VI<br />
Các nhóm<br />
<br />
G<br />
<br />
alois đã làm đảo lộn cả đại số học. Nếu bạn muốn biết một<br />
phương trình có giải được hay không, bạn đơn giản là hãy<br />
thử giải nó, đúng thế không? Sai, Galois sẽ nói với bạn như vậy.<br />
Tất cả những điều bạn cần làm là kiểm tra những hoán vị của các<br />
nghiệm được giả thiết là tồn tại. Làm thế nào mà những hoán vị<br />
của các nghiệm mà thậm chí chúng ta còn chưa biết lại có thể nói<br />
cho chúng ta về khả năng giải được của nó? Thực tế những hoán<br />
vị có thể cung cấp ít nhất là một số thông tin mới đã được thế giới<br />
phi toán học biết tới từ lâu. Ví dụ, phép đảo chữ (anagram) – tức<br />
những từ hoặc cụm từ được tạo bởi các chữ cái của một từ hoặc một<br />
cụm từ khác nhưng theo một trật tự khác - là như thế. Hãy lấy tên<br />
của Galois làm ví dụ. Tên này cho ta các anagram hai từ, đó là các<br />
tổ hợp như OIL GAS, GOAL IS, GO SAIL, vân vân. Vậy chúng ta<br />
có thể dựng được bao nhiêu cách sắp xếp khác nhau (bất kể là có ý<br />
nghĩa hay không) của các chữ cái trong cái tên GALOIS? Câu trả lời<br />
không khó, nhưng chúng ta hãy đầu từ một ví dụ đơn giản hơn để<br />
tìm ra quy luật chung. Các chữ cái A và B cho ta hai cách sắp xếp:<br />
<br />
<br />
AB và BA. Ba chữ cái A, B, C có thể lập nên 6 hoán vị: ABC, ACB,<br />
BAC, BCA, CAB, CBA. Hình mẫu xuất hiện thật đơn giản. Với A,<br />
B, C, có ba vị trí để đặt chữ A (thứ nhất, thứ hai và thứ ba). Đối<br />
với mỗi vị trí trong ba lựa chọn của A, chỉ còn đúng hai vị trí dành<br />
cho chữ cái B (ví dụ, nếu A ở vị trí thứ hai thì B chỉ có thể ở vị trí<br />
thứ nhất hoặc thứ ba) và chỉ còn một vị trí còn lại dành cho C. Do<br />
đó, tổng số cách sắp xếp là 3 × 2 × 1 = 6. Với cách suy luận như thế<br />
ta có thể áp dụng cho một số bất kỳ các đối tượng. Đối với sáu chữ<br />
cái trong cái tên GALOIS, ta có tổng cộng 6 × 5 × 4 × 3 × 2 × 1 = 720<br />
cách sắp xếp khác nhau, và đối với một số n bất kỳ các đối tượng<br />
khác nhau ta có n × (n - 1) × (n - 2) ×... ×1 hoán vị. Để tiết kiệm chỗ,<br />
nhà toán học Pháp Christian Kramp (1760-1826) đã đưa ra ký hiệu<br />
n! (đọc là n giai thừa) để thay cho tích cuối cùng ở trên. Do đó, số<br />
các hoán vị của n đối tượng khác nhau đúng bằng n!.<br />
Một trong những nghiên cứu sớm nhất về các hoán vị còn ghi<br />
chép được lại không phải trong một cuốn sách toán, mà là trong<br />
một cuốn sách thần bí của người Do thái, có niên đại đâu đó giữa<br />
thế kỷ 3 và 6. Sefer yetzira (Sách Sáng thế) là một cuốn sách mỏng<br />
bí ẩn cho rằng để giải được bí mật của sáng thế hãy xem xét những<br />
tổ hợp của các chữ cái trong bảng chữ cái của tiếng Hebrew. Tiền đề<br />
chung của cuốn sách (được truyền thuyết gán cho là của Abraham<br />
– tổ tiên của người Do thái) là những tập hợp khác nhau của các<br />
chữ cái tạo nên những viên gạch thần thánh mà từ đó dựng nên<br />
vạn vật. Theo tinh thần đó, cuốn sách nói, “Hai chữ cái tạo nên hai<br />
từ, ba chữ cái tạo nên 6 từ, bốn tạo nên 24 từ, năm tạo nên 120, sáu<br />
tạo nên 720, bảy tạo nên 5040”.<br />
Để xem làm thế nào có thể phát hiện ra những mối quan hệ giữa<br />
các hoán vị khác nhau và các tính chất của chúng có thể dẫn tới<br />
Ngôn ngữ của đối xứng<br />
<br />
| 233<br />
<br />
cái nhìn mới và sâu hơn, ta hãy xét hoán vị chuyển GALOIS thành<br />
AGLISO. Phép hoán vị này được biểu diễn bởi (theo ký hiệu đã<br />
được đưa vào ở Chương 2):<br />
<br />
trong đó chữ cái ở hàng trên được thay bằng chữ cái nằm ngay<br />
bên dưới nó. Cụ thể, G được thay bằng A, A băng G, L bằng chính<br />
nó, O bằng I, I bằng S và S bằng O.<br />
Điều gì sẽ xảy ra nếu áp dụng phép hoán vị này hai lần? Bạn có<br />
thể dễ dàng kiểm tra rằng bằng cách dùng đúng những thay thế<br />
trên một lần nữa thì AGLISO sẽ biến thành GALSOI. Bây giờ hãy<br />
hình dung rằng xuất phát từ cái tên GALOIS, máy tính sẽ thực hiện<br />
lặp phép hoán vị đó, chẳng hạn, 1327 lần. Liệu chúng ta có thể tiên<br />
đoán được kết cục cuối cùng không? Tất nhiên, ta có thể tìm được<br />
kết quả một cách rất vất vả, bằng cách áp dụng lần lượt phép hoán<br />
vị đó 1327 lần, nhưng đó là một công việc cực nhọc và rất dễ nhầm<br />
lẫn. Vậy liệu có cách nào dễ hơn để tìm ra đáp số không? Bạn nên<br />
dành ra ít phút để suy nghĩ về bài toán này, vì giải mã được nó sẽ<br />
hé lộ cho bạn thấy những tính chất thú vị của các hoán vị này theo<br />
đúng tinh thần trong chứng minh của Galois. Dù sao thì tôi cũng<br />
sẽ giới thiệu lời giải ngay dưới đây.<br />
Về khía cạnh giải trí toán học thì phép hoán vị và các đặc tính<br />
của nó đóng vai trò nổi bật ít nhất là trong hai câu đố nổi tiếng: câu<br />
đố 14-15 và khối vuông Rubik.<br />
Câu đố 14-15 đã được nhà soạn câu đố vĩ đại nhất của Mỹ, Samuel<br />
Loyd (1841-1911), đưa ra trong những năm 1870 và trong một thời<br />
gian nó đã làm cho cả thế giới phát điên lên. Vào thời gian đó, Loyd<br />
đã là nhà biên soạn hàng đầu những bài toán về bàn cờ ở Mỹ, đồng<br />
234 | M A R I O L I V I O<br />
<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
(c)<br />
<br />
Hình 74<br />
<br />
thời ông cũng phụ trách chuyên mục cờ vua trên một số tờ báo.<br />
Tuy nhiên, ngay cả trước khi có câu đố 14-15 nổi tiếng, Loyd đã<br />
cho công bố một số lượng rất phong phú các loại câu đố toán học.<br />
Câu đố 14-15 gồm một lưới hình vuông 4 × 4 viên gạch lát được<br />
đánh số từ 1 đến 15 (hình 74a). Mục tiêu chung ở câu đố này là trượt<br />
các viên gạch này lên, xuống hoặc sang hai bên để xếp lại chúng<br />
theo trật tự, bắt đầu từ một cấu hình ban đầu bất kỳ. Một phiên bản<br />
đặc biệt của câu đố này – phiên bản đã gây ra mọi sự náo loạn – là<br />
phiên bản trong đó tất cả các số đã xếp đúng thứ tự chỉ trừ có hai<br />
viên gạch 14 và 15 là đảo chỗ cho nhau (như trên hình 74b). Loyd<br />
đã treo giải thưởng một ngàn đôla cho người đầu tiên đưa ra được<br />
dãy các phép trượt dẫn tới sự đổi chỗ chỉ của hai viên gạch 14 và<br />
15. Câu đố đã tạo ra cơn mê cuồng và những người mê mẩn nó<br />
chưa từng có ở mọi tầng lớp xã hội. Con trai của Loyd, người sau<br />
này đã công bố một tuyển tập đầy quyến rũ các câu đố làm điên<br />
đầu của cha mình (có nhan đề Cyclopedia of Puzzles), trong mô tả<br />
về sự mê cuồng chung đã viết rằng “được biết có những nông phu<br />
đã bỏ hoang cả những mảnh ruộng đã cày của mình để vật lộn với<br />
câu đố bướng bỉnh này”. Thực tế, Loyd đã thừa biết rằng ông chẳng<br />
có gì là mạo hiểm khi treo giải thưởng đó, vì ông đã chứng minh<br />
Ngôn ngữ của đối xứng<br />
<br />
| 235<br />
<br />
được rằng câu đố đó không thể giải được. Để hiểu được điểm then<br />
chốt của Loyd, hãy xét, chẳng hạn, hoán vị sau:<br />
<br />
Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra rằng phép giao hoán này có thể<br />
thực hiện được từ lưới 1-15 của Loyd, nếu ban đầu được sắp xếp theo<br />
đúng thứ tự (như trên hình 74a). Ngay cả nếu bạn không có lưới của<br />
Loyd trong tay, bạn có thể vạch ra trong óc dãy các bước sau (trong<br />
đó mỗi số biểu diễn viên gạch mang số đó được dịch tới ô trống):<br />
15, 14, 13, 9, 5, 6, 7, 8, 12, 15 – bạn thấy ngay rằng các nước đi đó sẽ<br />
tạo ra hoán vị trên mà ta mong muốn. Bây giờ chúng ta sẽ đếm xem<br />
trong hoán vị đó có bao nhiêu cặp số không theo trật tự tự nhiên.<br />
Ví dụ, trong trật tự tự nhiên 6 phải đứng sau 5, nhưng trong hoán<br />
vị này thứ tự của 5 và 6 đã bị đảo ngược. Bây giờ chúng ta hãy lần<br />
lượt lấy mỗi chữ số trong hàng thứ hai rồi đếm số cặp đảo ngược:<br />
1 không đóng góp trong cặp nghịch đảo nào<br />
<br />
0 cặp nghịch đảo<br />
<br />
2 không đóng góp trong cặp nghịch đảo nào<br />
<br />
0 cặp nghịch đảo<br />
<br />
3 không đóng góp trong cặp nghịch đảo nào<br />
<br />
0 cặp nghịch đảo<br />
<br />
4 không đóng góp trong cặp nghịch đảo nào<br />
<br />
0 cặp nghịch đảo<br />
<br />
6 đứng trước 5<br />
<br />
1 cặp nghịch đảo<br />
<br />
7 đứng trước 5<br />
<br />
1 cặp nghịch đảo<br />
<br />
6 đứng trước 5<br />
<br />
1 cặp nghịch đảo<br />
<br />
12 đứng trước 5, 10, 11, 9<br />
5 không đóng góp trong cặp nghịch đảo nào<br />
<br />
4 cặp nghịch đảo<br />
0 cặp nghịch đảo<br />
<br />
10 đứng trước 9<br />
<br />
1 cặp nghịch đảo<br />
<br />
11 đứng trước 9<br />
<br />
1 cặp nghịch đảo<br />
<br />
236 | M A R I O L I V I O<br />
<br />