
114 | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2024
...................................................................................................................................................................................
KHẢO SÁT CHUYỂN NGỮ N DỤ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
SANG TIẾNG NHẬT CỦA GOOGLE TRANSLATE
HUNH THANH LONG** - TRẦN VĂN TIẾNG**
Tóm tắt - n dụ là phương thức chuyển nghĩa trong ngôn ngữ nhằm tạo ra nghĩa mới
cho từ. Nó là cách dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác trên cơ sở một
quan hệ liên tưởng về mối tương đồng nào đó. Nghĩa phái sinh của ẩn dụ làm cho hệ thống từ
vựng-ngữ nghĩa của một ngôn ngữ thêm đa dạng, phong phú, biểu đạt hết các sắc thái của các
diễn ngôn. Tuy nhiên, do cấu tạo nghĩa của ẩn dụ khá đặc biệt nên khi chuyển ngữ sang ngôn
ngữ khác - đặc biệt là chuyển ngữ tự động (dịch máy) - kết quả dịch (ngôn ngữ đích) không biểu
hiện đúng như nghĩa ẩn dụ ở ngôn ngữ nguồn. Điều này thể hiện rõ qua khảo sát Google translate
dịch 11 loại ẩn dụ từ vựng tiếng Việt sang tiếng Nhật.
Từ khóa: n dụ, ẩn dụ từ vựng, Google translate, chuyển nghĩa, tiếng Việt, tiếng Nhật.
1. GIỚI THIỆU
Thuật ngữ metaphor (ẩn dụ) vốn có nguồn gốc từ tiếng Latin là metaphoria, có nghĩa
“sự chuyển từ bên này đưa qua bên kia”. n dụ là “biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này
làm tên gọi của đối tượng khác trên cơ sở một quan hệ liên tưởng về mối tương đồng (có tính
chất hiện thực hoặc được tưởng tượng ra) giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính
chất, trạng thái, v.v.). Có những ẩn dụ đã trở thành lối nói quen thuộc của xã hội, được đưa
vào từ điển [1, tr.97]. Trên bình diện ngữ nghĩa học, ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa
“của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương
đồng nào đó” [2, tr.164], kết quả là làm phái sinh nghĩa mới trong một từ, tạo ra từ nhiều nghĩa
và làm phong phú thêm vốn từ của mỗi ngôn ngữ. n dụ (ÂD) thuộc ngôn từ nhưng tự bản
thân cũng đã nằm sẵn trong tư duy và sự vận động của tư duy. Con người ta thường nói bằng
ÂD một cách không ý thức.
Người ta phân biệt hai loại ÂD: ẩn dụ từ vựng (ÂDTV) và ẩn dụ tu từ.
ÂDTV là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Đó là cách
lấy tên gọi của đối tượng này để biểu thị đối tượng kia, dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tưởng
về nét tương đồng giữa hai đối tượng [3, tr.11]. ÂDTV là hình thức chuyển nghĩa cố định, kết
quả của sự chuyển nghĩa được ghi vào từ điển, được xã hội sử dụng và hiểu nghĩa như nhau,
ví dụ: Cuộc họp trở nên sôi nổi. Ông A là giáo sư đầu đàn. Đàn ông là trụ cột của gia đình.
ÂDTV có trong các ngôn ngữ trên thế giới; bởi lẽ cách tư duy của con người về một
đối tượng thì giống nhau nhưng dùng ngôn ngữ để biểu hiện thì ở mỗi dân tộc có sự khác nhau.
Ví dụ “ổ” trong tiếng Việt từ nghĩa gốc “chỗ có lót và quây rơm rác để nằm hay để đẻ” nhờ
* ThS, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP. Hồ Chí Minh; Email: longht@huflit.edu.vn
** TS, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP. Hồ Chí Minh; Email: tiengtv@huflit.edu.vn