HỆ THẦN KINH - GVGD: TS. Nguyễn Dương Tâm Anh
lượt xem 66
download
TỔNG QUAN VỀ HỆ THẦN KINH Là mạng lưới phức tạp và quan trọng nhất của cơ thể Cần thiết cho nhận thức cảm giác, nhận thức về sự đau đớn và thích thú Kiểm soát và kích thích các vận động vận động cơ, điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Quan trọng đối với những hoạt động thần kinh như sự phát triển ngôn ngữ, suy nghĩ và trí nhớ, Hệ thần kinh được chia thành 2 phần: Hệ thần kinh trung ương Hệ thần kinh ngoại biên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HỆ THẦN KINH - GVGD: TS. Nguyễn Dương Tâm Anh
- HỆ THẦN KINH GVGD: TS. Nguyễn Dương Tâm Anh
- TỔNG QUAN VỀ HỆ THẦN KINH Là mạng lưới phức tạp và quan trọng nhất của cơ thể Cần thiết cho nhận thức cảm giác, nhận thức về sự đau đớn và thích thú Kiểm soát và kích thích các vận động vận động cơ, điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Quan trọng đối với những hoạt động thần kinh như sự phát triển ngôn ngữ, suy nghĩ và trí nhớ, Hệ thần kinh được chia thành 2 phần: Hệ thần kinh trung ương Hệ thần kinh ngoại biên
- SỰ SẮP XẾP CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG VÀ NGOẠI BIÊN
- CẤU TẠO TẾ BÀO THẦN KINH TB thần kinh còn gọi là neuron Các bộ phận hoạt động của hệ thần kinh là kết quả hoạt động hàng triệu tế bào thần kinh liên kết lại. Chức năng của neuron: bắt tín hiệu trong một bộ phận của hệ thần kinh và chuyển các tín hiệu đến bộ phận khác, nơi mà chúng có thể được chuyển tiếp đến các neuron khác hoặc dẫn đến hoạt động nào đó. TB thần kinh hay neuron Các loại neuron khác nhau có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng tất cả chúng đều có cấu trúc cơ bản giống nhau. Có một nhân được chứa trong một phần gần như hình cầu của neuron gọi là thân neuron. Những tua ngắn xấut phát từ thân neuron phân nhánh như cành cây gọi là đuôi gai hay dendrite Các TB bảo vệ, nuôi dưỡng và cung cấp sự (nơi tiếp nhận tín hiệu) chống đỡ cho các neuron (neuroglial cell) Một sợi đơn dài trải ra từ thân neuron được gọi là Các TB thần kinh đệm có mặt rất nhiều sợi trục (axon) với đầu xa chia thành nhiều trong hệ thần kinh trung ương nhánh kết thúc bằng một số đầu mút nhỏ bé (nơi Các tế bào schwann được thấy trong hệ truyền và phát tín hiệu) thần kinh ngoại biên.
- Phân loại tế bào thần kinh Theo chức năng, các neuron được chia thành 3 loại: Các neuron cảm giác (neuron hướng tâm): truyền đạt thông tin từ các cơ quan cảm giác của cơ thể đến hệ thần kinh trung ương; Các neuron hợp nhất (neuron trung gian): phân tích và xử lý thông tin nhận được Các neuron vận động (neuron ly tâm): khởi phát các hoạt động ý thức và vô thức. Theo cấu trúc, các neuron được chia thành 3 loại: neuron đa cực, neuron lưỡng cực, neuron đơn cực
- SỰ TRUYỀN TÍN HIỆU Mỗi đầu ở gần sát nhưng thực sự không chạm vào đuôi gai của một neuron khác. Khoảng cách này được gọi là liên hợp thần kinh (synapse thần kinh), qua đó các thông tin được truyền đi do các hoá chất được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Mỗi neuron được giới hạn bởi một màng bán thấm mỏng gọi là màng neuron, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền các tín hiệu. Các tín hiệu này luôn luôn được bắt đầu đầu bằng sự kích thích của một hay nhiều đuôi gai (dendrite) được chuyển về thân bào truyền dọc theo sợi trục (axon). Để tăng tốc sự dẫn truyền các tín hiệu, nhiều sợi trục có một lớp bao bọc, gọi là myelin. Khi một tín hiệu đi đến các đầu mút ở cuối sợi trục, trong hoàn cảnh nào đó, nó có thể nhảy qua liên hợp thần kinh đến đuôi gai của một nơrôn kế cận và cứ thế tiếp tục cuộc hành trình của nó.
- Synapse
- CÁC TB THẦN KINH ĐỆM Ở HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG Tế bào hình sao (Astrocyte) Điều hòa thành phần dịch não ngoại bào Gia tăng chức năng nâng đỡ để hình thành hàng rào máunão Tế bào lớp lót khoang nãotủy sống (Ependymal cell) Hỗ trợ hình thành những đám rối màng trạch tiết dịch nãotủy (serebrospinal fluid, CSF)
- CÁC TB THẦN KINH ĐỆM Ở HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG TB vi đệm TK (Microglial cell) Các đại thực bào được biệt hóa, có chức năng miễn dịch tiêu diệt các neuron bị thương tổn, các yếu tố xâm nhiễm vào não và tủy TB TK đệm ít phân nhánh (Oligodendrocyte) Sản xuất phiến myelin bao bọc lấy các trục neuron
- CÁC TB THẦN KINH ĐỆM Ở HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN TB Schwann hay neurolemmocytes Bao bọc trục thân neuron để hình thành phiến myelin TB đệm vệ tinh Ở quanh thân TB neuron trong hạch thần kinh, cung cấp chất dinh dưỡng và sự nâng đỡ
- SỢI TRỤC THẦN KINH MYELIN HÓA VÀ KHÔNG MYELIN HÓA Sợi trục TK myelin hóa Myelin bảo vệ và cô lập sợi trục với những sợi trục khác Không liên tục với những rãnh Ranvier Sợi trục TK myelin hóa
- HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN Các thành phần chính gồm: Các dây thần kinh ngoại biên: nối hệ thần kinh trung ương đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể Một dây thần kinh là một bó sợi vận động và cảm giác, cùng với mô liên kết và các mạch máu Có 43 cặp dây thần kinh lớn xuất hiện từ trong hệ thần kinh trung ương Dây thần kinh sọ gồm 12 cặp xuất phát từ phía dưới bộ não Dây thần kinh tuỷ sống gồm 31 cặp từ dây cột sống Các hạch thần kinh: các nhóm tế bào thần kinh được đặt ở các điểm khác nhau trong hệ thần kinh.
- 12 CẶP DÂY THẦN KINH SỌ Chủ yếu cung cấp cho các cơ quan cảm giác và các cơ ở trên đầu Dây thần kinh phế vị cung cấp cho các cơ quan tiêu hoá, tim và không khí đi vào trong phổi. Dây thần kinh thị giác cung cấp cho mắt chỉ chứa các sợi cảm giác. Các dây thần kinh sọ được gắn vào bên dưới não bằng 2 rễ: Một rễ mang các sợi vận động Rễ kia mang sợi cảm giác. Các rễ cảm giác và vận động tạo thành các dây thần kinh riêng rẽ.
- 31 CẶP DÂY THẦN KINH TỦY SỐNG Các dây thần kinh tuỷ sống xuất hiện ở khoảng giữa của dây cột sống Luôn chứa đựng cả hai sợi vận động và cảm giác. Cung cấp cho tất cả các khu vực bên dưới cổ. Mỗi dây thần kinh tuỷ sống được gắn vào dây sống bằng hai rễ Một rễ mang các sợi vận động Rễ kia mang sợi cảm giác. Các rễ của sợi cảm giác và vận động gộp lại tạo thành dây thần kinh, tuy vậy mỗi sợi hoạt động độc lập với nhau Sau đó, tại một khoảng cách nhỏ của dây cột sống mỗi dây thần kinh tuỷ sống tách ra thành các nhánh nhỏ hơn, tạo thành một mạng lưới toả ra cơ thể. Cả hai sợi cảm giác và vận động là bộ phận của các neuron cảm giác và vận động. Các sợi vận động và cảm giác của hệ thần kinh ngoại biên chỉ là các sợi dài nhất thuộc các neuron riêng của chúng. Thí dụ, các sợi thần kinh vận động từ một neuron ở dâysống có thể kéo dài không gián đoạn đến một cơ ở bàn chân.
- PHÂN LOẠI HỆ TK NGOẠI BIÊN Hệ thần kinh ngoại biên có hai nhóm chính: Hệ thần kinh soma có ý thức kiểm soát Hệ thần kinh tự trị không có ý thức kiểm soát
- HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN SOMA Hoạt động Tập hợp các thông tin về môi trường bên ngoài từ các cơ quan cảm giác như là mắt, có chứa các tế bào thụ thể đặc biệt Truyền các tín hiệu từ các thụ thể này đến hệ thần kinh trung ương theo các sợi thần kinh cảm giác Truyền tín hiệu qua các sợi vận động từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ xương, như vậy sự chuyển động bắt đầu
- HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN TỰ TRỊ Chủ yếu liên quan đến việc duy trì các chức năng tự động, không có chủ ý, không điều khiển bằng ý thức như tim, phổi, bao tử, ruột, bàng quang, các cơ quan sinh dục và mạch máu, tuyến mồ hôi Gồm các dây thần kinh vận động được sắp xếp theo kiểu chuyển tiếp từ dây sống đến các cơ quan khác nhau. Hệ thần kinh tự trị được chia thành 2 phần: thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Dùng một chất dẫn truyền thần kinh khác nhau ở nơi mà sợi thần kinh đi đến cơ quan đích của nó, Có ảnh hưởng khác nhau đối với cùng cơ quan. VD: các dây thần kinh phó giao cảm làm co các phế quản, ngược lại các dây thần kinh giao cảm làm giãn nở các phế quản. Toàn bộ hệ TK ngoại biên tự trị được kiểm soát bởi vùng dưới đồi ở não.
- HỆ THẦN KINH GIAO CẢM Hệ TK trung ương Hệ TK giao cảm Brain Giải phóng adrenaline Giãn đồng tử và noradrenaline Kích thích tiết nước bọt Salivary glands Tăng nhịp tim và huyết Giãn phế quản Dây áp Lungs sống Tăng dòng máu vào cơ Tăng nhịp tim Heart xương Stomach Kìm hãm co bóp Kiềm hãm hoạt động Pancreas tiêu hóa Liver Tăng glucose Adrenal Tiết adrenaline, gland nonadrenaline Kidney Giãn bàng quang Hạch giao Kích thích phóng tinh cả m
- HỆ THẦN KINH PHÓ GIAO CẢM Hệ TK trung ương Hệ TK phó giao cảm Brain Co đồng tử Làm dịu cơ thể ở Kích thích tiết nước bọt mức yên tĩnh và Co phế quản Dây sống bảo tồn năng lượng Giảm nhịp tim Làm giảm nhịp tim, nhịp thở và huyết Kích thích họat động áp Kích thích túi mật Gallbladder Co bàng quang Kích thích sự cương các cơ quan sinh dục
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng giải phẫu so sánh động vật có xương sống - PGS.TS. Ngô Đắc Chứng
232 p | 657 | 135
-
Giới động vật - GV: TS. Nguyễn Dương Tâm Anh
83 p | 161 | 29
-
Bài giảng Hệ thần kinh - Bài 2: Hệ thần kinh trung ương - TS. Mai Phương Thảo
45 p | 33 | 6
-
Bài giảng Dược lý lâm sàng: Bài 6 - PGS. TS. Võ Thị Trà An
24 p | 31 | 5
-
Bài giảng Hệ thần kinh - Bài 4: Hệ thần kinh tự chủ - TS. Mai Phương Thảo
26 p | 8 | 5
-
Bài giảng Sinh học người và động vật: Sinh lý hệ thần kinh - TS. Trần Thị Bình Nguyên
64 p | 23 | 5
-
Bài giảng Khoa học Sinh học Thú y: Bài 6 - PGS. TS. Võ Thị Trà An
24 p | 64 | 4
-
Bài giảng Sinh hoá cơ sở: Hormone - PGS.TS. Ngô Đại Nghiệp và TS. Nguyễn Thị Hồng Thương
31 p | 11 | 4
-
Bài giảng Hệ thần kinh tự chủ - TS. Mai Phương Thảo
28 p | 5 | 2
-
Bài giảng Sinh học động vật: Chương 2 - TS. Nguyễn Hữu Trí
66 p | 35 | 2
-
Bài giảng Sinh học động vật: Chương 7 - TS. Nguyễn Hữu Trí
67 p | 38 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn