intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiếng Việt - Văn học & phương pháp giảng dạy: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

154
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Giáo trình Tiếng Việt -  Văn học & phương pháp giảng dạy là tài liệu học tập, tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Văn. Nội dung giáo trình tổng hợp các bài đọc môn Tiếng Việt có trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học và phân tích nội dung, những điểm cần lưu ý khi giảng dạy các bài đọc đó. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 giáo trình sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiếng Việt - Văn học & phương pháp giảng dạy: Phần 1

  1. Khoa Sư Phạm Tiếng Viêt - Văn học & Phương Pháp Giảng Dạy Tác giả: Tổ Văn Khoa Sư Phạm
  2. VĂN HỌC Bài 1: Tấc đất tấc vàng Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu Công lên chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất,tấc vàng bấy nhiêu. (Tập đọc lớp 3) 1.Bài ca dao là tiếng nói tình cảm thiết tha của ngươi nông dân lao động, biểu hiện lòng tin tưởng, lạc quan vào thành quả lao động và lòng yêu quí đối với đất đai trồng trọt. 2.Nội dung bài ca dao: a)Không khi lao đọng tấp nập với nổi vui mừng của nhà nông khi “mưa thuận gió hòa”. • Mở đầu bài ca dao, người đọc tiếp nhận được tiếng nói ân tình của người nông dân đối với khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến thời vụ cấy cày. “Ơn trời mưa nắng phải thì” Ai cũng hiểu rằng:người nông dân lao động ngày xưa,trồng trọt, cấy cày chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên. Vì thế,khi có được “mưa thuận gió hòa” thì việc cấy cày của nhà nông sẽ thuận lợi. • Có được “mưa thuận gió hòa” thì cảnh lao động tấp nập,công việc lao động đa dạng, vất vã mà vui diễn ra khấp cánh đồng. “Nơi thì bừa can, nơi thì cày sâu” b)Lòng tin vào thành quả lao động, vào mùa màng gặt hái được. • Việc sản xuất ra hat thóc, củ khoai của người nông dân lao động ngày xưa vô vàn khó khăn, vất vả. Họ luôn phải đương đầu với thế lực thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, trong khi đó, trong tay họ chỉ có công cụ lao động thô sơ vả trình độ khoa học kỹ thuật kém. Mặc dù vậy, họ không hề quản ngại công sức của mình bỏ ra, họ luôn tin tưởng vào thành quả lao động.
  3. “Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng” Công lênh: công sức bỏ ra Chẳng quản: chẳng kể Nước bạc: không có giá trị gì (nước trắng) • Tác giả dân gian đã vận dụng nghệ thuật đối lập: Ngày nay (hiện đại) > < ngày sau (tương lai) Nước bạc (nước trắng) > < cơm vàng (thành quả cao) c)Sự yêu quý, trân trọng đất đai trồng trọt: Cuối bài ca dao là lời kêu gọi,lời nhắn nhủ thắm thiết của người nông dân đối vơíư tất cả những người sử dụng đất đai trồng trọt. Tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng” nhằm so sánh giá trị cao quý của đát cũng như giá trị của vàng. Bài 2: Đi cấy Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng. (Ca dao cổ-tiếng việt lớp 4) 1.Bài ca dao là lời ân tình của người lao động, thể hiện tâm trạng lo lắng, lòng ước mong của họ trong lao động sản xuất nông nghiệp. 2.Nội dung bài ca dao: a)Tâm trạng lo lắng: • Mở đầu bai ca dao bằng hai câu: “Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy cồn trong nhiều bề” • Ở đây có hai người đi cấy, một người đi cấy thuê, một người đi cấy cho ruộng của mình.
  4. • Người nông dân so sánh công việc của mình- cấy trên ruộng nhà so với người đi cấy thuê ->lo toan, vất vả nhiêu hơn. Chú ý “còn”, “trông” (từ nhiều nghĩa)- trông nhiều bề: lo nhiều điều, nhiều thứ. b)Tâm trạng mong đợi: (câu 3,4) • Điệp từ “trông” (7 lần câu 3,4 và 9 lần trong tất cả bài-cả một chuổi dai tâm trạng trăn trở, lo âu của người nông dân đi cấy). • Trông trời, trông đất, trông mây: trông ở dây là nhìn trời, nhìn đất, nhìn mây người nông dân đi cấy quan sát các biểu hiện của thiên nhiên vì công việc cấy cày của họ hầu như phụ thuộc vào thời tiết. • Trông mưa,trông nắng: họ mong cho mưa thuận gió hòa. • Trông ngày, trông đêm: “trông” ở đây là chờ ngày, chờ đêm.Sự luân chuyển thời gian.Người làm nghề nông mong chờ thành quả lao động của mình. c)Mơ ước của người nông dân (câu 5,6) • Trông cho chân cứng đá mềm: trông ở đây là mong muốn. “Chân cứng đá mềm” là thành ngữ.Đây là cách nói ẩn dụ, hoán dụ và đối chọi ngôn từà ở đây,người lao động mơ ước có sức khỏe, có nghị lực vượt lên gian lao, khuất phục thế lực thiên nhiên khắc nghiệt. • “Trời êm bể lặng” người nông dân luôn mơ ước có được thời tiết thuận hòa, đạt thành quả trong lao động. Bài 3: Cảnh đẹp Hồ Tây Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ. 1.Với tình yêu quê hương đất nước, tâm hồn trông sáng hòa vào thiên nhiên, cuộc sống, tác giả dân gian đã thể hiện bức tranh cảnh vật Hồ Tây yên ả, thanh bình và thơ mộng. “Gió đưa cành trúc la đà” Cảnh vật được miêu tả ở câu mở đầu thật thanh mảnh, mềm mại,có đường nét.
  5. • Câu ca dao tiếp theo gợi tả âm thanh .Tác giả dân gian khéo léo trong việc dùng từ tượng thanh để miêu phỏng các âm thanh như những tiếng động của cuộc sống vẫn vang lên trong sự hình dung của người đọc. “Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương” Nhip thơ 4/4 (Tiếng chuông Trấn Võ/canh gà Thọ Xương) gợi lên những âm thanh khoan thai, đều đặn. • Kết thúc bai ca dao,tác giả dân gian vẫn tiếp tục kết hợp hài hòa giũa tả cảnh và gợi tả âm thanh. “Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ” Cảnh trong bài ca dao sáng dần lên, chuyển từ cảnh mặt hồ mịt mù sương đến cảnh mặt hồ lấp lánh ban mai của ngày mới. Âm thanh trong toàn bài ca dao không ồn ả mà đó là một thứ âm thanh êm dịu, vang xa: âm thanh của tiếng chuông chùa, âm thanh của tiếng gà gáy sáng xa xa và âm thanh của tiếng chày. b)Một tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, tâm hồn trong sáng của tác giả dân gian. Hình ảnh “gió đưa” chỉ đủ sức lay động cành trúc (cành trúc mềm mại, uyển chuyển) có khả năng làm lay động lòng người “la đà”. Từ “la đà” có giá trị gợi hình cao. • Bức tranh thiên nhiên được khắc họa trên một không gian rộng có màu sắc, đường nét và âm thanh. Lưu ý: Chú giải một số từ, một số tên địa danh. • Trấn Võ (có sách viết Trấn Vũ): ngôi đền cạnh hồ Tây • Thọ Xương: huỵen lị Thọ Xương xưa gần hồ Hoàn Kiếm. • Yên Thái (coa sách viết Yên Thế): một làng vùng Bưởi,xưa chuyên làm nghề giấy. • Hồ Tây: trước đó gọi là hồ Lang Bạc, tức là cái bến có sóng lớnvà sau này được gọi là hồ Tây. Bài 4: Cày đồng Trâu ơi! Ta bảo trâu này! Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!
  6. Bao gìơ cây lúa trổ bông Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. (Tiếng Việt lớp 2) 1.Bài ca dao là lời tâm tình của người nông dân với con trâu. Đó là lời khuyên nhủ chân tình và một lời hứa thủy chung. Qua đó, bài ca dao còn thể hiện tình cảm đáng quý của người nông dân đối với con trâu. 2.Nội dung cần phân tích: a)Lời khuyên nhủ chân tình như bè bạn của con người đối với con trâu: • Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian sử dụng hô ngữ “trâu ơi”, sử dụng cách xưng hô ta-trâu là cách nói thân thiết giữa bạn bè với nhau “ta bảo trâu này” “…cày với ta”. • Lời khuyên nhủ được bắtđầu bằng việc ra đồng, con trâu và con người cùng chung sức với một công việc cày đồng “Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”. • Người nông dân xem việc cấy cày là một công việc chính, là một nghề “nghiêp nông gia”. Đối với người nông dân xưa, con trâu là đầu cơ nghiệp, con trâu là công cụ lao động chính.Do đó, sự gắn bó mật thiết giữa người nông dân và con trâu đã hình thành từ bao đời nay. Người với trâu cùng cày bừa, cùng đồng kham cộng khổ và cùng làm lụng trên cánh đồng. Với cặp từ đối xứng ta - trâu;đây- đấy, nói lên một sự hiển nhiên giữa người và trâu cùng có mặt bên nhau trên đồng ruộng. Đâychính là mối quan hệ gắn bó, khăng khít trong lao động sản xuất “Ta đây trâu đấy, ai mà quản công”. b)Một lời hứa và một niềm tin mảnh liệt: • “Bao giờ…còn bông. Thì còn…ăn”. Đó là một lời hứa thủy chung, một quan hệ hòa đồng, giữa người và trâu không phân biệt, cùng làm, cùng hưởng. Công sức lao động vất vả, cực nhọc ấy phải được đền bù xứng đáng. • Tuy là lời hứa hẹn nhưng qua đó ta thấy được cả niềm tin tưởng lạc quan, tin vào tương lai, tin ở sức lao động tấm lòng trung hậu. Bài 5: Cày đồng Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày Ai ơi, bưng bác cơm đày Dẻo thơm một bát, đắng cay muôn phần. 1.Nổi vất vả cực nhọc của người nông dân cày ruộng và lời nhắn nhủ ân cần, tha thiết của họ đối với những người được thừa hưởng thành quả lao động.
  7. 2.Nội dung cần phân tích: a)Cảnh lao động cực mhọc,vất vả của người nông dân trên cánh đồng: Khi phân tích chú ý khai thác từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ được thể hiện trong bài. • Mở đầu, tác giả dân gian giới thiệu công việc của nhà nông là cày đồng. Cày đồng là một trong những công việc nặng nhọc nhất của nhà nông. Thời gian cày đồng: cày vào buổi ban trưa là tăng thêm nổi vất vả. • Từ ngữ hình ảnh: mồ hôi- thánh thoát là dùng từ láy “thánh thoát” vừa có giá trị gợi hình vừa gợi tả âm thanh. • Dùng biện pháp so sánh, thậm xưng. Mồ hôi thánh thoat như mưa ruộng cày b)Lời nhắn nhủ ân cần, tha thiết đối với ai được thừa hưởng thành quả lao đông. Khi phân tích, cần chú ý khai thác một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật sau đây: • Hình ảnh “bưng bát cơm đầy” là thành quả lao động, niềm hạnh phúc ấm no. • Từ ngữ: ai ơi là hô ngữ, gọi chung cho nhiều người. • Nghệ thuật đối lập: Dẻo thơm >< đắng cay Một hạt >< muôn phần Bài 6: Nguyên tiêu · Nguyên chữ Hán Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên Yên ban thâm xứ đàm quân sự Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền. RẰM THÁNG GIÊNG · Bản dịch: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước vẫn màu trời thêm xuân
  8. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bác ngát trăng ngân đầy thuyền. (Hồ Chủ Tịch) 1.Bài thơ giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của cảnh trăng trên sông đêm rằm tháng giêng được miêu tả đầy nghệ thuật trong bài thơ, qua đó là vẻ đẹp tâm hồn Bác Hồ, toát ra từ bài thơ. 2.Nội dung cần phân tích: a)Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp: • Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) là đêm rằm đẹp nhất trong năm, điển hình của vẽ đẹp và cảnh sắc mùa xuân. Chỉ hai tiếng “nguyên tiêu” đã đủ gợi lên hình ảnh đêm trăng rằm tháng giêng rất đẹp. Câu thơ đầu của bài thơ giản dị: kim dạ nguyên tiêu…(đêm nay, rằm tháng giêng…) tuy chỉ có mấy chử nhưng sức gợi râts nhiều. Ở đây, không phải là ánh trăng roi lồng lộng như trong câu thơ dịch mà là vằng trăng xuân đúng độ tròn đầy, độ chín nhất, viên mãn nhất. • Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên (sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) câu thơ mở ra một cảnh đêm xuân bát ngát, có cả sông nước, đất trời mà tất cả đều đầy sắc xuân, vẻ xuân, đầy âm ấm sức sống mùa xuân. Câu thoe có 7 chữ mà có tới 3 chữ xuân được lập lại, nghe như tạc, như in xuân sắc vào đất trời, ấm áp đầy hương khói. Tầm nhìn của nhà thơ bao la ôm ấp giang sơn. b)Lòng yêu nước và tâm hồn lạc quan phơi phới, một phong thái ung dung của tác giả. • Yên ba thâm xứ đàm quân sự (Giữa dòng bàn bạc việc quân) Tứ thơ thật bất ngờ. Trên thuyền không phải là một lãng tử, một du khách, một nữ sĩ mà là một tư lệnh kháng chiến của cả một dân tộc đang bận việc quân cơ (đàm quân sự). Cái đọc đáo thú vị của câu thơ ở chổ, tác giả kết hợp nhuần nhuyễn cai “cổ điễn” (yên ba thâm xứ) với cái “hiện đại” (đàm quân sự) trong một câu thơ 7 chữ. Cái góc của sự kết hợp tự nhiên đến thế trong câu thơ chính là ở tam hồn phong phú đẹp đẽ có sự kết hợp hài hòa tuyệt vời giữa truyền thống và hiện đại, giữa ẩn sĩ và chiến sĩ Hồ Chí Minh. • Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
  9. Kết thúc bài thơ là ánh trăng tràn ngập trời đất đêm xuân.Trời đầy trăng, còn sông trở thành trăng, và con thuyền cũng đang trở đầy trăng. Tác giả của bài thơ là vị tư lệnh tối cao của dân tộc, đồng thời là một thi nhân. Gió trăng chứa một thuyền đầy, nhà thơ ra về thư thái. Bài thơ vừa có cảm giác thần tiên,vừa chứa đựng niềm tin vào thắng lợi. Bài 7: Việt Bắc Tố Hữu I.VÀI NÉT VỀ BÀI THƠ “VIỆT BẮC”: • Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Việt Bắc. Ra đời sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi. Bài thơ tiêu biểu cho tập thơ về ba mặt: Ca ngợi tình cảm cách mang cao đẹp Ghi lai hình ảnh nhân dân anh hùng và cuộc sống anh hùng của nhân dân trong kháng chiến. Viễn cảnh tươi đẹp của đất nước trong cuộc kiến thiết sau khi hòa bình lập lại. • Bài thơ Việt Bắc dài 150 câu. Viết theo thể thơ lục bát. Sử dụng hình ảnh đối lập: một bên là người cán bộ kháng chiến một bên là nhân dân Việt Bắc. • Chương trình ở tiểu học có trích 3 đoạn thơ trong bài thơ này. II.GỢI Ý PHÂN TÍCH: “VIỆT BẮC” Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau chia củ sắn lùi Bác cơm sẻ nữa, chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng chay lưng địu con lên rẫy bẻ tưng bắp ngô Nhớ sao lớp học i tờ Rừng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
  10. Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều Ngày đêm nện cối đều đều suối xa (Tiếng việt lớp 4 tâp 2 trích “Việt Bắc” -Tố Hữu) Yêu cầu phân tích: 1.Cả đoạn văn miêu tả tâm trạng nhớ tiếc về những kỹ niệm kháng chiến. • Bốn câu đầu. Đại từ phiếm chỉ “minh” chỉ chung những người ở Việt Bắc. Không có hình ảnh của con người mà chỉ có sự việc, hành động. Tất cả nói lên nghĩa tình sâu nặng chia ngọt sẽ bùi trong những ngày thiếu thốn, gian khổ.Kỷ niệm thật sâu sắc và thiên liêng. • Hai câu kế tiếp: Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc thật rõ ràng, sinh động. Hinh ảnh những người lao động hiền lành, chịu thương chịu khó ấy thật khó quên. • Bốn câu tiếp: nhớ về những sinh hoạt trong kháng chiến: “lớp học i tờ” thấm đậm tình quân dân “những giờ liên hoan” vui nhộn, sôi nổi. “ngày thánh cơ quan” gian khổ mà lạc quan Từ “nhớ sao” bộc lộ cảm xúc xao xuyến dâng trào trong lòng tác giả. • Hai câu cuối: Từ kỷ niệm vui, rộn ràng lòng vẫn đột ngột nhớ về những cảnh sắc êm đềm thơ mộng của cảnh vật ở chiến khu. Âm thanh quen thuộc, khó quên được miêu tả êm đềm, va vắng, cảm xúc trở nên sâu lắng trong lòng người ra đi. 2.Nỗi nhớ được miêu tả qua đoạn thơ rất đa dạng: nhớ nhứng nghĩa tình, nhớ từng con người, nhớ những sinh hoat trong kháng chiến, nhớ cảnh vât, âm thanh quen thuộc…nhớ một thời gian khổ mà lạc quan. Bài 8: Nhớ Việt Bắc Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng
  11. Nhớ người đang cói chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu răng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Tiếng việt 4- Trích “Việt Bắc “-Tố Hữu) Yêu cầu phân tích 1.Đoạn thơ này là lời người cán bộ kháng chiến nối lên nỗi lòng thương nhớ của mình đối với Việt Bắc : nhớ thiên nhiên tươi đẹp, nhớ con người Việt Bắc nghĩa tình. Hình ảnh thiên nhiên, con người đang kết nhau trong từng khoảnh khắc thời gian, không gian bốn mùa, đẹp một cách rực rỡ thơ mộng. Đây là cảnh mùa đông với màu xanh biếc ngút ngàn lại đột ngột bừng lên màu hoa chuối đỏ tươi. Vẻ đep của màu sắc hoa lá ấy hòa quyện với vẻ đẹp của con người. Bức tranh xuân, núi rừng phủ một rắc trắng tinh khiết của hoa mơ, động từ nở khiến màu sắc của cảnh vật như đang vân động. Gắn với rừng mơ mùa xuân là hình ảnh cô gái dịu dàng đang lao động cần cù, chăm chỉ “chuốt từng sợi giang”. Giữa cảnh rừng mùa hè có rừng phách trổ hoa vàng rực ấy, “cô gái hái măng một mình” tạo cho cảnh vật thiên nhiên và con người một vẽ hữu tình khó quên. Những đêm trăng mùa thu ở rừng Việt Bắc đẹp một cách yên bình, ấm áp tình người. Gắn với cảnh trăng thu không phải là con người mà là tiếng hát, tiếng hát ấy như tạc vào lòng dạ người ra đi một nghĩa tình chung thủy sâu xa. 2.Màu sắc, đường nét, âm thanh của rừng núi Việt Bắc được miêu tả trong sự vận động của thời gian, sự thay đổi của không gian. Mùa nào, cảnh nào cũng đẹp, cũng nên thơ đáng nhớ. 3.Học sinh khai thác từ ngữ, hình ảnh biện pháp tu từ để phân tích làm nổi bậc nội dung trên. Bài 9: Nhớ Bác Mình về nhớ Bác đuờng xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
  12. Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường Nhớ người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân người bước lên đèo Người đi rừng núi trong theo bóng người (Trích Việt Bắc - Tố Hữu) Yêu cầu phân tích: 1.Đoạn thơ nói lên tình cảm tha thiết của nhân dân Việt Bắc đối với Bác Hồ. • 2 câu đầu: lời nhắn gửi của người Việt Bắc. Lời lẽ êm ái, chân chất, không kếm phần cung kính. Từ “khôn nguôi” diễn tả tâm trạng chung của nhân dân Việt Bắc nhớ Bác. Từ “Việt Bắc” nói lên được một cách đầy đủ và sâu sắc tình cảm thương nhớ ấy. • 2 câu tiếp: nhớ hình ảnh Bác: sự rực rỡ và giản dị không hề mâu thuẫn nhau. Nhớ đôi mắt “sáng ngời”: đôi mắt của trí tuệ minh mẫn. Nhân dân gọi Bác thân mật là “ông cụ” “áo nâu, túi vải”: nhớ một cách cụ thể, tỉ mỉ về màu sắc, trang phục của Bác cho thấy sự trân trọng, thân thương của nhân dân Việt Bắc đối với Bác Hồ. • 2 câu tiếp theo: nhân dân Việt Bắc cũng không quên được hình ảnh Bác rong ruỗi đi công tác trên đường rừng mỗi sớm mai. Đồng bào dõi theo từng bước đi của Bác. “Ung dung yên ngựa…” hình ảnh Bác đẹp và lãng mạn, giờ biến thành nỗi nhớ. • 2 câu cuối đoạn thơ, nhân dân khẳng địnhmột lần nữa tấm lòng thương nhớ của tất cả các dân tộc ở Việt Bắc, cả núi rừng Việt Bắc luôn hướng về Bác với niềm luyến tiếc, tinh yêu. 2.Phân tích những từ ngữ gợi tả, những hình ảnh đẹp thể hiện hình ảnh Bác Hồ trong tấm lòng người dân Việt Bắc. Bài 10: Nghe thầy đọc thơ Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thuở động tàu dừa
  13. Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Thêm yêu tiếng hát mẹ cười Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra… (Tiếng việt 4 tập 1-Trần Đăng Khoa) Gợi ý phân tích: • Khoa có nhiều thơ về thầy giáo, bài nào cũng sâu sắc, thấm đậm nghĩa tình: “Hỏi đường”, “Bàn chân thầy giáo”…Bài thơ “nghe thầy đọc thơ” được trích day ở Tiếng việt lớp 4 tập 1/ • Nhớ về người thầy đã xa, Khoa chỉ nhớ giọng đọc thơ của thầy- giọng đọc thơ của thầy góp phần xây đấp tâm hồn của khoa. “Bao ngày”: nhiều ngày. • Qua tiếng thơ thầy đọc, quê hương như được tao thêm sức sống: “đỏ nắng, xanh cây”. • Tiếng thơ của thầy còn gợi lên hình ảnh âm thanh êm ái, ngọt ngào của quê hương đất nước và của người thân. • Tiếng thơ của thầy còn gợi lên hình ảnh, cảnh vật quê hương đẹp mà gần gủi: cảnh đêm trăng,bóng dừa, cảnh quen thuộc của những cơn mưa quê hương… • Tiếng thơ của thầy gợi lên tình yêu cuộc sống và con người tha thiết. Tóm lại, tiếng thơ của thầy đã bồi đắp cho tâm hồn tác giả những nhận thức, tình cảm cao đẹp, đã mang đến cho tác giả một niềm yêu đời bất tuyệt. Bài 11: Hạt gạo làng ta Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông kinh thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bì đắng cay… Hạt gạo làng ta
  14. Có bảo tháng bảy Có mưa tháng ba Gọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngôi lên bờ Mẹ em xuống cấy… Hạt gạo làng ta Những năm bơm Mỹ Trút lên máy nhà Những năm khẩu súng Theo người đi xa Những năm bom đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông… Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rác mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quét đất Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến
  15. Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta… (TVS- Trần Đăng Khoa) Gợi ý phân tích: • Cả bài thơ là những khúc ca. Mỗi khúc ca bắt đầu bằng điệp khúc: “Hạt gạo làng ta”. Mỗi khúc ca là một cảm nhận riêng của tác giả về giá trị của hạt gạo. Từ hạt gạo, tác giả cảm nhận được quá nhiều ý nghĩa cao quý trong quá trình tạo ra nó, để rồi cuối cùng, tác giả phải khái quát lên: “Hạt gạo làng ta”. Điều đó thể hiện thật trân trọng, lòng tự hào của tác giả về hạt gạo quê mình. • Sự phát triển khổ thơ tù khổ 1 đến khổ 5: Khổ 1: Hạt gạo làng ta kết tinh hồn quê hương quen thuộc, gần gủi và thân thương. Sông kinh thầy Hình ảnh quê hương đã gắn bó Hương sen thơm với tâm hồn bé Khoa Điệp từ “có” và phép liệt kê thể hiện sự phong phú đa dạng những cảm nhận từ mọi giác quan: có hương, có vị, có lời, có đắng cay ngọt bùi. Khổ 2: Hạt gạo làng ta được làm ra trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Những hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt được liệt kê một cách cụ thể, dồn dập. Tác hại của mưa, bảo, hạn hán thế nào, người đọc tự cảm nhận. Tác giả chỉ đi sâu miêu tả hình ảnh người mẹ chịu thương chịu khó bền bỉ chống chọi lại cái nắng khắc nghiệt “nước như ai nấu” để làm ra hạt gạo. Người đọc mũi lòng trước hìng ảnh so sánh đối lập: “chết cả cá cờ”, “cua ngoi lên bờ” và “mẹ em xuống cấy”. Khổ 3: Hạt gạo làng ta được làm ra trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Điệp từ “Những năm” đẻ khắc họa một thời đáng nhớ. Dân tộc hình thành hai trân tuyến: “người đi xa” ra tiền tuyến, người ở lại vừa sản xuất vừa chiến đấu. Qua cách cảm nhận của Khoa, cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ có ác liệt mà cũng đường hoàng lạc quan.
  16. Khổ 4: Trong quá trình làm ra hạt gạo cũng có công đóng góp của thiếu nhi. Thật cảm động với hình ảnh làm quá sức của mình của các em thiếu nhi. Làm ở mọi thời điểm: sáng, trưa, chiều. Làm đủ mọi công việc chống hạn, bắt sâu, gánh phân. Tác giả đã phân tích hạt gạo đến tận cùng những công sức làm ra nó. Khổ 5: Tác giả ca gợi ý nghĩa to lớncủa hạt gạo: hạt gạo chi viện, hạt gạo nuôi quân. Cuối cùng là niềm vui sướng tự hào của tác giả về hạt gạo của quê hương. Bài 12: Việt Nam thân yêu Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn, Mây trời che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. Quê hương biết mấy thân yêu, Bao nhiêu trời đã chịu nhiều thương đau. Mặt người vất vả in sâu, Gái trai cùng một áo nâu nhộm bùn. Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa. (TV 4 Tập 1- trích “Bài thơ Hắc Hải” - Nguyễn Đình Thi) Gợi ý phân tích: Đoạn trích thể hiện những cảm hứng về đất nước, về dân tộc mọt cách sâu lắng. Khổ 1: Cảm xúc về cảnh đẹp của non sông gấm vóc Việt Nam . Bộc lộ cảm xúc trực tiếp qua kiểu câu cảm thán, đoạn thơ là bức tranh tiêu biểu về một đất nước Việt Nam hữu tình: Cánh đồng mêng mông vô tận Bầu trời êm ã chấp chới cánh cò
  17. Rặng Trường Sơn vời vợi… Đọan thơ bộc lộ cảm xúc say sưa, tự hào của tác giả. Khổ 2: Cảm xúc về dân tộc Việt Nam qua một chặn dài lịch sử. Cuộc sống của nhân dân ngày xưa khốn khổ bởiv áp bức và nghèo khó. Bao nhiêu: đời một thời gian dài Gái trai: ai ai cũng phải cam chịu. Đoạn thơ thể hiện niềm xót xa khi nghĩ về dân tộc trong quá khứ. Khổ 3: Cảm xúc về truyền thống đánh giặc giữ nước và yêu hòa bình. Mỗi người dân là một anh hùng. Nghèo khổ mà bất khuất: chống áp bức và chống ngoại xâm. Giành được chiến thắng vẻ vang để bảo vệ đọc lập tự do. Đó là ước nguyện hòa bình muôn thuở của người dân Việt Nam. Tóm lại, ca ngợi, tự hào về đất nước, tác giả muốn thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với dân tộc trong quá khứ và khẳng dịnh ý chí hòa bình bền vững cho đất nước Việt Nam. Bài 13: Mùa thu câu cá Ao thu, lạnh lẽo nước trong veo. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làng hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẻ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Nguyễn Khuyến Gợi ý phân tích: Bài thơ nằm trong chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, bao gồm ba bài thơ nôm: thu điếu, thu ẩm, thu vịnh. “Thu điếu” nghĩa là “mùa thu cá”. Cảnh mùa thu trong bài là mùa thu ở miền Bắc, nơi quê hương tác giả: vùng chiêm trũng thuộc đồng bằng Bắc bộ.
  18. “Mùa thu câu cá” là bức tranh mùa thu cảnh đơn sơ. Trung tâm là chiếc ao.Nước, thuyền, sóng, lá rơi, người câu, cá đóp mồi…đều thuộc cái ao. Hai câu đề: Không gian của bức tranh thu: lạnh lẽo một cái ao, một chiếc thuyền. Cái trong veo của nước, cái lành lạnh mông lung của không gian, cái bé xúi của cái thuyền câu gợi lên một vẽ tỉnh lặng yên ắng, trống không. Hai câu thực: Cảnh ao thu hiện rõ hơn, cụ thể hơn với sắc màu gờn gợn biếc xanh của sóng, màu vàng của lá thu rơi. Không gian dường như có chuyển động nhưng rất mong manh với cái hơi gợn của sóng và cái khẽ rơi của lá. Sự tĩnh mịch vẫn bao trùm tất cả. Hai câu luận: Cảnh được mở rộng ra đến “tầng mây”, “ngõ trúc”. Sự tĩnh lặng như bao trùm tất cả, không chỉ ở mặt ao mà mở rộng ra nền trời, mặt đất mùa thu. Hai câu kết: Trở lai ao thu, ta bắt gặp hình ảnh một con người. Một thi nhân ngồi câu cá trong ao cơn lạnh lẽo kia. Tác giả lắng mình chờ cá mà cũng lắng mình nghe được cái vắng lặng của đất trời. Tất cả đều như lắng mình trước cái vắng lặng mênh mông của mùa thu. Bài thơ gợi lên khoảnh khắc giao cảm của tâm hồn nhà thơ trước mùa thu, sự nhạy cảm của một tâm hồn nghệ sĩ. TIẾNG VIỆT Bài 1: Thống âm vị tiếng Việt I.THẾ NÀO LÀ ÂM VỊ ? ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA NGUYÊN ÂM VÀ PHỤ ÂM KHI PHÁT ÂM: 1.Thế nào là âm vị ? Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất phân định được trong chuỗi lời nói, có chức năng phân biệt nghĩa, nhận diện từ. Âm vị phân thành hai loại cơ bản: nguyên âm và phụ âm. Ngoài ra, âm vịncòn có bán âm và thanh điệu (siêu âm đoạn). Ví dụ: Ồ, trời đẹp quá. (4 âm tiết) Âm tiết “ồ” gồm âm vị /o/ + thanh huyền(2) Âm tiết “trời” gồm âm vị /tc/+/g/+/i/ thanh huyền (2) Âm tiết “đẹp” gồm âm vị /d/+/e/ +/p/ thanh nặng (6) Âm tiết “quá” gồm âm vị /q/+/u/+/a/ thanh sắc (5)
  19. 2.Đặc điểm cấu tạo của nguyên âm và phụ âm và phụ âm khi phát âm: Nguyên âm - Khi phát âm các nguyên âm, luồng hơi ra tự do. Nghĩa là luồng hơi phát ra không bị cản lại ở vị trí nào trong khoang miệng, hốc mũi VD: /a/, /e/ ,/ie/ Khi phát nguyên âm luồng hơi ra yếu Khi phát nguyên âm, dây thanh rung nhiều khiến âm có nhiều tiếng thanh. Khi phát bộ máy phát âm điều hòa. Nghĩa là các bộ phần cùng làm việc. Phụ âm Khi phát các phụ âm luồng hơi ra không tự do bị cản ở vị trí nào đó trong bộ máy phát âm (gọi là tiêu điểm cấu âm). VD: /m/ bị cản ở hai môi /t/ bị cản ở đầu lưỡi và răng. Khi phát phụ âm, luồng hơi ra mạnh. Khi phát phụ âm, dât thanh rung ít hoặc không rung khiến phụ âm có nhiều tiếng động. Khi phát, bộ máy phát âm không điều hòa mà tập trung vào một điểm cấu âm II KHÁI QUÁT HỆ THỐNG NGUYÊN ÂM VÀ PHỤ ÂM TIẾNG VIỆT: 1. Nguyên âm: Tiếng việt có 16 nguyên âm: 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên ân đôi: 13 nguyên âm đơn: /i, e, e, e, w, ‫ﻻ‬, a, ă, u, o, / Trong đó có 9 nguyên âm dài: /i, e, e, w, ‫ﻻ‬, a, u, o, / 4 nguyên âm ngắn : /ă/ 3 nguyên âm đôi: /ic/, /uo/, /w‫ﻻ‬/ Khi sử dụng các nguyên âm cần chú ý: 9 nguyên âm dài có khả năng độc lập tạo vần trong âm tiết Ví dụ: tỉ tê, ta… 4 nguyên âm ngắn không có khả năng độc lập tạo vần mà phải kết hợp với một âm nào đó ở phía sau mới tạo vần được.
  20. Ví dụ: lấy, văn, anh, ong Các nguyên âm đôi: Khi đọc: đọc liền hơi và không nên nhấn mạnh vào âm trước hoặc âm sau. Khi viết: Nếu âm tiết có âm cuối thì nguyên âm đôi viết bình thường: /ie/, /uo/, /wg/. Nếu âm tiết có âm cuối thì phải biến đổi như sau: /ie/à ia (ya) àtia, khuya /uo/ àua àchua /w‫ﻻ‬/ à ưa à chưa 2.Phụ âm: Hệ thống phụ âm tiếng việt gồm 23 phụ âm: /p, b, t, t, d, tc, c, k, q, m, n, η, f, v, s, z, , zc, x, h, l./ 23 phụ âm điều có thể đứng làm phụ âm đầu của âm tiết tiếng Việt. • Ngoài ra hai loại âm vị trên, tiếng Việt còn có một loại âm vị trung gian giữa nguyên âm và phụ âm: đó là bán âm (ký hiệu bán âm /Ç/ ). • Tiếng Việt chỉ có hai bán âm là / và . • Bán âm là những âm vị có đặc điểm cấu tạo giống nguyên âm song khi tham gia cấu tạo âm tiết chúng không đứng ơt vị trí trọng âm (âm chính) mà đứng ở vị trí âm đệm hay âm cuối. Ví dụ: “Tuy” có bán âm / ở vị trí âm đệm. “Túi “ có âm ở vị trí âm cuối. Thanh điệu gọi là âm vị siêu âm đoạn. Thanh điêu luôn gắn với toàn bộ âm tiết. Tiếng Việt có sáu thanh, thể hiện trên chữ viết bằng năm dấu thanh. Đó là: thanh ngang (1), thanh huyền (2), thanh ngã (3), thanh hỏi (4), thanh sắc (5), thanh nặng (6). Bài 2: Âm tiết tiếng Việt I KHÁI NIỆM ÂM TIẾT: Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất được phân định trong chuỗi lời nói, bao gồm một số yếu tố ngữ âm cấu thành,. Mỗi âm tiết phát ra thành một tiếng. Khi viết, các âm tiết tiếng việt được viết rời nhau. Ví dụ: Trường đại học An Giang à 5 âm tiết. II ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2