intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thành phần flavonoid trong hoa nhài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

28
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu thành phần flavonoid trong hoa nhài" nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Định tính nhóm hoạt chất flavonoid trong hoa nhài; chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của hợp chất flavonoid từ hoa nhài. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thành phần flavonoid trong hoa nhài

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN FLAVONOID TRONG HOA NHÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội, 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN FLAVONOID TRONG HOA NHÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2017.Y Người hướng dẫn: 1: PSG. TS. NGUYỄN HỮU TÙNG 2: TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH Hà Nội, 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình làm thực nghiệm và hoàn thiện khóa luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy cô cùng với gia đình bạn bè. Trước hết, em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội và Ban giám hiệu Trường Đại học Phenikaa đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành khóa luận này: PGS.TS Nguyễn Hữu Tùng- Trường Đại học Phenikaa TS. Nguyễn Thị Thanh Bình- Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội TS. Vũ Văn Tuấn- Trường Đại học Phenikaa TS. Nguyễn Ngọc Hiếu- Trường Đại học Phenikaa Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên, khích lệ, tạo động lực cho em cố gắng để có kết quả như này hôm nay. Hà Nội, ngày 30/05/2022 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hương
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu, chữ viết tắt Tên đầy đủ 1 EtOH Ethanol 2 Hx n-hexan 3 EtOAc Ethyl acetat 4 BuOH n-butanol 5 MeOH Methanol 6 FA Fomic Acid 7 H 2 SO 4 Acid sunfuric 8 Mg Magie 9 NaOH Natri hydroxid 10 HCl Acid clohydric 11 FeCl 3 Sắt (III) clorid 12 NH 3 Amoniac 13 TMS Tetramethyl silan 8 DĐVNV Dược điển Viện Nam V 9 TLC Phương pháp sắc ký lớp mỏng 10 ESI-MS Phổ phun mù điện từ 11 NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 12 TCVN Tiêu chuẩn quốc gia
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phương pháp TLC dịch chiết ethanolic của hoa nhài Bảng 1.2. Phân tích hóa thực vật của chiết xuất ethanolic của hoa nhài Bảng 1.3. Phân bố flavonoid trong thực phẩm Bảng 2.1. Hóa chất, dung môi sử dụng trong nghiên cứu Bảng 2.2. Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu Bảng 3.1. Kết quả định tính flavonoid Bảng 3.2. Dữ kiện phổ NMR của hợp chất JS1
  6. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 3.1. Quy trình chiết xuất, phân lập hợp chất JS1 từ hoa nhài Hình 1.1. Hình ảnh cây hoa nhài Hình 1.2. Quá trình phát triển của hoa nhài Hình 1.3. Cấu trúc chung của flavonoid Hình 1.4. Cấu trúc của khung flavonoid (Hodek và cộng sự, 2002) Hình 2.1. Hoa nhài đã sấy khô Hình 3.1. Phản ứng với NH3 Hình 3.2. Phản ứng với NaOH Hình 3.3. Phản ứng với FeCl3 Hình 3.4. Phản ứng Cyanidin Hình 3.5. Kiểm tra độ tinh khiết của JS1 bằng sắc ký lớp mỏng silica gel pha thường 60- F245 Hình 3.6. Kiểm tra độ tinh khiết của JS1 bằng sắc ký lớp mỏng silica gel pha đảo RP-C18 Hình 3.7. Cấu trúc hóa học của hợp chất JS1
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ................................................................................ 2 1.1. Tổng quan về cây hoa nhài ........................................................................... 2 1.1.1. Giới thiệu về cây hoa nhài ...................................................................... 2 1.1.1.1. Phân loại ............................................................................................. 2 1.1.1.2. Đặc điểm, phân bố .............................................................................. 3 1.1.2. Thành phần hóa học của cây hoa nhài ................................................. 4 1.1.3. Công dụng của hoa nhài trong y học cổ truyền ................................... 8 1.1.4. Tác dụng dược lý .................................................................................... 9 1.1.5. Một số bài thuốc về hoa nhài ............................................................... 13 1.2. Tổng quan về flavonoid .............................................................................. 14 1.2.1. Nguồn gốc của flavonoid ...................................................................... 14 1.2.2. Cấu trúc và phân loại flavonoid .......................................................... 14 1.2.2.1. Cấu trúc ........................................................................................... 14 1.2.2.2. Phân loại ........................................................................................... 15 1.2.3. Tính chất ................................................................................................ 18 1.2.3.1. Tác dụng của FeCl3 .......................................................................... 18 1.2.3.2. Tác dụng của NH3 ............................................................................ 19 1.2.3.3. Tác dụng của NaOH đậm đặc và đun nóng ..................................... 19 1.2.3.4. Phản ứng Cyanidin (phản ứng Shinoda hay Villstater) ................... 19 1.2.3.5. Tác dụng của antimoin pentachlorid (phản ứng Marini - Bettolo) .. 19 1.2.3.6. Tác dụng của H2SO4 đậm đặc .......................................................... 19 1.2.3.7. Tác dụng của acetat chì trung tính hoặc kiềm .................................. 20 1.2.3.8. Phản ứng ghép đôi với muối diazoni ............................................... 20 1.2.4. Phân bố của flavonoid .......................................................................... 20 1.2.5. Tác dụng của flavonoid ........................................................................ 21 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24
  8. 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 24 2.2. Hóa chất, dung môi ..................................................................................... 24 2.3. Thiết bị, dụng cụ.......................................................................................... 25 2.4. Định tính nhóm họat chất flavonoid.......................................................... 26 2.5. Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất......................................... 27 2.6. Phương pháp kiểm tra độ tinh kiết của hợp chất JS1 ............................. 27 2.7. Phương pháp đo phổ xác định cấu trúc chất phân lập JS1 .................... 27 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 28 3.1. Định tính nhóm hoạt chất flavonoid.......................................................... 28 3.2. Chiết xuất, phân lập .................................................................................... 29 3.3. Kiểm tra độ tinh kiết của hợp chất JS1 .................................................... 31 3.4. Xác định cấu trúc chất đã phân lập JS1 ................................................... 32 CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ............................................................................... 38 4.1. Về phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38 4.2. Về thành phần hóa học ............................................................................... 39 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 40 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 40 5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 40
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều thế kỷ, cây cỏ đã được con người sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ nông nghiệp, công nghiệp để chữa bệnh. Những năm gần đây, xu hướng sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên ngày càng tăng, không chỉ ở các nước Á Đông trong đó có Việt Nam mà còn ở các nước phương Tây do tác dụng phụ của thuốc tổng hợp hóa dược. Flavonoid là một nhóm chất phổ biến trong thực vật và một nhóm chất lớn trong dược liệu. Flavonoid có trong hầu hết các bộ phận của thực vật bậc cao, đặc biệt là hoa. Flavonoid là một nhóm các chất có nhiều tác dụng sinh học khác nhau, các Flavonoid có hoạt tính sinh học được gọi là Bioflavonoid. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, quá trình lão hóa và thoái hóa gan, các chất Flavonoid do bức xạ gây ra làm tổn thương thành mạch máu. Có nhiều Flavonoid thuộc nhóm flavon, flavonol, flavanol có tác dụng lợi tiểu. Theo các nghiên cứu gần đây đã công bố trên thế giới cho thấy thành phần hóa học chính của cây hoa nhài (Jasminum sambac (L.) Ait.) là cacbohydrat, protein, axit amin, tannin, hợp chất phenolic, phenolics, saponin, steroid, flavonoid [2,4,25]. Cây hoa nhài đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống oxy hóa, chống đái tháo đường, da liễu, chống ung thư, ức chế peroxy hóa lipid, chống béo phì và tác dụng bảo vệ dạ dày [4]. Hiện nay, theo tra cứu ở trong nước mới chỉ có những báo cáo về phương pháp chiết xuất tinh dầu từ hoa nhài mà chưa có bài báo hay nghiên cứu nào về thành phần flavonoid trong hoa nhài, vì vậy nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần flavonoid trong hoa nhài” với các mục tiêu: - Định tính nhóm hoạt chất flavonoid trong hoa nhài. - Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 01 hợp chất flavonoid từ hoa nhài. 1
  10. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây hoa nhài 1.1.1. Giới thiệu về cây hoa nhài 1.1.1.1. Phân loại Jasminum là một chi có khoảng 600 loài cây nhỏ và dây leo trong họ Oleaceae. Theo giá trị dược liệu cao, Jasminum sambac là một trong những loài được trồng nhiều nhất ở các nước Châu Á [25]. Jasminum sambac (L.) Ait., thường được gọi là hoa nhài và có nguồn gốc từ Ấn Độ [32]. Tên khoa học: Jasminum sambac (L.) Ait. [32] Giới: Thực vật (Plantae) [32] Bộ: Oleales [32] Họ: Oleaceae [32] Chi: Jasminum [32] Hình 1.1. Hình ảnh cây hoa nhài 2
  11. 1.1.1.2. Đặc điểm, phân bố Jasminum sambac được phân bố ở châu Á- nhiệt đới và châu Á- ôn đới. Nó là một trong những loài được trồng nhiều nhất ở các nước châu Á [4]. Cây mọc rải rác hoặc bụi, cao 1-3 m, mọc phân nhánh [4]. Lá mọc đối hoặc thành chùm ba lá, toàn bộ hình elip hoặc hình elip rộng đến hình cầu, tù hoặc nhọn, kích thước thay đổi, lớn tới 9cm và rộng 6cm. Phía trên mặt lá sáng bóng, phía dưới có gân nổi rõ. Cuống lá ngắn, mọc đối [4]. Hoa có mùi thơm, trong cụm hoa có vài hoa, cuống lên đến 6mm, lá bắc thẳng dài tới 6mm. Đài hoa 5-9, cánh dài 1cm, hình chữ V. Tràng hoa màu trắng, đơn giản hoặc kép, ống dài 1cm, thùy từ 5-9 thuôn dài, nhọn hoặc tù, hoặc có vân dưới [4]. Hoa nhài chỉ nở trong một ngày, kéo dài đến 20 giờ. Hoa thường nở vào ban đêm, thường vào khoảng 6 đến 8 giờ tối [32]. Hình 1.2. Quá trình phát triển của hoa nhài Hoa được chia thành năm giai đoạn phát triển: (1) giai đoạn hình thành cánh mà tất cả các cánh hoa đều gần như nhau, (2) giai đoạn đầu ra hoa, tức là cánh hoa bên ngoài bắt đầu phản xạ ra bên ngoài, (3) giai đoạn mở hoa trong đó tất cả các cánh hoa trở nên phản xạ và sẵn sàng mở hoàn toàn, (4) giai đoạn mở hoa hoàn toàn, tất cả các cánh hoa mở hoàn toàn với một nửa số cánh hoa trở nên rũ xuống, và (5) giai đoạn hóa già bắt đầu, tức là cánh hoa bắt đầu héo [32]. Quả mọng, đơn hoặc không có hạt, hình cầu, đường kính 6mm, màu đen khi chín, được bao quanh bởi các răng đài [4]. 3
  12. Đối với cây moc leo, các nhánh con có góc cạnh, hình elip đơn giản với các lá hình trứng dài tới 10 cm, nhọn hoặc tù, gốc tròn hoặc hình khối, lá gần như bóng với các đường gân nổi rõ, cuống lá hình mác, ngắn, hình cung. Hoa thơm, đài hoa thùy tuyến tính, cánh dài 6-7 mm, tràng hoa màu trắng, thường gấp đôi, các thùy thuôn dài gần giống hình lông chim, hình tù dài như ống [4]. 1.1.2. Thành phần hóa học của cây hoa nhài Tính chất hóa lý của tinh dầu Jasminum sambac (hoa nụ kép) màu vàng trong và vàng nhạt, chiết suất 1,47 ở 20°C và 1,49 ở 20°C; điểm đông tụ là 17°C và 17,25°C; độ quay quang học là +3,30 ở 20°C và +3,50 ở 20°C; trọng lượng riêng là 0,956 ở 20°C và 0,9850 ở 20°C; số acid là 6,85 và 6,89 và số este tương ứng là 242,58 và 240,02 [2]. Phân tích hóa thực vật sơ bộ của Jasminum sambac có sự hiện diện của carbohydrate, protein, axid amin, coumarin, glicozit, tannin, các hợp chất phenolic, flavonoid, phenol, saponin, steroid, chất béo, tinh dầu, dầu cố định, terpines, nhựa và axit salicylic [2]. Phân tích sắc ký lớp mỏng (TLC) dịch chiết ethanoic của hoa nhài được sàng lọc để tìm các loại hợp chất khác nhau, được thực hiện với các hệ pha động khác nhau sử dụng thuốc thử thích hợp làm chất chuẩn [25]. Bảng 1.1. Phương pháp TLC dịch chiết ethanolic của hoa nhài Thử nghiệm Tiêu Pha động Phun thuốc Phát Màu chuẩn thử hiện sắc Alkaloids Atropine Toluene: ethyl Dragendorff Visible Đốm acetate: màu da dimethylamine cam trên (70: 20: 10) nền màu vàng Anthraquinones Rhein Ethyl acetate: KOH UV 366 Vàng/ methol: nước nm cam/ đỏ 4
  13. (81: 11: 8) Antioxidants Vit E Ethyl acetate: DPPH Visible Đốm toluene (50: trắng 50) trên nền tím Coumarins Coumarin Toluene: ethyl KOH UV 366 Xanh acetate (90: 10) nm lam nhạt/ xanh lục Essential oils Eugenol Toluene: ethyl Anisaldehyd Heat Đỏ tím acetate (93: 7) e sunfuric 100oC acid Visible Flavonoids Rutin Ethyl acetate: Natural UV 366 Cam/ formic acid: Product nm vàng/ acetic acid: (NP/PEG) xanh lá nước cây/ mờ (100: 11: 11: 27) Cardiac Ouabain Acetate: Kedde Visible Hồng/ glycosides methanol: vàng/ nước tím (81: 11: 8) Phenolics Catechol Toluene: ethyl Ferric Visible Màu acetate (97: 3) chloride xanh đen Saponins Saponin Butanol: ethyl Anisaldehyd Visible Màu acetate: acetic e sunfuric xanh da acid: nước acid trời 5
  14. (10,8: 3,6: 0,2: 2,7) Tanin Gallic Methanol: Ferric Visible Màu acid ethyl acetate: chloride xanh acetic acid đen (10: 90: 0,1) Phân tích TLC chỉ ra rằng chiết xuất etanolic của hoa nhài chứa hỗn hợp của coumarin, glycoside, tinh dầu, flavonoid, phenol, saponin và steroid. Tuy nhiên không phát hiện được alkaloids, anthraquinone và tannin [25]. Bảng 1.2. Phân tích hóa thực vật của chiết xuất ethanolic của hoa nhài Các hợp chất Kết quả Alkaloids - Anthraquinones - Antioxidants + Coumarins + Cardiac glycosides + Essential oils + Flavonoids + Phenolics + Saponins + Steroids + Tanin - 6
  15. Acid dotriacontanoic, dotriacontanol, acid oleanolic, daucosterol, hesperidin, [+] - jasminoid A, B, C, và D đã được phân lập từ rễ của cây Jasminum sambac [4]. Rutin, quercitrin, isoquercitrin, quercitrin-3 dirhamnoglycoside, kaempherol-3 rhamnoglycoside, a-amyrin, B-sitisterol được xác định trong lá của hoa nhài [4]. ChloroCoumarin, dẫn xuất Coumarin và kaempferol, một dẫn xuất flavonoidal đã được xác định trong lá của Jasminum sambac [21]. Trimeric iridoidal glycoside, sambacoside A, molihuasides A-E được phân lập từ hoa của Jasminum sambac [31]. Một họ peptide giàu Cysteine thực vật mới, jasmintide được phân lập từ Jasminum sambac. Hai jasmintide 27 axit amin [jS1 và jS2] đã được xác định ở cấp độ gen và protein [8]. 2,3-Dihydro-Benzofuran, 1-Nonadecene, 2, 6, 10 Trimethyl, 14-Ethylene- 14-Pentadecne, 1-Nonadecene, 1-Heptacosanol, alpha-Tocopherol-.beta.-D mannoside, Nonacosane đã được phân lập từ lá và 1-Nonadecene, Nonadecyl trifluoroacetate, 1-Heptacosanol, 1-Heptacosanol, 1-Heptacosanol, E-14- Hexadecenal được phân lập từ thân cây Jasminum sambac [16]. Benzyl 6-0-beta-D-xylopyranosyl-beta-D-gluco pyranoside (beta- primeveroside), 2-phenylethyl beta primeveroside và 2-phenylethyl 6-0-alpha-L rhamnopyranosyl-beta-D-glucopyranoside [beta rutinoside] được phân lập như tiền chất tạo mùi thơm của rượu benzyl và 2-phenylethanol từ nụ hoa của cây Jasminum sambạc [13]. Các hợp chất có trong hoa Jasminum sambac tạo hương thơm là: Benzyl alcohol, Cycloheptasiloxane tetradecamethyl-Methyl benzoate, Linalool, Benzyl acetate, Indole, Cyclohexasiloxanedodecamethyl- Hexadeca methyl cyclooctasiloxane. [-] - [R] -Jasmine Lactone, [EE] - Farnsene. [Z] -3-Hexenyl 7
  16. benzoate, N-Acetyl Methyl anthranilate, Cyclohexasiloxane, [E] -Methyl jasmonete Benzyl benzoate và Isophytol [4] Chiết xuất ethanol của lá Jasminum sambac, chứa Bicyclo [2.2.1] heptane- 2,5-diol, 1,7,7 trimethyl – [2-endo, 5-ex; Phenol, H 3 ,5-bis [1,1 dimetylete]-, 1- Octadecyne; Acid hexadecanoic; 2- [4H] - Benzofuranone, 5,6,7,7A Tetrahydro- 6-Hy; R-Limonene; 1-Octadecyne; Acid eicosanoic, metyl este; 9- Acid octadecenoic [Z] n-Acid hexadecenoic, Acid hexadecenoic; Ancol etylic; Acid octadecenoic; 9- Axit octadecenoic, metyl este, [E] - Phytol; Tetradecenal, [Z] - 9 Acid octadecenoic [Z]; Di-n-octyl phthalate; Squalene và 2,5,7,8-Tetramethyl-2 - 4,8,12-Trimethylridecy [9]. 1.1.3. Công dụng của hoa nhài trong y học cổ truyền Hoa của Jasminum sambac được sử dụng để điều chế tinh dầu và làm trà hoa nhài. Hoa có vị đắng, hăng, tính mát, bổ huyết, nhuận phế, chữa phong nhiệt, bạch đới, cảm ngứa, sốt, hết nôn, có tác dụng chữa các bệnh về mắt, miệng, dùng chữa bệnh ngoài da, phong, ung nhọt. Hoa cũng được sử dụng để điều trị tiêu chảy, đau bụng, viêm kết mạc, hen suyễn, ung thư, chữa lành vết thương, đau răng và viêm da. Những chiếc lá đã được sử dụng để chữa lành vết thương [4]. Hoa và lá cũng được sử dụng trong y học dân gian để ngăn ngừa và điều trị ung thư vú. Hoa được phụ nữ sử dụng khi ủ như một loại thuốc bổ vì nó hỗ trợ ngăn ngừa ung thư vú và cầm máu tử cung. Cây đã được đưa vào các chế phẩm thảo dược để điều trị chứng mất trí và chứng động kinh [4]. Toàn cây được coi là thuốc tẩy giun sán, lợi tiểu và tiêu độc [4]. Ở Malaya, phụ nữ dùng hoa ngâm rửa khuôn mặt. Những bông hoa được sử dụng như một loại thuốc đắp lên ngực của phụ nữ để giảm tiết sữa. Lá và rễ của cây được sử dụng theo truyền thống để điều trị viêm, sốt và đau [4]. Dầu hoa nhài có một loạt các ứng dụng y học và được sử dụng trong nước hoa, xà phòng, hương liệu và ngành công nghiệp mỹ phẩm. Về mặt y học, nó được 8
  17. sử dụng để điều trị da khô, nhờn, kích ứng và nhạy cảm, họ khó chịu, giảm đau cơ và điều trị bong gân, chống trầm cảm, sát trùng, chống co thắt, an thần và bổ tử cung [4]. Các bộ phận được sử dụng là: hoa, rễ, lá [4]. 1.1.4. Tác dụng dược lý Tác dụng kháng khuẩn Hiệu quả kháng khuẩn của chất chiết xuất petroleum ether, chloroform, ethyl acetate và ethanol của lá Jasminum sambac đã được kiểm tra đối với Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa cũng như chống lại Aspergillus niger, Aspergillus flavus bằng phương pháp khuếch tán nấm Candida albicans. Vùng ức chế trung bình được tạo ra bởi các chất chiết xuất trong các thử nghiệm khuếch tán đĩa nằm trong khoảng từ 5- 27 mm. Các chiết xuất etanol của Jasminum sambac cho thấy hoạt tính kháng khuẩn cao nhất, trong khi ethyl acetat, petroleum ether và chloroform cho thấy hoạt tính kháng khuẩn vừa phải đối với các chủng vi sinh vật được thử nghiệm [4]. Hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất butanol của hoa Jasminum sambạc được đánh giá chống lại vi khuẩn gây bệnh cho người: Salmonella, Staphylococcus, Pseudomonas, Vibrio cholera, Streptococcus, Corynebacterium, Enterobacter aerogenes, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris và Escherichia coli. Nó cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống lại Salmonella (14 mm), Vibrio cholera (15 mm), Streptococcus (14 mm), Corynebacterium (12 mm), Proteus vulgaris (14 mm) và coli (13 mm) [29]. Tác dụng diệt côn trùng Các hoạt động diệt ấu trùng của chiết xuất ethanolic [100, 200, 500 ppm] của bốn loài thực vật Philippine (Citrus microcarpa, Chromolaena odorata, Nephelium lappaceum, và Jasminum sambac) đã được đánh giá chống lại ấu trùng giai đoạn thứ ba của muỗi sốt xuất huyết, Aedes aegypti. Dịch chiết etanolic của 9
  18. Jasminum sambac gây ra tỷ lệ chết 11,3, 13,3 và 26,7% ở nồng độ 100, 200, 500 ppm tương ứng sau 72 giờ [28]. Tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm Chiết xuất ethanol [50%] của lá cây Jasminum sambac đã được nghiên cứu về hoạt tính chống viêm bằng cách sử dụng carrageenan gây phù chân sau và mô hình u hạt ở chuột. Chiết xuất [100, 200 và 400 mg/kg bw] làm giảm đáng kể tình trạng phù chân và trọng lượng u hạt phụ thuộc vào liều lượng. Dịch chiết ở 400 mg/kg bw, thể hiện hoạt tính chống viêm tiềm năng, có thể so sánh với dichlofenac [15]. Tác dụng chống oxy hóa Tiềm năng chống oxy hóa của chiết xuất hydroalcoholic của lá Jasminum sambac đã được kiểm tra bằng cách sử dụng xét nghiệm DPPH, việc loại bỏ oxit nitric và hydrogen peroxide đã được xác định. Tổng công suất khử và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất hydrocacbon cũng được đánh giá. Jasminum sambac cho thấy tác dụng lọc vừa phải các gốc DPPH (122 µg/ ml), nitric oxide (173,94 µg/ ml) và hydrogen peroxide (125 µg/ ml) khi so sánh với axit ascorbic. Kết quả chỉ ra rằng tổng khả năng chống oxy hóa là 155,40 µg/ ml và khả năng khử là 44,28 µg/ml [18]. Tác dụng ngoài da Chất chiết xuất từ nước và etanol của lá Jasminum sambạc được đánh giá là có khả năng chữa lành vết thương (200 và 400 mg/kg bw, theo đường da), trong mô hình cắt bỏ vết thương bằng cách sử dụng chuột bạch tạng. Chất chiết xuất từ nước đã cho thấy sự gia tăng đáng kể trong sự co lại của vết thương, hàm lượng hydroxyproline và giảm thời gian biểu mô hóa trong mô hình vết thương cắt bỏ so với chiết xuất ethanol. Các tác giả công nhận rằng hoạt động chữa lành vết thương tăng cường của chiết xuất nước có thể là do hoạt động thu gom gốc tự do và đặc tính kháng khuẩn của các chất phytoConstituents (tannin và flavonoid) được xác định trong dịch chiết [1]. 10
  19. Hoạt động chống ung thư Hoạt tính chống ung thư của chiết xuất ethanolic của Jasminum sambac (100 mg/kg bw) được nghiên cứu chống lại bệnh cổ trướng u lympho Dalton gây ra ung thư bạch huyết ở chuột bạch tạng Thụy Sĩ. Hoạt tính chống ung thư của Jasminum sambac đã được nghiên cứu chống lại ung thư hạch bằng cách sử dụng cấu hình lipid, các thông số sinh hóa và các enzym đánh dấu liên kết màng. Mức độ cholesterol, triglyceride, cholesterol VLDL và cholesterol LDL đã giảm đáng kể ở những con chuột bị khối u gây ra, trong khi cholesterol HDL tăng lên. Khi điều trị với Jasminum sambac, các mức độ đã được đưa trở lại gần bình thường. Hàm lượng albumin, creatinin, protein toàn phần, urê và axit uric cũng về gần giá trị bình thường [20]. Tác dụng thần kinh trung ương và ngoại vi Ảnh hưởng của mùi trà hoa nhài lên hoạt động thần kinh tự chủ và trạng thái, tâm trạng đã được khảo sát trên tổng số 24 tình nguyện viên khỏe mạnh. Mùi của trà nhài được sử dụng ở nồng độ thấp nhất mà từng đối tượng có thể phát hiện ra, những điều đó không gây ra bất kỳ tác động tâm lý nào. Khoảng R-R và thử nghiệm POMS được đo trước và sau khi hít phải mùi trong 5 phút. Mùi trà hoa nhài làm giảm đáng kể nhịp tim và tăng đáng kể các giá trị tích hợp phổ ở thành phần tần số cao so với đối chứng [P
  20. Tác dụng giãn mạch của chiết xuất 95% ethanolic của hoa Jasminum sambac trên chuột động mạch chủ cô lập đã được nghiên cứu. So với nhóm đối chứng, chiết xuất hoa nhài trong 0,05% DMSO làm giảm tận nội mạc lồng ngực cô lập vòng động mạch chủ được giới hạn trước bằng phenylephrine [10-6 M], phụ thuộc vào liều lượng. Tuy nhiên, hiệu ứng này đã biến mất sau khi ủ trước vòng bằng atropine [10-6 M] hoặc với Noo-nitro-L-arginine [10-4 M] [4]. Ảnh hưởng đến tiết sữa hậu sản Hiệu quả của hoa Jasminum sambac bôi lên ngực để ức chế tiết sữa hậu sản được so sánh với Bromocriptine. Hiệu quả của cả hai phác đồ được theo dõi bằng nồng độ prolactin huyết thanh, đánh giá lâm sàng về mức độ căng ngực và sản xuất sữa và lượng thuốc giảm đau. Trong khi cả bromocriptine và hoa Nhài đều làm giảm đáng kể prolactin huyết thanh, thì mức giảm này lớn hơn đáng kể với bromocriptine [4]. Tác dụng bảo vệ dạ dày Tác dụng bảo vệ dạ dày của chiết xuất etanolic của lá Jasminum sambac [62,5, 125, 250, và 500 mg/kg] đã được nghiên cứu chống lại bệnh loét dạ dày gây ra bởi ethanol axit hóa ở chuột. Nhóm thuốc chữa loét biểu hiện tổn thương niêm mạc nghiêm trọng đáng kể so với omeprazole hoặc chiết xuất cho thấy khả năng bảo vệ đáng kể đối với tổn thương niêm mạc dạ dày, cây đã thúc đẩy khả năng bảo vệ vết loét vì nó cho thấy giảm đáng kể diện tích vết loét (tổng thể, giảm rõ rệt phù nề và sự xâm nhập của bạch cầu vào lớp dưới niêm mạc) về mặt mô học so với nhóm loét [4]. Ức chế peroxy hóa lipid và chống béo phì Tác dụng chống peroxy hóa lipid của Jasminum sambac được đánh giá bằng cách sử dụng các chất chống oxy hóa tiêu chuẩn BHT, Vitamin C, Vitamin E và Rutin [4]. Tác dụng phụ và độc tính 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2