intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi trắc nghiệm môn Xác suất thống kê

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi trắc nghiệm môn Xác suất thống kê" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi trắc nghiệm môn Xác suất thống kê

  1. ĐỀ KIỂM TRA Môn: Xác suất thống kê Thời gian: 30 phút Đề số 1: Câu 1. Lô hàng xuất khẩu có 100 kiện hàng, trong đó có 60 kiện của xí nghiệp 1 và 40 kiện của xí nghiệp 2. Tỉ lệ phế phẩm của hai xí nghiệp là 30% và 10%. Lấy ngẫu nhiên một kiện rồi lấy ra một sản phẩm, xác suất để được 1 phế phẩm là: A. 0,2 B. 0,22 C. 0,12 D. 0,32 Câu 2. Trong một lớp học, tỷ lệ học sinh thích chơi game là 70%. Biết rằng nếu ham chơi game thì tỷ lệ học sinh đạt học lực khá là 30%, còn nếu không chơi game thì tỷ lệ học sinh đạt học lực khá là 60%. Gọi một học sinh lên bảng, xác suất để học sinh đó có học lực khá là: A. 0,3 B. 0,35 C. 0,36 D. 0,39 Câu 3. Ở một địa phương có 40% nam và 60% nữ, trong đó có 10% nam và 15% nữ bị mắc bệnh loạn sắc. Chọn ngẫu nhiên một người ở địa phương trên thì được người mắc bệnh loạn sắc. Tính xác suất để người đó là nam? A. 0,308 B. 0,37 C. 0,28 D. 0,55 Câu 4. Nhu cầu hàng năm về loại hàng A là biến ngẫu nhiên liên tục X (đv: ngàn sản phẩm) có hàm mật độ như sau kx(30  x) khi x  (0; 30)  f(x)   0, khi x  (0; 30)  Tìm k. A. 5600 B. 4500 C. 1/5600 D. 1/4500 Câu 5. Cho đại lượng ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất: Giá trị của hệ số a là: A. 1/8 B. 1/4 C. 1/84 D. 1/48
  2. Câu 6. Điều tra thu nhập X (triệu đồng) hàng tháng của 40 hộ gia đình ở một vùng dân cư, ta có trung bình mẫu là 6,1125 (triệu đồng) và độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 0,99. Khoảng ước lượng mức thu nhập trung bình hàng tháng của hộ dân ở vùng đó với độ tin cậy 95%. (Biết u0,025  1,96; u0,05  1,64 ) A. (5,921;6,312) B. (5,752;6,315) C. (5,806; 6,419) D. (5,572; 6,391) Câu 7. Trọng lượng X (gam) của một loại thuốc được sản xuất tại nhà máy A sau khi đóng gói theo quy định là 85g. Người ta nghi ngờ trọng lượng lọ thuốc sau khi đóng gói thay đổi nên tiến hành kiểm tra 64 lọ thuốc thì thấy trọng lượng trung bình là 83,5g và độ lệch chuẩn mẫu bằng 4g. Điều nghi ngờ trên có đúng không với mức ý nghĩa 5%. (Biết u0,025  1,96; u0,05  1,64 ) A. g qs  3, 0 , điều nghi ngờ trên không có cơ sở; B. g qs  1,5 , điều nghi ngờ trên có cơ sở; C. g qs  1,5 , điều nghi ngờ trên không có cơ sở; D. g qs  3, 0 , điều nghi ngờ trên có cơ sở. Câu 8. Đo chỉ số mỡ sữa X của 100 con bò lai Hà - Ấn ở trang trại ta được trung bình mẫu bằng 5,016 và độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 0,7337. Khoảng ước lượng chỉ số mỡ sữa trung bình của giống bò lai Hà- Ấn ở trang trại trên với độ tin cậy 95% bằng: (Biết u0,025  1,96; u0,05  1,64 ) A. (4,87;5,16) B. (4,91;5,32) C. (4,75;5,23) D. (4,67;5,45) Câu 9. Sở Điện lực A báo cáo rằng: trung bình mỗi hộ hàng tháng phải trả 250 ngàn đồng tiền điện. Người ta khảo sát ngẫu nhiên 500 hộ thì tính được trung bình hàng tháng mỗi hộ trả 252 và độ lệch chuẩn là 20 ngàn ngàn đồng. Hãy kết luận về báo cáo của Sở Điện lực với mức ý nghĩa α = 1% (Biết u0,01  2,33; u0,005  2,58 ) . A. gqs = 2,236; bác bỏ với kết luận của Sở Điện lực. B. gqs = 2,236; đồng ý với kết luận của Sở Điện lực. C. gqs = 2,667; đồng ý với kết luận của Sở Điện lực. D. gqs = 2,667; bác bỏ với kết luận của Sở Điện lực. Câu 10. Một khu dân cư có tỉ lệ mắc bệnh về mắt là 30%. Trong một đợt điều tra, người ta chọn ngẫu nhiên 20 người. Tính xác suất trong đó có 5 người mắc bệnh về mắt. A. 0,179 B. 0,256 C. 0,312 D. 0,113 Câu 11. Trong số các bệnh nhân đang được ñiều trị tại một bệnh viện, có 50% điều trị bệnh A, 30% điều trị bệnh B và 20% điều trị bệnh C. Tại bệnh viện này, xác suất để chữa khỏi các bệnh A, B và C, theo thứ tự, là 0,7; 0,8 và 0,9. Hãy tính xác suất bệnh nhân được chữa khỏi bệnh. A. 0,56 B. 0,65 C. 0,37 D. 0,77 Câu 12. Điều tra Cholesterol toàn phần trong huyết thanh của 35 bệnh nhân bị một loại bệnh B, ta có trung bình lượng Cholesterol là 172 mg% và độ lệch chuẩn bằng 40 mg%. Theo tài liệu về hằng số sinh hoá bình thường của người Việt Nam thì lượng Cholesterol trung bình toàn phần trong huyết thanh là 156 mg%. Hỏi lượng Cholesterol của các bệnh nhân mắc bệnh B có cao hơn bình thường không ở mức 5%: (Biết u0,025  1,96; u0,05  1,64 )
  3. A. gqs = 1,156; tăng cao hơn B. gqs = 1,156; không tăng C. gqs = 2,366; tăng cao hơn D. gqs = 2; không tăng Câu 13. Trong một đội tuyển có 3 vận động viên A, B và C thi đấu với xác suất chiến thắng lần lượt là 0,6; 0,7 và 0,8. Giả sử mỗi người thi đấu một trận độc lập nhau. Tính xác suất để đội tuyển thắng ít nhất một trận. A. 0,1428 B. 0,976 C. 0,657 D. 0,357 Câu 14. Một gia đình có 5 con. Giả thiết xác suất sinh con trai là 0,51. Tìm xác suất sao cho trong số đó có 2 con trai A . 0,306 B. 0,206. C. 0,106. D. 0,116 Câu 15. Từ một đội văn nghệ gồm 5 nam và 8 nữ cần lập một nhóm gồm 4 người hát tốp ca. Xác suất để trong 4 người được chọn đều là nam bằng A. 0,0071 B. 0,0057 C. 0,007 D. 0,0063 Câu 16. Xác suất để khỏi bệnh khi dùng loại thuốc A là 3/4 . Có 5 người mắc bệnh B dùng thuốc A. Tìm xác suất để có 3 người khỏi bệnh. A. 0,263 B. 0,363 C. 0,013 D. 0,253 Câu 17. Thời gian xếp hàng chờ mua hàng của khách là biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất như sau: 3ax 2  6x  2 khi x  0,1  f(x)     0, 0,1 khi x     Tìm a A. a=3 B. a=1 C. a=2 D. a=4 Câu 18. Tỷ lệ mắc một loại bệnh trong một vùng dân cư là biến số ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ như sau: 1  khi x  5, 25    f(x)   20 0 khi x  5, 25     Tính tỷ lệ mắc bệnh trung bình: A. 13 B. 14 C. 15 D. 16
  4. Câu 19. Ở một địa phương tỷ lệ người mắc bệnh da liễu là 5%, mắc bệnh về mắt là 25%, mắc cả hai bệnh là 3%. Chọn ngẫu nhiên một người trong địa phương đó. Tính xác suất để người đó bị bệnh da liễu hoặc bệnh về mắt. A. 0,8 B. 0,84 C. 0,86 D. 0,27 Câu 20. Trong một lô thuốc (rất nhiều) với xác suất nhận được thuốc hỏng là 0,1. Lấy ngẫu nhiên 3 lọ để kiểm tra. Tính xác suất để cả 3 lọ đều tốt. A. 0,729 B. 0, 749 C. 0, 853 D. 0, 645 Câu 21. Cho biến ngẫu nhiên rời rạc X có bảng phân phối xác suất: X 1 2 3 4 P 0,15 0,25 0,4 0,2 Giá trị kỳ vọng của X là: A. 2,6 B. 2,8 C. 2,65 D. 1,97 Câu 22. Ba xạ thủ cùng bắn vào một mục tiêu với xác suất bắn trúng mục tiêu của xạ thủ thứ 1, 2 và 3 lần lượt là 0,4; 0,5; và 0,8. Xác suất có ít nhất một xạ thủ bắn trúng bằng: A. 0,76; B. 0,94; C. 0,34; D. 0,82. Câu 23. Một nhân viên đi bán hàng với khả năng chào hàng thành công ở mỗi cửa hàng bằng 0,4. Vậy số cửa hàng ít nhất mà nhân viên đó cần đi chào hàng để xác suất “chào hàng thành công ít nhất 1 nơi” lớn hơn hay bằng 0,99 là: A. 13 cửa hàng B. 12 cửa hàng C. 9 cửa hàng D. 10 cửa hàng. Câu 24. Một bài thi trắc nghiệm gồm 12 câu hỏi, mỗi câu có 4 cách trả lời, trong đó chỉ có 1 cách trả lời đúng. Giả sử mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 4 điểm; mỗi câu trả lời sai, thí sinh bị trừ 1 điểm. Một thí sinh làm bài bằng cách chọn ngẫu nhiên các câu trả lời. Tìm xác suất để thí sinh bị điểm âm. A. 0,421; B. 0,312; C. 0,391; D. 0,432. Câu 25. Theo thống kê, một người Mỹ 25 tuổi sẽ sống thêm trên 1 năm có xác suất là 0,992 và xác suất người đó chết trong vòng 1 năm tới là 0,008. Một công ty bảo hiểm đề nghị người đó bảo hiểm sinh mạng cho 1 năm với số tiền chi trả là 4500 USD, chi phí bảo hiểm là 50 USD. Số tiền lãi trung bình mà công ty đó thu được từ 1 người bằng: A. 12,8 USD; B. 14 USD; C. 15,4 USD; D. 13,6 USD.
  5. Câu 26. Cho X là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với kì vọng   5 và độ lệch chuẩn   0,8 . Khi đó giá trị p  P[4  X  6] bằng: (Biết  0 1, 25   0,3944 ) A. 0,8432; B. 0,7888; C. 0,6342; D. 0,7312. Câu 27. Cho biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ là: ax  b khi 0  x 1 f ( x)   .  0 khi x  0; x  1 Giá trị a, b để E( X )  0 là: A. a  6, b  4 ; B. a  6, b  4 ; C. a  6, b  4 ; D. a  6, b  4 . Câu 28. Chiều cao (cm) của sinh viên trường đại học A là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình 165cm và độ lệch chuẩn 15cm. Tỉ lệ sinh viên có chiều cao dưới 150cm bằng: (Biết  0 1  0,3413 ) A. 15,87%; B. 16,12%; C. 18,25%; D. 14,58%. Câu 29. Khi tiêm một loại vacxin cho trẻ em thì trung bình có 1 trường hợp bị phản ứng trên 200. Dùng loại vacxin này để tiêm cho 1000 trẻ. Xác suất để có nhiều nhất 1 ca phản ứng bằng: A. 0,02; B. 0,05; C. 0,03; D. 0,04. Câu 30. Áp lực tâm trương động mạch phổi (mmHg) là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bı̀nh 5,1 (mmHg) và độ lệch chuẩn 1,7 (mmHg). Xác suất để găp người có áp lực tâm trương động mạch phổi lớn hơn 8,5 mmHg bằng: (Biết  0  2   0, 4772 ) A. 0,0228; B. 0,0212; C. 0,0312; D. 0,0314. Câu 31. Nghiên cứu hiệu quả của loại thuốc mới điều trị bệnh A. Khảo sát 200 người bị bệnh B dùng thuốc mới thì có 170 người khỏi bệnh. Khoảng tin cậy cho tỉ lệ người khỏi bệnh A khi dùng thuốc mới điều trị với độ tin cậy 95% là: (Biết u0,025  1,96; u0,05  1,64 ) A. (0,75;0,85); B. (0,7;0,85); C. (0,8;0,9); D. (0,72;0,83).
  6. Câu 32. Đo nhiệt độ (o C ) của 121 bệnh nhân mắc bệnh SARS ở bệnh viện A, ta được trung bình mẫu là 39,19 (o C ) độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 0,711 (o C ) . Khoảng tin cậy nhiệt độ trung bình của bệnh nhân mắc bệnh SARS ở bệnh viện A với độ tin cậy 95% là: (Biết u0,025  1,96; u0,05  1,64 ) A. (38,92;40,13); B. (38,75;39,93); C. (39,06;39,32); D. (38,87; 40,12). Câu 33. Theo thống kê thì có khoảng 12% người bị huyết khối khi thay van tim trong vòng 4 năm. Người ta muốn xem xét thuốc Aspirin có ảnh hưởng đến bị huyết khối khi thay van tim hay không, chọn ngẫu nhiên 200 bệnh nhân sau khi thay van tim, cho dùng Aspirin với liều lượng thích hợp trong 4 năm liền, kết quả có 22 người bị huyết khối. Vậy Aspirin có ảnh hưởng tới huyết khối hay không với mức ý nghĩa 5%? (Biết u0,025  1,96; u0,05  1,64 ) g  0, 435 A. qs , thuốc Aspirin có ảnh hưởng tới huyết khối; g  1,531 B. qs , thuốc Aspirin có ảnh hưởng tới huyết khối; g  1,531 C. qs , thuốc Aspirin không ảnh hưởng tới huyết khối; g  0, 435 D. qs , thuốc Aspirin không ảnh hưởng tới huyết khối. Câu 34. Được biết bình thường thì nhịp mạch trung bình của nam thanh niên là 72 lần/phút. Kiểm tra 64 nam thanh niên làm việc trong hầm lò thấy nhịp mạch trung bình là 74 lần/phút và độ lệch chuẩn mẫu 10 lần/phút. Vậy làm việc trong hầm lò có làm tăng nhịp mạch nam thanh niên hay không với mức ý nghĩa 5%? (Biết u0,025  1,96; u0,05  1,64 ) A. g qs  1,8 , làm việc trong hầm lò không làm tăng nhịp mạch; B. g qs  1, 6 , làm việc trong hầm lò có làm tăng nhịp mạch; C. g qs  1,8 , làm việc trong hầm lò có làm tăng nhịp mạch; D. g qs  1, 6 , làm việc trong hầm lò không làm tăng nhịp mạch. Câu 35. Nồng độ Protein toàn phần của huyết thanh (g/100ml) được định lượng theo phương pháp Gornall của một người ở vùng A là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 7,7(g/100ml) và độ lệch chuẩn là 0,6 (g/100ml). Tỉ lệ người có nồng độ Protein từ 7,1(g/100mml) đến 7,4(g/100ml) ở vùng A bằng: (Biết  0  0,5   0,1915,  0 1  0,3413 ) A. 14,98% B. 15,2% C. 16,1% D. 13,2% Câu 36. Thời gian phục vụ một khách hàng (đơn vị: phút) ở một hệ thống phục vụ tự động là biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ xác suất là: kx( x  2) khi 0  x  2 f ( x)    0 khi x  0; x  2 Thời gian trung bình phục vụ một khách hàng ở hệ thống này bằng: A. 1,2 phút; B. 1 phút; C. 1,5 phút; D. 0,5 phút.
  7. Câu 37. Biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm phân phối xác suất: Giá trị của hệ số a là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 38. Một tổ học sinh có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn đều là nữ? A. 1/15 B. 7/15 C. 8/15 D. 1/5 Câu 39. Một tổ học sinh gồm có 6 nam và 4 nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 em. Tính xác suất 3 em được chọn có ít nhất 1 nữ? A. 5/6 B. 1/6 C.1/30 D. 1/2 Câu 40. Một hộp có 5 bi đen, 4 bi trắng. Chọn ngẫu nhiên 2 bi. Tính xác suất 2 bi được chọn có đủ hai màu? A. 5/324 B. 5/9 C. 2/9 D. 1/18 Câu 41. Trong một hộp đựng 7 bi xanh, 5 bi đỏ và 3 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi, tính xác suất để được ít nhất 2 bi vàng được lấy ra. A. 37/455 B. 22/455 C. 50/455 D. 121/455 Câu 42. Trong bộ môn Toán, thầy giáo có 50 câu hỏi khác nhau gồm 5 câu hỏi khó, 25 câu trung bình, 20 câu hỏi dễ. Một sinh viên bốc 2 câu hỏi.Tính xác suất để sinh viên đó chọn được 1 câu trung bình. A. 0,301 B. 0,225 C. 0,5102 D. 0,5 Câu 43. Gieo 100 hạt đậu tương. Xác suất nảy mầm của mỗi hạt là 0,9. Xác suất để trong 100 hạt có đúng 80 hạt nảy mầm là: A. 0,00247 B. 0,00213 C. 0,00117 D. 0,00291
  8. Câu 44. Một hộp thuốc có 5 ống thuốc tốt và 3 ống kém chất lượng. Chọn ngẫu nhiên 2 ống. Xác suất để được hai ống kém là: A. 0.862 B. 0,628 C. 0,107 D. 0, 386 Câu 45. Cho BNN liên tục X có hàm mật độ xác suất là 6( x  x 2 ),0  x  1 f ( x)   . 0, x  [0;1] Giá trị trung bình của X là: A. EX = 1,2 B. EX = 1,4 C. EX = 0,5 D. EX = 2,4 Câu 46. Ba người cùng đi săn A, B, C độc lập với nhau cùng nổ súng bắn vào mục tiêu. Biết rằng xác suất bắn trúng mục tiêu của A, B, C tương ứng là 0,7; 0,6; 0,5. Tính xác suất để có hai xạ thủ bắn trúng A. 0,8 B. 0,45 C. 0,44 D. 0,75 Câu 47. Trong bộ môn Toán, thầy giáo có 50 câu hỏi khác nhau gồm 5 câu hỏi khó, 25 câu trung bình, 20 câu hỏi dễ. Một sinh viên bốc 2 câu hỏi.Tính xác suất để sinh viên đó chọn được 1 câu hỏi khó. A. 0,342 B. 0,235 C. 0,1837 D. 0,5 Câu 48. Một hộp thuốc có 5 ống thuốc tốt và 3 ống kém chất lượng. Chọn ngẫu nhiên 2 ống. Xác suất để được hai ống kém là: A. 0.862 B. 0,628 C. 0,107 D. 0, 386 Câu 49. Một tổ học sinh gồm có 6 nam và 4 nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 em. Tính xác suất 3 em được chọn có ít nhất 2 nữ? A. 5/6 B. 1/3 C.1/30 D. ½ Câu 50. Có 2 lô hàng, lô 1 có 90 chính phẩm và 10 phế phẩm, lô 2 có 80 chính phẩm và 20 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi lô hàng ra 1 sản phẩm. Tính xác suất để lấy được ít nhất 1 chính phẩm. A. 0,88 B. 0,78 C. 0,98 D. 0,68
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
334=>1