intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn ông thi tốt nghiệp môn: Lý thuyết tài chính tiền tệ

Chia sẻ: Thương Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

150
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Hướng dẫn ông thi tốt nghiệp môn: Lý thuyết tài chính tiền tệ để nắm bắt những nội dung kiến thức về môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ, khả năng vận dụng các nội dung lý thuyết để giải quyết một số bài tập thực hành, để từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức  chuẩn bị cho các các ký thi sắp tới. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

 

 

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn ông thi tốt nghiệp môn: Lý thuyết tài chính tiền tệ

  1. HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP Môn học: Lý thuyết tài chính tiền tệ I. Yêu cầu. 1. Sinh viên nắm chắc các kiến thức chủ yếu của môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ. Có khả năng vận dụng các nội dung lý thuyết để giải quyết một số bài tập thực hành. 2. Nắm vững kiến thức của các môn học liên quan để vận dụng giải quyết có hệ thống các vấn đề ôn tập về lý thuyết và bài tập theo tài liệu này và các nội dung đã được giáo viên giảng dạy hướng dẫn thi hết môn trong quá trình học tập. II. Cơ cấu đề thi mà sinh viên phải làm. 1. Mỗi đề thi tốt nghiệp môn Lý thuyết tài chính tiền tệ sẽ có nhiều câu hỏi (3-4 câu). Mỗi đề thi có từ 2-3 câu hỏi lý thuyết và 01 bài tập. 2. Loại câu hỏi trong mỗi đề thi a. Các câu hỏi thông thường: Sinh viên có năng lực trung bình, thuộc bài, trả lời đủ, đúng các ý có liên quan sẽ được điểm tối đa.. b. Câu hỏi suy luận: Sinh viên phải có khả năng tổng hợp vấn đề, hiểu kỹ đề bài để trả lời để đạt điểm thi cao hơn. 3. Cơ cấu điểm của một đề thi - Phần lý thuyết: từ 6-7 điểm. - Phần bài tập: từ 3-4 điểm. 4. Tài liệu ôn tập - Giáo trình Tài chính tiền tệ - Viện Đại học Mở Hà nội. - Giáo trình Lý thuyết tài chính – tiền tệ của Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế quốc dân. III. Ví dụ một vài câu hỏi lý thuyết và gợi ý trả lời 1. Anh (chị) hãy phân tích các chức năng của tiền tệ. Gợi ý trả lời: Dựa theo kiến thức đã được nghiên cứu ở chương I. - Khái quát về sự ra đời của tiền tệ. - Khái niệm tiền tệ theo quan điểm hiện nay. - Phân tích các chức năng của tiền tệ. + Chức năng đánh giá giá trị
  2. + Chức năng phương tiện trao đổi + Chức năng phương tiện thanh toán + Chức năng phương tiện dự trữ giá trị + Chức năng phương tiện thanh toán quốc tế. Mỗi chức năng cần làm rõ: cơ sở để tiền tệ thực hiện chức năng, nội dung của chức năng, điều kiện để tiền tệ thực hiện tốt chức năng. 2. Anh (chị) hãy làm rõ sự giống và khác nhau giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại Gợi ý trả lời: Dựa vào nội dung chương VI môn học để trả lời. - Khái niệm TDNH, TDTM - Sự giống nhau: về bản chất, về các đặc trưng tín dụng,… - Sự khác nhau: về đối tượng, về chủ thể tham gia, về thời hạn, về phạm vi, về quy mô,… IV. Một số dạng bài tập và gợi ý phương pháp giải 1. Bài tập về lãi suất và ứng dụng của lãi suất. Ví dụ: Ông X đang lựa chọn hai phương án nhận thu nhập từ một hoạt động đầu tư như sau: PA1: Nhận ngay 300 triệu đồng, phần còn lại nhận dần đều vào cuối mỗi năm trong 4 năm tiếp theo, mỗi năm 150 triệu đồng. PA2: Nhận ngay 500 triệu đồng, phần còn lại nhận dần đều vào cuối mỗi năm trong 3 năm tiếp theo, mỗi năm 120 triệu đồng. Biết lãi suất dài hạn ngân hàng theo phương thức trả lãi kép đang ổn định ở mức 15%/ năm. Hãy đưa ra lời khuyên cho ông X và giải thích tại sao ? Gợi ý làm bài: Sử dụng lãi suất phù hợp, thông thường là lãi suất thị trường để hiện tại các khoản thu nhập (hoặc khoản chi) theo mỗi phương án về thời điểm hiện tại, so sánh để đưa ra quyết định lựa chọn. Nếu là các phương án về thu nhập, chọn phương án cho PV cao hơn; nếu là các phương án chi trả, chọn phương án có PV thấp hơn. Trong trường hợp ví dụ: PVA = 728,25 tr đồng
  3. PVB = 773,99 tr đồng. Khi đó, ông X nên lựa chọn phương án thu nhập thứ 2. 2. Bài tập về xác định tổng phương tiện thanh toán dựa trên lượng tiền cơ sở và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa. Ví dụ: Giả sử số dư tiền gửi ban đầu của hệ thống NHTM là 500.000 đơn vị tiền tệ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 8%. Tỷ lệ dự trữ dư thừa ở mỗi NHTM trong hệ thống là 5%. Tỷ lệ tiền tệ rút khỏi hệ thống NHTM là không đáng kể. Hãy xác định tổng cung tiền được tạo bởi hệ thống NHTM trong tình huống trên. Gợi ý làm bài: Sử dụng mô hình số nhân tiền tệ theo công thức M = H x m. Trong đó: M: tổng cung tiền H: lượng tiền cơ sở m: số nhân tiền. Với m = 1/ (rd + rt). V. Hệ thống câu hỏi ôn tập 1. Cơ sở phát sinh, hình thành tiền tệ. Phân tích các chức năng tiền tệ 2. Phân tích nguồn gốc và bản chất của tài chính 3. Thế nào là phân phối lại của tài chính? Làm rõ vai trò của phân phối lại. 4. Tại sao có thể nói NSNN là khâu chủ đạo của hệ thống tài chính quốc gia? 5. Vai trò của TCDN trong hệ thống tài chính quốc gia ?. 6. Hãy làm rõ cơ sở ra đời và phát triển của thị trường tài chính. Các loại hàng hóa chủ yếu của thị trường tài chính. 7. So sánh tín dụng ngân hàng với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng với tín dụng nhà nước, tín dụng thương mại và tín dụng nhà nước. 8. Phân tích vai trò của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường 9. Phân tích các chức năng của NHTM. 10. Phân tích các chức năng của NHTW. 11. Thế nào là lạm phát ? Phân tích các biện pháp chủ yếu để ổn định tiền tệ trong điều kiện có lạm phát.
  4. VI. Hướng dẫn ôn tập các chương Chương 1: Tập trung ở câu hỏi số 1 và số 11. a. Nắm chắc nguồn gốc phát sinh, phát triển của tiền tệ b. Nhận diện các chức năng của tiền tệ, sự phát triển và biến đổi của các quan điểm khác nhau về chức năng của tiền tệ. c. Làm rõ các chức năng tiền tệ theo quan điểm hiện đại ngày nay d. Hiểu rõ về lạm phát, các loại lạm phát. e. Làm rõ các biện pháp ổn định tiền tệ như: mục tiêu, cách thức thực hiện mỗi biện pháp bao gồm cả biện pháp trước mắt và biện pháp chiến lược. f. Vai trò của chính sách tiền tệ NHTW thực thi đối với mục tiêu ổn định tiền tệ. Chương 2: Tập trung vào các câu hỏi số 2 và số 3. a. Nhận diện được cơ sở ra đời phạm trù tài chính. b. Làm rõ những biểu hiện bên ngoài của phạm trù tài chính: các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ, sự vận động của các nguồn tài chính,… Từ đó nhận rõ được bản chất của tài chính. c. Các chức năng của tài chính: chức năng phân phối, chức năng giám đốc. Phân phối lại là chủ yếu trong chức năng phân phối. Làm rõ các vai trò của phân phối lại để thấy được tính chất chủ yếu của phân phối lại. Chương 3: Tập trung vào câu hỏi 4 a. Hiểu rõ thế nào là NSNN b. Vai trò của NSNN để thấy được đây là khâu chủ đạo của hệ thống tài chính quốc gia. Chương 4: Tập trung câu hỏi số 5. a. Bản chất của TCDN b. Vai trò của TCDN từ đó khẳng định đây là khâu cơ sở của hệ thống tài chính quốc gia. Chương 5: Tập trung câu hỏi số 6. a. Cơ sở ra đời của thị trường tài chính. b. Khái niệm TTTC. Chức năng của TTTC. c. Các loại hàng hóa của TTTC, tập trung vào tiêu thức theo thời hạn, căn cứ vào chủ thể phát hành. Chương 6: Tập trung câu hỏi số 7, số 8. a. Khái niệm tín dụng, các đặc trưng của tín dụng
  5. b. Các hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế: tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng. c. Nắm rõ các đặc điểm chủ yếu của mỗi hình thức tín dụng đề có thể so sánh các hình thức tín dụng với nhau. d. Khái niệm lãi suất tín dụng. e. Vai trò của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế. Trong đó, tập trung phân tích lãi suất tín dụng dưới hai góc độ: tầm vĩ mô và tầm vi mô. Chương 7: Tập trung câu hỏi số 9, số 11. a. Khái niệm NHTW b. Làm rõ các chức năng của NHTW về cơ sở để thực hiện chức năng, nội dung chức năng: - Chức năng phát hành tiền tệ - Chức năng NH của các NH - Chức năng NH của Nhà nước. c. Chính sách tiền tệ của NHTW: khái niệm, mục tiêu của CSTT, nội dung chủ yếu của CSTT. Chương 8: Tập trung câu hỏi số 10 a. Khái niệm NHTM. b. Làm rõ các chức năng cơ bản của NHTM: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền. c. Nhận diện chức năng chủ đạo của NHTM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2