intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Châu Thành 2 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

130
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 10 của trường THPT Châu Thành 2 có nội dung: nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến TK XIX có mấy đặc điểm lớn... dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Châu Thành 2 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012 – 2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 Thời gian: 90 (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 01 trang) Đơn vị ra đề: Trường THPT Châu Thành 2 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (4,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX có mấy đặc điểm lớn? Nêu các nội dung cơ bản? Câu 2. (2,0 điềm) Chép bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão – Phần phiên âm. Câu 3. (2,0 điểm) “Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” Xác định biện pháp tu từ trong bài ca dao trên và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? II. PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm) Câu 4a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy, bằng lời của anh (chị) và tưởng tượng một kết thúc khác với cách kết thúc của tác giả dân gian. Câu 4b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) Cảm nghĩ của anh/ chị về bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43) của Nguyễn Trãi. “Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.” - HẾT -
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012 – 2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN 10 (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) A. Ma trận: Mức độ Tổng số Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu Điểm Văn học 2,0 1,0 02 3,0 Tiếng Việt 1,0 1,0 01 2,0 Làm văn 3,0 2,0 01 5,0 Tổng số 3,0 5,0 2,0 04 10,0 điểm B. Hướng dẫn chấm: I. Hướng dẫn chung: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh điếm ý cho điểm. - Giám khảo cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, nên sử dụng nhiều mức điểm, không quá khắc khe với mức điểm 9, 10. Cần chân trọng những bài làm có tính sáng tạo, có cách diễn đạt riêng. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhung đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề bài, giám khảo vẫn cho đạt số điểm tương ứng. - Bài chấm đến 0,25 điểm. Điểm toàn bài quy tròn đến một chữ số thập phân (6,25 = 6,5; 6,75 = 7,0). II. Đáp án và thang điểm: NỘI DUNG Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH 5,0 Nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX có 2,0 mấy đặc điểm lớn? Nêu các nội dung cơ bản? - Có ba nội dung lớn: 0,25 Câu 1 + Chủ nghĩa yêu nước 0,25 + Chủ nghĩa nhân đạo 0,25 + Cảm hứng thế sự 0,25 Câu 2 Chép bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão – Phần phiên âm. 2,0 “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, 0,5 Tam quân tì hổ khí thôn ngưu 0,5 Nam nhi vị liễu công danh trái, 0,5 Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”. 0,5 Lưu ý: HS viết sai một từ trừ 0,25 điểm nếu sai nhiều hơn 6 từ thì cho điểm 0. HS không chép phần phiên âm mà chép phần dịch thơ giám khảo cũng cho
  3. điểm nhưng chỉ cho một nửa số điểm. Xác định biện pháp tu từ trong bài ca dao và phân tích hiệu quả nghệ 2,0 thuật của biện pháp tu từ đó? - Bài ca dao sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: thuyền, bến 0,5 Câu 3 - Thuyền ẩn dụ chỉ người con trai. Bến ẩn dụ chỉ người con gái 0,5 - Hiệu quả nghệ thuật: mượn hình ảnh thuyển và bến, bài ca dao thể hiện 1,0 tấn lòng son sắt, thủy chung của người con gái một cáchý nhị, kín đáo II. PHẦN RIÊNG 5,0 Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn tự sự (kể một văn bản tự sự đã đ ược học) có bố cục, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm được cốt truyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy , học sinh kể lại diễn bốn của truyện từ đầu đến kết thúc truyện và tưởng tượng một đoạn kết thúc khác với cách kết thúc của tác giả dân gian. Học sinh có thể tưởng tượng một kết thúc khác theo suy nghĩ của mình, miễn sau kết thúc đó hợp lí và mang ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ trẻ. Dưới đây là những gợi ý: - Dẫn dắt và giới thiệu câu truyện 0,5 - Kể lại diễn biến của cốt truyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, đúng theo trình tự các sự việc trong truyện. Ở mỗi sự việc, cần 2,0 nêu được một số chi tiết tiêu biểu, quan trọng. Câu 4a - Tưởng tượng một đoạn kết thúc khác với cách kết thúc của tác giả dân gian (Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần, Triệu Đà tấn công nước Âu Lạc, An dương 1,5 Vương mang Mỵ Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam) - Đánh giá, nêu ý nghĩa câu truyện: + Truyền thuyết đề cao bài học cảnh giác với kẻ thù. 1,0 + Hài hòa lợi ích giữa cá nhân với cộng đồng, giữa chung với riêng, giữa nợ nước với tình nhà và luôn đặt lợi ý của dân tộc lên trên hết. Lưu ý: - Học sinh có thể tưởng tượng các kết thúc khác nhau nhưng phải phù hợp với lôgic của cốt truyện, lịch sử và truyền thống đạo lí của dân tộc. - Học sinh có thể rút ra những kết luận khác nhau cho phù hợp với cách kết thúc do mình tưởng tượng ra. - Khuyến khích những bài kể bằng lời kể của mình, có xen miêu tả, biểu cảm và nghị luận. - Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài làm đạt yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn cảm nhận về một tác phẩm văn học. Bài viết cần có bố cục, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức:
  4. Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, học sinh có thể trình bày cảm nhận của bản thân theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những gởi ý: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tac, xuất xừ, thể loại,…) 0,5 - Nêu những cảm nhận riêng của bản thân về tác phẩm (ấn tượng sâu s ắc nhất, chân thực nhất) hoặc nêu vẻ đẹp bao trùm của bài thơ. - Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống: bức tranh ngày hè rất sinh động và tràn đấy sức sống: + Các hình ảnh: màu xanh của cây hòe tỏa rộng che rợp mặt đất, cây l ựu nở hoa đỏ thắm, hoa sen trong hồ đã ngát mùi hương. Chú ý đến các động từ thể hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên (đùn đùn, giương, phun) 2,0 + Màu sắc: màu xanh của hòe, màu đỏ của thạch lựu. + Âm thanh: tieng1 lao xao chợ cá, tiếng ve kêu inh ỏi. Qua bức tranh thiên nhiên, cuộc sống người đọc cảm nhận được sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ với cảnh vật. Đồng thời, còn thấy Ức Trai một tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết. - Cảm nhận về tấm lòng ưu ái với dân, với nước của Nguyễn Trãi; ước có được tiếng đàn của vua Thuấn để gãy khúc Nam phong cho dân được ấm no 1,0 Câu 4b hạnh phúc. Tấm lòng yêu nước thương dân đến trọn đời, quên mình vì dân vì nước của Nguyễn Trãi. - Đánh giá những nét độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả: các động từ đùn đùn, giương, phun các từ láy lao xao, dắng dỏi, câu thơ lục ngôn dồn 1,0 nén cảm xúc. - Nhấn mạnh cảm xúc, ấn tượng gợi lên từ từ tứ thơ. 0,5 - Có thể liên tưởng đến ý nghĩa gợi lên từ nội dung bài thơ. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa những bài làm đạt yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. DUYỆT CỦA BGH Châu Thành, ngày 28 tháng 11 năm 2012 TT CHUYÊN MÔN Phan Đặng Trung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0