Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa
lượt xem 10
download
Đề tài này nghiên cứu tìm hiểu thơ Thanh Thảo trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục sinh hoạt, hình tượng con người ở đất nước Tây Ban Nha. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của khoá luận này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== LƢU THỊ THANH BÌNH THƠ THANH THẢO TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội, 2016
- LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. LA NGUYỆT ANH - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Người thực hiện Lƣu Thị Thanh Bình
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. LA NGUYỆT ANH - Khóa luận không sao chép từ tài liệu có sẵn. - Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác giả nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Tác giả khóa luận Lƣu Thị Thanh Bình
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................................ 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 4 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 4 7. Đóng góp của khóa luận .......................................................................................... 5 8. Kết cấu của khóa luận ............................................................................................. 5 NỘI DUNG.................................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................. 6 1.1. Những tiền đề khoa học ............................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm văn hóa, văn học .................................................................... 6 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa .............................................................................. 6 1.1.1.2. Khái niệm văn học .............................................................................. 7 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học ...................................................... 7 1.2. Thanh Thảo và quá trình sáng tác ............................................................. 8 1.2.1. Vài nét về tác giả ..................................................................................... 8 1.2.2Quá trình sáng tác của Thanh Thảo .......................................................... 9 1.3. Khảo sát sáng tác của thơ Thanh Thảo trong trường THPT ................... 15 CHƢƠNG 2. VĂN HÓA TÂY BAN NHA QUA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT 16 2.1. Lorca - người con, người chiến sĩ, người nghệ sĩ tự do Tây Ban Nha........ 16 2.1.1. Lorca – người con ưu tú của đấ t nước Tây Ban Nha xinh đe ̣p ............. 16 2.1.2. Lor ca- người nghệ sĩ ............................................................................ 18 2.1.3. Lorca - người chiến sĩ chiến đấu cho tự do ........................................... 21 2.2. Cô gái Digan – biể u tươ ̣ng của lối sống con người Tây Ban Nha ........... 27
- 2.2.1. Một số đặc trưng địa văn hóa của người Di-gan................................... 27 2.2.2. Cô gái Di-gan như là biểu tượng của niề m tin và sự thủy chung............... 29 CHƢƠNG 3. KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ SỞ TÂY BAN NHA ................32 3.1. Không gian văn hóa sinh thái ................................................................... 32 3.1.1 Hình ảnh vầng trăng - biểu tượng của cái đẹp, sự tự do ........................ 33 3.1.2. Hoa lilac - biểu tượng cho sự sống của con người Tây Ban Nha ......... 36 3.1.3. Dòng sông - nét văn hóa tâm linh Tây Ban Nha ................................... 39 3.1.4 Đường chỉ tay trong tín ngưỡng Tây Ban Nha ..................................... 41 3.2. Không gian văn hóa sinh hoạt, lễ hội ....................................................... 42 3.2.1. Không gian của những trận đấu bò tót ................................................. 42 3.2.2. Không gian của điệu nhảy Flanmico ................................................... 45 3.2.3. Đàn ghita và nốt nhạc li la li la la ........................................................ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật. Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Trong chương trình học Văn ở THPT có rất nhiều tác phẩm mở rộng văn hóa đó có thể là văn hóa dân gian qua thơ của Hồ Xuân Hương, đó còn là không gian văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Bính…Và cả văn hóa của nước ngoài qua bài “Đàn ghi ta của Lor- ca” của Thanh Thảo. Thanh thảo là một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, Thanh Thảo đã sớm khẳng định phong cách thơ và đem đến cho nền thơ ca chống Mỹ nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung một tiếng thơ, một cách tiếp cận và khám phá hiện thực, một phương thức biểu hiện mới mẻ độc đáo. Thơ Thanh Thảo đã góp phần làm phong phú và đa dạng nền thơ ca của dân tộc, góp phần làm phong phú và đa dạng nền thơ ca của dân tộc, góp một tiếng nói làm nên diện mạo 1
- đời sống tinh thần cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc giành độc lập, tự do dân chủ. Từ năm 2008, bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo) chính thức được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1. Cho đến nay nó vẫn thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn học, giáo viên và học sinh bởi Đàn ghi ta của Lor- ca là bài thơ hay cả về nội dung và nghệ thuật và điều đặc biệt ở bài thơ còn giúp cho học sinh nhìn về văn hóa của một đất nước với nhiều nét đẹp truyền thống Xuất phát từ góc nhìn mới mẻ về văn hóa xứ sở của một đất nước với vẻ đẹp đa dạng, phong phú. Chính vì vậy, lựa chọn đề tài “Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa”, chúng tôi hi vọng góp phần xác định cơ sở khoa học để đánh giá những nét đặc sắc trong thơ Thanh Thảo và phục vụ cho việc học tập, giảng dạy môn Ngữ văn ở Trung học Phổ thông sau này. 2. Lịch sử vấn đề Đa số các nhà nghiên cứu, phê bình văn học khi đánh giá về Thanh Thảo đều thống nhất về cái “mới” và “lạ” trong thơ ông, đặc biệt là một bản lĩnh thơ luôn táo bạo, gai góc, quyết liệt đầy sức thuyết phục, thể hiện ý thức cách tân thơ ca rõ nét. Trong Văn Chương, cảm và luận - Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Thơ Thanh Thảo không lạnh, thậm chí nóng bỏng, là giọt cồn ở nồng độ cao”. Thơ anh là “những tia chớp từ trời cao làm hiện lung linh tất cả sự vật chung xung quanh ta” [16, tr.75] Thiếu Mai trong bài Thanh Thảo - thơ và trường ca (1980) đã khẳng định: “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng. Đọc anh, dù chỉ mới một lần, thấy ngay dáng ấy (…) thơ Thanh Thảo là thơ của tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ (…) đầy đặn cả hai mặt cảm xúc và suy nghĩ” [13- tr.97, 98]. 2
- Ở bài viết Thanh Thảo – gương mặt tiêu biểu sau 1975, tác giả Bích Thu đã đưa ra ý kiến khá sắc sảo: “ Thanh Thảo đã đem đến cho người đọc một thực đơn tinh thần mới mẻ và độc đáo làm phong phú tiếng nói của thơ hôm nay” [20, tr.422] Tác giả Lại Nguyên Ân với Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo đã đưa ra những ý kiến khá sắc sảo về thơ anh khi viết về người lính: “Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ (…) và những nét vô danh bình thường này “như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ tuyên ngôn” [2, tr.135]. Trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca và nỗ lực đổi mới thơ của Thanh Thảo, tác giả Nguyễn Văn Bính nhận xét: Đây là bài thơ giàu nhạc tính và nhạc tính được tạo nên bởi thể thơ, cấu trúc trùng điệp, âm hưởng tiếng đàn… Bên cạnh đó, đặc sắc của bài thơ còn là sự sáng tạo hình ảnh, những hình ảnh tượng trưng gợi nhiều suy tưởng. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” nằm trong mạch cảm xúc của nhà thơ Thanh Thảo về cuộc đời và số phận ngang trái của những con người sống có nhân cách và nghĩa khí Bài viết Một tìm tòi thú vị của Thanh Thảo in trong tập Thơ – điệu hồn và cấu trúc, tác giả Chu Văn Sơn cũng có những phát hiện đầy hấp dẫn về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Tác giả nhâ ̣n xét: Thanh Thảo “vay mượn” không ít vốn liếng âm nhạc để đầu tư cho thơ mình. Mạch triển khai của thi phẩm tuân theo cấu trúc của một ca khúc, nhập cấu trúc ca khúc vào cốt tự sự để chúng đồng thể với nhau. Bài thơ là sự “đồng bệnh tương lân” của Thanh Thảo với F.G.Lor-ca và là thành quả đặc sắc về cách tân nghệ thuật thơ của Thanh Thảo. Các bài viết tuy ở mức độ khác nhau song phần nào đề cập được nét chung nhất về thơ Thanh Thảo: thơ Thanh Thảo có chiều sâu, ông có cách nói 3
- cách khám phá về con người, hình tương nhân vật và vẻ đẹp văn hóa thiên nhiên đất nước con người qua sáng tác của nhà thơ. Ở phần lịch sử vấn đề, tác giả khóa luận dành sự quan tâm đặc biệt tới những ý kiến liên quan đến đề tài. Bên cạnh sự phong phú về nội dung cũng như hình thức thì cùng với yếu tố văn hóa con người thiên nhiên xứ sử đất nước Tây Ban Nha, khóa luận tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu thơ Thanh Thảo trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục sinh hoạt, hình tượng con người ở đất nước Tây Ban Nha. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu về Thanh Thảo - nhà thơ của sự tìm tòi đổi mới, đi tìm hiểu về đất nước Tây Ban Nha qua không gian văn hóa và qua hình tượng nhân vật. - Thấy được nét độc đáo và đặc sắc trong thơ Thanh Thảo và khẳng định những đóng góp của ông đối với thơ ca hiện đại Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài khóa luận đặt ra vấn đề nghiên cứu: Thơ Thanh Thảo trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa, cho nên chúng tôi chọn xuất phát điểm từ vấn đề có ý nghĩa khái quát văn hóa, từ đó đi vào tìm hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor - ca trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1. - Phạm vi tư liê ̣u: Tư liệu chính mà chúng tôi khảo sát là sách giáo khoa Ngữ văn ở THPT , bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1. Bên cạnh đó, để làm nổi bật vấn đề này, khi cầ n thiế t, khóa luận còn có sự liên hệ đến những sáng tác của các nhà thơ khác. 4
- 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học, kháo luận sử dụng phối hợp các phương pháp: - Phân tích và tổng hợp - Phương pháp so sánh,hệ thống - Phương pháp nghiên cứu liên ngành 7. Đóng góp của khóa luận - Khóa luận đã tiến hành nghiên cứu một phần nội dung từ góc nhìn văn hóa qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo. - Kết quả nghiên cứu của khóa luận một lần nữa khẳng định tài năng độc đáo của Thanh Thảo và góp phần vào vi ệc tiế p nhâ ̣n tác phẩ m văn ho ̣c cũng như việc – học tác phẩm thơ của Thanh Thảo trong nhà trường ở bậc THPT. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Văn hóa Tây Ban Nha qua hình tượng nhân vật Chương 3: Không gian văn hóa sứ xở Tây Ban Nha 5
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những tiền đề khoa học 1.1.1. Khái niệm văn hóa, văn học 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về văn hóa. Mỗi một định nghĩa, quan niệm về văn hóa đó được được hiểu một cách khác nhau. Theo UNESCO, văn hóa bao gồm: Tổng thể các giá trị về vật chất và tinh thần; tổ chức xã hội, đó là các phương thức sống; những quyền cơ bản về con người; đức tin tự nguyện của con người, đó là các truyền thống tín ngưỡng [22,tr.43]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [22, tr.43]. PGS - Viện sĩ Trần Ngọc Thêm cũng cho cho rằng văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, nó thể hiện trình độ của mỗi dân tộc trong quá trình lịch sử của mình. Đặc biệt, ông còn nhấn mạnh điểm thống nhất căn bản mang tính nhân loại khi nhận thức về văn hóa là tính sáng tạo, đó là cốt lõi của văn hóa. Điểm khác biệt giữa các nền văn hóa của mỗi cộng 6
- đồng dân tộc là ở mức độ của tinh thần nhân văn của nền văn hóa ấy [22,tr.45] Như vậy hiểu theo một cách khái quát nhất: “Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động sống nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích của con người. Các giá trị văn hóa được lưu giữ và truyền thụ từ đời này qua đời khác”. 1.1.1.2. Khái niệm văn học Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ [8,tr.401] Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học Trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ. Thứ quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một số cơ sở hạ tầng. Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thù văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy,văn hóa và văn học làm tài liệu nghiên cứu cho nhau. Quan hệ này mang tính bề ngoài, đôi khi tình cờ không bộc lộ bản chất của nhau. Ngày nay, hẳn ai cũng thừa nhận văn hóa là một tổng thể, một hệ thống, bao gồm nhiều yếu tố trong đó có văn học. Như vậy, văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. 7
- Đây là quan hệ bất khả kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và năng động. Bởi thế, nó luôn có xu hướng đi trượt ra ngoài hệ thống. Trong khi đó thì hệ thống nhất là hệ thống văn hóa, luôn có xu hướng duy trì sự ổn định. Như vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hóa là không thể tránh khỏi. Nhưng nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị mới cho bản thân nó và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ thống. Nếu văn học chỉ là một bộ phận của văn hóa, một yếu tố trong hệ thống văn hóa thì nó không thể và không có quyền “vượt mặt” hệ thống để tiếp xúc với hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa. Từ đây có thể thấy văn học nếu có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng không thể phản ánh trực tiếp được mà chỉ có thể phản ánh thông qua “ lăng kính” văn hóa, thông qua “bộ lọc” của các giá trị văn hóa. Nhờ thế mà tránh được sự phản ánh “gương phản ánh” một cách trần trụi, có lẽ cũng nhờ thế mà tạo cho văn học một lối phản ánh đặc trưng, phản ánh như người ta thường nói ,có nghệ thuật. Nhưng liệu một tia sáng phản chiếu mà phải đi qua một bầu khí quyển văn hóa với nhiều khúc xạ như vậy thì có còn nguyên giá trị phản ánh hay. Như vậy giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Là nền tảng tìm kiếm những cái hay, đặc sắc cho mỗi tác phẩm văn học. 1.2. Thanh Thảo và quá trình sáng tác 1.2.1. Vài nét về tác giả Thanh Thảo, tên thật là Hồ Thành Công sinh năm 1946, quê xã Tân Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi. Tốt nghiệp khoa văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nanm. 8
- Sau năm 1975, ông hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ báo chí. Giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi. Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cùng với Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh,… Thanh Thảo đã góp phần tạo nên và hoàn thiện gương mặt của thế hệ trẻ chống Mĩ. Sau đại thắng 1975, Thanh Thảo vẫn tiếp tục con đường thơ của mình, đây là chặng đường của những trăn trở trong cuộc kiếm tìm và đổi mới tư duy nghệ thuật trong giai đoạn mới của văn học Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông viết tới 9 trường ca: Những người đi tới biển (1976), Trẻ con ở Sơn Mỹ (1976-1978), Những nghĩa sĩ Cần Giuộc (1978-1980), Bùng nổ của mùa xuân (1980-1981), Đêm trên cát (1982), Trò chuyện vói nhân vật của mình (1983), Cỏ vẫn mọc (1983), Khối vuông Rubich (1985), Mêtrô (2009). Và 5 tập thơ: Tàu sắp vào ga (1986), Bạch đàn gửi bạch dương (1987), Từ một đến một trăm (1988), Thanh Thảo 1 2 3 (2007), Thanh Thảo 70 (2008). Ngoài thơ ca, Thanh Thảo còn viết tiểu luận, phê bình văn học, từ đó khẳng định vị trí cũng như đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Tác giả được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979 cho tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ; Giải thưởng của Ban Văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam cho tập trường ca Những ngọn sóng mặt trời (1955). 1.2.2 Quá trình sáng tác của Thanh Thảo - Con đường thơ của Thanh Thảo trước 1975 Với gia tài khá đồ sộ là những tập thơ, trường ca và tiểu luận phê bình của Thanh Thảo, có thể kết luận rằng nghệ thuật là một chủ đề tư tưởng lớn trong sáng tác của tác giả sau năm 1975. Là nhà thơ có ý thức sâu sắc về nghệ thuật về sứ 9
- mạng của người nghệ sĩ luôn khao khát mở đường, Thanh Thảo bày tỏ quan niệm nghệ thuật thể hiện rõ nét trên ba phương diện thẩm mỹ, bản chất và hình thức. Về mặt thẩm mỹ Thanh Thảo tìm đến cái đẹp “thô sơ và hực sáng” trong vô vàn vẻ đẹp khác vốn có của cuộc sống này. “Thô sơ” trước hết là vẻ đẹp tiềm ẩn trong những gì giản dị nhất, mộc mạc nhất, đời thường nhất có khi đó chỉ là “tiếng gà bất chợt”, vang lên “bên bờ kinh hoang tàn” để khẳng định sự sống, là “ánh sáng bí ẩn” của “búp xà lách” xanh non như một sự khởi đầu, là hoa nhài tinh khiết, thơm một cách tự tin” giữa chợ đời xô bồ, là “tiếng khóc tiếng cười tan rất mau” của trẻ thơ để lại cho cuộc đời những dư vị nguyên sơ, thuần phác và trong trẻo. Cái đẹp thô sơ là cái đẹp từ bản chất, không giả dối và chân thành. Phẩm chất thứ hai trong quan niệm thẩm mĩ của Thanh Thảo đó chính là sự “hực sáng” vẻ đẹp của ánh sáng của sức nóng, bất ngờ, bùng nổ và quyết liệt. Có thể coi đó là khoảng khắc huy hoàng nhưng có sức soi chiếu và lan tỏa khôn cùng. “Thô sơ và hực sáng” vừa tương phản vừa bao hàm như vẻ đẹp của hoa cúc đã được tôn vinh trong thơ Thanh Thảo “đầy dáng vẻ tầm thường đến tuyệt vời tinh tế/ kiêu hãnh vì đạm bạc”. Bên cạnh đó, cái đẹp trong thơ Thanh Thảo còn “lấp lánh chất người” đó là một vẻ đẹp sáng và thẳng. “Trải qua rét buốt lửa nồng Gia tài còn lại tấm lòng ấy thôi Những người mọc thẳng giữa đời Như rừng dương chắn ngang trời cát bay” (Những ngọn song mặt trời - Thanh Thảo) Những con người trong thơ Thanh Thảo đều ít nhiều có phẩm chất của một người nghệ sĩ, đặc biệt những nhà thơ rạng ngời vẻ đẹp nghĩa khí, vẻ đẹp của sự xả thân hi sinh vì tự do, vì cái đẹp như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, L.Aragor, F.GLorca. Và bản thân Thanh Thảo cũng là một nhà thơ 10
- nghĩa khí bởi khát vọng được cống hiến với cuộc đời và nghệ thuật. Có thể thấy, cái đẹp thơ Thanh Thảo là những vẻ đẹp bình thường nhưng cao cả, lặng lẽ mà âm vang. Nó đánh thức cảm xúc, khơi gợi suy nghĩ của người đọc, mở ra đa tầng suy nghĩa của cuộc sống nó là “những vệt bùn làm vinh hạnh cho thơ”. Thanh Thảo quan niệm bản chất của thơ “mãi mãi là bí mật”. Có thể ta “mãi mãi dò tìm” nhưng “mãi mãi không thể nào chạm đáy”. Nhà thơ khẳng định thơ là sự đối lập căng thẳng giữa tâm hồn và không có tâm hồn”. Nhưng tâm hồn thơ phải mang bản chất chân thành. Đó là sự thành thực của cảm xúc thơ. “Tôi sẵn sàng gặp gió, gặp bão, gặp em Riêng sự hững hờ là tôi không chờ gặp” (Trăm mảnh gỗ vuông - Thanh Thảo) Đó còn là tính chất vô tư lợi của thơ “sinh ra từ lao động, thơ là kẻ thù của lười nhác. Sống thật thà vô tư, thơ không sao chịu nổi thói giả dối và vụ lợi” (Trò chuyện với nhân vật của mình - Thanh Thảo). Thơ còn sống bởi những điều giản d ị, kì lạ cảm xúc và sự khám phá bản chất chiều sâu của sự vật hiện tượng. Đối với Thanh Thảo, điều đó là cả một khát vọng trong thơ. “Bạn ơi tôi làm sao tới được Những khoảng rừng nguyên sinh trong tâm hồn bạn Nơi cành lá um tùm dây leo chằng chịt Lớp lớp rễ ngầm với những giọt nước đầu tiên” (Thơ bốn câu - Thanh Thảo) Có khi thơ chỉ cần một khoảnh khắc nhưng nó có thể đồng cảm, an ủi và nâng đỡ con người trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Hơn thế còn lay động và thức tỉnh tâm hồn. Có thể thấy, Thanh Thảo đã thể hiện một cái nhìn vừa khách quan vừa trân trọng, vừa tự hào về bản chất, chức năng và vai trò của thơ để từ đó, thơ là người giữ ngọn lửa niềm tin để Thanh Thảo và những nguời làm thơ tiếp tục sáng tạo và cống hiến. 11
- Yếu tố thứ ba trong quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo đó là hình thức thơ. Không có hình thức thì cũng chẳng bao giờ có nghệ thuật. Cách nhìn, cách cảm về thế giới và con người cần có một hình thức tương ứng để biểu hiện. Thanh Thảo đã đưa ra nhiều quan niệm nghệ thuật mới về thẩm mĩ và bản chất thơ, những cách tân mạnh mẽ nhất của thơ Thanh Thảo là trên phương diện hình thức. Ông quan niệm: “Rubíc là cấu trúc thơ” bởi “tôi xoay quanh ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất Rubíc là trò chơi kì lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp nhiều ý nghĩ. Có hàng tỉ cách sắp xếp”. Phải chăng thơ cũng là một trò chơi đầy bí ẩn mà mỗi lần thay đổi diện mạo thơ lại xuất hiện đầy bất ngờ? Nhưng điều quan trọng là thơ phải có một trục quay vô hình, đó là điểm tựa để thơ khởi phát và sinh tồn. Vì vậy, cấu trúc, quan niệm về ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, thể loại thơ mang đậm cá tính của một cái đầu tỉnh táo và trái tim lửa cháy, đã làm nên một gương mặt thơ Thanh Thảo không thể trộn lẫn. Lời thơ của Thanh Thảo cũng là tuyên ngôn nghệ thuật không chỉ của riêng mình mà còn dành cho cả một thế hệ đương thời. Con đường thơ mà những nhà thơ trẻ theo đuổi, nằm ở thế đối lập và tương phản với thơ ca của những thời kì trước. Đối với Thanh Thảo, thơ như một đối tượng thẩm mĩ xuất hiện theo cấp số cộng trong sáng tác của nhà thơ. Nhưng nàng thơ đỏng đảnh, chẳng chịu ở yên để nhà thơ hoàn thiện bức chân dung, nên Thanh Thảo vẫn mải miết tìm kiếm gương mặt đích thực của thi ca. Thứ hai,Thanh Thảo phát biểu trực tiếp quan niệm nghệ thuật trong những bài báo, những tập tiểu luận bàn về thơ và trả lời người đọc. Dù có thể chỉ bàn tới một hay vài khía cạnh của thơ ca nhưng tất cả đều thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, khao khát tìm kiếm và khái quát về thơ Thanh Thảo. Thứ ba, bàn về thơ người khác cũng là cách Thanh Thảo lựa cho ̣n để bộc lộ quan niệm thơ của mình. Nhà thơ nghĩ và viết về thơ và những nhà thơ 12
- trong quá khứ - hiện tại và tương lai. Nhưng dù viết về đối tượng nào thì Thanh Thảo vẫn tiếp cận bằng con mắt kiếm tìm đau đáu “như thỏi nam chân hút tìm những mạt quý kim của bạn sở hữu đồng nghiệp”. Thơ Thanh Thảo ẩn sau sự cộng hưởng của những sắc nhọn, những đùa chơi, những mềm mại, là một năng lượng thơ hay nói đúng hơn là một ám ảnh thơ của một cuộc đời, mà cho đến bây giờ nhà thơ vẫn luôn khao khát đi tìm. - Thanh Thảo một con đường thơ mới sau 1975 “Thơ hay là chết”, “chết” trong tâm hồn hay “sống” để được chết cho thơ? Đối với Thanh Thảo, không có một sự lựa chọn nào khác. Nếu Federico Garcia Lorca từng nói khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta, thì người ngưỡng mộ ông – nhà thơ Thanh Thảo cũng “sẵn sàng tử vì đạo” hiến dâng cuộc đời một cách vô điều kiện cho cuộc hành trình theo đuổi những ám ảnh day dứt về nghệ thuật thi ca. Đổi mới và dấn thân đó là con đường duy nhất cho các nghệ sĩ chân chính, cho dù đó là con đường mờ mịt, chông gai và đơn độc. Đổi mới trong sáng tác nghệ thuật nói chung đã khó, đổi mới trong thơ lại càng khó hơn. “Thơ vẫn là cái gì mờ mờ ảo ảo, vừa là cài gì ta vừa bắt được đó lại tuột đâu mất thơ vẫn là hình bóng, đôi khi là bóng của bóng nữa” (Thanh Thảo). Và dù có tới được hay không, thì Thanh Thảo vẫn luôn chọn cho mình vị trí tiên phong với tinh thần táo bạo của một bản lĩnh dám dấn thân. “Số phận của một nhà thơ cách tân là luôn phải ở vạch xuất phát. Và luôn phải biết quên” (Thanh Thảo). Bắt đầu với Dấu chân qua trảng cỏ, Người đi tới biển, Những ngọn só ng mặt trời,… Thanh Thảo đã trở thành một tiếng thơ mới mẻ, ấn tượng trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Nhưng vì “ngoài xa còn xa nữa” (Tvardopxki). Thanh Thảo đã không dừng lại, nhà thơ là một hiện tượng đặc biệt, vì sau những bước đi ban đầu của mình, Thanh Thảo vẫn không ngừng theo đuổi những dự định sáng tạo mới. 13
- Sáng tạo và đổi mới là sứ mệnh cay đắng và vinh quang của những người nghệ sĩ chân chính, trong đó có Thanh Thảo. Đối với nhà thơ, dấn thân trên con đường sáng tạo không chỉ là ý thức trách nhiệm, là bản lĩnh mà còn là niềm đam mê không thể lý giải. Nhà thơ đổi mới là nhà thơ đang lầm lũi, tự đày ải mình trên “con đường người không khôn ngoan gập ghềnh lầy thụt/ Sao anh không con đường đã dọn sạch/ Hành hạ thân mình như thế để làm chi” (Từ một đến trăm - Thanh Thảo). Tuy nhiên không thể dừng bước quay lại, vì không thể đành long là một kẻ ngủ quên. “Bãi cát, bãi cát dài dù phía trước chân trời mù mịt dù bước chân dẫn về cõi chết không thể không đi” (Những ngọn sóng mặt trời - Thanh Thảo) Có những lúc dường như Thanh Thảo cũng cảm thấy thất bại, đã hoài công vô ích đau xót và bất lực: “con chim vẫn quyên lỡ vận lang thang trên mặt đất tiếng kêu sao nghẹn ngào ta đã phí hoài quá nhiều sức lực gót chân mòn những bước không đâu” (Đêm trên cát - Thanh Thảo) Và cái giá phải trả cho đổi mới thật đắt. Đó không chỉ là đau khổ, là hiểm nguy như “trước mõm chó, trước vó ngựa” mà còn có thể là cái chết “tóc bạc trắng chờ lưỡi dao chưa - biết- bao- giờ - đến”. Nhưng Thanh Thảo vẫn ném thơ của mình vào thác xiết, sẵn sàng trả bất cứ giá nào để nhích lên dù chỉ một bước trên con đường sáng tạo và tự hào vì được là người mở đường “dù phải húc đầu vào đá, để mở cửa” là “những con còng không hối 14
- tiếc đã mở những con đường bí mật giữa mênh mông”. Thanh Thảo có đủ niềm tin vào con đường mình đã chọn, vì như nhạc sĩ tài hoa Văn Cao đã từng nói “Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường, bởi vì những người đó đã nghĩ đến sự tiến bộ nghệ thuật”. 1.3 Khảo sát sáng tác của thơ Thanh Thảo trong trƣờng THPT Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Văn bản giảng 0 0 1 dạy chính Văn bản đọc thêm 0 0 0 Như vâ ̣y, qua khảo sát thơ Thanh Thảo trong trường Trung học Phổ thông chúng tôi nhận thấy, thơ Thanh Thảo có một bài Đàn ghita của Lorca là một bài thơ viết theo phong cách mới, theo lối tượng trưng siêu thực, đây là một bài thơ rất khó tiếp cận đối với cả giáo viên và học sinh và làm thế nào để cho học sinh nắm bắt được tác phẩm thì giáo viên cũng phải am hiểu được phông văn hóa của bài học để học sinh dễ hiểu bài hơn. Từ thực tế trên có thể thấy việc học sinh tiếp nhận thơ Thanh Thảo còn khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về “Thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa” nhằm giúp cho việc giảng dạy và tiếp nhận thơ Thanh Thảo trong trường phổ thông một cách dễ dàng hơn. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 329 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 292 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 206 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 194 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 178 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 135 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 78 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 94 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 94 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 111 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 60 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn