Giáo trình Chẩn đoán và các phương pháp điều trị u não
lượt xem 46
download
Khi một người có những triệu chứng gợi ý u não, bác sĩ sẽ thực hiện một hay nhiều biện pháp sau đây: - Khám thực thể: Bác sĩ khám kiểm tra lâm sàng tổng quát. - Khám thần kinh: Bác sĩ kiểm tra độ tỉnh táo, sức cơ, sự phối hợp động tác, các phản xạ, và đáp ứng với kích thích đau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chẩn đoán và các phương pháp điều trị u não
- Chẩn đoán và các phương pháp điều trị u não A. BÁC SĨ SẼ LÀM GÌ ĐỂ CHẨN ĐOÁN U NÃO? Khi một người có những triệu chứng gợi ý u não, bác sĩ sẽ thực hiện một hay nhiều biện pháp sau đây: - Khám thực thể: Bác sĩ khám kiểm tra lâm sàng tổng quát. - Khám thần kinh: Bác sĩ kiểm tra độ tỉnh táo, sức cơ, sự phối hợp động tác, các phản xạ, và đáp ứng với kích thích đau. Bác sĩ sẽ kiểm tra đáy mắt xem có phù gai thị do u chèn ép thần kinh thị giác. - MSCT scan: Chụp đa lát cắt vùng sọ não. Chích tĩnh mạch chất cản quang để quan sát rõ hơn. Hình ảnh tổng hợp lại có thể cho thấy u não. - Chụp Cộng Hưởng Từ MRI: Từ trường mạnh kết nối với một máy vi tính cho thấy những hình ảnh chi tiết trong cơ thể. Hình ảnh có thể được in lại. Đôi khi phải chích chất tương phản để hình ảnh quan sát được rõ ràng hơn. Có thể thấy u não hoặc những vấn đề bất thường khác ở não. Bác sĩ có thể chỉ định làm thêm
- - Chụp mạch máu: Chất cản quang tiêm vào mạch máu sẽ di chuyển đến não bộ để giúp bác sĩ quan sát rõ u não nếu có. - X Quang sọ: Một số loại u não gây kết tủa calcium hoặc những thay đổi ở xương sọ. Chụp XQuang giúp bác sĩ thấy những thay đổi đó. - Chọc dò tuỷ sống: Bác sĩ rút một ít dịch não tuỷ qua chọc dò ống sống bằng cây kim dài và mỏng. Thủ thuật này được thực hiện với gây tê tại chỗ. Thời gian thực hiện kéo dài khoảng 30 phút. Bịnh nhân cần nằm đầu thấp vài giờ sau đó để tránh bị nhức đầu. Phòng xét nghiệm sẽ kiểm tra dịch não tuỷ để tìm tế bào ung thư hoặc các dấu hiệu bịnh lý khác. - Chụp tuỷ sống: Chụp XQuang tuỷ sống có tiêm thuốc cản quang vào dịch não tuỷ qua chọc dò ống sống để phát hiện u ở tuỷ sống. - Sinh thiết: Lấy một ít mô để quan sát dưới kính hiển vi và tìm tế bào ung thư. Sinh thiết có thể cho thấy hiện diện của tế bào ung thư, những thay đổi tế bào có thể dẫn đến ung thư và những bất thường khác. Sinh thiết là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán u não. Bác sĩ phẫu thuật có thể làm sinh thiết bằng 3 cách sau: + Sinh thiết kim: Rạch đường nhỏ ở da đầu, khoan một lỗ nhỏ qua xương sọ sau đó dùng kim hút một ít mô não bị khối u. + Sinh thiết qua hướng dẫn của CT scan hoặc MRI. + Sinh thiết đồng thời với điều trị: Bác sĩ lấy một ít mô gửi xét nghiệm tế bào sau khi đã cắt bỏ khối u não. Đôi khi không thể thực hiện được sinh thiết. Phẫu thuật viên không thể lấy mô bướu để làm sinh thiết mà không gây tổn thương đến não bộ khi khối u nằm ở thân não hoặc một số vị trí nguy hiểm khác. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng MRI, CT, hoặc các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác. Bệnh nhân cần làm sinh thiết có thể hỏi bác sĩ những câu hỏi như sau
- - Tại sao tôi cần phải làm sinh thiết? Sinh thiết sẽ tác dụng đến kế hoạch điều trị của tôi ra sao? - Tôi sẽ được áp dụng phương pháp nào để sinh thiết? - Sinh thiết sẽ kéo dài bao lâu? Tôi có tỉnh táo khi làm sinh thiết? Có đau không? - Nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh thiết? Có nguy cơ nào khác không? - Kết quả sinh thiết sẽ có trong bao lâu? - Nếu tôi thực sự bị u não, ai sẽ nói với tôi về phương pháp điều trị? Và khi nào? B. CHUẨN BỊ CHO ĐIỀU TRỊ Bác sĩ có thể mô tả các chọn lựa trong điều trị và thảo luận về các kết quả hy vọng sẽ đạt được cho mỗi phương pháp. Bác sĩ và bệnh nhân có thể cùng hợp tác với nhau để hoạch định ra một phương án điều trị phù hợp với yêu cầu của người bệnh. Điều trị tuỳ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm loại u, vị trí, kích thước, và giai đoạn của khối u. Đối với một vài typ u não, bác sĩ cũng cần biết xem tế bào ung thư có hiện diện trong dịch não tuỷ hay không. Sau đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ trước khi điều trị - Tôi bị loại u não nào? U lành tính hay ác tính? - Giai đoạn của khối u? - Chọn lựa điều trị của tôi ra sao? Bác sĩ khuyên tôi điều gì? Tại sao? - Lợi ích của từng phương pháp điều trị ? Nguy cơ và tác dụng phụ của từng phương pháp?
- - Chi phí điều trị? - Việc điều trị sẽ ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tôi ra sao? - Có thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng nào có thể thích hợp đối với trường hợp của tôi? Bệnh nhân không cần phải hỏi tất cả các câu hỏi và hiểu rõ tất cả các câu trả lời của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, những điều chưa rõ sẽ được giải thích và bác sĩ sẽ bổ sung thêm nhiều thông tin khác. C. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Bệnh nhân u não có nhiều chọn lựa trong điều trị. Tuỳ theo typ của khối u và giai đoạn và bịnh nhân có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị. Một số bệnh nhân được điều trị phối hợp. Ngoài ra, ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bệnh nhân cũng cần được điều trị giảm đau và các triệu chứng khác của ung thư, điều trị giảm nhẹ các tác dụng phụ và điều trị nâng đỡ về mặt tinh thần. Phương pháp này được gọi là điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ hoặc hoặc điều trị giảm nhẹ. Bác sĩ sẽ là người phù hợp nhất để bàn luận về những chọn lựa điều trị và dự báo các kết quả. 1. Phẫu thuật
- là phương pháp điều trị thường dùng cho đa số u não. Cạo tóc sạch, gây mê toàn phần, rạch da đầu, mở cửa sổ ở hộp sọ, mổ lấy một phần hoặc toàn bộ khối u, đóng hộp sọ, khâu lại da đầu. Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ một số câu trước khi phẫu thuật được tiến hành: - Tôi sẽ cảm thấy ra sao sau phẫu thuật? - Nếu đau thì bác sĩ sẽ xử trí thế nào? - Tôi phải nằm viện bao lâu? - Tác dụng phụ về lâu dài sau này? Tóc tôi có mọc trở lại không? - Khi nào thì tôi có thể trở về với những hoạt động bình thường? - Khả năng hồi phục hoàn toàn của tôi thế nào?
- Khi u nằm ở thân não, bác sĩ sẽ không thể cắt bỏ khối u mà không làm tổn thương đến các mô não bình thường. Lúc đó sẽ dùng đến các phương pháp điều trị khác. 2. Điều trị bằng tia xạ (còn gọi là xạ trị) dùng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ có thể là tia XQuang, tia gamma , hoặc tia protons. Dùng một cỗ máy lớn chiếu chùm tia vào khối u và mô chung quanh. Đôi khi tia xạ còn được chiếu vào toàn bộ não bộ hoặc tuỷ sống. Xạ trị thường được thực hiện sau phẫu thuật. Tia xạ tiêu diệt những tế bào còn sót lại. Đôi khi xạ trị sẽ được sử dụng thay thế khi không thể tiến hành phẫu thuật. Liệu trình xạ trị thay đổi tuỳ theo loại u, kích thước, và tuổi của bịnh nhân. Mỗi lần điều trị chỉ kéo dài vài phút. Bác sĩ sẽ tiến hành từng bước để bảo vệ mô lành chung quanh khối u khi xạ trị: - Phân đoạn (fragmentation): Xạ trị thường được thực hiện 5 ngày mỗi tuần trong nhiều tuần. Khi rải đều tổng liều xạ trị trong một thời gian dài hơn sẽ giúp bảo vệ các mô lành ở vùng khối u.
- - Siêu phân đoạn (hyperfragmentation): Bệnh nhân được chiếu những liều bức xạ nhỏ ngày 2 hay 3 lần thay vì dùng liều cao ngày 1 lần. - Xạ trị lập thể (Stereotactic radiation therapy): Sử dụng những chùm tia xạ rất hẹp chiếu vào khối u ở nhiều góc độ khác nhau. Khi dùng phương pháp này , bịnh nhân sẽ phải đội một khung cứng trên đầu. Chụp MRI hoặc CT scan để tạo hình ảnh chính xác và vị trí của khối u. Bác sĩ sẽ tính toán chính xác liều bức xạ cần thiết cùng kích thước và góc chiếu của các chùm tia. Có thể xạ trị một lần hoặc vài lần. - Xạ trị theo không gian 3 chiều (3-dimension conformal radiotherapy): Máy tính vẽ ra hình ảnh không gian 3 chiều của khối u và mô lành chung quanh. Bác sĩ chiếu nhiều chùm tia vào hình dáng chính xác của khối u. Việc chiếu tia tập trung chính xác vào khối u sẽ giúp bảo vệ các mô lành chung quanh. - Xạ trị bằng chùm tia Proton (Proton beam radiation therapy): Nguồn bức xạ là protons thay cho XQuang. Bác sĩ nhắm chùm tia protons vào khối u. Protons có thể đi xuyên qua mô lành mà không gây tổn thương gì đáng kể. Cần tính toán liều lượng tia bức xạ để chiếu vào u não Sau đây là một số điều mà bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ trước khi xạ trị: - Tại sao tôi cần xạ trị? - Khi nào thì bắt đầu? Khi nào thì chấm dứt điều trị? - Có tác dụng phụ gì? - Tôi sẽ tự chăm sóc ra sao trong khi xạ trị? - Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả? - Tôi có thể tiếp tục những hoạt động hàng ngày khi xạ trị? 3. Hoá trị liệu (Chemotherapy), dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, đôi khi cần thiết trong điều trị u não. Thuốc có thể dùng đường uống hoặc tiêm. Dù đường nào thì thuốc cũng vào máu và di
- chuyển khắp cơ thể. Thuốc này được sử dụng từng đợt để cơ thể có thời gian hồi phục sau mỗi đợt điều trị. - Hoá trị liệu thường được sử dụng ngoại trú. Ít khi cần nhập viện điều trị - Hoá trị liệu thường được sử dụng ở trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể được hoá trị sau khi đã phẫu thuật và xạ trị. - Ở những bệnh nhân có u não tái phát, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ khối u và cấy vào vài viên nhện có tẩm hoá chất. Mỗi viên nhện có kích thước khoảng một đồng xu. Trong vài tuần, viên nhện rã ra và phóng thích thuốc vào não. Thuốc có tác dụng diệt tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể hỏi một số câu hỏi chung quanh việc sử dụng hoá trị - Tại sao tôi cần dùng phương pháp điều trị này? - Hoá trị sẽ tác dụng ra sao? - Có tác dụng phụ không? Tôi sẽ đối phó ra sao? - Khi nào thì bắt đầu điều trị? Khi nào thì chấm dứt - Tôi có cần tái khám thường xuyên không? D. TÁC DỤNG PHỤ CỦA ĐIỀU TRỊ U NÃO? Việc điều trị có thể gây tổn thương các tế bào và mô lành, do đó sẽ xuất hiện những tác dụng phụ. Tác dụng phụ tuỳ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm vị trí của khối u, loại u và phạm vi điều trị. Tác dụng phụ thay đổi tuỳ theo bịnh nhân, theo từng giai đoạn và đợt điều trị. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ giải thích về tất cả các tác dụng phụ có khả năng xảy ra và những cách thức mà bịnh nhân nên áp dụng để đối phó với chúng. 1. Phẫu thuật
- - Bệnh nhân thường bị nhức đầu hoặc bất an trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên dùng thuốc có thể kiểm soát được sự đau đớn. - Bệnh nhân cũng thường cảm thấy yếu đuối và mệt mỏi. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật thay đổi theo từng bệnh nhân. - Một số vấn đề khác tuy ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Dịch não tuỷ hoặc máu có thể tích tụ trong não và gây sưng phù não. Cần theo dõi các triệu chứng để phát hiện tình trạng này. Dùng steroids sẽ làm giảm bớt sung phù. Đôi khi cần phẫu thuật lần 2 để dẫn lưu dịch. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một ống dài và mỏng (shunt) trong não thất. Ống này được luồn dưới da xuống đến bụng. Dịch dư thừa từ não được dẫn lưu xuống bụng. Đôi khi dịch được dẫn lưu vào tim. - Khi nhiễm trùng xảy ra, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh. - Phẫu thuật não có thể gây thương tổn đến mô lành. Tổn thương não là vấn đề nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ có những vấn đề về tư duy, thị giác và ngôn ngữ. Bệnh nhân có thể có thay đổi về nhân cách hoặc co giật. Đa số những biến chứng này thường giảm hoặc biến mất đi theo thời gian, nhưng đôi khi tổn thương não là vĩnh viễn. Bệnh nhân sẽ cần đến các phương pháp vật lý trị liệu, điều trị tiếng nói (speech therapy) hoặc điều trị bằng công việc (occupational therapy). 2. Xạ trị - Buồn nôn nhiều giờ sau xạ trị. Mệt mỏi ngày càng tăng sau xạ trị. Nghỉ ngơi là cần thiết nhưng bệnh nhân cũng cần phải hoạt động tích cực. - Xạ trị thường gây rụng tóc. Tóc sẽ mọc lại sau vài tháng. Xạ trị còn gây ảnh hưởng vùng da tương ứng. Da đầu và tai đỏ, khô và đau. - Xạ trị đôi khi gây sưng não và nhức đầu. Dùng thuốc giảm đau sẽ đỡ hơn. - Xạ trị có thể tiêu diệt cả mô não khoẻ mạnh. Tác dụng phụ này gọi là hoại tử sau xạ trị. Hoại tử não gây đau, co giật và có thể tử vong.
- - Ở trẻ em xạ trị có thể ảnh hưởng đến tuyến yên và các mô não bình thường khác. Điều này sẽ gây những khó khăn trong học vấn và sự phát triển của cơ thể sau này. Ngoài ra, xạ trị khi bé có thể tăng nguy cơ u thứ phát về sau. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem hoá trị có thể thay thế cho xạ trị ở trẻ em hay không - Tác dụng phụ sẽ nặng hơn khi hoá trị và xạ trị được sử dụng đồng thời. 3. Hoá trị - Tác dụng phụ của hoá trị tuỳ thuộc vào loại thuốc được dùng. Những tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm sốt và lạnh run, chán ăn và cảm giác yếu mệt. Dùng thuốc có thể giảm bớt các triệu chứng . - Bệnh nhân được cấy viên nhện (wafer) có chứa thuốc sẽ được theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Điều trị kháng sinh nếu có nhiễm trùng. *** Điều Trị Hỗ Trợ: Dù ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bệnh nhân u não cũng sẽ được chăm sóc hỗ trợ để phòng tránh các vấn đề nảy sinh và cải thiện chất lượng sống trong thời gian điều trị . Nếu đau do u não, có thể dùng giảm đau. Có những loại chăm sóc hỗ trợ cho bệnh nhân u não sau đây: + Steroids: Đa số bịnh nhân u não cần phải dùng corticoids để giảm bớt triệu chứng đau do sưng phù não + Thuốc chống động kinh: U não có thể gây co giật. Bịnh nhân có thể dùng thuốc chống động kinh để đề phòng co giật. + Shunt: Nếu dịch tích tụ trong não, bác sĩ có thể đặt một shunt để dẫn lưu. Đa số bệnh nhân u não thường dùng các chăm sóc hỗ trợ đồng thời với điều trị khối u. Một số quyết định không điều trị khối u mà chỉ dùng thuốc hỗ trợ để giảm đau. E. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐIỀU TRỊ U NÃO?
- Đội chăm sóc sẽ cố gắng hỗ trợ bỆnh nhân để phục hồi lại các hoạt động thường ngày càng sớm càng tốt: - Vật lý trị liệu: U não và điều trị u não có thể gây liệt. Có thể bị suy yếu và rối loạn thăng bằng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân lấy lại sức lực và sự cân bằng. - Chuyên gia điều trị giọng nói (Speech therapists) giúp những bệnh nhân có khó khăn về giọng nói, cách diễn đạt và rối loạn nuốt. - Các chuyên gia về điều trị bằng công việc (Occupational therapists): Họ sẽ giúp bệnh nhân phục hồi lại các hoạt động thường ngày như ăn, dùng nhà vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo. Các chăm sóc hỗ trợ đặc biệt cần thiết ở trẻ em u não nhằm phục hồi và duy trì những hoạt động của não F- ĐIỀU GÌ XẢY RA SAU ĐIỀU TRỊ U NÃO? Tái khám đều đặn rất quan trọng sau điều trị u não. Bác sĩ sẽ chú ý khám kỹ lâm sàng và thần kinh để kiểm tra xem u có tái phát. Tuỳ theo tình huống mà bác sĩ có thể cho chụp lại MRI hoặc CT scan để kiểm tra. Nếu bỆnh nhân được đặt shunt, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động của nó. Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân về kế hoạch theo dõi bệnh, thời gian tái khám và các xét nghiệm cần làm để kiểm tra. Biến chứng sau phẫu thuật u thần kinh số 8 Đa số bệnh nhân có cảm giác mệt và nhức đầu sau phẫu thuật. Cũng thường gặp các triệu chứng rối loạn thăng bằng, cứng cổ. Tỉ lệ tử vong do phẫu thuật < 2% ở đa số các trung tâm phẫu thuật lớn. Khoảng 20% bệnh nhân có biến chứng sau phẫu thuật ở nhiều mức độ khác nhau.
- Trong đa số trường hợp, các biến chứng đều có thể được khắc phục thành công và không để lại di chứng lâu dài về sau này. Phẫu thuật tăng nguy cơ đột quỵ, thương tổn thân não, nhiễm trùng, rò dịch não tủy và tổn thương các thần kinh sọ não. Điếc hoặc ù tai cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật. Cần chụp MRI sau từ 1-5 năm để theo dõi tái phát u. Albatros Tham Khảo 1- Beers, Mark H., MD, and Robert Berkow, MD., editors. "Acoustic Neuroma." Section 7, Chapter 85 In The Merck Manual of Diagnosis and Therapy. Whitehouse Station, NJ: Merck Research Laboratories, 2002. 2- Kondziolka, D., L. D. Lundsford, and J. C. Flickinger. "Acoustic Neuroma Radiosurgery. Origins, Contemporary Use and Future Expectations." Neurochirurgie 50 (June 2004): 427-435. 3- Kundi, M., K. Mild, L. Hardell, and M. O. Mattsson. "Mobile Telephones and Cancer—A Review of Epidemiological Evidence." Journal of Toxicology and Environmental Health, Part B, Critical Reviews 7 (September-October 2004): 351- 384. 4- Ryzenman, J. M., M. L. Pensak, and J. M. Tew, Jr. "Patient Perception of Comorbid Conditions After Acoustic Neuroma Management: Survey Results from the Acoustic Neuroma Association." Laryngoscope 114 (May 2004): 814-820. 5- National Institute of Health Consensus Statement Online. Acoustic Neuroma 9, no. 4 (December 11-13, 1991). 6- University of California at San Francisco (UCSF). Information on Acoustic Neuromas. March 18, 1998.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ
18 p | 485 | 198
-
Giáo trình Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
11 p | 856 | 183
-
Giáo trình Hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ
5 p | 319 | 120
-
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NGỘ ĐỘC RƯỢU CÓ CHỨA METHANOL
12 p | 505 | 111
-
GIÁO TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SỐT
8 p | 249 | 87
-
Giáo trình Tình trạng nôn và buồn nôn: Nguyên nhân thường gặp và phương thức điều trị
5 p | 266 | 61
-
Giáo trình Độ Chính Xác của Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán H. pylori ở những Bệnh Nhân Xuất Huyết do Loét Tiêu Hoá Trên
2 p | 264 | 56
-
Giáo trình Chẩn đoán Tế Bào Học Một Số Bệnh Tuyến Giáp Qua chẩn đoán hình ảnh
14 p | 220 | 40
-
Hiệu quả của siêu âm Doppler trong chẩn đoán bệnh lý thận
9 p | 196 | 33
-
VAI TRÒ CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH MÁU THẦN KINH
9 p | 132 | 19
-
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa – Phần 1
15 p | 127 | 13
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ U NANG BUỒNG TRỨNG
14 p | 158 | 12
-
VÔ KINH : chẩn đoán và điều trị
15 p | 107 | 7
-
Bệnh Ruột thừa viêm: Chẩn đoán và điều trị
14 p | 95 | 5
-
SỤN NÊM NGOÀI HÌNH ĐĨA Ở TRẺ EM CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
7 p | 71 | 5
-
Ruột thừa viêm: Chẩn đoán và điều trị
13 p | 85 | 4
-
Ghẻ - chẩn đoán dễ mà khó
4 p | 99 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn