intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn đội tuyển HSG Sinh 9 (2012 - 2013) - Phòng GD&ĐT Triệu Sơn

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

191
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh lớp 9 năm 2012 - 2013 của Phòng giáo dục và đào tạo Triệu Sơn để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn đội tuyển HSG Sinh 9 (2012 - 2013) - Phòng GD&ĐT Triệu Sơn

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRIỆU SƠN THCS Năm học 2012 - 2013 Đề chính thức Môn thi: Sinh học Số báo danh Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ..................... Ngày thi: 11/01/2013 (Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu). Câu 1: (3,0 điểm) So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống. Câu 2: (2,5 điểm) a) Thế nào là nguyên phân? Người ta đếm được ở một tế bào đang nguyên phân có 38 cromatit đang xếp hàng thì bộ NST đơn bội của loài sẽ là bao nhiêu? b) Giải thích cơ chế phát sinh dạng đột biến thể dị bội (2n + 1) liên quan đến cặp nhiễm sắc thể số 21 ở người. Câu 3: (3,0 điểm) a) Tính đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện bởi yếu tố nào? b) Một gen đã phiên mã ra 1 phân tử mARN người ta đếm được trên phân tử mARN gồm 7 loại bộ ba mã sao với số lượng như sau: 1 bộ GUG, 1 bộ UAG, 40 bộ XAX, 60 bộ XXA, 68 bộ GXG, 150 bộ AUU và 180 bộ GXA. Tìm chiều dài và số nucleotit từng loại của gen nói trên? Câu 4: (2,5 điểm)
  2. a) Tại sao đa bội khá phổ biến ở thực vật. Ở động vật nhất là động vật giao phối lại rất ít gặp? b) Cho P thuần chủng có bộ NST 2n giao phối với nhau được F1 là thể đa bội có kiểu gen như sau AAaaBBbb. Viết sơ đồ để giải thích cơ chế hình thành F1 nói trên? Câu 5: (3,0 điểm) a) Trong chọn giống cây trồng người ta thường sử dụng những phương pháp nào để tạo giống mới? Phương pháp nào được xem là cơ bản nhất? Vì sao? b) Một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen là 2Aa : 3AA. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì kết quả sẽ như thế nào? Câu 6: (3,0 điểm) Trong một khu rừng, cỏ cây là thức ăn cho châu chấu, bọ rùa. Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu. Rắn ăn ếch nhái, châu chấu. Gà rừng ăn cỏ cây, châu chấu; cáo ăn gà rừng, nhưng gà rừng và cáo lại là nguồn thức ăn cho diều hâu. a) Hãy vẽ lưới thức ăn hoàn chỉnh của quần xã và xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái. b) Nếu nguồn nước trong khu rừng này bị nhiễm độc thuốc trừ sâu DDT nhưng chưa đến mức gây chết các loài sinh vật thì mắt xích nào trong lưới thức ăn trên bị nhiễm độc nặng nhất? Giải thích. Câu 7: (3,0 điểm)
  3. Cho dòng lúa thân cao, chín sớm lai với dòng lúa thân thấp, chín muộn thu được con lai F1 toàn lúa thân cao, chín muộn. Cho cây lúa thân cao, chín muộn ở F1 lai với cây lúa E (chưa biết kiểu gen, kiểu hình) thu được thế hệ con lai F2 phân li như sau: 276 cây thân cao, chín muộn; 275 cây thân thấp, chín muộn; 91 cây thân cao, chín sớm và 92 cây thân thấp, chín sớm. Biết 1 gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. a) Biện luận và tìm kiểu gen, kiểu hình của cây E. b) Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây: P: AaBbDdEE x aaBbDDEe Không cần viết sơ đồ lai hãy tính: + Số kiểu hình ở đời con? + Tỉ lệ kiểu gen ở đời con giống bố, mẹ là bao nhiêu? ------------------- Hết ----------------- Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2