intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Diện mạo văn học dân gian Khmer Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn học dân gian Khmer Nam Bộ, với bề dày lịch sử và bản sắc riêng biệt, phản ánh sinh động đời sống văn hóa, tín ngưỡng và tâm hồn người Khmer Nam Bộ. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ diện mạo phong phú của văn học dân gian Khmer Nam Bộ, từ các thể loại chính như truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ đến những đặc trưng nghệ thuật độc đáo. Chúng ta sẽ phân tích những giá trị văn hóa, lịch sử và xã hội được phản ánh trong các tác phẩm, đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc riêng biệt so với văn học dân gian các vùng miền khác. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý báu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Diện mạo văn học dân gian Khmer Nam Bộ

  1. TCVHDG SỐ 1/2007 - VĂN HOÁ DÂN GIAN VÀ NHÀ TRƯỜNG 71 FOLKLORE DIỆN MẠO VĂN HỌC • • • DÂN GIAN KHMER NAM BỘ PHẠM TIẾT KHÁNH & NHA TRƯỜNG hmer là một tộc người trong đại gia phân loại thế loại quốc tê. Ngoài những đình các dân tộc Việt Nam, có quá cách gọi có tính chất chung như Rương-bo- trình định cư khá lâu đời trên vùng ran (truyện cổ), Rương-ni-tiên (truyện kê) và đất Nam Bộ, chủ yêu là các tỉnh đồng bằng Rương-bờ-đớm (truyện đời xưa), người Khmer sông Cửu Long. Trong quá trình định cu' lâu đã có những tên gọi đê chỉ các nhóm truyện dài trên mảnh đất Nam Bộ, người Khmer dã theo đề tài mà nhóm truyện đó phản ánh. mang theo hành trang tinh thần là vốn văn Chẳng hạn, Rương a-sti là tên gọi dùng đê hóa dân gian cổ truyền giàu có và đặc sắc chỉ các truyện nói vê việc khai thiên lập địa, của mình. Một cách tự nhiên, chúng đã dược giải thích các hiện tượng tự nhiên. Rương- giao lưu và tiếp biến vói nền văn hóa đa sắc pơ-ri-đích (truyện ma quỷ hoang đường), màu của tổng thể văn hóa các dân tộc Việt Rương-tê-vok-tha (tiên thoại), Rương-pa-păc- Nam... Đã có một số nhà nghiên cứu văn căm (tôn giáo thoại) và Rương Sấc-sa-na hóa, văn học dân gian, bằng sự nhiệt thành (Phật thoại) [9, tr.151]. Tuy nhiên, cũng như và tâm huyết của mình, làm công việc suu văn học dân gian các dân tộc khác, vãn học tầm, tuyển chọn, giới thiệu văn học dân gian dân gian Khmer có tính tương đồng loại Khmer như các tác giả Lê Hương, Huỳnh hình cao. Do đó, chúng tôi sẽ sử dụng các Ngọc Trảng, Sơn Phước Hoan... Tuy nhiên, thuật ngữ quen thuộc về loại và thê loại văn có thể nhận thấy rằng, việc nghiên cứu về học dân gian mà các nhà nghiên cứu văn học người Khmer nói chung và văn hóa, văn học dân gian Việt Nam dã thông nhất. dân gian Khmer Nam Bộ nói riêng còn ít về 1. T h ầ n th o ạ i sô’ lượng, chưa toàn diện, sâu sắc về chất Nếu như thần thoại Việt nằm trong tình lượng. Để tiếp nôi công việc của người đi trạng bị xé lẻ, bị thất tán thì thần thoại trước và bù đắp những thiếu hụt đó, chúng Khmer lại có nét khác. Thần thoại Khmer tôi đã tổ chức một cuộc thi sưu tầm và tuyến khả phong phú và ít nhiều vẫn giữ được chọn văn học dân gian Khmer Nam Bộ tại những nét đặc trưng thể loại. Hiện chúng tôi Trà Vinh trong ba năm gần dày và đã thu có trong tay 21 bản kể và dị bản thần thoại nhận được kết quả tương đôi khả quan. với các tip truyện và các mô tip mang tính Qua kết quả điền dã và qua xử lí tư loại hình so với thần thoại các dân tộc trên liệu vê văn học dân gian Khmer Nam Bộ. thê giới. Ba mô tip cơ bản là mô tip lũ lụt - chúng tôi nhận thấy rằng, văn học dân hồng thủy, mô tip nhiều mặt trời - hạn hán, gian Khmer có sự hiện diện của hầu hết các mô tip trái bầu - quả bầu và từ đó sinh ra thể loại văn học dân gian trong khung loài người đều có mặt trong than thoại
  2. 72 PHẠM TIẾT KHÁNH - D iện m ạo văn học dân gian... Khmer Nam Bộ. Trong đó có 13 truyện giải vùng Nam Bộ nói chung và người Khmer nói thích nguồn gôc vũ trụ và muôn loài và các riêng. hiện tượng tự nhiên, 8 truyện giải thích về 2. T r u y ề n th u y ế t nguồn gổc loài người và những khát vọng Truyền thuyết là một thể loại mang tính của con người trong chinh phục tự nhiên. đặc thù dân tộc rõ nét. Vì truyền thuyết gắn Ớ những lớp thần thoại Khmer Nam Bộ với đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hóa mỗi dân tồn tại trong những thời điểm khác nhau, ít tộc. So với truyền thuyết dân tộc Việt thì nhiều chịu ảnh hưởng của thần thoại Ân Độ truyền thuyết Khmer Nam Bộ có nét tương và một số quôc gia Đông Nam Á, ta thấy đồng nhưng cũng có những nét riêng đáng được tư duy chất phác, hồn nhiên nhưng lưu ý. cũng đầy lãng mạn của con người. Thần Tính đến thời điểm hiện nay, chúng tôi thoại nơi đây giải thích rằng hiện tượng sấm đã tập hợp được 47 bản kể thuộc thể loại sét có nguyên nhân từ cuộc tranh ngọc giữa truyền thuyết, trong đó người viết sưu tầm một nàng tiên xinh đẹp và một con chằng, được 23 truyện mổi. có 16 truyện về phong hay các mâu thuẫn giữa các hiện tượng tự tục, tập quán văn hóa của người Khmer, 25 nhiên, các vì tinh tú trên bầu trời như gió, truyện giải thích địa danh có liên quan đến mưa, sấm sét, mặt trăng, mặt trời là mâu tên gọi về vùng đất, thiên nhiên vùng đồng thuẫn giữa những người anh em (Sự tích bằng sông Cửu Long và Nam Bộ. Có thể kể mưa, gió, mặt trời và mặt trăng, Chuyện Ria đến một số truyền thuyết tiêu biểu: các hu...) [8, tr.24-26], Trong hai thần thoại truyền thuyết về sáng tạo văn hoá, các vị tổ Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài [8, tr. 18-24], nghê (Pô-pit-Xnô-Ka [8, tr.44-50], Sự tích Sự hình thành trái đất và loài người, nét Choi Chnam Thmảy, Truyền thuyết về lễ Ok đặc thù của thần thoại giải thích việc khai Om Bok), các truyền thuyết địa danh như thiên lập địa được thể hiện rõ nét. Bối cảnh Sự tích Ao Bù Om (Trà Vinh), S ự tích Vũng được miêu tả trong thần thoại nàv chính là Thơm (Sóc Trăng), S ự tích vùng đất Tà những hiện tượng biển nưởc mênh mông, Lọt,... Đặc biệt, qua sưu tầm, chúng tôi phát những trận hạn hán như thiêu đốt là hiện hiện thêm một dạng truyền thuyết mới mà thân của điêu kiện tự nhiên khí hậu hai các công trình trước (của Huỳnh Ngọc mùa mưa nắng của vùng này... Bên cạnh Trảng, Lâm Es, Sơn Phước Hoan) chua công mảng đề tài về nguồn gốc vũ trụ và muôn bô. Đó là mảng truyền thuyết thê hiện tình loài nói trên, thần thoại Khmer Nam Bộ còn đoàn kết của ba dân tộc Khmer, Kinh. Hoa có những truyện giải thích hiện tượng lũ lụt cù n g cộng cư ở v ù n g đ ấ t N a m Bộ. ch ẳ n g h ạn n h ư tru y ệ n Neaktà Phnom và Neaktà Tức [8, tr.24-26], Truyện hai vị thần [3, tr.38-39] các truyện Kinh vù Khmer là hai anh em, với motif mâu thuẫn giữa thần núi và thần Người Khmer và người Hoa là anh em nước phổ biến ở Đông Nam Á. Đằng sau cuộc [l.tr.24-25], tranh chấp tình yêu giữa hai vị thần, cái mà Như đã nói ở trên, vùng đất Nam Bộ là Nguyễn Tấn Đắc gọi là cuộc chiến giành đàn vùng đất mới khẩn hoang, nên không có gì hà [2, tr.38-39] là sự tan rã của chế độ mẫu lạ khi những câu chuyện kể nhằm giải thích hệ, là một ấn tượng khó phai về nạn lũ lụt về địa danh, con giồng, con sông, con lạch vốn là một phần của cuộc sông của cư dân vùng này lại nhiều và phong phú như vậy.
  3. TCVHDG SỐ 1/2007 - VĂN HOÁ DÂN GIAN VÀ NHÀ TRƯỜNG 73 Có thể nói trên khắp Việt Nam chưa có vùng lọ lem của các dân tộc phương Tây), Niêng nào có nhiều truyện kê về địa danh như mô-rô-nắc-mê-đa (Cô gái mồ côi mẹ)... Thứ vùng Nam Bộ này. Qua khảo sát sơ bộ, hai là cô tích sinh hoạt. Thuộc loại này có Sự chúng tôi nhận thấy, những câu truyện kể tích, con Sam, S ự tích hoa sen và bướm, Tát nhằm giải thích địa danh của người Khmer biên, Ai mua cha không? Bạn tốt và người vợ là nhiêu hơn cả so với người Kinh và người ngoại tình, Đốt chồi cứu mạng, Srây Khơ- Hoa [6]. Đó là mảng truyện giải thích tại sao măy, Hai ông quan và người tử tù... Hai tiểu nơi này gọi là Srôk Khô-Leng (Sóc Trăng), loại này xoay quanh những đô' tài quen nơi kia gọi là Pơ-rắc Trà Peng (Trà Vinh), thuộc với những mô tip quen thuộc như hôn giồng này gọi là giồng Maha Túp (Mã Tộc - nhân, dì ghẻ con chồng, mâu thuẫn giữa hai Sóc Trăng), chùa kia gọi là chùa Bôn Mặt anh em trong gia dinh vê việc chia của, mô hay hay chùa này được gọi là chùa Beng tip dũng sĩ cứu người dẹp, người mang lôt Som sách (chùa Lư Đồng). Truyền thuyết xàu xí... Tiêu loại thứ ba là truyện cổ tích địa danh thường đơn giản và ngắn, tuy loài vật. Truyện cô tích loài vật của người nhiên, bên cạnh dó, cùng có những truyện Khmer Nam Bộ đã tập trung hướng tổi giải khá dài nhu' Sự tích chiếc thuyền vỡ, Sự tích thích đặc điểm của từng con vật quen thuộc địa danh Bãi Xàu, S ự tích Ao Bà Om (Trà như Bướm và sâu, Rùa bắt chước khí, Con Vinh), Sự tích giếng Chi-riêng Anh (Sóc đại bàng của thần Siva... Trong quan niệm Trăng), Sự tích núi Mẽ Đeng (núi bà Đen - dân gian của người Khmer, chú thỏ nổi lên Tây Ninh), S ự tích vũng Thơm (Sóc Trăng), như một hình ảnh thể hiện sự thông minh, Sự tích vùng đất Tà Lọt, S ự tích ấp Bờ mưu trí, nó đại diện cho khát vọng của nhân Đập... dân lao động, những người dưới dãy xã hội 3. Cổ tíc h vê' sự đổi thay thân phận trong xã hội. Ví dụ như các truyện S ư tử và thỏ. Thỏ và ỏng lão Cố tích là một bức tranh sinh động, đa đánh xe bò, Thầy thuốc rắn cứu cọp, Hai sắc màu vê xã hội xưa của người Khmer. 0 người giành cá, Thỏ xử vụ trộm trâu, Hai đó, mọi hành động anh hùng, mọi lí tưởng thằng đoạt vỢ người... nhân vãn và mọi thói hư, tậ t xấu. mọi đức tính từ thật thà, anh hùng, dũng cảm, đến 4. N g ụ n g ô n hèn nhát, gian trá và dâm loạn đều được tác Cũng như việc nghiên cứu truyện dân giả dân gian ghi lại trong những câu chuyên gian nói chung, khi nghiên cứu kho tàng của mình. Chính vì đê' tài phản ánh đa dạng truyện tự sự dân gian Khmer Nam Bộ, và phong phú mà tỉ lệ các truyện cố’ tích của nhiều nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong người Khmer Nam Bộ trong loại tự sự dân việc phân định rạch ròi ranh giới giữa gian là lớn nhất 19, tr.l 151. Cũng như cổ tích truyện ngụ ngôn và truyện cố tích loài vật thê giỏi, truyện cổ tích Khmer được chia bởi nhân vật của hai thể loại này thường là thành ba nhóm. Thứ nhất là truyện cố tích thỏ. rùa, nai, cáo, voi, khi... Thực ra, người thần kì. Thuộc loại này có Châu Sanh-Chãu Khmer Nam Bộ đã có ý thức phân biệt. Họ Thông [5], Niêng Kòn-tuốc, Niêng chông- gọi truyện ngụ ngôn là Rương catèĩôk tức là ầng-kam (giông truyện Tấm Cám của người truyện kể vê những bài học ở đời. Tuy nhiên, Việt, Chiếc giày vàng của người Chăm. Cô bé do đặc điểm của loại truyện này là thường
  4. 74 PHẠM TIẾT KHÁNH - D iện m ạo văn học dân gian... nhân cách hoá các loài vật nên chúng còn dễ hiểu [7]. Mặc dù người Khmer Nam Bộ có được gọi là Rương Sữt bac xây (tức là truyện phân biệt những câu nói trên theo một số muông thú) [9, tr. 164]. Chính điều này đã tên gọi khác nhau như Piêk chas (lời người vô tình gây ra sự khó khăn trong phân loại xưa truyền lại), Piêk bôran (ngạn ngữ), Piêk các truyện mà nhân vật là các con thú. tùm niêm tùm lạp (những câu nói có liên hệ 5. T r u y ệ n cư ời với phong tục và tập quán truyền thông) nhưng trên thực tế, kho tàng thành ngữ và Bộ phận đặc biệt nhất trong dòng tự sự dân gian của người Khmer Nam Bộ là mảng tục ngữ không phải lúc nào cũng phân định truyện cười. Hầu hết truyện cười của người rạch ròi được theo những tên gọi ấy [9, Khmer Nam Bộ xoay quanh bộ ba Truyện A- tr.170]. Trên cơ sỏ tài liệu hiện có (kể cả của lêu, Thơ-mênh chây (là truyện thơ mà tên các tác giả trước và qua điển dã), chúng tôi nhân vật chính cũng là tên truyện) và Chấc- nhận thấy thành ngữ, tục ngữ Khmer Nam sờ-mốc. Nếu truyện A-lêu kể về con đường Bộ có một khôĩ lượng rất lớn. Đề tài mà nó công danh đạt đến chức phò mã của một anh quan tâm trải rộng ra hầu hết mọi lĩnh vực chàng láu cá A- lêu một cách đầy may mắn - trong cuộc sống từ những kinh nghiệm về may mắn đến khó tin là thực trong cuộc đời thời tiết (Kiêh bay trời mưa), làm nông thì truyện Thơ-mênh chây lại toát lên tư nghiệp (Mạ theo đát, gái theo trai...) đến tưởng tiến công trực diện và công khai vào những kinh nghiệm về quan hệ trong gia giai cấp thông trị của xã hội Khmer. Trong đình và họ hàng (Thà mất cha đừng đê mất trí tưởng tượng của người Khmer, Thơ-mênh mẹ, bà con gần nếu không thân như kẻ lạ...) chây là hiện thân của của trí tuệ, đạo đức và cả những kinh nghiệm về ứng xử, kinh còn bọn bá hộ và ngay cả Hoàng đê Trung nghiệm sống (Thua thành Phật, thắng thành Quốc là điển hình cho sự ngu dốt, độc ác của thù; Đừng sống như ếch, đừng chết như xã hội đương thời. Trong khi đó, truyện rắn...). Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy Chấc-sơ-mốc hướng sự phê phán vào thói rằng, phần lón thành ngữ, tục ngữ Khmer viển vông, tự ru mình vào những ước vọng Nam Bộ gần giông với thành ngữ, tục ngữ hão huyền. Ngoài ba chuỗi truyện trên, Khmer Campuchia, ngoại trừ những câu trong kho tàng truyện khôi hài của người thành ngữ, tục ngữ có được do quá trình Khmer Nam Bộ còn có nhũng câu chuyện giao lưu văn hoá với người Kinh và người độc lập, tản mạn nhưng cũng không kém Hoa cùng cộng cư trên vùng đất lắm mưa phần dí dỏm. 0 đó tác giả dân gian cất tiếng nhiều hạn này. cười phê phán những tàn dư văn hoá của thế 7. Ca dao dân ca hệ trước và những thói hư tậ t xấu của con người mà điển hình là hai truyện Ông già Sinh hoạt ca hát dân gian của người kén rẽ và Õng Tà linh thiêng. Khmer đặc biệt phô biến, nó là sân chơi cho cả cộng đồng, già trẻ, lớn bé, gái trai đểu có 6. T h à n h n gữ , tụ c n g ữ thể tham gia. Hoạt động ca hát không chỉ Thành ngữ, tục ngữ của người Khmer ra diễn ra vào các dịp hội hè (Cholchơnam đời với mục đích truyền đạt những kinh Thmảy, hay Ok Om Bok) mà cả trong sinh nghiệm của thê hệ đi trước cho những lớp hoạt nghi lễ - phong tục, trong lao động sản người đi sau một cách cô đọng, ngắn gọn và xuất, ngoài đồng ruộng, trên sông rạch và cả
  5. TCVHDG SỐ 1/2007 - VÃN HOÁ DÂN GIAN VÀ NHÀ TRƯỜNG 75 trong gia đình để bày tỏ tâm tình hay xua Nam Bộ là các bài dân ca nghi lễ. Đó là các tan đi nỗi mệt nhọc, vất vả trong lao động bài ca được hát trong lễ cưới. Chúng tôi đã [4]. Trong tài liệu hiện có, chúng tôi thấy tập hợp được 30 bài ca loại này. Mỗi nghi mảng đê tài ru con xuất hiện khá nhiều vối thức trong lễ cưới được người tham gia hát những lời ru thấm đẫm tình thương yêu da một bài, chẳng hạn, bài Mở cống, Quét chiếu, diết: Cắt hoa cau [4, tr.25]... Những bài ca đám Ngủ đi con, hỡi con ngoan cưởi này có hình thức và nội dung tương tự Chân mẹ làm nệm con nằm thật êm vói các bài ca trong đám cưới Tày Nùng, là Tay mẹ làm gối thật mềm những bài ca mà chúng ta không còn thấy ở Tay mẹ làm gió, quạt yên giác nồng. các đám cưới người Việt. [4, tr.13] Một điều đặc biệt cần nhấn mạnh khi Kê đến là những câu hò mà nội dung nghiên cứu văn học dân gian Khmer Nam của nó phản ánh những sinh hoạt thường Bộ là sự gắn bó chặt chẽ giữa một số tích ngày với những đê tài thật gần gũi và bình truyện và ca dao dân ca vối hình thức diễn dị như hò về cánh hoa trong rừng chàm, hò xướng trong sân khấu dân gian, lễ hội dân bông rau ngổ, hay hò bông đọt chiếc: gian và thực tế cuộc sông hằng ngày của ngưòi Khmer Nam Bộ nhu lễ Aday, Aday Hò... rương, Ok Om Bok... Nhà nghiên cứu Huỳnh Bông đọt chiếc nở trong mùa khô Ngọc Trảng cho rằng, hình thức ca hát Nên m ùi hương hay ngược chiều ngọn gió thường gắn với các trò chơi thanh niên trong Bởi chân tay anh ngăn, anh bẻ hoài các ngày lễ hội, phổ biến là trò kéo co, giấu không tới khăn và đặc biệt là trò chơi ném chchung. Khiến anh rối rắm tơ lòng... [4, tr.25] Trò chơi ném chchung thường đi kèm vói hát Nhiều nhất vẫn là những câu ca về đối đáp trong dịp tết, hình thức hát là đôi mảng đề tài tình yêu đôi lứa. Đây là mảng đáp, lời ca không cố định và trai gái thường đê tài mà sô lượng các câu dân ca chiếm ứng tác trong khi hát. Trai gái chia thành nhiều nhất bởi tình yêu là một đề tài không hai phe đứng thành hai hàng đôi mặt nhau bao giờ cũ đối vối con người, ở ca dao, dân ca và hát Khmer Nam Bộ, có các bài dân ca được hát trong lao động, sản xuất: Nam: Chmong ơi, nếu em là vợ anh Anh ném chchung đi Anh sẽ không đê cho em bước chản Chchung chia làm bốn xuống ruộng Rơi trên tay em Anh sẽ đẽ em ở nhà cho em được Em yêu đón lấy chchung anh. sung sướng Nữ: Em ở nhà nhuộm tơ, dệt vải Chchung chia làm năm Chăn em không bám đầy rong rêu... Tới tay người đẹp [4, tr.40] Vui m ừng năm. mới Ngoài ra, cũng cần phải nhắc đên một Ném chchung vui sao... bộ phận đặc sắc trong ca dao, dân ca Khmer [9, tr. 1452]
  6. 76 PHẠM TIẾT KHÁNH - D iện m ạo văn học dân gian... Trong lễ hội Ok Om Bok 2006 tại ao Bà sự mai một của truyện kể dân gian, các bài Om, chúng tôi thấy, sô người Khmer từ các ca trữ tình dân gian là điều mà chúng ta có nơi trong tỉnh đổ về rất lớn. Những người dự thể thấy trước. hội coi việc đi trảy hội là một niêm vui lớn; Tóm lại, văn học dân gian Khmer Nam Vào dịp lễ hội, hàng ngàn con người thay Bộ là tài sản quý báu trong kho tàng văn nhau hát dân ca và nhảy múa suổt ngày tại học dân gian Việt Nam. Cùng với văn học chùa Âng kế bên ao cùng với việc diễn lại sự dân gian của người Kinh, người Hoa, văn tích đào ao như trong truyền thuyết và việc học dân gian Khmer Nam Bộ góp phần tạo khiêng hai hình nộm thật to tượng trưng cho nên nét đặc sắc cho văn học dân gian vùng hai phái nam - nữ đi khắp ao. Chỉ có tham Nam Bộ. Việc nghiên cứu thấu đáo là một gia lễ hội người ta mới thấy được sức sông yêu cầu rất cần thiết và quan trọng nhằm mãnh liệt của văn học và văn hóa dân gian góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ trong thời kì mới hiện nay. Việt Nam thời kì hội nhập.o Mặc dù đến nay, số lượng các câu P.K.T chuyện và các câu thành ngữ, tục ngữ, dân ca Khmer Nam Bộ mà giới nghiên cứu thu TÀI LIỆU THAM KHẢO thập được là rất lớn nhưng chắc chắn rằng vẫn còn một số lượng không nhỏ những tác 1. Chu Xuân Diên (2002), Văn học dân gian Sóc Trăng, Nxb. Thành phô’Hồ Chi Minh. phẩm còn lưu lạc trong dân gian. Tình trạng này chờ đợi các nhà nghiên cứu khác tiếp 2. Nguyễn Tấn Đắc (1989), “Đọc lại truyện Sơn Túih - Thuỷ Tinh” in trong Văn học dân tục. Theo quan sát của chúng tôi, chỉ có các gian những công trình nghiên cứu. Bùi Mạnh thê loại thuộc vê' tự sự dân gian là sức sông Nhị chủ biên, Nxb. Giáo dục. còn mãnh liệt. Chúng được các Mê phum, 3. Lâm Es (1999), Truyện kê Khmer. Nxb. Mê sóc kể cho các con cháu nghe bên mâm Giáo dục. cơm, trong các việc hiếu hỉ hoặc lúc rảnh rỗi. 4. Lê Giang, Danh Hồng, Danh So Kha, Các làn điệu dán ca Khmer - tài liệu đánh máy chưa Ngược lại, các bài dân ca, câu hò, các bài hát in. đôi trữ tình một thời là một phần không thể 5. Nguyễn Bích Hà (1998), "Thạch Sanh và thiếu được trong đời sông tinh thần, trong kiêu truyện dũng sĩ" trong Truyện cò Việt Nam lao động sản xuất của người Khmer đang và Đông Nam A, Nxb. Giáo dục. dần dần vắng bóng, chúng chỉ được thực 6. Lê Trung Hoa (2004), Tìm hiếu nguồn gốc địa danh Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội. hành trong các ngày lễ lớn của dân tộc như 7. Sơn Phước Hoan (1999), Thành ngữ và Choi Chmam Thmây hay Ok Om Bok mà tục ngữ Khmer, Nxh. Giáo dục. thôi. Hơn nữa, đây đó cũng dần dần thể hiện 8. Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện cô rõ những hệ quả tấ t yếu của quá trình giao Khmer Nam Bộ, Nxh. Văn hoá. lưu văn hoá Khmer - Kinh - Hoa và một 9. Huỳnh Ngọc Trảng (1993), “Văn học phần của phương Tây thông qua các phương Khmer ỏ Đồng bằng sông Cửu Long” in trong tiện thông tin đại chúng như truyền hình. Văn hoá người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Văn hoá dân tộc. Internet... khiến cho các giá trị truyền thống trong hệ giá trị tư tưởng của người Khmer Nam Bộ ít nhiều bị tác động và thay đổi mà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2