intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạt mè - Vị thuốc của trái tim

Chia sẻ: Lulu Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Không chỉ có vị béo, thơm quyến rũ, các thành phần trong hạt mè mang lại giá trị dinh dưỡng cao và rất có lợi cho tim mạch. Sở hữu trái tim khỏe Chất béo trong mè chủ yếu là các chất béo chưa bão hòa, có khả năng bảo vệ tim mạch trước nguy cơ bị tổn thương do lão hóa, đồng thời giúp giảm xơ vữa mạch máu và thiếu máu cơ tim.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạt mè - Vị thuốc của trái tim

  1. Hạt mè đen không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng làm đẹp. (Ảnh minh họa) Hạt mè - Vị thuốc của trái tim
  2. - Không chỉ có vị béo, thơm quyến rũ, các thành phần trong hạt mè mang lại giá trị dinh dưỡng cao và rất có lợi cho tim mạch. Sở hữu trái tim khỏe Chất béo trong mè chủ yếu là các chất béo chưa bão hòa, có khả năng bảo vệ tim mạch trước nguy cơ bị tổn thương do lão hóa, đồng thời giúp giảm xơ vữa mạch máu và thiếu máu cơ tim. Trong mè còn chứa hai loại chất xơ đặc biệt là sesamin và sesamolin có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol và ngăn ngừa huyết áp cao. Dầu mè là sản phẩm được chiết xuất từ hạt mè, là loại dầu có chứa nhiều nhất các chất béo không bão hòa, các chất chống ôxy hóa, vì vậy nó đặc biệt tốt cho tim mạch hơn hẳn các loại dầu khác (dầu cọ, dầu dừa). Hàm lượng magie trong hạt mè cao cũng giúp giảm và ổn định huyết áp, ngăn chặn những cơn đau tim, đột quỵ. Magie có trong mè, có tác dụng giãn cơ, giúp ngăn ngừa sự co thắt đường hô hấp. Mang lại giá trị dinh dưỡng cao Ở Việt Nam, miền Nam gọi là mè đen, miền Bắc gọi là vừng đen, tên y học cổ truyền là hắc chi ma. Các danh y Hoa Đà (thời Tam Quốc), Tuệ Năng (nhà Minh), và Tuệ Tĩnh (Việt Nam, trong sách Nam dược thần hiệu) đều dùng mè đen để chế biến làm dược liệu chữa bệnh. Hạt mè có kích thước rất nhỏ, hình bầu dục, vỏ hạt mè có nhiều màu khác nhau: đen, vàng, trắng. Thành phần chủ yếu của hạt mè là chất béo, axit béo bão hòa có trong mè là yếu tố mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Đa số hạt mè được dùng để ép lấy dầu, một số khác dùng để chế biến món ăn hoặc làm bánh, kẹo… Dầu mè (vừng) được xem là loại dầu có nhiều dinh dưỡng, phòng ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tốt cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt lá mè đen tươi có tác dụng trị bệnh viêm thận, bàng quang. Nước sắc từ lá và rễ vàng làm nước gội đầu để kích thích mọc tóc.
  3. Hạt mè đen không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng làm đẹp. (Ảnh minh họa) Phòng ngừa ung thư, giúp xương chắc khỏe Trong hạt mè có chưa nhiều chất chống ôxy hóa và ngoài ra còn nâng cao khả năng bảo vệ và hấp thu vitamin E. Vitamin E là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và có tác dụng phòng chống một số loại ung thư. Bên cạnh đó, một lượng lớn chất khoáng canxi có trong hạt mè giúp bảo vệ tế bào ruột kết khỏi các chất gây ung thư. Mè đen còn cung cấp một lượng kẽm giúp cho xương luôn được chắc khỏe. Do đó, ăn mè là giải pháp giúp giảm hiện tượng loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh và đàn lớn tuổi. ông Mè đen chữa được nhiều bệnh Mè có chứa nhiều loại khác nhau: mè đen, vàng, trắng. Trong số đó, mè đen được xem chữa được nhiều bệnh: tim mạch, chữa ho khan, huyết áp cao, lao phổi, tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ… Theo y học cổ truyền, mè đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ ngũ tạng, bổ não tủy, bền gân cốt, sáng tai mắt, dưỡng huyết… rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Lá mè đen có tác dụng ích khí, bổ não, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.
  4. Sổ tay lưu ý: Để có làn da đẹp, mỗi sáng trước khi điểm tâm, tối trước khi ngủ, nhai và nuốt sống từ 25-40gr mè đen trong 5- 10 ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2