,<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa<br />
Cập nhật lúc07:52, Thứ Ba, 29/05/2012 (GMT+7)<br />
Những năm gần đây, trong sản xuất nông nghiệp các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều dòng sản phẩm<br />
hàng hoá đã khẳng định vị trí trên thị trường như: nếp Quần Liêu (Nghĩa Hưng), tám xoan Xuân Đài, rượu Kiên Lao<br />
(Xuân Trường), rượu Yên Phú (Ý Yên), nước mắm Sa Châu (Giao Thủy), sứa ăn liền (Hải Hậu), ngao, tôm thẻ, rau<br />
sạch (Giao Thủy), cá bống bớp, ngao (Nghĩa Hưng)… Người sản xuất đã nhận thức được tầm quan trọng của việc<br />
xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hóa trong việc nâng cao giá trị thu nhập. Hiện tại, ở tỉnh ta, các<br />
sản phẩm nông nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH và CN) cấp giấy chứng nhận bảo hộ là rượu nếp Yên<br />
Phú (Ý Yên), sản phẩm cây cảnh của Hội Sinh vật cảnh Vị Khê (Nam Trực), sản phẩm ngao sạch Giao Thủy và một<br />
chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo tám xoan Hải Hậu. Tuy nhiên vẫn còn một số sản phẩm dù đã khẳng định được vị<br />
trí trên thị trường nhưng do chưa được tiếp cận đầy đủ các quy trình nên việc xây dựng thương hiệu vẫn còn gặp<br />
khó khăn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cán bộ Phòng NN và PTNT huyện Nghĩa Hưng hướng dẫn kỹ thuật <br />
cải tạo ao đầm nuôi cá bống bớp cho các hộ nuôi.<br />
<br />
Huyện Nghĩa Hưng hiện là địa phương duy nhất ở các tỉnh ven biển phía Bắc nuôi thành công cá bống bớp trên quy<br />
mô lớn. Với diện tích gần 300ha, sản lượng trên 700 tấn cá bống bớp/năm, huyện Nghĩa Hưng cung ứng cho thị<br />
trường trong tỉnh và các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Nội… với giá ổn định từ 250-300<br />
nghìn đồng/kg, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Năm 2011, giá trị thu được từ cá bống bớp của huyện<br />
đạt khoảng 200 tỷ đồng. Xác định cá bống bớp là con nuôi chủ lực của địa phương nên huyện Nghĩa Hưng đã đầu<br />
tư nâng cấp vùng nuôi, chuyển giao quy trình kỹ thuật cho các hộ nuôi và nỗ lực xây dựng thương hiệu cho sản<br />
phẩm cá bống bớp. Để bảo đảm xây dựng thành công thương hiệu cho sản phẩm cá bống bớp, từ năm 2009, Hiệp<br />
hội nuôi cá bống bớp Nghĩa Hưng đã phối hợp với Văn phòng luật sư Hà Nội tiến hành các thủ tục cần thiết. Tuy<br />
nhiên, nhiều hộ nuôi còn băn khoăn về cơ chế tài chính đóng góp hằng năm và điều kiện bảo hộ sản phẩm. Khi<br />
được tiếp cận với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ do Sở KH và CN chủ trì thực hiện, thì việc xây dựng<br />
thương hiệu cho cá bống bớp mới được xúc tiến theo đúng trình tự. Với các bước triển khai đồng bộ từ đầu tư cơ sở<br />
hạ tầng vùng nuôi đến các dịch vụ hậu cần như nguồn cung ứng giống, thức ăn và gần 30 cơ sở tiêu thụ sản phẩm<br />
ở các tỉnh phía Bắc, việc tư vấn hỗ trợ quy trình xây dựng, khai thác và phát triển thương hiệu, sản phẩm cá bống<br />
bớp Nghĩa Hưng sẽ thành công và phát triển bền vững. HTX Đông Hải, xã Hải Đông (Hải Hậu) đã đầu tư công nghệ<br />
sản xuất muối sạch cho hầu hết diện tích của HTX. Sản lượng muối sạch hằng năm của HTX đạt 300 tấn, đảm bảo<br />
các tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định. Tuy nhiên khi HTX muối Đông Hải và Cty Vạn Ninh đăng ký thương<br />
hiệu tại Bộ Y tế cho sản phẩm này thì gặp khó khăn về trình tự thủ tục và quy chuẩn chất lượng…<br />
<br />
Để tháo gỡ khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản hàng hóa, Sở KH và CN và các<br />
ngành chức năng đã thực hiện chương trình hỗ trợ tạo lập nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản của các địa phương<br />
trong tỉnh. Qua đó nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về xác lập, khai thác, quản lý và phát triển thương<br />
hiệu, tạo điều kiện cho các nông sản hàng hóa của tỉnh phát triển bền vững, có điều kiện tham gia vào chuỗi liên kết<br />
tiêu thụ sản phẩm ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Sở KH và CN sẽ hỗ trợ tất cả các tổ chức, cá nhân có yêu<br />
cầu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về xác lập, quản lý, bảo<br />
vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm; cách thức xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho nông sản và đào tạo nhân lực,<br />
hình thành bộ máy quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ của dòng sản phẩm đó. Thực tế, sản phẩm gạo tám<br />
xoan Hải Hậu đã được Sở KH và CN hỗ trợ xây dựng, áp dụng mô hình quản lý chất lượng sản phẩm từ gieo cấy,<br />
chăm sóc, thu hoạch đến các công đoạn thu mua, chế biến, đóng gói, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm. Sở KH và CN đã<br />
cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu và tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức cho các<br />
hộ dân thực hiện các quy trình này. Đến nay, Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu đã xây dựng thành công thương hiệu<br />
tập thể và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp đăng ký độc quyền về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ tên gọi xuất xứ cũng như<br />
công nhận biểu tượng thương hiệu cho sản phẩm. Sản phẩm gạo tám xoan Hải Hậu trở thành sản phẩm nông<br />
nghiệp đầu tiên của tỉnh thực hiện xây dựng tên gọi xuất xứ với hơn 100 hộ dân ở 15 xã trong huyện tham gia hoạt<br />
động dựa trên các quy chế bắt buộc. Hiện tại, Sở KH và CN đang hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm<br />
nước mắm truyền thống của làng nghề nước mắm Sa Châu, xã Giao Châu (Giao Thủy). Như vậy, để xây dựng<br />
thương hiệu sản phẩm, ngoài việc chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng xây dựng tiêu<br />
chí chung…, các tập thể, cá nhân cần chủ động nộp hồ sơ đăng ký xây dựng thương hiệu với Sở KH và CN để được<br />
tư vấn, hướng dẫn thực hiện theo quy trình chuẩn bảo đảm để thương hiệu sớm được công nhận, tạo điều kiện cho<br />
người sản xuất thu được giá trị cao, bền vững ./.<br />