
ĐỊNH LƢỢNG SALICYLATE
TỔNG QUAN:
Salicylate và các dẫn xuất của nó thuộc nhóm thuốc chống viêm giảm đau
được sử dụng khá rộng rãi trên lâm sàng. Việc sử dung với liều lượng lớn va
dùng cho trẻ nhỏ có thể gây ngộ độc. Ngộ độc salicylate có thể gây rối loạn
hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống tiêu hóa dạ dày, ruột hay suy thận.
Quá liều salicylate là một cấp cứu nội khoa và cần thiết phải xác định nhanh,
kịp thời nồng độ salicylate trong máu
I. NGUYÊN LÝ
Phương pháp enzymatic
Salicylate hydroxylase xúc tác púa trình chuyển salicylate và NADH thành
catechol và NAD+ với sự tham gia của oxy ở bước sóng 340 nm. Sự giảm
nồng độ NADH thành NAD liên quan trực tiếp với nồng độ salicylate trong
bệnh phẩm
II. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện:
- 1 cán bộ đại học có thẩm quyền ký duyệt kết quả;
- 1 KTV chuyên ngành hóa sinh hoặc người có trình độ phù hợp để thực hiện
phân tích đã được đào tạo sử dụng máy phân tích hóa sinh tự động
2. Phƣơng tiện và hóa chất:
2.1. Phƣơng tiện:
- Máy xét nghiệm hóa sinh tự động
- Máy ly tâm
- Tủ lạnh đựng hóa chất, tủ lạnh bảo quản mẫu QC, mẫu bệnh phẩm
- Pipet các loại, đầu côn xanh, đầu côn vàng
- Giá đựng ống nghiệm, các ống lấy mẫu, sample cup …
2.2. Hóa chất:
- Hóa chất định lượng salicylate
- Các chất chuẩn, QC, dung dịch pha loãng, dung dịch hệ thống
3. Ngƣời bệnh: cần giải thích cho người bệnh và người nhà hiểu về mục đích của
việc lấy máu làm xét nghiệm.
4. Phiếu xét nghiệm:
- Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện
- Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên,
tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm.
- Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm,
họ tên người lấy mẫu, thời gian chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu
bệnh phẩm.
III. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Lấy bệnh phẩm: