Đồ án môn Xã hội học: Văn hoá và xã hội
lượt xem 5
download
Văn hóa là phương tiện ứng xử của con người, với tư cách là một phản ánh các nét truyền thống của các cá nhân trong một xã hội hay mọi tiến bộ xã hội nào đó. Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ chi tiết hơn về Văn hoá và xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án môn Xã hội học: Văn hoá và xã hội
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG-TPHCM KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN ______________________ BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN XÃ HỘI HỌC ĐỀ TÀI: VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI GVHD: Tiến sĩ Trần Nguyễn Tường Oanh Nhóm 2: 1. Nguyễn Thành Lợi 2. Trương Hoàng Anh 3. Trần Trung Hiếu 4. Bùi Đại Nhật Tân 5. Trần Thị Thu Hiền Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
- Thành viên STT Họ và tên MSSV Đóng góp Nhiệm vụ (thang điểm 10) 1 Nguyễn Thành Lợi K2240600792 10 Nhóm trưởng 2 Trương Hoàng Anh K224060766 10 Thành viên 3 Trần Trung Hiếu K224060785 10 Thành viên 4 Bùi Đại Nhật Tân K224060811 10 Thành viên 5 Trần Thị Thu Hiền K224151763 10 Thành viên MỤC LỤC
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Văn hóa là gì? Hình 2. Các loại hình của văn hóa. Hình 3. Ví dụ về văn hóa xếp hàng Hình 4. Chùa Một Cột - Di tích văn hóa lâu đời của Việt Nam Hình 5. Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên Hình 6. Ví dụ về nền văn minh Ai cập cổ đại
- CHƯƠNG I: VĂN HÓA A. Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA I. Định nghĩa về văn hóa 1. Khái niệm về văn hóa Văn hóa là phương tiện ứng xử của con người, với tư cách là một phản ánh các nét truyền thống của các cá nhân trong một xã hội hay mọi tiến bộ xã hội nào đó. Văn hóa là những nét giống nhau, những cái mọi người nhất trí đồng tình cho là đúng và có cách nhìn giống nhau. Mỗi xã hội hoặc một nhóm xã hội nhất định có một nét văn hóa riêng mà chỉ phù hợp với xã hội hoặc nhóm xã hội đó. Hình 1. Văn hóa là gì? 2. Định nghĩa về văn hóa dưới góc nhìn xã hội học Văn hóa là tổng thể những hành vi học hỏi được được những giá trị, niềm tin, ngôn ngữ, luật pháp, và kỉ luật của các thành viên sống trong một xã hội nhất định nào đó. Xã hội là một tổ chức của những người hoạt động, trong đó diễn ra các mô hình ứng xử được gọi là những chuẩn mực. Để đánh giá một hành vi là hợp chuẩn hay lệch chuẩn, nó phụ thuộc vào mô hình văn hóa nơi xảy ra sự việc.
- Các nhà triết học thì cho rằng văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong sự phát triển lịch sử của xã hội ( từ điển triết học Bungari, 1986). Dưới góc nhìn xã hội học, thì văn hóa là sản phẩm của con người, là các quan niệm về cuộc sống, cách tổ chức cuộc sống ấy. Văn hóa là để đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người, là mức độ “con người hóa” chính bản thân mình một cách tự nhiên. Theo cách này, văn hóa đặc trưng cho một xã hội nhất định và đem lại diện mạo, bản sắc riêng của nó. Có nghĩa là : “Văn hóa là các giá trị chân lý, các chuẩn mực và mục tiêu mà con người thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải nghiệm theo thời gian. II. Các loại hình văn hóa Hình 2. Các loại hình của văn hóa. 1. Hành động Hành động, là các mô hình ứng xử giữa các cá nhân tương ứng và các chuẩn mực giá trị của xã hội. Ví dụ: ở trên xe buýt, khi thấy một cụ già hoặc một phụ nữ có thai thì mình thường nhường chỗ, đó là một hành động thuộc về văn hóa. Hoặc, khi gặp một người bị tai nạn, chúng ta giúp đỡ họ - đó cũng là một hành động văn hóa.
- 2. Đồ vật Là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm tất cả những gì do nhóm và tập đoàn sản xuất ra và sử dụng. Ví dụ: các di tích văn hóa, hay công cụ lao động, như cái cày, cái bừa... 3. Tư tưởng Bao gồm các tín ngưỡng và kiến thức, được truyền lại trong xã hội. Những cái mà chúng ta biết, hay tin là có thật đều thuộc khía cạnh tư tưởng của văn hóa. 4. Tình cảm Thái độ và giá trị liên quan đến cảm xúc. Đó là đánh giá về cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai. Các nhà xã hội học cho rằng, một nền văn hóa có hai bộ phận, hay hai loại hình văn hóa: văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất. + Văn hóa tinh thần: là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực... tạo nên một hệ thống. + Văn hóa vật chất: đô là những vật phẩm do con người tạo ra để phân biệt họ với người khác (như công cụ sản xuất, nhà ở...), nó luôn được đặt trong một nội dung tinh thần Một nền văn hóa đều bắt rễ trên một mảnh đất sinh, tử, phát triển và phụ thuộc vào một môi trường sinh thái. Nó quy định các kĩ thuật được tạo ra, lẫn việc sáng tạo ra các sản phẩm. Ví dụ: Chùa Một cột, có biểu tượng là một đóa sen trên mặt hồ... III. Những đặc điểm của văn hóa 1. Văn hóa là cái được học tập Văn hóa không mang tính bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình học hỏi. Ta đã được học những cách ứng xử (mô hình) tương ứng với hoàn cảnh đã được xác định với sự chờ đợi của người khác. Khi xảy ra một sự việc thì mọi người chờ ở ta một cách ứng xử với xu hướng chung theo mô hình chung.
- Hình 3. Ví dụ về văn hóa xếp hàng Ví dụ: Văn hóa xếp hàng dần được hình thành trong xã hội khi mọi người có thói quen này để trở nên công bằng khi chờ đợi … Sự tương đồng trong các hành động cho thấy rằng các thành viên của xã hội đều học tập giống như nhau và các mô hình trở thành những truyền thống của xã hội. Quá trình học hỏi ấy diễn ra trong mối tác động qua lại trong xã hội và phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ trừu tượng. 2. Văn hóa có thể được truyền đạt Những di tích văn hóa như Văn miếu, Chùa Một cột... đã có từ lâu đời. Các tín ngưỡng về tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo đã xuất hiện từ xa xưa nhưng nó vẫn còn giữ vững cho tới ngày nay với những nét văn hóa riêng.
- Hình 4. Chùa Một Cột - Di tích văn hóa lâu đời của Việt Nam Văn hóa có tính chất xã hội, văn hóa di theo xã hội một cách liên tục. Lúc ta khẳng định rằng, văn hóa đến sau xã hội có nghĩa là văn hóa là kết quả của những tác động qua lại với nhau giữa các cá nhân là quá trình học hỏi và tích lũy. Trong quá trình tác động qua lại này các mô hình được phát triển từ những cái đã được xác lập thành quy tắc hay là những cách hành động đã được mọi người chấp nhận. Khi đã xác lập các mô hình này thì văn hóa xuất hiện. Quá trình này diễn ra thông qua sự đồng tình giữa các thành viên. Nhưng sự đồng tình này không đạt tới 100% trong hầu hết các trường hợp mà là sự phổ biến trong tập đoàn được phần đa chấp nhận. Điều đó có nghĩa là ngay từ xa xưa khi chưa có các phương tiện giao thông hiện đại thì trên đường chưa có đèn xanh đèn đỏ ở các ngã tư. Nhưng do phát triển của cách mạng công nghiệp, xuất hiện nhiều phương tiện giao thông với gia tốc lớn và để tránh tai nạn giao thông phải có sự điều khiển lúc xe cộ và người đi bộ muốn qua đường ở các ngã tư và hệ thống đèn báo được sử dụng nhằm mục đích đó, nó luôn xuất hiện sau những yếu tố xã hội. Văn hóa có tính chất làm thỏa mãn: các mô hình ứng xử đưa ra những phương thức làm thỏa mãn nhu cầu. Văn hóa hóa chỉ rõ cách đáp ứng các nhu cầu. Ví dụ: Để thỏa mãn cơn đói thì ta phải ăn, uống mà ăn thức ăn gì và chế biến như thế nào thì mỗi nơi có một cách chế biến riêng. Để đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm, nhà ở thì chúng ta phải biết làm ra đồng tiền. Muốn có việc làm thì ta phải ứng xử cho phù hợp với công việc và môi trường xã hội xung quanh mình. Văn hóa có tính chất thích ứng: Con người phải đương đầu với nhiều vấn đề xuất phát từ môi trường vật chất và những thay đổi của môi trường ấy như hạn hán, lũ lụt, động đất, núi lửa... Điều đó đòi hỏi các phản ứng cần được phát triển để thích ứng với những biến cố ấy.
- Ví dụ: để chống hạn hán phải đào kênh, phải có máy bơm nước hoặc là đắp đê chống lụt. IV. Phân biệt văn hóa lý tưởng với văn hóa thực tiễn Văn hóa lý tưởng: Bao gồm các giá trị, chuẩn mực, và mục tiêu mà một nền văn hóa hoặc xã hội đề ra như là lý tưởng để hướng tới. Đây là những giá trị và chuẩn mực mà xã hội coi là quan trọng và mong muốn mọi người tuân theo. Văn hóa lý tưởng thường phản ánh những mục tiêu cao cả và đôi khi không hoàn toàn được thực hiện trong thực tế. Văn hóa thực tiễn: Là những giá trị và chuẩn mực đang được thực hành và sống động trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Nó bao gồm cách mà các giá trị văn hóa được biểu hiện qua hành vi, tập quán, và các hoạt động thực tế của con người. Văn hóa thực tiễn có thể không luôn phản ánh hoàn hảo văn hóa lý tưởng mà xã hội đề ra. Có một khoảng cách giữa văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tiễn, và sự khác biệt này thường được nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cách thức mà các giá trị và chuẩn mực ảnh hưởng đến hành vi của con người và cách thức mà xã hội phát triển và thay đổi. V. Phân biệt văn hóa với văn minh. Văn hóa: + Là hệ thống các giá trị tinh thần và vật chất mà con người tạo ra và tích lũy thông qua tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội. + Bao gồm cách suy nghĩ, cư xử và hành động của con người. + Có thể tồn tại ở cả dạng vật chất và phi vật chất trong xã hội. + Thể hiện nhiều hơn trong tôn giáo, nghệ thuật, văn học, phong tục, đạo đức, âm nhạc, triết học. Văn minh: + Là sự phát triển về giá trị vật chất của một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. + Tổ chức tiên tiến của con người trong quá trình phát triển của một khu vực hoặc xã hội. + Bao gồm các phát minh của con người dựa trên quá trình tìm hiểu quy luật tự nhiên, từ đó tạo ra các hệ thống lý thuyết khoa học – kỹ thuật, công nghệ – máy móc và các sản phẩm vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. + Thể hiện ở lĩnh vực luật pháp, hành chính, kiến trúc, cơ sở hạ tầng, xã hội. Nói cách khác, văn hóa là nền tảng tinh thần và vật chất mà trên đó văn minh được xây dựng và phát triển. Văn minh là sự tiến bộ của văn hóa, thể hiện qua các
- thành tựu vật chất và tổ chức xã hội tiên tiến. Văn hóa có thể tồn tại mà không cần đến văn minh, nhưng văn minh không thể tồn tại mà không có văn hóa. Văn hóa là bản sắc, trong khi văn minh là biểu hiện của sự tiến bộ và phát triển. Hình 5. Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên Hình 6. Ví dụ về nền văn minh Ai cập cổ đại
- B. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC NỀN VĂN HÓA Trong một nền văn hóa tồn tại nhiều tiểu văn hóa và trên Trái Đất của chúng ta lại có rất nhiều nền văn hóa. Văn hóa không chỉ là cơ sở đối với nhận thức của con người về thế giới mà còn đối với vấn đề đánh giá đúng, sai; tốt, xấu... Do vậy một vấn đề đương nhiên phải đặt ra là cá nhân đánh giá và phản ứng trước những mẫu văn hóa khác biệt thậm chí rất khác biệt với mẫu văn hóa của mình như thế nào. Các nhà xã hội học phân biệt hai cách ứng xử đối với những mẫu văn hóa khác: I. Thái độ vị chủng Xu hướng phán đoán các nền văn hóa khác là thấp kém theo những giá trị, chuẩn mực của nền văn hóa riêng mình Chủ nghĩa vị chủng (hay còn gọi là chủ nghĩa duy chủng tộc, chủ nghĩa duy dân tộc, tiếng Anh: ethno-centrism): là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn văn hóa của chính mình. Bởi vì tất cả chúng ta đang sống trong một nền văn hóa, chúng ta có xu hướng xem những gì chúng ta làm là "bình thường" hoặc " tự nhiên" và những gì mà những người ở nền văn hóa khác làm là " bất thường " hoặc " không tự nhiên”. Chúng ta cũng có xu hướng đánh giá văn hóa riêng của chúng ta là “tốt hơn” (Stolley, 2005). Khuynh hướng vị chủng là do một cá nhân đã gắn bó mật thiết với các yếu tố văn hóa của mình. Tuy nhiên điều này tạo ra sự đánh giá bất công hoặc sai lệch một mẫu văn hóa khác bởi lẽ những gì được đánh giá có ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Chủ nghĩa vị chủng cũng có hai chiều, nếu một cá nhân đánh giá một nền văn hóa, một mẫu văn hóa khác theo cách tiêu cực thì ngược lại, cá nhân đó cũng có thể bị đánh giá như thế. Các nhà xã hội học, nhân chủng học thường có quan điểm phản đối thuyết vị chủng vì đó là cách phản ứng tiêu cực và bất công, sai lệch đối với những nền văn hóa, mẫu văn hóa khác nhau. II. Thái độ xem văn hóa có tính tương đối Xu hướng chấp nhận rằng mọi nền văn hóa phát triển theo cách riêng của chúng, bằng cách thích ứng với những đòi hỏi đặc biệt của môi trường trong đó chúng hình thành Thuyết tương đối văn hóa (tiếng Anh: cultural relativism): là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính nó hay một cách nói khác là đánh giá văn hóa khác trong cảnh quan văn hóa của chính nó. Đánh giá theo cách này có thể hạn chế hoặc loại trừ được những bất công, sai lệch cũng như phản ứng tiêu cực trước văn hóa khác biệt nhưng lại là thái độ khó đạt được. Muốn đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính bản thân nó, cá nhân
- phải hiểu được giá trị, tiêu chuẩn của văn hóa khác cũng như không bị lệ thuộc bởi những giá trị, tiêu chuẩn của nền văn hóa của chính mình. Thuyết này cũng nhấn mạnh rằng các bối cảnh xã hội khác nhau làm nảy sinh các giá trị và tiêu chuẩn khác nhau. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta chấp nhận một cách không điều kiện các mẫu văn hóa khác mà đánh giá một cách không định kiến hoặc thiên vị trong bối cảnh văn hóa của chúng. Thuyết tương đối văn hóa đang được hỗ trợ bởi sự phát triển của công nghệ, truyền thông khiến cho sự phổ biến văn hóa nhanh chóng hơn cũng như nhu cầu tìm hiểu văn hóa khác tăng lên. Một trường hợp của thuyết tương đối văn hóa là chủ nghĩa duy ngoại (xeno-centrism), đó là sự tin rằng những gì (sản phẩm, kiểu cách, ý tưởng...) thuộc về nền văn hóa của bản thân mình đều ở dưới tầm so với những thứ tương tự nhưng ở nền văn hóa mà nó phát tích. Ví dụ: người Mỹ tin rằng đồ điện tử của họ không tốt bằng của Nhật Bản, người Việt nam tin rằng dầu gội đầu sản xuất tại Việt nam không tốt bằng của châu Âu mặc dù cũng do chính hãng đó sản xuất... C. TIẾP XÚC VÀ BIẾN CHUYỂN VĂN HÓA Khái niệm tiếp xúc và biến chuyển văn hóa được dịch từ những thuật ngữ như cultural contacts, cultural exchanges..., để chỉ một quy luật trong sự vận động và phát triển văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". I. Giao lưu văn hóa Khi dân cư của một nền văn hóa chấp nhận và hội nhập những giá trị chuẩn mực, những nét văn hóa vật chất của nền văn hóa khác vào nền văn hóa của chính mình. Quá trình giao lưu văn hóa là quá trình hai chiều, có sự trao đổi qua lại. Quá trình giao lưu văn hóa thường diễn ra theo hai hình thức: + Hình thức tự nguyện: Thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch, hôn nhân, quà tặng... mà văn hóa được trao đổi trên tinh thần tự nguyện.
- + Hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai và đồng hóa văn hóa của một quốc gia này đối với một quốc gia khác. Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức này nhiều khi không thuần nhất. Có khi trong cái vỏ bọc tự nguyện lại có những yếu tố mang tính áp đặt, cưỡng bức. Hoặc trong quá trình bị cưỡng bức văn hóa, vẫn có những yếu tố tiếp nhận mang tính tự nguyện. Kết quả của giao lưu văn hóa giữa các nơi dẫn đến các kết quả như sau: 1. Phân lớp văn hóa Khi một tầng lớp dân cư có một nền văn hóa khác biệt nhưng không hoàn toàn đồng hóa với nền văn hóa đa số. Các cá nhân duy trì một mức độ toàn vẹn văn hóa của họ trong khi tương tác với những đặc tính văn hóa bản địa; Ví dụ: Tiểu văn hóa hay nhóm văn hóa là một nhóm người thuộc một nền văn hóa tự tách biệt mình với nền văn hóa lớn hơn đó, mặc dù thường vẫn lưu giữ những nguyên tắc cơ bản của nó. Con người ta thường được khuyến khích hay bị ép phải đồng hóa văn hóa, nhưng những thay đổi này thường mang tính ép buộc. Người thổ dân, người nhập cư và các cộng đồng thiểu số thường thay đổi hoặc che giấu văn hóa của chính mình, bao gồm ngôn ngữ, thức ăn, trang phục, và các thực hành tâm linh, để thu nhận những giá trị và hành vi xã hội của nhóm văn hóa thống trị. 2. Văn hóa phản kháng Khi một tầng lớp dân cư thách đố những giá trị chuẩn mực của nền văn hóa thống trị và tạo ra lối sống khác. Các cá nhân tìm thấy giá trị cao trong việc giữ lại các đặc tính văn hóa của họ và có xu hướng tránh tương tác với những đặc tính văn hóa bản địa. Trong trường hợp một nền văn hóa trong đó các giá trị và chuẩn mực ứng xử về căn bản có sự khác biệt với văn hóa thống trị, khác biệt với xã hội chính thống, thường ở thế đối lập với các thuần phong mỹ tục, ở một mức độ đáng kể thì trong xã hội học người ta gọi là văn hóa nghịch dòng hay phản văn hóa Điều này xảy ra khi một số người cho rằng giao lưu văn hóa làm mất mát văn hóa và lịch sử, làm tăng phân biệt biệt đối xử và bạo lực, hủy hoại lòng tự trọng và tự tin của một người.
- 3. Đồng hóa văn hóa Khi các cá nhân cảm thấy không có khả năng chỉ giữ lại bản sắc văn hóa của mình mà sẵn sàng tìm kiếm sự tương tác với các nền văn hóa bản địa. Đồng hóa văn hóa là quá trình trong đó một nhóm thiểu số hoặc văn hóa trở nên giống với một nhóm văn hóa thống trị hoặc đảm nhận các giá trị, hành vi và niềm tin của một nhóm văn hóa khác. II. Thay đổi, biến chuyển văn hóa Biến chuyển văn hóa giải thích quá trình thay đổi văn hóa và thay đổi tâm lý là kết quả theo sau cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa. Những ảnh hưởng của giao lưu văn hóa có thể thấy được ở nhiều cấp độ trong cả hai nền văn hóa tương tác. Từ những thay đổi về văn hóa, phong tục, và các tổ chức xã hội như thay đổi trong thực phẩm, quần áo, và ngôn ngữ đến những thay đổi trong hành vi, đối xử hàng ngày, với nhiều phạm vi phúc lợi về tâm lý và thể chất. Văn hóa liên tục thay đổi và quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, 3 quá trình biến chuyển văn hóa thường thấy là: 1. Phát minh Là quá trình tạo ra các yếu tố văn hóa mới, việc phát minh ra bóng đèn điện, máy nghe nhạc, điện thoại, máy bay, máy tính điện tử, v.v., có tác động rất lớn đến văn hóa và làm thay đổi cuộc sống của con người. Quá trình phát minh diễn ra liên tục ở các nền văn hóa và làm thay đổi văn hóa. 2. Khám phá Là quá trình nhận ra và hiểu biết về một cái gì đó đang tồn tại như một hành tinh hay một loài thực vật... Khám phá có thể rất tình cờ như việc tìm ra lửa nhưng nó thường là kết quả của việc nghiên cứu khoa học. 3. Phổ biến (Quảng bá) Cả văn hóa vật chất và phi vật chất đều được phổ biến (hay cách gọi khác là khuếch tán) từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Một phát minh nhanh chóng được cả thế giới ứng dụng, nhạc jazz của người da đen cũng lan tỏa sang những nền văn hóa khác, phong trào hippie từ Mỹ nhanh chóng lan truyền sang châu Âu, Canada, Úc, những cửa hàng McDonald có ở khắp nơi trên thế giới, hay những nhà truyền giáo đã đi đến tận hang cùng ngõ hẻm ở khắp nơi đưa đức tin của họ đến đó... Sự phổ biến
- văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật đã dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa của văn hóa. Nhiều xã hội đang tìm cách bảo vệ mình tránh khỏi sự "xâm lăng" của quá nhiều văn hóa từ những xã hội khác và đề cao bản sắc văn hóa. Tuy vậy, các yếu tố văn hóa không phải đều thay đổi ở cùng một mức độ, mặc dù văn hóa vật chất và phi vật chất tác động qua lại với nhau nhưng yếu tố văn hóa vật chất thường thay đổi nhanh hơn. Sự không đồng đều trong thay đổi đó gọi là độ trễ văn hóa. Công nghệ khiến cho người phụ nữ này có thể sinh con nhờ trứng của một phụ nữ khác thụ tinh trong ống nghiệm rõ ràng đặt ra vấn đề phải hiểu thế nào là tình mẫu tử, tình phụ tử nhưng công nghệ đó thay đổi nhanh hơn những giá trị như tình mẫu tử, tình phụ tử. D. CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI THÍCH VĂN HÓA I. Lý thuyết sinh thái học văn hóa 1. Khái niệm Mô hình sinh thái học văn hóa: mô hình này tìm hiểu mối tương quan giữa văn hóa và môi trường tự nhiên, một bổ sung cho cái mà mô hình mâu thuẫn xã hội cũng như cấu trúc chức năng ít coi trọng. Những người theo thuyết sinh thái học văn hoá khẳng định rằng kiểu văn hoá của mỗi tộc người được tạo ra là do những nguồn tài nguyên và những giới hạn của môi trường xung quanh, kể cả những thay đổi trong môi trường đó. Nó đưa ra các liên kết giữa những mẫu văn hóa với giới hạn mà con người gặp phải trong môi trường tự nhiên ví dụ như đặc điểm khí hậu, tính khả dụng của nước, lương thực và các tài nguyên thiên nhiên khác. Tuy vậy mô hình có hạn chế ở chỗ môi trường tự nhiên hiếm khi định hình các mẫu văn hóa một cách trực tiếp mà văn hóa và tự nhiên tương tác với nhau. Mặt khác, các yếu tố văn hóa liên kết với tự nhiên một cách rất không đồng đều về mức độ. 2. Nhận xét Ưu điểm: Nhấn mạnh tương quan môi trường thiên nhiên và văn hóa. Thuyết sinh thái học văn hoá chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa môi trường tự nhiên và văn hoá, trong đó các môi trường tự nhiên đặc thù là cơ sở cho việc hình thành các mô hình văn hoá khác nhau, về thực chất, lý thuyết này cũng đã góp phần mở rộng khuôn khổ cho việc giải thích các vấn đề của văn hoá và xã hội mà các lý thuyết trước đó chưa với tới được. Khuyết điểm: Lý thuyết sinh thái học văn hoá chưa làm rõ sự tác động ngược trở lại của văn hoá đối với môi trường tự nhiên. Con người cũng ảnh hưởng đến thiên nhiên. Không phải mọi nét văn hóa của con người đều được lý giải bằng thiên nhiên.
- II. Lý thuyết sinh vật học xã hội 1. Khái niệm Mô hình sinh vật xã hội học: là mô hình lý thuyết tìm cách giải thích các mẫu văn hóa như là kết quả của các nguyên nhân sinh học. Mô hình này được phát triển trên cơ sở thuyết tiến hóa của Charles Darwin áp dụng cho loài người. Mặc dù mô hình này có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cội nguồn sinh học của một số mẫu văn hóa, nhất là tính phổ biến văn hóa nhưng nó hiện nay nó đang bị hoài nghi và gây ra nhiều tranh cãi. Trong lịch sử, thực tế sinh học đã bị lạm dụng để biện minh cho việc một chủng tộc nào đó phải được đặt ở vị trí cao hơn trong xã hội như Đức Quốc xã đã làm. Chính vì thế mô hình sinh vật học xã hội bị hoài nghi sẽ dẫn đến việc thực hiện điều tương tự. Ngoài ra mô hình này cũng dễ dẫn đến những thành kiến về giới tính mặc dù thành kiến về giới tính không chỉ dựa trên sự khác nhau sinh học giữa nam và nữ mà đúng hơn là dựa trên sự khẳng định rằng nam dù sao đi nữa cũng tốt hơn hay có giá trị hơn nữ. 2. Nhận xét Chưa có nhiều luận cứ chứng minh gen tạo ra các hình thái ứng xử có tính quy phạm nơi con người. Thuyết sinh vật học cũng gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, không cự tuyệt giả thuyết này vì các nhà khoa học vẫn cho rằng các tác động sinh học có thể ảnh hưởng đến cách ứng xử, hành vi của con người. III. Lý thuyết cơ cấu - chức năng 1. Khái niệm Mô hình cấu trúc chức năng: dựa trên quan điểm coi văn hóa như một hệ thống hợp nhất cao và tương đối ổn định qua thời gian. Trong hệ thống này, mỗi yếu tố hay đặc điểm văn hóa được hiểu theo nghĩa sự đóng góp chức năng đối với hoạt động và duy trì văn hóa nói chung. Theo mô hình này, giống như các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người, mỗi thiết chế xã hội như nhà nước, tôn giáo, gia đình, nhà trường....đều giữ những chức năng khác nhau, song luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau theo cơ chế phân công-hợp tác và điều chỉnh tạo cho xã hội sự cân bằng trong hoạt động. Nghiên cứu văn hóa như một thể thống nhất nghĩa là cần chia tách chỉnh thể (văn hóa) thành các bộ phận và vạch ra những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Mỗi yếu tố của văn hóa đều có một chức năng xã hội nhất định mà nếu thiếu chúng thì văn hóa không thể tồn tại như một chỉnh thể Nhìn chung, mô hình này chú trọng tính ổn định của văn hóa và coi các giá trị là nền tảng của hệ thống văn hóa. Trong một chừng mực nào đó, thuyết cấu trúc chức
- năng dẫn đến chủ nghĩa duy tâm triết học, coi các quan điểm về giá trị là cơ sở thực tại của con người. Vì coi văn hoá như một hệ thống mang tính hợp nhất và ổn định cao qua thời gian nên thuyết chức năng cấu trúc có tác dụng gợi mở trong việc sắp xếp văn hoá ra sao để nó có thể đáp ứng các nhu cầu của con người một cách tốt nhất. 2. Nhận xét Ưu điểm: giải thích nền văn hóa được tổ chức như thế nào để đáp ứng nhu cầu của con người Mô hình này cho rằng hệ thống văn hóa phải được sắp xếp để có thể đáp ứng nhu cầu của con người và vì thế nên phải có nhiều điểm chung dẫn đến tính phổ biến văn hóa. Đồng thời có nhiều cách đáp ứng các nhu cầu của con người nên các nền văn hóa trên thế giới trở nên đa dạng. Khuyết điểm: nhấn mạnh đến những giá trị đang thống trị và ít chú trọng đến sự dị biệt văn hóa Hạn chế của mô hình cấu trúc chức năng là khuynh hướng đề cao các mẫu văn hóa thống trị của một xã hội mà ít chú ý đến sự khác biệt, tính đa dạng văn hóa trong đó, chưa đánh giá đầy đủ vai trò tích cực của con người trong sự vận động, biến đổi của văn hoá, cũng như chưa thấy hết sự đa dạng văn hoá. IV. Lý thuyết mâu thuẫn xã hội 1. Khái niệm Mô hình mâu thuẫn xã hội: mô hình này xem xét văn hóa không chỉ là một hệ thống hợp nhất cao mà còn tính đến các mâu thuẫn xã hội do sự bất bình đẳng giữa các nhóm trong xã hội tạo ra. Mô hình này không coi một số giá trị văn hóa như là đương nhiên phải chấp nhận mà có phê phán tại sao những giá trị ấy đang tồn tại. Các nhà xã hội học áp dụng mô hình này, nhất là những ai chịu ảnh hưởng của Karl Marx, lập luận rằng giá trị bản thân chúng do các yếu tố văn hóa khác định hình - nhất là hệ thống sản xuất (hệ thôngs kinh tế bất bình đẳng) của một nền văn hóa. Theo nghĩa này, mô hình mâu thuẫn xã hội liên quan đến học thuyết chủ nghĩa duy vật triết học.Văn hóa biến chuyển là do mâu thuẫn. Mô hình duy vật này tương phản với thuyết duy tâm của mô hình cấu trúc chức năng. 2. Nhận xét Ưu điểm: (Cho thấy hệ thống văn hóa khó đáp ứng một cách bình đẳng các nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội)
- Mô hình mâu thuẫn xã hội có ưu điểm là cho thấy một hệ thống văn hóa không đề cập đến nhu cầu của các thành viên một cách bình đẳng với nhau và cho thấy các yếu tố văn hóa dùng để duy trì sự thống trị của nhóm người này đối với nhóm người khác. Một hậu quả của sự bất bình đẳng này là hệ thống văn hóa tạo ra tác động thúc đẩy sự thay đổi. Khuyết điểm: (Nhấn mạnh đến sự khác biệt mà ít quan tâm đến khuôn mẫu văn hóa góp phần hội nhập xã hội). Hạn chế của mô hình mâu thuẫn xã hội là nhấn mạnh đến sự chia rẽ văn hóa, ít chú ý đến các biện pháp trong đó mô hình văn hóa góp phần hợp nhất mọi thành viên trong xã hội. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc áp dụng cả hai mô hình mâu thuẫn xã hội và cấu trúc chức năng để hiểu biết văn hóa đầy đủ hơn Ngoài ra, còn có hai mô hình lý thuyết khác được sử dụng để phân tích văn hóa trong đó nhấn mạnh văn hóa được hình thành trong thế giới tự nhiên vì thế được gọi là phân tích văn hóa theo chủ nghĩa tự nhiên: CHƯƠNG II: XÃ HỘI A. Xã hội là gì? I. Định nghĩa Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối. Các xã hội được đặc trưng bởi các mô hình mối quan hệ (quan hệ xã hội) giữa các cá nhân có chung một nền văn hóa và thể chế đặc biệt; một xã hội nhất định có thể được mô tả là tổng số các mối quan hệ như vậy giữa các thành phần của nó. Trong khoa học xã hội, một xã hội lớn hơn thường thể hiện các mô hình phân tầng hoặc thống trị trong các nhóm nhỏ. II. Các yếu tố cấu thành xã hội Xã hội là một hệ thống phức tạp được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: ● Nhóm xã hội ● Vị thế xã hội
- ● Vị thế xã hội có các nguồn gốc ● Vai trò xã hội ● Mạng lưới xã hội ● Thiết chế xã hội III. Phân biệt xã hội, dân số, quốc gia Đặc điểm Xã hội Dân số Quốc gia Khái Tập hợp những Tổng số người sống Cộng đồng chính trị niệm người có chung các trong một lãnh thổ nhất có tổ chức lãnh thổ giá trị, niềm tin, định xác định, chính phong tục tập quán, quyền và dân số truyền thống riêng Đặc - Có sự phân hóa giai - Có thể được phân loại - Có chủ quyền và điểm cấp, tầng lớp và vị theo nhiều tiêu chí khác lãnh thổ riêng. - Có thế xã hội. - Văn hóa nhau. - Có thể thay đổi chính quyền riêng đóng vai trò quan theo thời gian. - Mật độ với hệ thống luật trọng trong việc định dân số là số người pháp và thể chế hình xã hội. - Xã hội trung bình sống trên chính trị. - Là thành luôn vận động và một đơn vị diện tích viên của cộng đồng thay đổi. nhất định. quốc tế. Ví dụ Xã hội Việt Nam, xã Dân số Việt Nam, dân Việt Nam, Hoa Kỳ hội Nhật Bản số Trung Quốc B. Các loại hình xã hội I. Các loại hình xã hội Loại xã hội Thời gian tồn tại Công nghệ sản xuất Đặc điểm
- Săn bắt, 50.000 năm trước Công cụ giản đơn - Hình thành nhóm hái lượm công nguyên nhỏ sống bằng săn (CN) cho đến nay bắt, câu cá, hái lượm (đang biến mất) - Ít bất bình đẳng - Khác biệt thứ bậc do tuổi tác, giới tính Chăn nuôi, 12.000 năm trước Dụng cụ cầm tay để trồng - Lệ thuộc vào việc trồng trọt CN đến nay. trọt; xã hội chăn nuôi dựa thuần dưỡng động vật Ngày nay chỉ là trên thuần dưỡng động vật để sống một bộ phận còn trong các quốc - Quy mô từ vài trăm gia đến hàng nghìn người - Bất bình đẳng rõ nét - Được lãnh đạo bởi các thủ lĩnh quân sự Nông 6.000 trước CN. Cày do súc vật kéo (dẫn - Chủ yếu dựa trên nghiệp Các nhà nước cổ thuỷ, chiếc cày) nông nghiệp. Tồn tại truyền đã biến một số thành thị mất thương mại và thủ công nghiệp. - Quy mô lên hàng triệu người Công Từ 1750 đến nay Nguồn năng lượng tiên Phân biệt các hệ nghiệp tiến; sản xuất được cơ thống kinh tế, chính giới hóa trị, giáo dục, tôn giáo; chuyên môn hoá cao; bất bình đẳng xã hội sâu sắc vẫn tồn tại Hậu công Bắt đầu trong vài Máy điện toán hỗ trợ nền Tương tự các xã hội nghiệp thập niên gần đây kinh tế dựa trên tri thức công nghiệp, với việc xử lý thông tin và công việc dịch vụ dần thay thế sản xuất công nghiệp II. Các hình thái kinh tế xã hội Theo chủ nghĩa Mác - Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 5 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao: - Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án môn học: Thiết kế và tính toán hộp số ô tô
36 p | 1641 | 443
-
Đồ án môn học " Thiết kế hệ thống điện cho truyền động cơ cấu nâng hạ cầu trục phân xưởng "
87 p | 844 | 298
-
Đồ án môn học : MẠCH ĐỒNG HỒ SỐ
44 p | 447 | 181
-
ĐỒ ÁN MÔN HỌC LƯỚI ĐIỆN " Thiết kế lưới điện khu vực "
46 p | 535 | 170
-
Đồ án môn học: Lý luận chung về kế hoạch giải quyết việc làm
31 p | 271 | 128
-
Đồ án môn học: Tìm hiểu công nghệ sản xuất polypropylen và tính toán cân bằng vật chất cho thiết bị polyme hóa năng suất 150.000 tấn/năm
36 p | 457 | 108
-
Thuyết minh đồ án môn học xây dựng cầu đường
0 p | 343 | 104
-
Đồ án: Thiết kế hệ thống điện cho truyền động cơ cấu nâng hạ cầu trục phân xưởng '
0 p | 610 | 98
-
Đồ án " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TIỀN - LƯƠNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2011 "
135 p | 412 | 85
-
ĐỒ ÁN MÔN HỌC" thiết kế tháp hấp thu khí NH3 bằng nước"
38 p | 294 | 78
-
Đồ án môn học: Nghiên cứu quy hoạch môi trường và bảo tồn tài nguyên tại làng nghề Vạn Phúc giai đoạn 2016-2020 định hướng đến 2030
46 p | 309 | 62
-
Đồ án môn học: Giới thiệu về bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho một đô thị 750 nghìn dân
50 p | 177 | 45
-
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH " Tìm hiểu các phương pháp điều khiển công suất MC-CDMA : bước cố định, đa mức "
66 p | 177 | 44
-
Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp in thuộc nhà xuất bản lao động – xã hội
95 p | 119 | 35
-
Đồ án môn học Quản trị mạng: Quản lý đĩa trên Windows Server 2008
88 p | 167 | 32
-
Đồ án môn học Quy học môi trường: Quy hoạch môi trường không khí tại thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng 2030
40 p | 156 | 31
-
ĐỒ ÁN MÔN HỌC CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY: THIẾT KẾ HỆ DẪN ĐỘNG BĂNG TẢI
60 p | 157 | 27
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn