intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu ngành PR(quan hệ công chúng)

Chia sẻ: Lý Thành Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

725
lượt xem
235
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu ngành PR(quan hệ công chúng) Một chuyên gia quan hệ công cộng (Public Relation – PR) thành đạt là một người luôn thấy thoải mái với sự thật là đây là một nghề nghiệp rất mới và vất vả. Để được như vậy thì quả thật không dễ dàng, sẽ có rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp của họ. Quan hệ công cộng được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng quan hệ tích...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu ngành PR(quan hệ công chúng)

  1. Giới thiệu ngành PR(quan hệ công chúng) Một chuyên gia quan hệ công cộng (Public Relation – PR) thành đạt là một người luôn thấy thoải mái với sự thật là đây là một nghề nghiệp rất mới và vất vả. Để được như vậy thì quả thật không dễ dàng, sẽ có rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp của họ. Quan hệ công cộng được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng quan hệ tích cực với những tầng lớp đối tượng của tổ chức đó. Các công ty PR cung cấp một danh mục dịch vụ khá rộng cho đông đảo khách hàng. Các công ty thuê những hãng này để xây dựng các chiến dịch truyền thông hướng dến các đối tượng khách hàng; quản lý các sự kiện đặc biệt như họp báo, khai trương sản phẩm và các lễ khánh thành; viết tài liệu giới thiệu, bản tin và thông cáo báo chí; dịch các tài liệu và theo dõi báo chí trong nước và quốc tế. Các lĩnh vực trog ngành PR sẽ phát triển trong tương lai bao gồm khách sạn, các công ty lớn nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Với nhiều người, con đường đến với nghề nghiệp trong lĩnh vực PR gắn liền với việc bán hàng. Họ đã bán đồ chơi. Họ đã bán rượu mạnh. Thậm chí họ còn bán đồ nội thất giao tận nhà,... Giao dịch với nhiều khách hàng khác nhau hàng ngày đã dạy cho họ đôi điều căn bản về giao
  2. tiếp. “Những công việc đó dạy tôi nhìn nhận mọi việc theo quan điểm khách hàng và lắng nghe các yêu cầu của họ, cả hai cùng là những kỹ năng rất quan trọng trong ngành PR”, một nhân viên trong lĩnh vực PR của Nhật Bản cho biết. Bên cạnh đó, có nhiều người đến với lĩnh vực này theo cách hoàn toàn khác. Sau khi tốt nghiệp đại học về quốc tế học ở trường Georgetown University, Washington D.C., Peter Dean đến làm việc cho một viện nghiên cứu hàng đầu chuyên về các dự án kỹ thuật. Peter chuyển từ việc viết báo cáo cho chính phủ Mỹ sang viết thông cáo báo chí cho PUBCOM. “Quan hệ công cộng là một nghề thú vị, đó là một con đường tuyệt vời để học hỏi văn hoá của đất nước bạn đang công tác”, Peter cho biết, “Khách hàng của bạn chủ yếu là các tổ chức thương mại, phi chính phủ hoặc văn hoá nghệ thuật”. Với những kiến thức chuyên môn khác nhau, các nhân viên PR đều cho biết làm việc trong lĩnh vực PR chú trọng vào kỹ năng nhiều hơn là học vấn. “Không có loại bằng cấp đặc biệt nào có thể giúp bạn làm ngay được các công việc về PR”. Các nhân viên PR đều có bằng đại học thuộc nhiều lĩnh vực từ nghệ thuật, tiếng Anh đến kế toán hay ngôn ngữ học. Một nhân viên PR có tiềm năg phải có kỹ năng viết và giao tiếp tốt. Họ còn phải biết quan hệ ngoại giao và “cảm thấy thoải mái trong các tình huống không thoải mái”. Có một vài kinh nghiệm về tiếp thị cũng rất quan trọng. Kỹ năng tiếp thị có thể có được từ kinh nghiệm sống nên những ai muốn theo nghề PR không nên chỉ chú tâm tìm các cơ hội chính thức. Một nhân viên PR cho biết “Tìm ra những cơ hội trong những vị trí không thể. Hãy học kinh nghiệm tiếp thị từ công việc của bạn dù đó là trong một cửa hàng tranh nghệ thuật hay như một người phục vụ bàn ăn”. Các chuyên gia PR khuyên những sinh viên một trở thành chuyên gia về PR nên bắt đầu thiết lập quan hệ trong khi còn đang đi học. Xây dựng quan hệ càng nhiều càng tốt và làm những công việc tình nguyện sẽ giúp có được những kỹ năng tốt. Công việc ở mức khởi đầu trong ngành PR là làm cán bộ khách hàng tập sự. Những công việc này yêu cầu viết các thông cáo báo chí, chuẩn bị các bài thuyết trình, nghiên cứu, tư vấn và làm việc với khách hàng. Cấp công việc tiếp theo là làm cán bộ khách hàng chính thức và bạn sẽ có thêm trách nhiệm về một dự án hoặc khách hàng cụ thể (ở nhiều công ty PR mỗi dự án có một nhóm nhỏ các chuyên gia PR đảm nhiệm). Người nhân viên lý tưởng trong ngành PR phải có tính sáng tạo cao và có nhiều sáng kiến. Họ còn phải có khả năng giao tiếp với một khách hàng và bán bất kỳ thứ gì, bất kỳ ý tưởng, hình
  3. ảnh hay kế hoạch nào. Ngoài ra, họ còn phải có khả năng làm việc như một thành viên trong một nhóm. Theo nhiều chuyên gia PR, các công ty đang hiểu ra tầm quan trọng của quan hệ công cộng như một phần trong các kế hoạch giao tiếp lớn của họ. “Tương lai của ngành này chỉ có một con đường, và đó là con đường đi lên”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2