YOMEDIA
ADSENSE
Đề thi BLOCK 17 môn điều dưỡng cơ bản - ĐH Y dược Huế năm 2008 - 2009 Đề B
356
lượt xem 49
download
lượt xem 49
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: B Khi rửa tay ngoại khoa cần chia tay ra các phần sau để rửa: 1. Bàn tay 2. Cẳng tay 3. Khuỷu tay 4. Cánh tay 2. Trong khi mặc áo choàng vô khuẩn câu nào sau đây SAI:
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi BLOCK 17 môn điều dưỡng cơ bản - ĐH Y dược Huế năm 2008 - 2009 Đề B
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ KHOA ĐIỀU DƯỠNG ĐỀ THI BLOCK 17 MÔN: ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN NĂM HỌC: 2008 -2009 Thời gian: 30 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ B Ghi chú: 1. Chọn một câu đúng nhất và bôi đen ngay vào chữ của phiếu trả lời. 2. Phải ghi rõ đề A hoặc đề B ngay dưới phách. 3. Hướng dẫn (1) Chọn: a. 1,2, đúng b. 1,2,3 đúng c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng Stt Nội dung Đáp án 1. Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: B Khi rửa tay ngoại khoa cần chia tay ra các phần sau để rửa: 1. Bàn tay 2. Cẳng tay 3. Khuỷu tay 4. Cánh tay 2. Trong khi mặc áo choàng vô khuẩn câu nào sau đây SAI: C A. Chỉ cầm vào mặc trong của áo nếu tự mặc áo cho mình. B. Nếu áo choàng bị tiếp xúc với vùng hữu trùng thì phải thay áo khác. C. Mang găng tay vô khuẩn rồi mới mặc áo để tránh nhiễm khuẩn. D. Tránh để áo chạm vào bàn dụng cụ. E. Phải cột các dây ở cổ áo và lưng trước rồi mới đến thắt lưng. 3 Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ hỗ trợ chọc dò tủy sống B A. 1 khăn lổ B. 3 tờ phiếu xét nghiệm C. 3 ống nghiệm D. 1 khăn chữ nhật để trải khay E. 1 đôi găng tay 4 Dấu hiệu nào sau đây không đúng khi nhận định qua xét nghiệm trong C trường hợp bị viêm màng não mũ điển hình. A. Đường giảm nhiều và sớm B. Màu sắc đục hay trắng như nước vo gạo C. Tế bào tăng đa số là lympho D. Protein tăng E. Muối có thể giảm nhưng muộn hơn 5 Các biến chứng có thể gặp khi chọc dò dịch màng bụng, Ngoại trừ: C A. Chọc vào ruột B. Viêm phúc mạc C. Chọc vào gan D. Xuất huyết trong ổ bụng E. Ngất 1
- 6 Yêu cầu cần đạt được khi tiêm trong da, NGOẠI TRỪ: B A. Bệnh nhân có cảm giác nặng tức ở vùng tiêm. B. Bệnh nhân có cảm giác nặng. C. Các lỗ chân lông không rộng ra. D. Đau ở vùng tiêm. E. Vùng tiêm nổi sẩn 7 Câu nào sau đây SAI: C A. Ép tim ngoài lồng ngực phải được tiến hành ngay tức khắc, tại chỗ và liên tục. B. Trong khi tiến hành ép tim ngoài lồng ngực tay của cấp cứu viên không được nhấc rời khỏi lồng ngực của nạn nhân. C. Đối với trẻ em từ 1 đến 8 tuổi chỉ cần dùng một tay để ép tim ngoài lồng ngực từ 100 - 120 lần/phút. D. Trong khi cấp cứu ngừng tuần hoàn phải theo dõi sắc mặt, mạch và đồng tử của nạn nhân. E. Khi tim đập trở lại, toàn trạng ổn định, cho bệnh nhân nằm thoải mái, đắp ấm và tiếp tục theo dõi mạch nhịp thở của nạn nhân. 8 Khoảng cách giữa bốc đựng nước và mặt giường trong thụt tháo là: A A. 50- 80cm. B. 30- 45cm. C. 20cm. D. 100cm. E. 80- 100cm. 9 Các vị trí thường chọc dò ổ bụng là: E A. Chính giữa bụng sát cạnh rốn B. Dưới bờ sườn trái và phải C. Hố chậu trái và hố chậu phải D. 1/3 ngoài của đường nối từ rốn đến gai chậu sau trên bên trái E .1/3 ngoài của đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên trái 10 Vùng nào sau đây bị loét sớm nhất khi bệnh nhân nằm ngữa kéo dài: C A. Vùng xương vai B. Vùng 2 gót chân C. Vùng xương cùng D. Vùng chẩm E. Vùng xương cụt 11 (A) Cảm giác vùng loét ép thường giảm, Vì (B) Các đầu mút thần A kinh cảm giác vùng loét ép bị thương tổn A. A, B đúng; A và B liên quan nhân quả B. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả C. A đúng, B sai D. A sai, B đúng E. A sai, B sai 12 Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: B Những điểm cần chú ý khi mang găng: 1. Chọn đúng số của găng phù hợp với bàn tay của mình 2. Mang găng bàn tay nào trước cũng được 3. Phải kiểm tra tính vô khuẩn của đôi găng 4. Luôn luôn phải thoa bột talc vào 2 tay trước khi mang găng 13 Vị trí ép tim ngoài lồng ngực: B A. 1/3 trên xương ức B. 1/3 dưới xương ức C. 1/3 giữa xương ức D. Bên trái lồng ngực E. Bất kỳ vị trí nào trên xương ức nếu thuận tiện cho cấp cứu viên 14 Ép tim ở người lớn nên mạnh và nhịp nhàng với tốc độ: C A. 30-40 lần /phút 2
- B. 40- 50 lần /phuút C. 60- 80 lần /phuút D. 80-90 lần /phuút E. 90-100 lần /phút 15 Động mạch nào sau đây không dùng để bắt mạch: E A. Động mạch (ÐM) Thái dương nông, B. ÐM cảnh chung C. ÐM mạch quay D. ÐM đùi E. Động mạch chày trước 16 A) Trong bất động gãy xương bằng nẹp phải chêm lót những chỗ A xương lồi băng bông gạc VI (B) Da và các tổ chức khác nằm giữa xương lồi và nẹp cứng sẽ bị thương tổn A. A, B đúng; A và B liên quan nhân quả B. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả C. A đúng, B sai D. A sai, B đúng E. A sai, B sai 17 Dùng nẹp để bất động trong sơ cứu gãy xương cánh tay, NGOẠI A TRỪ: A. Nạn nhân phải nằm để tránh choáng B.Cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay C. Đặt 2 nẹp ở 2 mặt trước sau cánh tay. D. Lót bông vào 2 đầu nẹp sát với đầu xương E. Dùng băng cố định từ khuỷu lên vai. 18 Để có kết quả xét nghiệm sinh hoá máu chính xác, nên: B A. Cho bệnh nhân uống những tác nhân thích hợp với từng loại xét nghiệm 30 phút trước khi lấy máu. B. Lấy máu vào sáng sớm khi bệnh nhân mới ngủ dậy chưa ăn uống gì. C. Lấy máu sau khi ăn sáng nhẹ. D. Lấy khi bệnh nhân không sốt. E. Lấy qua catheter tĩnh mạch. 19 Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: B Nguyên nhân gây loét ép vùng xương cùng: 1. Liệt 2 chi dưới 2. Hôn mê do nhiều nguyên nhân khác nhau 3. Sau phẫu thuật thần kinh 4. Người bị hen, thường ngồi kéo dài để thở 20 Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: C Cách rửa và băng vết thương sạch gồm: 1. Dùng dung dịch sát khuẩn rửa bên ngoài chổ da lành. 2. Chính giữa vết thương dùng dung dịch betadin để rửa. 3. Gắp gạc miếng đặt vào vết thương. 4. Dùng băng dính để băng lại. 21 Những vị trí thường dùng để đếm tần số mạch: B A. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch trụ. B. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động 3
- mạch khoeo. C. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch chày trước. D. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch cảnh trong. E. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch chày trước, động mạch cảnh trong. 22 Khi nào thì được gọi là hạ huyết áp tư thế từ nằm sang ngồi: C A. HATĐ hạ 25mmHg B. HATT hạ 10 mmHg C. HATĐ hạ 25mmHg và HATT hạ 10 mmHg D. HA hạ và kẹt E. Hiệu số HA bất thường 23 Khi chọn kích thước túi hơi để đo huyết áp, chiều rộng của túi hơi C tốt nhất là: A. Bằng 70% chu vi của chi dùng để đo huyết áp B. Bằng 60% chu vi của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp C. Bằng 40% chu vi của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp D. Bằng 20% đường kính của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp E. Bằng 10% chu vi của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp 24 Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: C Qui trình thực hiện các phương pháp vận chuyển bệnh nhân: 1. Người Điều dưỡng phải biết chẩn đoán và những hạn chế của bệnh nhân 2. Người Điều dưỡng vạch kế hoạch để vận chuyển an toàn và hiệu quả nhất 3. Thực hiện kiểm tra vị trí của giường bệnh, thiết bị và dụng cụ 4. Ghi chép quá trình thực hiện và kết quả. 25 Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: D Nâng bệnh nhân ở tư thế nằm với 3 người giúp: 1. Đặt xe đẩy hoặc ghế ở chân giường, ở góc bên phải và khoá lại 2. Di chuyển bệnh nhân vào giữa giường tránh ngã 3. Người cao nhất, đứng ở đầu của bệnh nhân và luồn cánh tay dưới cổ và vai. Người có chiều cao kế tiếp đứng ở vùng hông, eo của bệnh nhân và đưa cả hai tay dưới bệnh nhân . 4. Người thấp nhất đứng ở gối bệnh nhân và luồn hai tay dưới đùi và cẳng chân. 26 (A) Người ta chỉ dùng hai phương pháp để tiệt khuẩn là: tiệt B khuẩn bằng hơi nóng ẩm và tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô, VÌ (B) Tiệt khuẩn là quá trình loại bỏ hoặc phá huỷ tất cả các cấu trúc vi khuẩn bao gồm cả nha bào. A. A, B đúng; A và B liên quan nhân quả B. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả C. A đúng, B sai D. A sai, B đúng E. A sai, B sai 27 Cách gấp áo mổ, câu nào sau đây ĐÚNG: A A. Gấp mặt ngoài vào với nhau, dãi cho vào trong, gấp kiểu đèn xếp theo chiều từ dưới lên trên. 4
- B. Gấp mặt trong vào với nhau, dãi cho vào trong, gấp kiểu đèn xếp theo chiều từ dưới lên trên. C. Gấp mặt ngoài vào với nhau, dãi cho ra ngoài, gấp kiểu đèn xếp theo chiều từ trên xuống dưới. D. Gấp mặt trong vào với nhau, dãi cho ra ngoài, gấp kiểu đèn xếp theo chiều từ dưới lên trên. E. Gấp mặt ngoài vào với nhau, dãi cho vào trong, gấp kiểu đèn xếp theo chiều từ trên xuống dưới. 28 Thời gian khử khuẩn cần thiết của cồn 70 độ là: C A. 10 phút. B. 15 phút. C. 20 phút. D. 25 phút. E. 30 phút. 29 Trong rửa tay ngoại khoa, câu nào sau đây SAI: C A. Rửa tay ngoại khoa nhằm tránh nhiễm khuẩn vết mổ. B. Người điều dưỡng phải rửa từ đỉnh ngón tay đến khuỷu tay bằng dung dịch sát khuẩn. C. Rửa tay trước sau đó mới đội mủ và mang khẩu trang. D. Phải cởi hết các đồ nữ trang trước khi rửa tay. E. Phải cắt ngắn móng tay. 30 Cần truyền 500ml dịch trong thời gian 2 giờ thì tốc độ truyền là: C A. 60 - 65 giọt/phút. . B. 70 - 75 giọt/ phút. C. 80 - 85 giọt/phút D. 90 - 95 giọt/phút E. 96 - 100giọt/ phút 31 Chi tiết nào sau đây KHÔNG đúng với kỹ thuật tiến hành hà hơi D thổi ngạt: A. Làm thông đường hô hấp trên. B. Nới rộng quần áo, thắt lưng, cravat. C. Cấp cứu viên quì một bên ngang đầu bệnh nhân. D. Cấp cứu viên thở một hơi thật dài rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân. E. Một tay đặt dưới cằm, đẩy cằm ra phía trước lên trên, tay kia đặt lên trán nạn nhân ngón trỏ và ngón cái bịt mũi bệnh nhân khi thổi vào. 32 Tần số thổi ngạt đối với người lớn: B A. 10 -15 lần/phút. B. 15 - 20 lần/phút. C. 20 -25 lần/phút. D. 25 - 30 lần/phút. E. 35 - 40 lần/phút. 33 Chọn câu ĐÚNG khi tiến hành phối hợp ép tim và thổi ngạt một B người: A. Cứ 4 lần thổi ngạt thì ép tim 15 lần. B. Cứ 2 lần thổi ngạt thì ép tim 15 lần. C. Cứ 2 lần thổi ngạt thì ép tim 25lần. D. Cứ 4 lần thổi ngạt thì ép tim 25 lần. E. Cứ 3lần thổi ngạt thì ép tim 25 lần. 34 Chỉ định nào sau đây KHÔNG PHẢI là chỉ định của đặt sonde tiểu: D 5
- A. Bí tiểu. B.Trước khi mổ u xơ tiền liệt tuyến. C. Bơm thuốc vào bàng quang. D. Nhiểm khuẩn niệu đạo. E. Chẩn đoán và điều trị bệnh ở bàng quang và niệu đạo. 35 Lượng nước dùng để thụt tháo ở người lớn : D A. 1200ml. B. 550 - 600ml. C. 250 - 750ml. D.Tuỳ theo chỉ định của bác sỹ, thường từ 750- 1000ml. E. 1050ml 36 Tư thế bệnh nhân khi đặt sonde tiểu thường là: D A. Nằm nghiêng bên phải B. Nằm nghiêng bên trái C. Nằm sấp D. Nằm ngữa, 2 chân co, đùi hơi giạng E. Nằm ngữa, 2 chân duỗi, đùi hơi giạng 37 Cách đo khoảng cách đặt ống sonde khi đặt sonde dạ dày: C A. Từ dái tai đến xương ức. B. Từ mũi đến rốn. C. Từ cánh mũi đến dái tai rồi đến mũi ức D. Từ dái tai đến mũi đến rốn. E. Từ cằm đến xương ức. 38 Khi bệnh nhân nằm sấp kéo dài vùng nào sau đây khó bị loét ép: D A. Vùng xương ức B. Vùng xương sườn C. Đầu gối D. Vùng cẳng chân E. Mu chân 39 Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: B Mục đích của thay băng và rửa vết thương là: 1. Để nhận định và đánh giá tình trạng của vết thương. 2. Để rửa và thấm hút dịch từ vết thương ra. 3. Sử dụng thuốc tại chỗ khi cần thiết. 4. Tổ chức hạt phát triển tốt. 40 Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: D Các cách sát khuẩn vết thương khi thay băng và rửa vết thương: 1. Sát khuẩn theo chiều từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. 2. Sát khuẩn theo chiều kim đồng hồ từ ngoài vào trong. 3. Sát khuẩn theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. 4. Sát khuẩn theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài. 41 Chống chỉ định hút dịch dạ dày: B A. Hẹp môn vị. B. Phình tĩnh mạch thực quản. C. Nghi ngờ lao phổi ở trẻ em. D. Chướng bụng. E. Liệt ruột. 42 Vị trí sát khuẩn để chọc dịch não tủy thông thường ở vùng: C A. Dưới chẩm B. Lưng 6
- C. Thắt lưng D. Thóp trước E. Thóp sau 43 Tai biến của chọc dò dịch não tủy có thể xảy ra, NGOẠI TRỪ: B A. Chảy máu do chạm mạch máu B. Xuất huyết màng não C. Dịch não tủy chảy ra chỗ chọc D. Viêm màng não mũ E. Tụt kẹt hạnh nhân tiểu não 44 (A) Khi tháo băng cũ cần tháo bỏ từ từ từng lớp tránh kéo trực tiếp A lên vết thương, vì: (B) Băng cũ thường dính vào vết thương. A. A, B đúng; A và B liên quan nhân quả B. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả C. A đúng, B sai D. A sai, B đúng E. A sai, B sai 45 Cách xử lý tổ chức hoại tử của vùng bị loét ép: A A. Cắt bỏ tổ chức hoại tử B. Tẩm oxy già đậm đặt để cho tổ chức hoại tử bị rụng đi C. Dùng tia lazer để cát bỏ tổ chức hoại tử D. Dùng đèn chiếu vào tổ chức hoại tử để tổ chức hoại tử rụng đi E. Tưới rửa liên tục để loại bỏ tổ chức hoại tử 46 Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: A Chống chỉ định đặt xông tiểu trong những trường hợp sau: 1. Giập rách niệu đạo. 2. Nhiễm khuẩn niệu đạo. 3. U xơ tiền liệt tuyến. 4. Bí tiểu. 47 Sơ cứu gãy xương cột sống, câu nào sau đây SAI: B A. Đánh giá nhanh các thương tổn phối hợp. B. Bệnh nhân không bị liệt tứ chi thì không cần bất động C. Khi chuyên chở, bất động không tốt sẽ gây thêm di lệch ở xương D. Đặc biệt khi gãy cột sống cổ, nếu sơ cứu không tốt sẽ gây tử vong E. Trong khi khám tuyệt đối không di động mạnh bệnh nhân, không cho bệnh nhân ngồi dậy 48 Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: A Sơ cứu gãy xương cẳng chân: 1. Đối với gãy hở, trước khi bất động, băng ép vết thương bằng gạc sạch. 2. Không có nẹp: cố định 2 chi vào nhau 3. Phải bất động với nẹp như gãy xương đùi 4. Phòng chống choáng cho bệnh chân vì gãy xương cẳng chân hay xãy ra choáng 49 Sơ Dùng hướng dẫn (1) để trả lời: B Sơ Sơ cứu bất động gãy kín xương cẳng tay: 1. Đặt nạn nhân nằm hay ngồi theo tư thế thuận lợi. 2.Bộc lộ chi tổn thương, quan sát và đánh giá tình trạng chi. 7
- 3. Không có nẹp thì treo tay bằng băng tam giác 4. Đặt hai nẹp từ hỏm nách và vai cho xuống đến cổ tay 50 (A)Sơ cứu gãy xương đùi phải phải phòng chống choáng cho nạn A nhân VÌ (B) Gãy xương đùi gây đau và mất máu nhiều. A. A, B đúng; A và B liên quan nhân quả B. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả C. A đúng, B sai D. A sai, B đúng E. A sai, B sai 8
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn