intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáu đột phá phát triển nông nghiệp

Chia sẻ: Truong Thu Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

93
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Sáu đột phá phát triển nông nghiệp" trình bày 6 đột phá gồm: Chính sách đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và áp dụng KH-CN, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản, chính sách tài chính - tín dụng nhằm phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân ở nông thôn, tạo việc làm phi nông nghiệp và giảm số lượng lao động trong nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáu đột phá phát triển nông nghiệp

  1. Sáu đột phá phát triển nông nghiệp Nâng cao đời sống của người dân ở nông thôn, tạo việc làm phi nông nghiệp và giảm số lượng lao động trong nông nghiệp là một trong những mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước ta đề ra. Sự phối hợp đồng bộ các chính sách và các giải pháp cụ thể là yếu tố quyết định đối với sự thành công của chính sách nông nghiệp. Trong dài hạn, cần khuyến khích xu hướng tích tụ ruộng đất vào tay những người sản xuất giỏi để tổ chức kinh doanh nông nghiệp theo phương thức công nghiệp Yêu cầu đồng bộ trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn không mâu thuẫn; mà ngược lại, thậm chí còn tạo điều kiện và đặt yêu cầu có những đột phá chính sách mạnh mẽ hơn nhằm đẩy nhanh phát triển nông nghiệp, nông thôn VN trong bối cảnh mới. Chính sách đất đai Các hợp phần của chính sách đất đai bao gồm: Chính sách cải cách ruộng đất và tập trung ruộng đất, chính sách hạn điền, chính sách chuyển quyền sử dụng đất (thừa kế, mua bán, thuê đất...), chính sách về giá đất và thuế sử dụng đất, chính sách thu hồi đất nông nghiệp, chính sách về thời hạn sử dụng đất... Sự manh mún về đất đai là trở ngại đặc biệt lớn cho việc hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá cũng như cho việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất, trước hết là cho việc thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá. Thêm nữa, việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, khu đô thị mới và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở VN trong thời gian qua đã gây ra nhiều vấn đề bất cập. Điều quan trọng là việc sử dụng đất thu hồi có tình trạng rất lãng phí. Ở nhiều địa phương, đất đã thu hồi hàng chục năm, song dự án thì vẫn không được triển khai. Theo số liệu điều tra 16 tỉnh của Bộ NN-PTNT thì chỉ trong 5 năm (2001-2005) cả nước đã thu hồi tổng diện tích đất nông nghiệp 366,44 ngàn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất đã thu hồi cho xây dựng KCN là 39,56 ngàn ha, xây dựng đô thị là 70,32 ngàn ha và xây dựng hạ tầng là 136,17 ngàn ha. Tuy tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp tại các tỉnh không cao, nhưng lại tập trung vào một số địa phương có mật độ dân số cao, có xã mất 80% đất canh tác. Đa số diện tích bị quy hoạch đều thuộc đất ven lộ, đất tốt, đất trồng lúa 2 vụ. Do đó, Nhà nước cần sớm điều chỉnh quản lý sử dụng đất đai trên cả nước theo hướng: Dứt khoát không được lấy đất nông nghiệp tốt cho mục đích làm công nghiệp và đô thị hoá. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở quy mô tương đối lớn (ví dụ hàng chục, hàng trăm ha) phải do Quốc hội và các cấp tối cao cho phép... Nói cách khác, đột phá chính sách đất đai nông nghiệp trong thời gian tới đòi hỏi phải bảo vệ và phát triển quỹ đất; đồng thời sử dụng ruộng đất hợp lý và có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng đất, trong quá trình sản xuất nông nghiệp; khắc phục xu hướng xé nhỏ và cô lập các mảnh ruộng; cũng như ngăn chặn xu hướng bêtông hóa các “ruộng xôi, bờ mật”. Hơn nữa, trong dài hạn, cần khuyến khích xu hướng tích tụ ruộng đất vào tay những người sản
  2. xuất giỏi để tổ chức kinh doanh nông nghiệp theo phương thức công nghiệp, thâm canh và sinh thái... làm ra ngày càng nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đột phá chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nước ta trong thời gian tới cần nhằm mục đích phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn. Theo đó, cần khuyến khích sự chuyển dịch các nguồn lực từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nông thôn, từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ sản phẩm độc canh sang sản phẩm đa canh, từ sản phẩm mang tính tự sản tự tiêu sang sản xuất hàng hóa...Việc phát triển nhanh ngành nghề sẽ đóng góp quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Đặc biệt, cần khắc phục căn bệnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự phát và theo phong trào, sản xuất theo chiến dịch, gây tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho đời sống của hàng ngàn hộ nông dân. Bên cạnh đó, cần đổi mới các ngành phục vụ nông nghiệp, như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, thương mại, dịch vụ nông nghiệp và tăng cường liên kết chặt chẽ hoạt động của chúng với nông nghiệp, nông dân. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nông thôn, nông nghiệp là một bộ phận của hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đột phá chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn nước ta cần tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo và hướng nghiệp từ bậc phổ thông tại khu vực nông thôn. Đầu tư cả về cơ sở vật chất và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được đội ngũ giáo viên có chất lượng và tâm huyết thật sự với nông thôn, nông nghiệp. Trong đó cần giải quyết chế độ thu nhập hợp lý để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác không bỏ nghề và bỏ địa bàn nông thôn để về thành thị, bỏ miền núi vùng sâu để về miền xuôi. Cải tiến chương trình giáo dục, tập trung nhiều hơn về đào tạo tay nghề, hướng nghiệp ngành nghề để phân luồng học sinh nông thôn từ bậc trung học, trong đó có sự phân loại và hướng học sinh vào cấp học và ngành học hợp lý, tránh lãng phí trong đào tạo, góp phần tránh được hiện tượng thừa thầy thiếu thợ. Đặc biệt, coi trọng việc đãi ngộ nhân lực có trình độ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm thu hút người giỏi quản lý và lãnh đạo về với nông thôn; khắc phục tình trạng cát cứ, địa phương chủ nghĩa và sự áp đặt nguồn cán bộ quản lý và lãnh đạo từ cấp trên trong công tác cán bộ, để thu hút lực lượng lao động trẻ có trình độ cao về với nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, cần quan tâm bồi dưỡng kiến thức canh tác nông nghiệp hiện đại, cũng như học tập các kiến thức pháp luật... và các kinh nghiệm tồn tại trong môi trường khác nông thôn phải tiến hành trước khi định hướng đào tạo nghề nghiệp mới cho họ, sau đó mới là bước đào tạo nâng cao tay nghề. Như vậy chính sách nhà nước phải đồng thời quan tâm cả hai mặt: trình độ tay nghề và trình độ xã hội cho lao động ở nông thôn, phải có sự ưu tiên đầu tư công trong đào tạo kiến thức xã hội, luật pháp, tác phong và môi trường cho lao động nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng và áp dụng KH-CN Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho phát triển nông nghiệp và nông thôn cần hướng đến tạo lập sự đồng bộ ở nông thôn về hệ thống thuỷ lợi, giao thông, mạng lưới điện, mạng lưới thông tin - truyền thông, cung cấp nước sạch, bệnh viện, trường học, trung
  3. tâm văn hoá, chợ... hệ thống chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản phẩm và các cơ sở đời sống, văn hóa để phát triển nông thôn mới toàn diện, thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Trong thời gian tới, cần sớm có quy hoạch tổng thể phát hiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên phạm vi cả nước, cũng như từng địa phương gắn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đột phá trong chính sách KH-CN phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cần tập trung vào việc Nhà nước sớm đưa ra chiến lược tổng thể về đổi mới công nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế cụ thể chiến lược phát triển công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển công nghệ sinh học (chủ yếu là công nghệ gène và công nghệ vi sinh vật) phục vụ chọn tạo và nhân giống cây trồng vật nuôi, giống thuỷ sản có năng suất và chất lượng cao, sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi trồng, xử lý môi trường, chấn đoán bệnh cây trồng, vật nuôi, vaccine xin phòng bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản... Phát triển các công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, công nghệ bảo quản và chế biến được ứng dụng để giảm thất thoát, nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản và gia tăng giá trị tăng của sản phẩm... Phát triển thị trường khoa học – công nghệ; làm tốt công tác xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học – công nghệ phục vụ cho nông nghiệp; Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa các bộ, ngành, giữa các bộ, ngành TƯ và các địa phương và với các tổ chức, cá nhân quốc tế trong các hoạt động khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tăng cường chính sách khuyến nông cho nông dân, các chủ trang trại ngay tại địa bàn sản xuất của họ thông qua các hoạt động... Tăng cường đào tạo và họat động của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở. Xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản Hàng hoá nông sản VN đang và sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm tương ứng của các nước thành viên WTO trên các thị trường cả trong và ngoài nước. Phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng và quy cách sản phẩm không đồng đều, chi phí cao, chưa được chuẩn bị kỹ về thương hiệu và quảng bá tiếp thị... đang là những khó khăn lớn trong bảo đảm cạnh tranh của hàng nông sản VN. Vì vậy, đột phá trong chính sách xây dựng thương hiệu và thị trường nông nghiệp và nông thôn VN trong thời gian tới cần chú ý vào xây dựng và bảo vệ các thương hiệu nông sản, phát triển các thể chế và tổ chức thương mại để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt theo quy luật thị trường; tăng cường các hoạt động quảng bá tiếp thị, nuôi dưỡng và mở rộng thị trường trong nước, củng cố thị trường xuất khẩu truyền thống, đặc biệt cần đột phá vào những thị trường lớn và mới, nhưng có tiềm năng như Mỹ, EU, Châu Phi, Nhật Bản... Đặc biệt, các tập đoàn, cũng như cơ quan chính phủ cần hoạt động tích cực và chuyên nghiệp, phối hợp hỗ trợ nhau hiệu quả nhằm bảo đảm đầu ra vững chắc và ổn định cho hoạt động sản xuất của các hộ nông nghiệp và DN nông thôn. Chính sách tài chính - tín dụng Đột phá chính sách tài chính cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì và mở rộng hơn những đối tượng trong quy định hiện hành về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế GTGT, thuế thu nhập DN, thuế xuất khẩu. Đồng thời, cần ưu tiên sử dụng vốn NSNN, tín dụng đầu tư nhà nước cho các dự án, chương trình về tín dụng nông thôn, khôi phục các công trình thuỷ lợi, hạ tầng nông thôn, phát triển các làng nghề nông thôn... Trong thời gian tới, VN cần có kế hoạch gia tăng thu hút nguồn vốn FDI và ODA cho phát triển nông nghiệp.
  4. Đặc biệt, VN cần có sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa ba nhà: Nhà nước, nhà DN và nhà nông để tạo thuận lợi và hiệu quả hơn cho triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân, trong đó có việc cho nông dân nghèo vay vốn. Nhà nước cần có chính sách lâu dài để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, giúp giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, kích thích ngành sản xuất máy móc trong nước phát triển. Đồng thời, tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng nông nghiệp và nông thôn. Mở rộng thị trường cho thuê tài chính nông thôn nhằm khắc phục hạn chế về tài sản đảm bảo nợ vay, giúp các hộ sản xuất đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, đáp ứng nhu cầu vốn, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn. Các tổ chức tín dụng cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội như Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, với các cơ quan tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ như các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, viện nghiên cứu tăng cường giám sát sử dụng vốn vay của các hộ sau khi vay... Phối hợp giữa các DN cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, chế biến với các hộ sản xuất, chủ trang trại tạo ra môi trường tín dụng an toàn. Hoạt động kinh tế nông nghiệp sẽ có hiệu quả cao hơn nếu việc đầu tư sản xuất kinh doanh đồng bộ từ khâu cung ứng vật tư, phương tiện sản xuất cho đến khâu thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Do đó các ngân hàng khi cho vay cần tham gia tư vấn cho các hộ sản xuất, trang trại một phương án sản xuất theo quy trình khép kín từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Căn cứ trên kế hoạch, phương án kinh doanh, dự án đầu tư để hoạch định nguồn vốn đáp ứng sao cho mọi giai đoạn của qui trình được thực hiện thông suốt. Điều này thuận lợi cho cả người vay và ngân hàng trong quá trình cho vay sản xuất và thu nợ khi sản phẩm được tiêu thụ. Tóm lại, trong thời gian tới, VN cần có những đột phá mạnh hơn cả về nhận thức, nới lỏng chính sách, tạo các điều kiện và nhân tố đảm bảo khác... nhằm tăng cường đổi mới, đồng bộ hóa và đột phá chính sách nhằm tạo động phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2