intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi môn điều dưỡng cơ bản 2 - ĐH Y dược Huế năm 2008 - 2009 Lớp cử nhân điều dưỡng năm 3 Đề B

Chia sẻ: Nguyễn My | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

292
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chọn: a. 1, 2 đúng. b. 1, 2, 3 đúng c. 1, 2, 3, 4 đúng d. 3, 4 đúng. e. Chỉ 4 đúng - Hướng dẫn (2) Chọn: a. A, B đúng; A và có liên quan nhân quả b. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả c. A đúng, B sai d. A sai, B đúng e. A sai, B sai ĐỀ A 1 Hướng dẫn (2) A A.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi môn điều dưỡng cơ bản 2 - ĐH Y dược Huế năm 2008 - 2009 Lớp cử nhân điều dưỡng năm 3 Đề B

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HUẾ KHOA ĐIỀU DƯỠNG ĐỀ THI MÔN HỌC ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II LỚP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG NĂM THỨ III ( 2008-2009) Sinh viên đọc kỷ đề thi, chọn câu trả lời đúng nhất đánh dấu vào phiếu trả lời. Thời gian làm bài 70 phút. Dùng các hướng dẫn sau để trả lời các câu hỏi có yêu cầu: - Hướng dẫn (1) Chọn: a. 1, 2 đúng. b. 1, 2, 3 đúng c. 1, 2, 3, 4 đúng d. 3, 4 đúng. e. Chỉ 4 đúng - Hướng dẫn (2) Chọn: a. A, B đúng; A và có liên quan nhân quả b. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả c. A đúng, B sai d. A sai, B đúng e. A sai, B sai ĐỀ A 1 Hướng dẫn (2) A A. Cảm giác vùng loét ép thường giảm, Vì B. Các đầu mút thần kinh cảm giác vùng loét ép bị thương tổn Dấu hiệu nào sau đây thường không có khi bị điện giật: E a. Ðột ngột bất tỉnh, ngừng thở, mạch yếu hoặc không có mạch b. Ngất trắng: mặt nạn nhân trắng bệch rồi tím dần, giãn đồng tử c. Bỏng d. Viêm phổi e. Đau Để lấy mẫu nước tiểu vô khuẩn, cần phải: D a. Vệ sinh sạch cơ quan sinh dục ngoài b. Lấy mẫu trong 24 giờ c. Lấy mẫu vào buổi sáng khi bệnh nhân mới ngủ dậy d. Đặt xông tiểu để lấy e. Lấy mẫu từ túi dẫn lưu 4 Hướng dẫn (2) A A. Đệm nước là phương tiện dự phòng loét ép hữu hiệu nhất Vì, B. Khi bệnh nhân nằm trên đệm nước thì không có vùng nào của cơ thể bị tỳ đè Tư thế nằm ngửa, đầu thấp KHÔNG áp dụng cho bệnh nhân: D a. Xuất huyết b. Ngất c. Sốc d. Suy hô hấp e. Sau chọc tuỷ sống 6 Các trường hợp chỉ định chọc dò màng phổi, Ngoại trừ. B a. Do các bệnh về tim mạch b. Hôn mê do chấn thương c. Do các bệnh về thận d. Do các bệnh về nhiễm khuẩn e. Do chấn thương ngoại khoa 1
  2. Trong vận chuyển bệnh nhân: D a. Phải thực hiện với ít nhất hai người trở lên để đảm bảo an toàn. b. Nên tháo bỏ các ống dẫn lưu hoặc dịch chuyền để vận chuyển dễ dàng hơn. c. Không vận chuyển bệnh nhân khi bệnh nhân hôn mê d. Chỉ vận chuyển bệnh nhân khi có chỉ định e. Khi vận chuyển xong phải báo cáo với bác sỹ trưởng khoa Phương pháp lấy mẫu nghiệm nước tiểu tốt nhất để nuôi cấy vi khuẩn: D a. Lấy mẫu ngẫu nhiên và mẫu vô khuẩn. b. Lấy mẫu có thời gian và mẫu sạch. c. Lấy mẫu vô khuẩn và mẫu sạch. d. Lấy mẫu từ hệ thống dẫn lưu kín và mẫu vô khuẩn. e. Lấy mẫu từ hệ thống dẫn lưu kín và mẫu sạch. 9 Hướng dẫn (1) C Các điều kiện để nghỉ ngơi đúng cách : 1. Thoải mái về mặt thể chất 2. Kiểm soát nguồn gây đau 3. Kiểm soát nhiệt độ phòng 4. Duy trì b ệnh nhân ở t ư th ế phù hợp 10 Các biến chứng có thể gặp khi chọc dò dịch màng bụng, Ngoại trừ: C a. Chọc vào ruột b. Viêm phúc mạc c. Chọc vào gan d. Xuất huyết trong ổ bụng e. Ngất Khi tiến hành bắt đầu băng cuộn: D a. Đặt đầu băng vào chỗ băng, tay phải giữ lấy đầu băng b. Tay trái cầm thân băng c. Nới cuộn băng trước khi băng d. Bắt đầu băng với 2 vòng khóa e. Tất cả đều đúng Kết quả thử phản ứng thuốc dương tính (++) khi nổi sẩn có đường kính: C a. 0.1 - 0.2 cm. b. 0.3 - 0.4 cm c. 0.5 - 0.8 cm. d. 0.9 - 1.0 cm e. 1.0 - 1.2cm 13 Cách xử lý tổ chức hoại tử của vùng bị loét ép: A a. Cắt bỏ tổ chức hoại tử b. Tẩm oxy già đậm đặt để cho tổ chức hoại tử bị rụng đi c. Dùng tia lazer để cát bỏ tổ chức hoại tử d. Dùng đèn chiếu vào tổ chức hoại tử để tổ chức hoại tử rụng đi e. Tưới rửa liên tục để loại bỏ tổ chức hoại tử Chăm sóc trong thời kỳ tuổi già cần lưu ý đến: E a. Giúp bệnh nhân tạo được những thói quen tốt cho sức khoẻ b. Cần hạn chế và loại bỏ những thói quen có hại cho sức khoẻ c. Hướng dẫn những hành vi thích nghi với sự lão hoá của cơ thể d. Chống trầm cảm cho bệnh nhân e. Các câu trên đều đúng 15 Khi theo dõi bệnh nhân chọc dịch não tủy, các biến chứng sau có thể xảy ra, D Ngoại trừ. a. Đau vùng chọc b. Nhiễm trùng c. Chèn ép hành não 2
  3. d. Xuất huyết não e. Dịch não tủy vẫn còn chảy ra chỗ chọc Thân nhiệt trung tâm: E a. Là nhiệt độ trực tiếp có ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể. b. Ít thay đổi theo môi trường. c.Thân nhiệt trung tâm thường được đo ở trực tràng hằng d.Thân nhiệt trung tâm cũng được đo ở miệng e. Tất cả đều đúng Vị trí để nhiệt kế khi đo nhiệt ở miệng: D a. Ðặt nhiệt kế ở khoang miệng b. Ðặt nhiệt kế ở trên lưỡi c. Ðặt nhiệt kế ở tiền đình miệng d. Ðặt nhiệt kế ở dưới lưỡi e. Tất cả đều đúng 18 Phương pháp tốt nhất để dự phòng loét ép là: E a. Giữ gìn da sạch và khô ở những vùng bị tỳ đè b. Thường xuyên xoa bóp những vùng bị tỳ đè c. Thường xuyên thay đổi tư thế d. Thường xuyên thoa bột talc vào vùng dễ bị loét ép e. Cho bệnh nhân nằm trên đệm nước Các biểu hiện của thời kỳ tuổi già là: E a. Lú lẫn b. Giảm thính lực c. Giảm thị lực d. Thay đổi tính tình e. Các câu trên đều đúng 20 Dấu hiệu nào sau đây không đúng khi nhận định qua xét nghiệm trong trường C hợp bị viêm màng não mũ điển hình. a. Đường giảm nhiều và sớm b. Màu sắc đục hay trắng như nước vo gạo c. Tế bào tăng đa số là lympho d. Protein tăng e. Muối có thể giảm nhưng muộn hơn Khi sơ cứu nạn nhân bị tai nạn do nước, cần thực hiện tại: D a. Bệnh viện b. Các cơ sở y tế gần nhất c. Trạm xá d. Tại chỗ e. Tìm nơi thoáng mát Yêu cầu cần đạt được kỹ thuật tiêm trong da, NGOẠI TRỪ: C a. Bộc lộ và sát khuẩn vùng tiêm b.Kéo căng da bệnh nhân c. Ðâm kim vào một góc 450 d. Ðẩy thuốc nhẹ nhàng, vùng tiêm nổi sẩn e. Rút kim, không đè lên chổ tiêm, băng lại 23 Khi bệnh nhân nằm sấp kéo dài vùng nào sau đây khó bị loét ép: D a. Vùng xương ức b. Vùng xương sườn c. Đầu gối d. Vùng cẳng chân e. Mu chân Vấn đề sức khoẻ thường gặp của tuổi già là: E a. Ngộ độc chất gây nghiện b. Tử vong do TNGT c. AIDS d. Bệnh lây truyền qua đường tình dục e. Trầm cảm 25 Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ hỗ trợ chọc dò tủy sống B a. 1 khăn lổ b. 3 tờ phiếu xét nghiệm c. 3 ống nghiệm d. 1 khăn chữ nhật để trải khay e. 1 đôi găng tay 3
  4. Hướng dẫn (1) C Các đặc tính của băng cuộn: 1.Băng sẵn có từng cuộn với chiều rộng và chất liệu khác nhau 2. Uốn một cách dễ dàng quanh các đường viền của cơ thể 3. Băng thun dùng để băng ép, băng khi bệnh nhân bong gân 4. Băng thạch cao là loại băng dùng để cố định khi gãy xương, bong gân, sai khớp Trong việc đo các dấu hiệu sống, câu nào nào sau đây SAI: D a. Trước khi đo các dấu hiệu sống bệnh nhân phải được nằm nghỉ tại giường ít nhất là 15 phút b. Mỗi ngày đo 2 lần sáng - chiều cách nhau 8 giờ. Trừ trường hợp đặc biệt do Bác sĩ chỉ định c. Nếu nghi ngờ kết quả khi đo huyết áp hoặc nhiệt độ thì phải tiến hành lại ngay hoặc dùng dụng cụ khác, hoặc bệnh nhân khác để đo rồi so sánh d. Người điều dưỡng có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự lấy nhiệt và báo cáo kết quả e. Ðối với trẻ em, người già, người mất trí, bệnh nhân giãy dụa cần phải giữ nhiệt kế suốt thời gian đo và nên đo nhiệt độ ở nách 28 Vùng nào sau đây bị loét sớm nhất khi bệnh nhân nằm ngữa kéo dài: C a. Vùng xương vai b. Vùng 2 gót chân c. Vùng xương cùng d. Vùng chẩm e. Vùng xương cụt Trong thời kỳ thanh niên, câu nào sau đây SAI: D a. Cơ thể phát triển hoàn chỉnh về tinh thần và thể chất b. Ít mắc các bệnh tật c. Thường tử vong do bạo lực và chất gây nghiện d. Hay bốc đồng e. Phát triển về nghề nghiệp 30 Chỉ định nào sau đây không đúng khi chọc dò dịch não tủy: D a. Trường hợp xuất huyết màng não b. U tuỷ c. Viêm màng não d. Nhiễm trùng huyết e. Các bệnh thoái hoá hệ thần kinh Hướng dẫn (2) B (A)Tiêm truyền là một trong những động tác quan trọng để đưa thuốc vào cơ thể VÌ (B) Tiêm truyền có thể thực hiện bằng nhiều đường khác nhau như tiêm trong da, dưới da, trong cơ, tĩnh mạch Sơ cứu gãy xương cột sống, câu nào sau đây SAI: B a. Đánh giá nhanh các thương tổn phối hợp. b. Bệnh nhân không bị liệt tứ chi thì không cần bất động c. Khi chuyên chở, bất động không tốt sẽ gây thêm di lệch ở xương d. Đặc biệt khi gãy cột sống cổ, nếu sơ cứu không tốt sẽ gây tử vong e. Trong khi khám tuyệt đối không di động mạnh bệnh nhân, không cho bệnh nhân ngồi dậy 33 Hướng dẫn (2) A A. Loét ép thường xãy ra ở vùng tỳ đè kéo dài, Vì. B. Vùng tỳ đè kéo dài gây nên kém dinh dưỡng tại chổ Trong các giai đoạn phát triển của cơ thể, giai đoạn hoàn hảo nhất là D a. Thời kỳ sơ sinh b.Thời kỳ răng sữa c. Thời kỳ dậy thì 4
  5. d. Thời kỳ thanh niên e. Thời kỳ trung niên 35 Khi nhận định về dịch não tuỷ, trị số nào sau đây không bình thường: B a. Trong suốt b. Áp lực ở tư thế nằm cao hơn tư thế ngồi c. Chlore 120-130 mEQ/L d. Đường 50 đến 75 mg% e. Có 5 tế bào/mm3 Hướng dẫn (1) C Sau khi lấy bệnh phẩm xét nghiệm, cần ghi nhận vào hồ sơ những điều sau đây: 1. Thời gian, ngày làm thủ thuật 2. Đáp ứng của bệnh nhân khi làm thủ thuật 3. Tính chất của mẫu bệnh phẩm 4. Thuốc, dịch và số lượng được sử dụng Hướng dẫn (2) A (A) Trong bất động gãy xương bằng nẹp phải chêm lót những chỗ xương lồi băng bông gạc VI (B) Da và các tổ chức khác nằm giữa xương lồi và nẹp cứng sẽ bị thương tổn 38 Hướng dẫn (1) C Cách rửa và băng vết thương sạch gồm: 1. Dùng dung dịch sát khuẩn rửa bên ngoài chổ da lành. 2. Chính giữa vết thương dùng dung dịch betadin để rửa. 3. Gắp gạc miếng đặt vào vết thương. 4. Dùng băng dính để băng lại. Mô hình bệnh tật nổi bật ở giai đoạn trung niên là B a. Bệnh cấp tính b. Bệnh mạn tính c. Bệnh nhiễm trùng d. Bệnh tự miễn e. Bệnh hệ thống 40 Các biểu hiện của mất nước, Ngoại trừ: C a. Giảm trọng lượng b. Giảm lượng nước tiểu c. Giảm Hematocrit d. Da nhăn e. Khát nước Sau khi băng xong, người điều dưỡng đánh giá, viết báo cáo: E a. Những thay đổi tuần hoàn b. Tình trạng vùng da c. Mức độ dễ chịu d. Sự vận động của bệnh nhân e. Tất cả đều đúng Những việc không nên làm khi xử lý tạm thời tổn thương bỏng do điện giật: D a. Lấy bỏ áo quần đang cháy, những mảnh vải đã cháy dính sát vào vết bỏng b. Lấy nữ trang ra khỏi vùng bị tổn thương c. Cho nước mát vào vùng bị bỏng trong thời gian khoảng 10 phút d. Tra thuốc mỡ vào vùng tổn thương e. Băng vết bỏng bằng gạc sạch nếu có 43 Hướng dẫn (2) A (A) Khi tháo băng cũ cần tháo bỏ từ từ từng lớp tránh kéo trực tiếp lên vết thương, vì(B) Băng cũ thường dính vào vết thương. Thời kỳ sơ sinh là tính từ lúc sinh cho đến D 5
  6. a. 1 tuần tuổi b 2 tuần tuổi c 3 tuần tuổi d 4 tuần tuổi e. Tất cả đều sai 45 Các dấu hiệu thường gặp khi mất nước nhược trương, Ngoại trừ: B a. Ý thức giảm b. Da khô và đỏ c. Chán ăn, nôn d. Chuột rút, giả liệt e. Co giật, hôn mê Cách ghi bảng theo dỏi mạch, nhiệt, huyết áp: A a. Ghi rõ ngày, tháng, sáng, chiều b. Nhịp thở, huyết áp dùng bút đỏ ghi các chỉ số vào biểu đồ c. Nhiệt độ: đường nối dao động hai lần đo nhiệt bằng bút đỏ d. Mạch: đường nối dao động hai lần đo mạch bằng bút xanh e. Không cần ghi tên ai đã thực hiện Hướng dẫn (2) A (A) Sơ cứu gãy xương đùi phải phải phòng chống choáng cho nạn nhân VÌ (B) Gãy xương đùi gây đau và mất máu nhiều. 48 Hướng dẫn (1) C Mục đích của thay băng và rửa vết thương là: 1. Để nhận định và đánh giá tình trạng của vết thương. 2. Để rửa và thấm hút dịch từ vết thương ra. 3. Sử dụng thuốc tại chỗ khi cần thiết. 4. Bất động vùng bị thương làm vết thương chóng lành. Bệnh THẤP TIM hay gặp ở lứa tuổi nào? E a ơ sinh. b Bú mẹ. c Nhà trẻ. d Mẫu giáo. eThiếu niên. 50 Các dấu hiệu thường gặp khi mất nước ưu trương, Ngoại trừ: D a. Giảm cân và sốt vô cớ b. Niêm mạc dính và khô c. Áp lực thẩm thấu huyết thanh tăng d. Da nhăn và xanh tái e. Rối loạn ý thức 51 Hướng dẫn (1) C Các nguyên tắc khi lấy mẫu nghiệm đờm để xét nghiệm: 1. Lấy vào buổi sáng sớm sau khi bệnh nhân đã đánh răng và súc miệng 2. Yêu cầu bệnh nhân thở sâu vài lần rồi ho mạnh 3. Đờm được khạc vào cốc vô khuẩn và không chạm vào bên trong cốc 4. Lấy đờm sâu tận thanh quản bằng cách dùng đèn soi Các kiểu băng cơ bản của băng cuộn, câu nào SAI: a. Băng treo b.Băng số 8 c. Băng vòng gấp lai E d. Băng xoáy ốc e. Băng vòng 53 Dùng nẹp để bất động trong sơ cứu gãy xương cánh tay, NGOẠI TRỪ: A a. Nạn nhân phải nằm để tránh choáng b.Cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay c. Đặt 2 nẹp ở 2 mặt trước sau cánh tay d. Lót bông vào 2 đầu nẹp sát với đầu xương e. Dùng băng cố định từ khuỷu lên vai Thay đổi lớn nhất ở thời kỳ trung niên là E a Da nhăn nheo b Tăng trọng c. Giảm thị lực 6
  7. d Giảm thính lực e Mãn kinh 55 Các dấu hiệu thường gặp khi mất nước đẳng trương, Ngoại trừ: A a. Tiểu nhiều b. Hạ huyết áp tư thế c. Da và niêm mạc khô d. Hematocrit tăng e. Nhịp tim nhanh Hướng dẫn (1) C Qui trình băng chữ T 1. Cho bệnh nhân nằm nghiêng 2. Nâng hông bệnh nhân lên, luồn dải ngang vào trên mào chậu 3. Dải dọc kéo xuống mông qua đáy chậu, cố định vào giữa dải ngang 4. Ðánh giá sau băng từ các động tác đi, đứng, nằm của bệnh nhân Nẹp để cố định trong sơ cứu gãy xương; E a. Nẹp Cramer nẹp làm bằng thép, có thể uốn cong theo các vị trí cần thiết b. Nẹp cao su: nẹp làm bằng cao su 2 lớp có van để bơm hơi c. Nẹp gỗ: dùng thanh gỗ bào nhẵn d. Nẹp tùy thực tế: tre,gỗ, vật liệu có sẵn e. Tất cả đều đúng 58 Chống chỉ định thụt tháo trong những trường hợp sau, NGOẠI TRỪ: E a.Bệnh thương hàn b.Viêm ruột c.Tắt ruột d.Tổn thương hậu môn, trực tràng e.Trước khi thụt chất cản quang vào đại tràng để chụp khung đại tràng Các bệnh trẻ có thể mắc phải trong thời kỳ răng sữa, NGOẠI TRỪ: D a Cảm cúm b Lao c. Bỏng d Cận thị e Hen 60 Hướng dẫn (2) A (A) Khi ghi nhận dịch vào ra đối với nước tiểu hoặc phân lỏng thì cân những túi đựng phân hoặc tả để xác định lượng dịch. (B) Vì khi cân các túi hoặc tả đã dùng thì mỗi 1 gam tương đương với 1ml. Trong áp dụng rửa dạ dày để diều trị, câu nào SAI: E a. Ngộ độc cấp thuốc ngủ, thuốc độc, thuốc phiện và các chế phẩm... ( tác dụng trong 6 giờ đầu) b. Trước khi phẫu thuật dạ dày nếu bệnh nhân đã ăn chưa quá 6 giờ c. Bệnh nhân bị say rượu nặng (ngộ độc) d. Trước mổ bệnh nhân hẹp môn vị e. Bệnh nhân bị suy tim nặng, kiệt sức, truỵ tim mạch Vị trí ép tim ngoài lồng ngực: B a. 1/3 trên xương ức b. 1/3 dưới xương ức c. 1/3 giữa xương ức d. Bên trái lồng ngực e. Bất kỳ vị trí nào trên xương ức nếu thuận tiện cho cấp cứu viên 63 Hướng dẫn (1) C Thụt tháo được chỉ định trong những trường hợp sau: 1.Táo bón lâu ngày 2.Trước khi đẻ 3.Trước khi soi trực tràng 4.Trước khi phẫu thuật ổ bụng Trong thời kỳ bú mẹ: B a Chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ đơn thuần. 7
  8. b Nên cho trẻ ăn bổ sung lúc trẻ được 4 – 6 tháng tuổi. c Không nên cho trẻ ăn các thức ăn nhiều dầu vì khó tiêu hoá. d Cho trẻ bú sữa công nghiệp sẽ hạn chế các loại bệnh nhiễm trùng. e Nên cai sữa mẹ lúc trẻ được 12 tháng tuổi. 65 Hướng dẫn (2) C (A) Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể gây rối loạn nước và điện giải. (B) Vì thuốc lợi tiểu thường hấp thu nhanh sau khi uống. Hướng dẫn (1) A Các nguyên tắc khi lấy mẫu nghiệm phân để tìm amíp và trùng roi: 1. Cần gửi mẫu đi xét nghiệm ngay 2. Bảo quản ở nhiệt độ 370 3. Bệnh phẩm phết vào phiến kính 4.Cho vào lọ phân formol 5% để cố định lại Mục đích của bất động trong sơ cứu gãy xương: E a. Giảm đau b. Phòng ngừa sốc. c. Giảm nguy cơ thương tổn thêm: mạch máu, thần kinh, da cơ. d. Tránh biến chứng gãy kín thành gãy hở e. Tất cả đều đúng 68 Hướng dẫn (1) B Chống chỉ định đặt xông tiểu trong những trường hợp sau: 1. Giập rách niệu đạo. 2. Nhiễm khuẩn niệu đạo. 3. Chấn thương tiền liệt tuyến. 4. U xơ tiền liệt tuyến. Chăm sóc trẻ trong thời kỳ sơ sinh cần chú ý các vấn đề sau: D a Cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 30 phút sau sinh, cho uống thêm một chút cam thảo. b Ủ than ấm và đóng kín các cửa vì thân nhiệt trẻ không ổn định. c Tiêm phòng uốn ván cho trẻ theo lịch. d Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ. e Không được để trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 70 Những bệnh mạn tính có ảnh hửng đến cân bằng nước và điện giải, Ngoại B trừ: a. Bệnh tim mạch như suy tim tắt nghẽn b. Chấn thương nặng c. Bệnh thận như suy thận tiến triển d. Giảm mức độ nhận thức e. Suy dinh dưỡng Băng cuộn cao su (Esmarch): E a. Được làm bằng cao su mỏng có độ chun giãn, b. Rộng 5 - 8cm, dài 1 - 2m. c. Dùng để garô cầm máu, trong sơ cứu đứt động mạch d. Dùng để Esmarch trong phẫu thuật chi trên, chi dưới e. Tất cả đều đúng 72 Hướng dẫn (1) A Sau khi mặt áo choàng và mang găng có các đặc điểm: 1. Phần duy nhất được xem là vô trùng là mặt trước từ thắt lưng trở lên, ngoại trừ phần cổ áo 2. Nếu áo hoặc găng chạm vào phần bẩn thì phải thay ngay 8
  9. 3. Tất cả các phần của áo đều được xem là vô khuẩn 4. Nếu găng chỉ chạm nhẹ vào vùng không vô trùng thì có thể sát khuẩn bằng betadine 73 Câu nào sau đây SAI: D a. Trong trường hợp muốn lưu xông tiểu, người ta thường dùng xông Folley để đặt. b. Khi thông tiểu người điều dưỡng phải rửa tay theo qui trình rửa tay ngoại khoa. c. Chống chỉ định thông tiểu trong trường hợp giập rách niệu đạo và nhiễm khuẩn niệu đạo. d. Khi tiến hành thông tiểu người điều dưỡng sẽ đứng bên phải bệnh nhân nếu thuận tay trái và đứng bên trái nếu thuận tay phải. e. Một trong những mục đích của thông tiểu là giảm sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Bệnh lý mắc phải trong thời kỳ sơ sinh: C a Thấp tim b Tim bẩm sinh c Xuất huyết não – màng não d Động kinh e Xơ gan 75 Dung dịch nào sau đây là dung dich đẳng trương: D a. Natriclorua 9% b. Natriclorua 10% c. Kaliclorua 10% d. Glucose 5% e. Glucose 10% Hướng dẫn (1) E Các nguyên tắc khi lấy bệnh phẩm máu để làm xét nghiệm vật lý, sinh hóa: 1. Bệnh nhân phải uống những tác nhân thích hợp với từng loại xét nghiệm 30 phút trước khi lấy máu 2. Sau khi ăn sáng nhẹ 3. Lấy khi bệnh nhân đang sốt 4. Lấy máu vào sáng sớm khi bệnh nhân mới ngủ dậy chưa ăn uống gì 77 Hướng dẫn (1) B Mặc áo choàng và mang găng vô trùng mục đích: 1. Duy trì vùng đã vô trùng 2. Bảo vệ bệnh nhân khỏi bị lây bệnh 3. Hạn chế tối đa sự nhiểm trùng 4. Bảo vệ cho nhân viên y tế khỏi bị lây bệnh 78 Hướng dẫn (2) B (A) Huyết áp động mạch là áp lực của máu trên thành động mạch. VÌ (B) Áp lực này là kết quả tổng hợp của sức co bóp cơ tim, lưu lượng máu tuần hoàn và sức cản ngoại vi. Hướng dẫn (2) B (A Trẻ sơ sinh hầu như ngủ suốt ngày VÌ (B)Hệ tuần hoàn của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh 80 Hướng dẫn (2) C (A) Dịch ở trong tế bào chứa những chất hòa tan cần thiết cho sự cân bằng và chuyển hóa dịch và điện giải. (B) Vì dịch ở trong tế bào quyết định cân bằng điện giải trong cơ thể. 81 Hướng dẫn (1) C 9
  10. Băng treo tam giác chi trên: 1.Dùng để nâng đỡ cánh tay khi bị bong gân hoặc gãy 2. Bệnh nhân gấp khủy 900, cẳng tay bắt chéo trước ngực 3. Để cạnh đáy của băng ở cổ tay, còn đỉnh của tam giác thì nằm ở khuỷu. 4. Khi buộc hai dây với nhau ở cổ, nên để nút cột một bên 82 Hướng dẫn (1) B Khi rửa tay ngoại khoa cần chia tay ra các phần sau để rửa: 1. Bàn tay 2. Cẳng tay 3. Khuỷu tay 4. Cánh tay 83 Chỉ định đạt xông tiểu trong những trường hợp sau, NGOẠI TRỪ: C a. Bí tiểu b.Trước khi mổ c.Chấn thương tiền liệt tuyến d. Lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm e.Chụp bàng quang ngược dòng 84 Chăm sóc cho bà mẹ chủ yếu trong thời kỳ bào thai là: E a Bảo đảm chế độ lao động hợp lý b Bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ c Thận trọng khi dùng thuốc d Tiêm chủng đầy đủ e Tất cả câu trên đều đúng 85 Chất điện giải bao gồm, Ngoại trừ: C - a. Natri b. HCO3 c. Glucose d. Kali e. Canxi Tai biến nào sau đây KHÔNG PHẢI là tai biến của đặt sonde dạ dày, rửa dạ D dày: a.Viêm phổi do sặc dịch rữa b. Rối loạn nước- điện giải c. Hạ thân nhiệt d. Nhịp nhanh e. Tổn thương thực quản-dạ dày 87 Hướng dẫn (1) B Hướng dẫn cho bệnh nhân cần phải rửa tay vào các thời điểm: 1. Trước khi ăn 2. Sau khi tiếp xuc vùng bẩn cơ quan sinh dục ngoài 3. Sau khi tiếp xúc với vùng hậu môn 4. Trước khi đi ngủ Trong các mệnh đề sau về tư thế Fowler, mệnh đề nào SAI D a. Fowler là tư thế nửa nằm nửa ngồi b. Fowler thấp là tư thế mà đầu và thân được nâng lên từ 15-450. c. Fowler cao là tư thế mà đầu và thân được nâng lên từ 60-900. d. Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu oxy não e. Tất cả các câu trên đều sai 89 Các vị trí thường chọc dò ổ bụng là: E a. Chính giữa bụng sát cạnh rốn b. Dưới bờ sườn trái và phải c. Hố chậu trái và hố chậu phải d. 1/3 ngoài của đường nối từ rốn đến gai chậu sau trên bên trái e .1/3 ngoài của đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên trái 90 Vai trò của nước trong cơ thể là: E a. Vận chuyển chất điện giải b. Vận chuyển chất dinh dưỡng đến tế bào c. Điều hòa thân nhiệt d. Là môi trường để tiêu hóa thức ăn e. Tất cả các câu trên Hướng dẫn (1) C Mục đích của lấy mẫu nghiệm phân: 1. Nghiên cứu sự bài tiết các chất dịch tiêu hóa 2. Kiểm tra vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột 10
  11. 3. Thăm dò chức năng đường tiêu hóa 4. Giúp chẩn đóan một số bệnh tòan thân của bộ phận khác: tắc mật, xơ gan... 92 Hướng dẫn (1) A Các tác nhân có thể dung để tiệt khuẩn là: 1. Vật lý học 2. Hoá học 3. Sinh học 4. Điện học Hướng dẫn (1) A Kỹ thuật cho bệnh nhân nằm ngửa thẳng: 1. Ðặt bệnh nhân nằm thẳng lưng 2. Đầu không có gối 3. Chân co 4. Bàn chân xoay ngoài 94 Quy trình theo thứ tự đúng khi tiến hành phụ giúp chọc dò màng phổi: B a. Bộc lộ vùng chọc, mở khăn vô khuẩn, đưa găng tay cho Bác sỹ, sát khuẩn vị trí chọc b. Bộc lộ vùng chọc, mở khăn vô khuẩn, sát khuẩn vị trí chọc, đưa găng tay cho Bác sỹ c. Mở khăn vô khuẩn, bộc lộ vùng chọc, sát khuẩn vị trí chọc, đ ưa găng tay cho Bác sỹ d. Bộc lộ vùng chọc, sát khuẩn vị trí chọc, mở khăn vô khuẩn, đ ưa găng tay cho Bác sỹ e. Bộc lộ vùng chọc, đưa găng tay cho Bác sỹ, mở khăn vô khuẩn, sát khuẩn vị trí chọc 95 Dịch ngoại bào chiếm bao nhiêu % nước của cơ thể: C a. 30% b. 25% c. 20% b. 15% c. 5% Cách đo để xác định chiều dài ống xông cần thiết khi đặt xông dạ dày: C a. Từ dái tai đến mũi xương ức b. Từ mũi đến rốn c. Từ cánh mũi đến dái tai rồi xuống mũi xương ức. d. Từ dái tai đến mũi đến rốn e. Từ cằm đến xương ức 97 Hướng dẫn (2) A A. Vô khuẩn ngoại khoa tuyệt đối hơn vô khuẩn nội khoa, Vì, B. Can thiệp ngoại khoa cần phải tuyệt đối vô khuẩn Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao ÁP DỤNG cho bệnh nhân: E a. Hen phế quản b. Suy tim c. Người già d. Trong thời kỳ dưỡng bệnh e. Tất cả các câu trên đều đúng 99 Tư thế nào sau đây không đúng khi chuẩn bị bệnh nhân chọc dò màng phổi: E a. Ngồi trên ghế tựa 2 chân dạng ra 2 bên b. Nằm nghiêng về phía phổi lành đầu hơi cao c. Khoang 2 tay lên trên tựa lưng ghế d. Ngồi trên giường và tay phía bên chọc đưa lên e. Lưng bệnh nhân tỳ vào tựa lưng ghế 100 Hướng dẫn (1) B Mục đích của đo lượng dịch vào ra: 1. Xác định tổng trạng chung của bệnh nhân 2. Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải kịp thời 3. Tìm ra dấu hiệu sớm của rối loạn nước và điện giải 11
  12. 4. Xác định loại dịch cần điều chỉnh 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2