hiểu như thế nào?
  7.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com ­ Mỗi tế bào vi sinh vật như một khối cầu, tỉ lệ s/v là một số xác định (S/V = 4/4/3 = 3/) ­ Khi tế bào vi sinh vật sinh trưởng, tăng sinh các thành phần chất sống trong tế bào làm tăng bán kính  của khối cầu  (tb vi sinh vật)  phá vỡ tỉ số giữa S và V của tế bào vi sinh vật ­ Từ đó dẫn đến tế bào phải phân chia để lập lại tỉ số S/V xác định đối với 1 tb vi sinh vật Câu 32 : Trong quá trình nhân lên của phage T2 ở tế bào vi khuẩn Ecoli, đôi khi người ta thấy mật số phage rất cao  nhưng chúng không thể sản sinh ra các thế hệ mới. Vì sao? ­ Sự hấp phụ của virus phụ thuộc vào phức số cảm nhiễm ­ Khi phức số cảm nhiễm quá cao  sự phá vỡ tự ngoại, không thể sản sinh ra các thế hệ virus mới ­ Lí do: khi một lượng lớn phage đồng thời hấp phụ lên 1 tế b2o, các đầu ống đuôi của từng phage đều có 1 ít lizozim  bề mặt tế bào chủ bị hàng trăm, hàng nghìn lỗ nhỏ khiến tế bào bị vỡ Câu 33 : Nêu những điểm khác hau giữa vi khuẩn lam và tảo lục Khuẩn lam Tảo lục Thuộc giới khởi sinh Thuộc giới nguyên sinh Thành peptidoglycan Thành xenlulozo Nhân sơ Nhân thực Chưa có lục lạp  Có lục lạp Đơn bào Đơn bào hoặc đa bào Ít bào quan Nhiều bào quan Câu 34 : So sánh không bào ở tế bào động vật và thực vật về cấu tạo và chưc năng? Không bào ở tế bào thực vật Không bào ở tế bào động vật ­ Kích thước lớn hơn, thường phổ  ­ Kích   thước  nhỏ   hơn,   chỉ   có   ở  biến một số loại tế bào ­ Chứa   nước,   các   chất   khoáng  ­ Chứa   các   hợp   chất   hữu   cơ,  Cấu tạo hoà tan enzim ­ Hình thành dần trong quá trình  ­ Hình   thành   tuỳ   từng   lúc   và  phát   triển   của   tế   bào,   kích  trạng thái hoạt động của tế bào thước lớn dần Tiêu hoá nội bào, bài tiết, co bóp Tuỳ   loại   tế   bào:   dự   trữ   nước,   muối  Chức năng khoáng, điều hoà áp suất thẩm thấu,  chứa các sắc tố Câu 35 : Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải là từ một số tế bào có kích  thước lớn ? Vì: ­ Mỗi tế bào sẽ duy trỳ sự kiểm tra tập trung các chức năng một cách có hiệu quả. Nhân truyền lệnh đến tất cả các bộ  phận của tế bào. Nếu mỗi tế bào có kích thước quá lớn thì phải mất nhiều thời gian các tín hiệu điều khiển mới tới  được vùng ngoại biên. Do đó, tế bào nhỏ được điều khiển có hiệu quả hơn ­ Kích thước tế bào nhỏ  S/V lớn có khả năng thông tin với môi trường tốt hơn Câu 36 : Nêu hai trạng thái sol và gel và vai trò của chúng trong tế bào? Chất nguyên sinh dạng keo có các phân tử bám xung quanh và có độ nhớt ­ Khi ở dạng sol (1/2 lỏng, ngoài hạt keo có nước tự do bám xung quanh)  độ nhớt
  8.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com ­ Khi chất nguyên sinh gặp trường hợp mất nước thì sẽ chuyển từ trạng thái sol  gel (1/2 rắn vì các phân tử nước tự do  bay mất còn lại nước liên kết)  có tính đàn hồi Vai trò: ­ Trạng thái sol: tế bào thực hiện mọi phản ứng ­ Trạng thái gel: bắt đầu giảm phản ứng hoá học, tăng tính chống chịu Câu 37 : Hãy giải thích tại sao VK có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và sinh sản cao? ­ VK có hệ enzim nằm trên màng sinh chất hoặc trong tế bào chất, enzim này có hoạt tính mạnh nên vi khuẩn có khả  năng đồng hoá mạnh nhanh ­ Có S/V lớn  khả năng trao đổi chất mãnh liệt ­ Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh ­ Dễ phát sinh biến dị nên có khả năng thích nghi cao Câu 38 : Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ bị phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có các hiện tượng gì xảy  ra? Giải thích? Hiện tượng: nước đục – SV hiếu khí chết – có mùi thối Giải thích: ­ Chất hữu cơ vào nước làm VSV hiếu khí phân giải dẫn đến giảm oxi hoà tan trong nước, tăng lượng CO2    gây đục  nước ­ Oxi hoà tan giảm làm VSV hiếu khí chết hàng loạt ­ VSV kị khí hoạt động mạnh thải H2S, NH3 gây có mùi thối Câu 39 : Tên của các virut cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 có ý nghĩa gì? Tên của các virut cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 bao hàm ý nghĩa đặc thù cấu trúc kháng nguyên vỏ ngoài của virut: ­ Chữ H (chất ngưng kết hồng cầu), chữ N ( enzim tan nhầy) là ký hiệu của 2 kháng nguyên gây nhiễm trên vỏ  của hạt virut cúm A giúp virút gắn vào thành tế bào rồi sau đó đột nhập vào tế bào  ­ Chữ số 1,2,3,5 là chỉ số thứ tự của kháng nguyên H và N đã biến đổi.    Câu 40 : Ở virut, người ta tiến hành lai 2 chủng như sau :  ­ Lấy ARN của chủng B trộn với prôtêin của chủng A thì chúng tự lắp ráp thành virut lai I. ­ Lấy ARN của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng tự lắp ráp thành virut lai II.  Sau đó nhiễm các virut lai I và II vào các cây thuốc lá khác nhau, chúng đã gây các vết tổn thương khác  nhau và khi phân lập đã thu được chủng virut A và chủng  virut B. Virut lai II đã sinh ra chủng virut A hay B? Giải  thích? ­ Virut lai I đã sinh ra chủng virut A. ­ Giải thích : Virut lai I có lõi ARN của chủng A nên khi nhân lên trong tế bào cây thuốc lá, chính lõi ARN là vật chất di   truyền và chi phối tổng hợp prôtêin vỏ nên lõi ARN của chủng A chỉ tổng hợp prôtêin vỏ của chủng A, vì thế chúng chỉ  tạo virut chủng A. Câu 41 : Những điểm khác nhau cơ bản giữa virut và vi khuẩn về mặt cấu tạo, vật chất di truyền, dinh dưỡng, sinh   sản. Đặc điểm Virút Vi khuẩn Chưa   có   cấu   tạo   TB,   chỉ   gồm   vỡ  Có   cấu   tạo   TB   nhưng   chưa   hoàn  Cấu tạo protein   và   lõi   axit   nuclêic   (hoặc   là  chỉnh, chưa có màng nhân. ADN hoặc là ARN). Chỉ   chứa   một   trong   2   loại   hoặc   là  Có cả 2 loại ADN và ARN. Vật chất DT ADN hoặc là ARN.
  9.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com Dị dưỡng theo kiểu kí sinh bắt buộc  Có nhiều hình thức sốnh khác nhau:  Dinh dưỡng trong TB vật chủ. tự   dưỡng,   dị   dưỡng   (kí   sinh,   hoại  Không mẫn cảm với kháng sinh. sinh, cộng sinh) Phải   nhờ   vào   hệ   gen   và   các   bào  Sinh sản dựa vào hệ gen chính của  Sinh sản quan của TB vật chủ. Không có khả  mình. Có khả năng sinh sản ngoìa  năng sinh sản ở ngoài TB vật chủ. TB vật chủ. Câu 42 :  a. Lipit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất, chức năng? b. Tại sao về mùa lạnh hanh, khô người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ? a) ­ Giống nhau: Đều cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O. Đều có thể cung cấp năng lượng cho tế bào.     ­ Khác nhau:  Nội dung so sánh Cacbohiđrat Lipit Cấu trúc hoá học Tỉ lệ C:H:O  là khác nhau Tan nhiều trong nước, dễ phân huỷ hơn. Kị   nước,   tan   trong   dung   môi   hữu   cơ.  Tính chất Khó phân huỷ hơn. ­ Đường đơn: cung cấp năng lượng, là đơn  Tham   gia   cấu   trúc   màng   sinh   học,   là  vị cấu trúc nên đường đa. thành phần của các hoocmon, vitamin.  Chức năng ­ Đường đa: dự trữ năng lượng (tinh bột,  Ngoài ra, còn dự trữ năng lượng cho tế  glicogen),   tham   gia   cấu   trúc   tế   bào  bào và thực hiện nhiều chức năng sinh  (xenlulôzơ), kết hợp với prôtêin… học khác. b) Vì kem (sáp) có bản chất là lipit có đặc tính kị nước nên chống thoát hơi nước, giữ cho da mềm mại. Câu 43 : Trong một ao hồ, người ta thường gặp các vi sinh vật sau: vi khuẩn hiếu khí như Peudomonas, tảo lục, vi  khuẩn lam, vi khuẩn sunfat, vi khuẩn kị khí bắt buộc, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía. a. Trình bày sự phân bố của các vi sinh vật đó trong ao hồ. b. Giải thích phương thức sống của các nhóm vi sinh vật: tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía. c. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và kị khí? Yếu tố nào quyết định hô hấp hiếu khí, kị khí ở vi khuẩn? a. Sự phân bố của các vi sinh vật trong ao hồ: ­ Lớp mặt là tảo lục, vi khuẩn lam. ­ Lớp kế tiếp là vi khuẩn hiếu khí như Pseudomonas. ­ Lớp trung gian là vi khuẩn lưu huỳnh màu tía. ­ Lớp đáy là vi khuẩn sunfat, vi khuẩn kị khí bắt buộc. b. Phương thức sống của: ­ Tảo lục, vi khuẩn lam là những vi sinh vật hiếu khí, quang hợp thải ôxi. ­ Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía là vi khuẩn kị khí, quang hợp không thải ôxi, sử dụng hợp chất vô cơ như H 2S, S làm  nguồn cung cấp electron. c. ­ Kiểu hô hấp của : + Vi khuẩn hiếu khí: có ôxi phân tử trong môi trường để sinh trưởng và phát triển. + Vi khuẩn kị khí bắt buộc: chỉ phát triển trong điều kiện không có không khí. ­ Tuỳ thuộc vào số và lượng các enzim có thể phân giải H 2O2 như catalaza, superoxit dismutaza để quyết định là hô hấp  kị khí hay hiếu khí của vi khuẩn. Câu 44 :  a. Thế nào là kháng nguyên? Kháng thể? Cơ chế tác dụng của kháng thể? b. Tại sao khi tiêm vacxin phòng bệnh thì người được tiêm không bị mắc bệnh đó nữa?
  10.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com a) ­ Kháng nguyên là loại hợp chất lạ có khả năng gây ra trong cơ thể sự trả lời miễn dịch. Các hợp chất này có thể là  prôtêin, độc tố thực vật, động vật, các enzim, một số polisaccarit.     ­ Kháng thể là những prôtein được tổng hợp nhờ các tế bào limphô. Chúng tồn tại tự do trong dịch thể hoặc dưới dạng   phân tử nằm trong màng tế bào chất của tế bào limphô.     ­ Cơ chế tác dụng:  + Trung hoà độc tố do lắng kết. + Dính kết các vi khuẩn hay các tế bào khác. + Làm tan các vi khuẩn khi có mặt của chúng trong huyết thanh bình thường. + Dẫn dụ và giao nộp các vi khuẩn cho quá trình thực bào. b) Tiêm vacxin tức là đưa kháng nguyên (vi sinh vật đã bị giết chết hoặc làm suy yếu) vào cơ thể. Sự có mặt của kháng  nguyên kích thích tế bào limphô phân bào tạo ra kháng thể đi vào máu, đồng thời tạo ra các tế bào nhớ khu trú trong  các tổ chức bạch huyết ở dạng không hoạt động. Khi kháng nguyên gây bệnh tái xâm nhập vào cơ thể, tế bào nhớ sẽ  nhanh chóng sản xuất kháng thể với số lượng lớn để kịp thời tiêu diệt mầm bệnh. Câu 45 :  a. Phân biệt vacxin và kháng huyết thanh. b. So sánh sự giống và khác nhau giữa virut cúm và virut khảm thuốc lá. a. Phân biệt vacxin và kháng huyết thanh. Vacxin Kháng huyết thanh ­ Là loai kháng nguyên đã được làm giảm độc lực kích  ­ Là loại huyết thanh có mang kháng thể đặc hiệu,  thích sinh kháng thể, chống lại VK gây bệnh khi vào người có khả năng tiêu diệt VK gây bệnh ­ Có tác dụng phòng bệnh ­ Có tác dụng chữa bệnh ­ VD: Vacxin phòng bại liệt ­ Kháng huyết thanh chống uốn ván  b) ­ Giống nhau: Đều có hình thái xoắn trụ, genom là ARN     ­ Khác nhau: Virus cúm Virus đốm thuốc lá ­ Có cấu tạo màng bao bên ngoài vỏ capsit và trên  ­ Không có màng bao có lông dính kết hồng cầu ­ Xoắn có màng bọc ­ Xoắn trần Câu 46 :  a) Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng thông báo nhiều bệnh mới lạ ở người và động vật  gây nên bởi các loại virut. Hãy đưa ra 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này b) So sánh cấu tạo, đặc điểm sống của virus cúm ở người và virus HIV. a) ­ Do các virut có sẵn bị đột biến thành các virut gây bệnh mới. Nhiều loại virut rất dễ bị đột biến tạo nên nhiều loại  virut khác nhau.     ­ Do sự chuyển đổi virut từ vật chủ này sang vật chủ khác. b) ­ Giống nhau:  + Có màng bọc + Vỏ capxit đối xứng + Lõi axit Nuclêic + Đều gây hại cho người. ­ Khác nhau Virus cúm Virus HIV Đối xứng xoắn Đối xứng khối 1 ARN ss 2 ARN ss
  11.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com Không có enzim sao mã ngược Có Tế bào chủ niêm mạc đường hô hấp Tế bào chủ lympho TCD4 Cơ chế nhân lên: chu trình tan, virus độc Chu trình tiềm tan, virus ôn hòa Câu 47 : Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3. ­ Ống 1 chứa dịch phagơ ­ Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng ­ Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2 Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 1 ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng. (đã đánh  dấu tương ứng.) a. Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch. b. Gọi tên phagơ và tế bào vi khuẩn theo mối quan hệ giữa chúng. c. Giải thích các hiện tượng. a) ­ Đĩa 1 : Không có sự xuất  hiện khuẩn lạc    ­ Đĩa 2 : Xuất hiện khuẩn lạc của vi khuẩn.    ­ Đĩa 3 :  + TH1 : Ban đầu xuất hiện khuẩn lạc nhưng sau đó tạo ra những vết tròn trong suốt trên bề mặt thạch. + TH2 : Xuất hiện khuẩn lạc. b) + TH1: Phagơ  độc ­ Tế bào sinh tan     + TH2: Phagơ ôn hoà ­ Tế bào tiềm tan c) Giải thích : ­ Đĩa 1: Là đĩa cấy dịch phagơ ­> có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc, không sống trên môi trường nhân tạo => không  xuất hiện khuẩn lạc. ­ Đĩa 2 : Vi khuẩn sinh trưởng trên môi trường dinh dưỡng rắn ­> tạo khuẩn lạc. ­ Đĩa 3:  + TH1: Do có sự xâm nhập, nhân lên của phagơ độc →  ban đầu khuẩn lạc vẫn xuất hiện nhưng khi số lượng phagơ  trong tế bào lớn, phá vỡ tế bào ­> không còn khuẩn lạc. + TH2: Do đây là phagơ ôn hoà không gây tan tế bào vi khuẩn => khuẩn lạc vẫn xuất hiện và tồn tại. Câu 48 :  a. Trong tự nhiên, tại sao nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất thải có tính axit hoặc kiềm nhưng chúng vẫn  sinh trưởng bình thường trong môi trường đó?  b. Vì sao tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn?  a) Các vi khuẩn ưa trung tính vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường có tính axit hoặc kiềm vì chúng có khả năng  điều chỉnh độ pH nội bào nhờ việc tích lũy hoặc không tích lũy H+.  b) ­ Do nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit và hàm lượng đường cao. Trong dịch bào của rau quả thường có hàm lượng  axit và đường cao, không thích hợp với vi khuẩn.      ­ Do hoạt động của nấm mốc, hàm lượng đường và axit trong quả giảm, lúc đó vi khuẩn mới hoạt động. Câu 49 : Tại sao khi làm mứt các loại củ, quả … trước khi dim đường người ta thường luộc qua nước sôi? Khi luộc qua nước sôi sẽ làm các tế bào chết đi vì vậy:  ­ Tính thấm chọn lọc của màng giảm (quá trình vận chuyển chủ động qua tế bào không diễn ra) , tế bào không bị mất  nước → mứt giữ nguyên được hình dạng ban đầu không bị teo lại ­ Đường dễ dàng thấm vào các tế bào ở phía trong → mứt có vị ngọt từ bên trong Câu 50 : Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo và colesterol khác  nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều colesterol so với màng tế bào phía trên.  Hãy giải thích sự khác nhau này?
  12.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com ­ Phần gần móng tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần có độ linh hoạt cao. ­ Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạo tính linh động của màng ­ Axít béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn axit béo no Câu 51 : Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn ” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất  hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào? ­ Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin                        ­ Prôtêin được tổng hợp ở các Ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất  hạt  →  tạo   thành   túi  →  bộ   máy   gôngi.   Tại   đây   protein   được   hoàn   thiện   cấu   trúc,   gắn   thêm   hợp   chất   saccarit  → glycoprotein hoàn chỉnh → đóng gói→đưa ra ngoài màng bằng xuất bào.  Câu 52 :  Đồ thị sau cho thấy nồng độ của một chất bên trong và bên ngoài tế bào. a.  Nếu các chất được tự do di chuyển bằng khuếch tán, nó sẽ di chuyển như thế nào: Bên trong tế bào? Giữa các  tế bào và giữa bên trong và bên ngoài tế bào? b. Nếu, sau một số giờ, nồng độ  không thay đổi, em có giả định gì về sự di chuyển các chất qua màng tế bào? a. Các chất di chuyển theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đền nơi có nồng độ thấp b. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các chất tan. Câu 53 : Cho 4 nhóm tế bào thực vật cùng loại vào 4 dung dịch nhược trương riêng biệt có cùng nồng độ là: A –  nước; B – KOH; C – NaOH; D – Ca(OH) 2. Sau 1 thời gian chuyển các tế bào sang các ống nghiệm chứa dung dịch  saccarozơ ưu trương có cùng nồng độ. Nêu hiện tượng và giải thích. ­ Khi đưa tế bào thực vật vào các dung dịch nhược trương, nước đi từ ngoài vào tế bào dẫn đến hiện tượng trương nước  của tế bào: + Nước cất: nước vào tế bào nhiều, tế bào trở nên tròn cạnh. +  Dung dịch KOH và NaOH: KOH và NaOH điện ly hoàn toàn làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch   nước vẫn  khuếch tán vào trong tế bào nhưng thấp hơn nước cất, tế bào trương nước ít hơn. + dung dịch Ca(OH)2 điện ly theo 2 nấc, trong đó nấc 1 có độ điện ly bằng của KOH và NaOH do đó tính chung dung  dịch Ca(OH)2 có áp suất thẩm thấu cao hơn các dung dịch khác  Mức độ trương nước thấp hơn các dung dịch khác. ­ Khi đưa các tế bào trên  vào dung dịch saccarozơ ưu trương thì tốc độ co nguyên sinh của các tế bào giảm dần theo  thứ tự: D > B = C > A Câu 54 : Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi tách ti thể ra khỏi tế bào, nó vẫn có thể tổng hợp được ATP trong điều kiện  invitro thích hợp. Làm thế nào để ti thể tổng hợp được ATP trong ống nghiệm? Giải thích.
  13.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com ­ Tạo ra chênh lệch về nồng độ H+ giữa hai phía màng trong của ti thể. ­ Ban đầu, cho ti thể vào trong dung dịch có pH cao (VD pH = 8) sau đó lại chuyển ti thể vào dung dịch có pH thấp (VD  pH = 4). Khi có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai phía màng trong của ti thể, ATP được tổng hợp qua phức hệ ATP­  syntêtaza. Câu 55 : Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm tối thiểu cường  độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao? * Phải giảm cường độ hô hấp vì: ­ Trong trường hợp này hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng  sản phẩm trong quá trình bảo quản. Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản: Khi hô hấp  tăng thì O2 giảm, CO2 tăng. Khi O2 giảm quá mức, CO2 tăng quá mứcthì hô hấp của đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang  dạng phân giải kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng. ­ Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản. ­ Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. Ngoài ra  việc tăng độ ẩm còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật bám trên đối tượng phát triển, vi sinh vật phân giải làm hỏng  sản phẩm * Không nên giảm cường độ hô hấp đến 0 vì: nếu giảm đến 0 đối tượng bảo quản sẽ chết (không tốt, nhất là đối với hạt  củ giống) Câu 56 : Tại sao nói tinh bột là nguyên liệu dự trữ lí tưởng trong tế bào TV? Tinh bột là  nguyên liệu dự trữ lí tưởng trong tế  bào thực vật vì:  ­ Tinh bột là một hỗn hợp các amilo và amilopectin được cấu tạo từ các đơn phân là gluco. ­ Amilopectin chiếm 80% tinh bột, nhanh chóng được tổng hợp cũng như phân ly để đảm bảo cho cơ thể một lượng  đường đơn cần thiết, đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể thực vật. ­ Tinh bột không khuếch tán ra khỏi tế bào và gần như không có hiệu ứng thẩm thấu Câu 57 : Ở tế bào nhân thực thường thì các chất ở bên ngoài thấm vào nhân phải qua tế bào chất, tuy nhiên ở 1 số   tế bào có thể có sự xâm nhập thẳng của các chất từ môi trường ngoài  tế bào vào nhân không thông qua tế bào  chất. Hãy lí giải điều này. ­ Màng nhân  cũng có cấu trúc màng lipoprotein như màng sinh chất, gồm 2 lớp màng: màng ngoài và màng trong; giữa  2 lớp màng là xoang quanh nhân ­ Màng ngoài có thể nối với mạng lưới nội chất hình thành 1 hệ thống khe thông với nhau; hệ thống khe này có thể  mở ra khoảng gian bào, như vậy qua hệ thống khe của TBC có sự liên hệ trực tiếp giữa xoang quanh nhân và MT ngoài  (TB đại thực bào, ống thận, một số TBTV) vì vậy các chất có thể có  sự xâm nhập thẳng từ môi trường ngoài vào nhân  mà không thông qua tế bào chất Câu 58 : Để nghiên cứu tác động của tryptophan lên sinh trưởng của vi trùng thương hàn, người ta cấy song song  dịch huyền phù vi sinh vật này lên môi trường dinh dưỡng không chứa tryptophan và môi trường dinh dưỡng có chứa  tryptophan. Sau 24h nuôi ở nhiệt độ phù hợp, người ta chỉ thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn trên môi trường có  chứa tryptophan a. Tryptophan là loại hợp chất gì đối với vi trùng thương hàn? b. Từ vi trùng thương hàn chủng số 1 bằng cách chiếu tia tử ngoại với liều lượng hạn chế người ta thu được chủng  số 2 có khả năng tự tổng hợp được tryptophan. Vì sao? c. Để xác định nhu cầu tryptophan đối với vi trùng thương hàn có ý kiến cho rằng nên sử dụng chủng số 2. Điều này  có đúng không? a) Tryptophan là nhân tố sinh trưởng của vi trùng thương hàn vì thiếu hợp chất này chúng không phát triển được b) Đã tạo ra chủng đột biến số 2 có khả năng tự tổng hợp được tryptophan (cụ thể: tạo dimetimin do đó trong ADN cặp  AT bị thay thế bằng cặp khác trong lần nhân đôi sau)
  14.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com c) Không nên sử  dụng chủng 2 mà phải dùng chủng 1 là chủng khuyết dưỡng với tryptophan Câu 59 :  a) Nốt sần được hình thành ở rễ nông hay rễ sâu của cây họ đậu? vì sao? b) Tại sao cây phi lao phát triển được trên các vùng đất cát nghèo đạm? a) Ở cây họ đậu nốt sần thường hình thành ở rễ nông, phần rễ sâu rất ít do tính háo khí của VK nốt sần, thiếu O2 sẽ làm  giảm cường độ trao đổi chất năng lượng và khả năng xâm nhập vào rễ cây b) Do bộ rễ có những vi sinh vật sống cộng sinh có khả  năng cố định đạm chúng không phải vi khuẩn như nốt sần cây  họ Đậu mà là xạ khuẩn Câu 60 : Nêu vai trò của các điểm chốt trong điều chỉnh chu kì tế bào? ­ Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như từ bên trong tế bào.  Tại G1 cũng như một số giai đoạn khác có tồn tại “điểm kiểm soát” mà ở đó tế bào tích lũy đủ một lượng phức chất nhất  định thì nói mới chuyển sang pha kế tiếp + Điểm chốt R (vào S) : là điểm chốt ở cuối pha G1, báo hiệu rằng các quá trình tăng trưởng, quá trình chuẩn bị cho sự  cho sự tái bản ADN đã hoàn tất. Nếu tb vượt qua G1 sẽ tiếp tục sang pha S, nếu không  tb bị ách lại tại G1 + Điểm chốt G2 (vào M) : báo hiệu các quá trình cần thiết cho phân bào phải được hoàn tất như : tái bản ADN sự tạo  thành các vi ống để chuẩn bị cho sự tạo thoi phân bào...Nếu chưa hoàn tất hoặc có hư hỏng ADN  tb bị ách lại ở G 2,  không đi vào M  ngăn chặn việc di truyền các hư hỏng trong hệ gen cho các tế bào con cháu. + Điểm chốt M : Ở giai đoạn kì giữa chuyển sang kì sau : Nếu các quá trình như tan rã màng nhân , tạo thoi phân bào ...  chưa hoàn tất thì tế bào bị ách lại ở M  các tế bào đa bội , kì sau và kì cuối không xảy ra. Câu 61 : Hãy giải thích ngắn gọn: a. Tại sao trước khi mưa, nhiệt độ không khí thường tăng lên một chút b. Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm – động? c. Tại sao tế bào không trực tiếp sử dụng năng lượng từ glucozơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP? d. Tại sao nói ATP và NADPH là các chất “chuyên chở năng lượng trung gian” mang năng lượng ánh sáng đến các  sản phẩm hữu cơ của quá trình quang hợp? a) Tế bào thực vật được xoang hóa    tạo ra các khu vưc khác nhau   thích hợp cho các enzim khác nhau cùng hoạt  động ,các phản ứng trái chiều vấn có khả năng xảy ra  chức năng sống của tế bào nhân thực đa dạng hơn  b) –Khảm: + nền phôtpholipit kép                + khảm prôtêin ,colesteron,....     ­ Động : Các phân tử prôtêin và phôtpholipit co thể dich chuyển trong một phạm vi nhất định c) – Năng lượng trong phân tử glucozơ lớn     ­ Năng lượng trong ATP vừa đủ cho hầu hết các phản ứng trong tế bào d) ­ Pha sáng :Nằn lượng ánh sáng được tích lũy trong ATP và NADPH     ­ Pha tối: năng lượng trong ATP,NADPH được dùng để cố định CO2 => chất hữu cơ Câu 62 : Xét sơ đồ chuyển hóa năng lượng như sau:                      (1)                                               (2) Quang năng              Hóa năng trong chất hữu cơ               Hóa năng trong ATP a. (1) và (2) là những quá trình sinh lí nào? b. So sánh hai quá trình trên? a) (1) là quang hợp (2) là hô hấp tế bào b) Phân biệt quang hợp và hô hấp tế bào. Tiêu chí Quang hợp Hô hấp
  15.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com 6CO2 + 6H2O  C6H12O6 + O2  C6H12O6 + O2  6CO2 + 6H2O  Phương trình phản ứng + Q Lục lạp  Ti thể  Nơi thực hiện Ánh sáng Hợp chất hữu cơ Năng lượng Cần sắc tố quang hợp Không cần Sắc tố ­ Chuyển hóa NL A/S  NL hóa học ­   Chuyển   hóa   năng   lượng   trong  Vai trò ­ Tổng hợp chất hữu cơ chất   hữu   cơ     NL   ATP     cung   cấp  ­ Cân bằng tỉ lệ O2/CO2 cho mọi hoạt động của tế bào Câu 63 : Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm như sau :  1 tủ ấm, 1 lọ glucoz, 1 lọ axit pyruvic, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào không có các bào  quan, 1 lọ chứa ti thể . a. Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp và nêu các giai đoạn hô hấp trong mỗi thí nghiệm ? b. Có mấy thí nghiệm có CO2 bay ra  a) ­ Có 2 nguyên liệu tham gia hô hấp : Glucoz , axit pyruvic    ­ Có 3 môi trường hô hấp : 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào không có các bào quan, 1 lọ   chứa ti thể . => có 6 thí nghiệm. + (1): Glucoz + dịch nghiền tế bào ­> xảy ra toàn bộ quá trình hô hấp, có CO2 bay ra. + (2): Glucoz + dịch nghiền tế bào không có các bào quan­> dừng lại ở đường phân, không có CO2 bay ra. + (3): Glucoz + Ti thể  ­> không xảy ra quá trình nào, không có CO2 bay ra. + (4): axit pyruvic + dịch nghiền tế bào ­> xảy ra chu trình crep và chuỗi truyền elêctron, có CO2 bay ra. + (5): axit pyruvic + dịch nghiền tế bào không có các bào quan­>không xảy ra quá trình nào , không có CO2 bay ra. + (6): axit pyruvic + Ti thể  ­> xảy ra chu trình crep và chuỗi truyền elêctron, có CO2 bay ra. b) Có 3 thí nghiêm có có CO2 bay ra (1,4,6) Câu 64 :  a) VK lactic chủng 1 tự tổng hợp được axit folic và không tự tổng hợp được pheninalanin còn VK lactic chủng 2 thì  ngược lại. Có thể nuôi hai chủng VK này trong MT thiếu axit folic và pheninalanin  nhưng đủ các chất dd khác được  không. Vì sao? b)  Nuôi hai chủng VK E. Coli khuyết dưỡng với triptophan và Staphylôccus (tụ cầu) nguyên dưỡng với triptophan  trên môi trường không có triptophan, thấy cả hai chủng cùng sinh trưởng. Giải thích vì sao. Tốc độ sinh trưởng của  VK nào nhanh hơn.              a) Có thể nuôi hai chủng này trong môi trường như giả thiết đưa ra, vì khi nuôi hai chủng này trong cùng MT chúng sẽ  tiếp hợp với nhau tạo ra chủng nguyên dưỡng. Chủng mới này ST được trên môi trường thiếu cả hai nhân tố sinh trưởng. b) ­ Cả hai chủng cùng sinh trưởng bởi vì chủng nguyên dưỡng sinh trưởng trước tiết ra triptôphan kéo theo chủng  khuyết dưỡng cùng sinh trưởng.Đây là hiện tượng đồng dưỡng.      ­ Tốc độ sinh trưởng của VK nguyên dưỡng nhanh hơn vì VK nguyên dưỡng sinh trưởng sản sinh ra NTST thì VK   khuyết dưỡng mới có thể sinh trưởng được. Câu 65 : Thế nào là quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá. Các vi khuẩn tham gia vào hai quá trình này có kiểu hô  hấp gì? Tại sao nói chúng có vai trò trái ngược nhau?
  16.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com ­ Nitrat hóa là quá trình chuyển hoá nitơ trong đất từ dạng NH3 thành NO2­, rồi từ NO2­ thành NO3­  nhờ 2 nhóm vi khuẩn  là Nitrosomonas và Nitrobacter . ­ Phản nitrat hoá là quá trình chuyển hoá nitơ trong đất từ NO 3­ thành NO2­ rồi thành N2 khí quyển nhờ vi khuẩn phản  nitrat hoá. ­ Vi khuẩn nitrat hoá có kiểu hô hấp hiếu khí hiếu khí, vi khuẩn phản nitrat có hiểu hô hấp kỵ khí. ­ Vai trò:  + vi khuẩn nitrats chuyển hoá nitơ dưới dạng amon thành dạng nitrat cung cấp cho cho cây trồng.  + vi khuẩn phản nitrat biến nitơ dưới dạng cây dễ hấp thụ thành nitơ không khí cây không sử dụng được( làm mất nitơ  của đất) Câu 66 : Kháng sinh là gì. Nhóm VSV nào sản xuất sản xuất nhiều kháng sinh nhất hiện nay? Các chất hoá học  như cồn, một số loại axit hữu cơ, một số chất tiết của hành tỏi, thạch tín, thuỷ ngân…cũng có khả năng diệt khuẩn,  chúng có phải là kháng sinh không? Vì sao?   ­  Định nghĩa chất kháng sinh: Là các chất hoá học đặc hiệu có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động sống của VSV, có khả   năng ức chế hoặc tiêu diệt có chọn lọc sự ST­PT của các VSV khác hoặc tế bào sống nhất định ở nồng độ rất thấp. - Nhóm VSV sản xuất nhiều kháng sinh nhất hiện nay: Xạ khuẩn - Các chất diệt khuẩn trên không được gọi là kháng sinh vì:   + Cồn, axit hữu cơ: diệt khuẩn ở nồng độ cao và không có chọn lọc   + Thạch tín, thuỷ ngân: diệt khuẩn ở nồng độ rất thấp nhưng cũng không có tính chọn lọc Câu 67 : Trình bày sự dẫn truyền hidrô và tổng hợp ATP trong hô hấp tế bào theo thuyết hóa thẩm. Con đường dẫn truyền hidro : ­Gồm một chuỗi các phân tử chất mang ở đầu chuỗi, các nguyên tử hiđro từ NADH được chuyển đến enzym   NADH   dehydrogenaz. Dưới tác động xúc tác của enzym này, NAD+ được giải phóng  và được dùng lại trong chu trình axit xitric.  ­NADH dehydrogenaz dẫn truyền điện tử cho một chất mang  ubiquinon để lại một số tương ứng các ion H+  được bơm  vào xoang dịch gian màng của ty thể. Ubiquinon lại chuyển điện tử đến đến nhóm protein quan trọng gọi là xitocrom.  –Mỗi xitocrom mang một nhóm hem chứa sắt như một phần của cấu trúc xitocrom và khi các điện tử được dịch chuyển  từ một phân tử này đến một phân tử tiếp theo thì các nguyên tử sắt luân phiên nhau khi thì bị khử, khi thì bị Oxy hóa  ­Một số bước trongchuỗi oxy hóa khử giải phóng năng lượng dùng để bơm ion H+ qua màng. Toàn bộ sáu ion H+ được  bơm qua màng nếu chuỗi chất mang bắt đầu với NADH. ­ Cuối chuỗi dẫn truyền enzym xitocrom oxydaz hấp thụ điện tử, cùng với ion H + và kết hợp chúng với oxy để hình thành  nước. Các ion H+ được bơm ra ngoài đồng thời thúc đẩy tổng hợp ATP nhờ các hạt hình nấm gắn ở màng trong ty thể có  chứa enzym ATP sintetaz. Khi mỗi đôi ion H+ đi qua, lại một phân tử ATP được tổng hợp.  Câu 68 : Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng. a) Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên những loại đất có  nồng độ muối cao là do thế nước của đất quá thấp. b) Phôtpholipit thuộc nhóm các lipit đơn giản, còn côlestêrôn thuộc nhóm các lipit phức tạp. c) Pentôzơ là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào tạo năng lượng, cấu tạo nên đisaccarit và pôlisaccarit. d) Prôtêin chiếm tới trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào. a. Đúng. Thế nước của đất quá thấp ­­> cây mất nước chứ không hút được nước ­­> cây chết. b. Sai. Cả phôtpholipit và côlestêrôn đều thuộc nhóm các lipit phức tạp. c. Sai. Hexôzơ mới là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào tạo năng lượng, cấu tạo nên đisaccarit và pôlisaccarit. d. Đúng.
  17.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com Câu 69 :  a) Hình bên biểu thị cấu trúc nào trong tế bào? Kể ra 3 nơi có mặt phổ biến cấu trúc trên? b) Nguyên lí hoạt động và vai trò của nó? a) ­ Hình vẽ trên thể hiện cấu trúc bơm ATP ­ Syltetaza     ­ Ba nơi có mặt phổ biến cấu trúc này trong tế bào là: + Màng trong ti thể + Màng trong lục lạp + Màng sinh chất của tế bào vi khuẩn b) ­ Nguyên lí hoạt động: + Các phản   ứng ôxi hóa khử trong chuỗi vận chuyển điện tử giải phóng năng lượng. Một số prôtêin của chuỗi dùng  năng lượng vận chuyển H+ qua màng. Tạo ra sự chênh lệch nồng độ ion H+ hai bên màng  giúp hình thành điện thế  màng. + Kích thích bơm ion H+ hoạt động và ion H+  được bơm qua màng ngược lại hướng ban đầu qua phức hệ ATP Syltetaza  (phức hệ Fo F1) giải phóng năng lượng tự do để tổng hợp ADP và Pvc thành ATP cung cấp cho tế bào.    ­ Vai trò của bơm ATP Syltetaza: Giúp duy trì sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa 2 phía của màng Câu 70 : a) Hãy giải thích tại sao ADN của sinh vật có nhân thường bền vững hơn nhiều so với ARN? b) Cho axit amin glycin có công thức cấu tạo như hình vẽ. Hãy giải thích tại sao axit amin này được coi là axit amin  có tính "bảo thủ" cao nhất? a) ­ ADN có cấu trúc 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch, cấu trúc xoắn 2 mạch của ADN phức tạp hơn.     ­ ADN thường liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn     ­ ADN được bảo quản trong nhân nên thường không có enzim phân hủy chúng. Trong khi ARN thường tồn tại ngoài  nhân nơi có nhiều hệ enzim phân hủy b) ­ Từ công thức cấu tạo của aa glycin nhận thấy gốc R của aa này là H     ­ Gốc R qui định tính đặc trưng của từng aa xác định
  18.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com     ­ aa này có gốc R chỉ là 1 nguyên tử H nên xét về mặt hóa học rất khó tham gia các phản ứng để thay đổi tích chất  của R (aa glycin) Câu 71 : a) Hai phân tử mỡ và dầu có cùng số nguyên tử cacbon, phân tử nào có hệ số hô hấp cao hơn? Giải thích. b) Khi bổ quả táo để trên đĩa, sau một thời gian mặt miếng táo bị thâm lại. Để tránh hiện tượng này, sau khi bổ táo   chúng ta xát nước chanh lên bề mặt các miếng táo. Hãy cho biết tại sao miếng táo bị thâm và tại sao xát chanh  miếng táo sẽ không bị thâm? a) ­ Hệ số hô hấp (RQ) của dầu cao hơn mỡ.                                                                                    ­ Theo công thức tính RQ, dầu có nhiều axit béo không no, nên có ít H hơn, tiêu thụ O2 ít hơn. b) ­ Do enzim trong quả táo tiết ra xúc tác các phản ứng hóa học nên táo bị thâm.     ­ Khi xát chanh lên quả táo sẽ làm giảm pH làm cho enzim bị biến tính → Tránh cho táo bị thâm Câu 72 : a) Vai trò của các prôtêin cyclin A, B, D, E trong phân bào gián phân? b) Trong công nghiệp sản xuất dược phẩm tạo chất kháng sinh, trong đó có hai chất kháng sinh là penicilin và  streptomycin. Hãy phân biệt hai loài sinh vật tổng hợp hai loại chất kháng sinh trên? c) So sánh các đặc điểm chính của Interferon và kháng thể? a) ­ Cyclin D và cyclin E tương tác với enzim kinaza giúp tế bào vượt qua điểm R đi vào pha S.     ­ Cyclin A cùng với kinaza xúc tiến sự tái bản ADN ở pha S     ­ Cyclin B hoạt hóa enzim kinaza giúp hình thành các vi ống tubulin để làm xuất hiện thoi phân bào. b) ­ Penixilin do nấm tạo nên còn Steptomixin do xạ khuẩn tổng hợp nên
  19.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com Xạ khuẩn Nấm ­ Sinh vật nhân sơ ­ Sinh vật nhân thực ­ Thành tế bào Peptiđôglican ­ Thành tế bào là xenlulose, kitin hoặc   Xenlulose –  glucan 
  20.       Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân – THPT Chuyên Bến Tre Email: Thientan40@yahoo.com ­ Chưa có các bào quan ­ Có đầy đủ các bào quan ­ Khuẩn ti có kích thước nhỏ, ­ Khuẩn ti có kích thước lớn,  khuẩn lạc xuất hiện cấu trúc có cấu trúc sợi phân nhánh,  phóng xạ, thường ít màu sắc nhiều màu sắc hơn ­ Chủ yếu sinh sản vô tính ­ Sinh sản vô tính, hữu tính, sinh sản bào tử c) Giống nhau: Đều có bản chất là prôtêin, đều do tế bào vật chủ tổng hợp, Đều có tác dụng chống lại các tác nhân  gây bệnh.      Khác nhau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2