intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỘI CHỨNG SUY NHƯỢC MẠN TÍNH (Kỳ 1)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

129
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng suy nhược mạn tính (Chronic fatigue syndrome) là tên gọi hiện nay của bệnh lý gây suy nhược kết hợp với nhiều rối loạn vật lý, thể chất và tâm thần kinh. Hội chứng này trước đây 30 năm được gọi với nhiều tên khác nhau như suy nhược thần kinh, trạng thái u uất, chronic mononucleosis, hội chứng suy nhược sau nhiễm siêu vi … II- DỊCH TỄ HỌC: - Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 25 - 45, bệnh cũng có thể gặp ở trẻ em và ở tuổi trung niên. - Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỘI CHỨNG SUY NHƯỢC MẠN TÍNH (Kỳ 1)

  1. HỘI CHỨNG SUY NHƯỢC MẠN TÍNH (Kỳ 1) I- ĐỊNH NGHĨA: Hội chứng suy nhược mạn tính (Chronic fatigue syndrome) là tên gọi hiện nay của bệnh lý gây suy nhược kết hợp với nhiều rối loạn vật lý, thể chất và tâm thần kinh. Hội chứng này trước đây 30 năm được gọi với nhiều tên khác nhau như suy nhược thần kinh, trạng thái u uất, chronic mononucleosis, hội chứng suy nhược sau nhiễm siêu vi … II- DỊCH TỄ HỌC: - Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 25 - 45, bệnh cũng có thể gặp ở trẻ em và ở tuổi trung niên. - Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam gấp 2 lần.
  2. - Bệnh xuất hiện rải rác. Tỷ lệ mắc bệnh thật sự khó xác định vì tùy thuộc hoàn toàn vào định nghĩa bệnh. (Suy nhược mạn là triệu chứng không đặc hiệu, xuất hiện ở 20% bệnh nhân đến khám bệnh tổng quát, nhưng hội chứng suy nhược mạn tính thì ít phổ biến hơn). - Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh - Mỹ) thì hội chứng suy nhược mạn tính xuất hiện trên 2 - 7 người/100.000 người. III- NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH: A. THEO YHHĐ: Sự xuất hiện của nhiều tên gọi khác nhau của hội chứng bệnh lý này phản ảnh nhiều giả thuyết còn tranh luận về nguyên nhân gây bệnh. Thường những giả thuyết về nguyên nhân được đề cập xoay quanh: - Sau nhiễm trùng. - Những rối loạn về nội tiết. - Kèm theo rối loạn miễn nhiễm.
  3. - Và thường phối hợp với trầm cảm. 1. Nhiễm trùng: đề cập đến những loại siêu vi (lymphotropic, herpes virus, retrovirus và enterovirus). 2. Những rối loạn miễn dịch: người ta quan sát thấy trong những trường hợp này có sự gia tăng trong máu những kháng thể kháng nhân, suy giảm các immunoglobulines, những thay đổi về hoạt động của lympho bào … 3. Những rối loạn về nội tiết: Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy trên những hội chứng suy nhược mạn tính có sự suy giảm phóng thích các Corticotropine - releasing factors của não thùy, dẫn đến nồng độ trung bình Cortisone/máu của bệnh nhân thấp hơn người bình thường. Cũng theo giả thuyết trên thì sự bất thường về thần kinh nội tiết có thể có liên quan đến tình trạng thiếu sức lực và tính khí, tâm tính của bệnh nhân. 4. Tình trạng trầm uất được ghi nhận ở 2/3 trường hợp. Tình trạng trầm cảm này thường thấy ở các bệnh mạn tính. Tuy nhhiên, trong trường hợp hội chứng này thì tình trạng trầm cảm lại xuất hiện rất nhiều, vượt hơn nhiều tỷ lệ thường gặp trên các bệnh mạn tính khác (vì thế, có người cho rằng bệnh này có nguồn gốc tâm lý là cơ bản, những rối loạn thần kinh nội tiết và miễn nhiễm là thứ phát). B. THEO YHCT:
  4. Hội chứng suy nhược mạn tính biểu hiện lâm sàng rất phong phú. Những triệu chứng thường gặp trong hội chứng này như mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng, đau đầu, đau nhức cơ khớp, dễ cáu gắt, nóng trong người, khó ngủ, sút cân … Những biểu hiện nói trên được thấy trong Tâm căn suy nhược của YHCT. Như vậy, có thể tóm tắt các triệu chứng cơ năng thường gặp trong hội chứng suy nhược mạn gồm: - Mệt mỏi: YHCT xếp vào chứng Hư gồm Khí hư, Huyết hư, Âm hư, Dương hư. - Hoa mắt, chóng mặt: YHCT xếp vào chứng Huyễn vậng hay còn gọi là Huyễn vựng. - Đau đầu: YHCT xếp vào chứng Đầu thống, Đầu trọng, Đầu trướng dựa vào những biểu hiện khác nhau của nó. - Những rối loạn tâm thần như hay quên, hoạt động trí óc giảm sút: YHCT xếp vào chứng Kiện vong. - Nóng trong người, cơn nóng phừng mặt: YHCT xếp vào chứng Phát nhiệt. - Đánh trống ngực, hồi hộp: YHCT xếp vào chứng Tâm quý, Chính xung. - Khó ngủ: YHCT xếp vào chứng Thất miên.
  5. - Đau ngực gọi là Tâm thống, hoặc kèm khó thở thì được gọi là Tâm tý, Tâm trướng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2