intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

13
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh được thực hiện với mục tiêu nhằm góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh; khám phá, phân tích, lí giải những vẻ đẹp của người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh; chỉ ra được tài năng nghệ thuật của Xuân Quỳnh trong việc xây dựng hình tượng người mẹ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HÌNH ẢNH NGƢỜI MẸ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH PHẠM NGỌC THIỆN Hậu Giang, 2013 1
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HÌNH ẢNH NGƢỜI MẸ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH Giảng viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÂM ĐIỀN PHẠM NGỌC THIỆN Hậu Giang, 2013 2
  3. LỜI CẢM TẠ  Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết gặp không ít những khó khăn, vướng mắc nhưng nhờ vào sự giúp đỡ của thầy, cô, bạn bè và bằng tất cả sự cố gắng của bản thân mình, người viết đã vượt qua những khó khăn đó. Đặc biệt, người viết xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Lâm Điền đã hướng dẫn người viết tìm được hướng giải quyết, phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn. Người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô đã truyền đạt những kiến thức nền tảng giúp người viết hoàn thành tốt luận văn. Người viết cũng các anh chị em ở Thư viện Cần thơ, Trung tâm học liệu Cần thơ, Thư viện trường Đại học Võ Trường Toản đã cung cấp dữ liệu, thông tin cho người viết hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, Thầy, cô, bạn bè đã luôn nhiệt tình ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Sinh viên thực hiện PHẠM NGỌC THIỆN 3
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện. Đây là một đề tài hoàn toàn mới không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nội dung của đề tài. Sinh viên thực hiện PHẠM NGỌC THIỆN 4
  5. PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) ---------------------------- 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Lâm Điền .............................................. 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: Phạm Ngọc Thiện ..................................................... MSSV: 0956010593…………………..KHÓA: II ................................................. 3. TÊN ĐỀ TÀI: Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh . ................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1.Chuyên cần: ......................................................................................................... 1.2. Thái độ: .............................................................................................................. 1.3. Khác: .................................................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.2. Nội dung chính: ................................................................................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 5
  6. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.3. Chú thích, thư mục: ............................................................................................ ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 6
  7. 2.4. Hình thức trình bày: ........................................................................................... 2.4.1. Dung lượng (trang): ..................................................................................... 2.4.2. Khuôn khổ: ................................................................................................... 2.4.3. In ấn: ............................................................................................................. 2.4.4. Trình bày: ..................................................................................................... 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ...................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Đánh giá, xếp loại: ....................................................................................................... Đánh giá: ................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Xếp loại: ................................................................................................................. ................................................................................................................................. ………, ngày tháng năm 20 Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) 7
  8. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 6 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 6 Chƣơng 1: Những nét chính về cuộc đời và con đƣờng thơ của Xuân Quỳnh 1.1. Những nét chính về cuộc đời Xuân Quỳnh ........................................................ 8 1.1.1 Tiểu sử …………………………………………………………………..8 1.1.2 Con người ……...………………………………………………………...9 1.2 Con đường thơ của Xuân Quỳnh………...…………………………………….16 1.2.1 Thơ Xuân Quỳnh trước 1975…………...………………………………16 1.2.2 Thơ Xuân Quỳnh sau 1975…………...………………………………...24 Chƣơng 2: Vẻ đẹp của ngƣời mẹ trong thơ Xuân Quỳnh 2.1. Sự tảo tần và đức hi sinh của người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh ...................... 26 2.1.1. Sự tảo tần ................................................................................................... 26 2.1.2. Đức hi sinh................................................................................................. 31 2.2. Tình yêu thương con của người mẹ ................................................................... 34 2.2.1. Hết lòng chăm sóc con .............................................................................. 34 2.2.2. Chỉ bảo, dạy dỗ con chu đáo ..................................................................... 37 2.3. Niềm tin ở người mẹ về tương lai của con ........................................................ 41 2.3.1 Niềm tin vào sự trưởng thành của con ..................................................... 41 2.3.2. Niềm tin vào tương lai hạnh phúc của con .............................................. 43 Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình ảnh ngƣời mẹ trong thơ Xuân Quỳnh 3.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thể hiện người mẹ.............................................. 45 3.1.1. Từ ngữ viết về mẹ mộc mạc, giản dị......................................................... 45 3.1.2. Sử dụng nhiều từ láy để diễn tả tấm lòng người mẹ ................................. 50 3.2 . Nghệ thuật so sánh ............................................................................................. 57 3.2.1 So sánh hình ảnh người mẹ với những điều lớn lao ................................. 57 3.2.2. So sánh hình ảnh người mẹ với những điều giản dị ................................. 59 8
  9. 3.3. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh ẩn dụ ................................................................... 61 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 69 MỞ ĐẦU 9
  10. 1. Lí do chọn đề tài Xuân Quỳnh là nữ nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ sinh ở thập kỉ 40 và trưởng thành với những tác phẩm trẻ ở thập kỉ 60. Có thể nói, thế hệ các nhà thơ, nhà văn trẻ này là lực lượng sáng tác quan trọng của văn học Việt Nam suốt bốn thập kỉ qua. Chắc có lẽ phải trải qua một thời gian rất lâu nữa thì nền văn học Việt Nam mới có thể sản sinh được một cặp đôi tài hoa xuất chúng như Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ. Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả các phương diện: Những khát khao, những tình cảm, những suy nghĩ của con người. Vì thế, thơ của bà được đông đảo công chúng đón nhận nồng nhiệt. Bà là một người giàu tình cảm, trí tuệ sáng suốt và có sức mạnh tinh thần khá vững chắc. Chính những yếu tố đó đã đưa bà vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và làm cho tài năng thêm thăng hoa. Bà đã bước qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt được hạnh phúc trong cuộc sống và thành công trong sự nghiệp. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: Kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa… Hiện thực đời sống, bối cảnh xã hội được hiện lên khá đầy đủ, rõ nét trong thơ với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó chính là thực trạng của đất nước ta trong những năm chiến tranh khốc liệt. Có những bài thơ bề bộn chi tiết như một ký sự. Vào những năm ấy, đúng là một ký sự về đời sống Hà Nội những năm chống Mĩ. Xuân Quỳnh có năng khiếu quan sát. Những sự việc rất bình thường nhưng khi đi vào trí tưởng tượng của bà đều hóa thành thơ. Đây là điều mà không phải nhà thơ nào cũng có được. Có lẽ, vì có tài quan sát mà trong nhiều bài thơ bà lại kể, lại tả quá nhiều nhưng vẫn không làm loãng chất thơ. Có những bài thơ bà viết rất dài và thường thì có rất nhiều chi tiết. Xuân Quỳnh được mệnh danh là bà hoàng thơ tình. Từ nhỏ, bà đã thiếu vắng vòng tay yêu thương, chăm sóc của mẹ lại không được sống kề cận bên cha trong lứa tuổi ấu thơ nên dường như trong tâm hồn bà có một khoảng trống rất lớn. Bà luôn khao khát được yêu thương nên khi đã được yêu thì yêu vô cùng mãnh liệt. Chắc hẳn, mọi người đã không còn xa lạ gì với những bài thơ tình của bà. Không chỉ thành công với 10
  11. thơ tình, các sáng tác về thiếu nhi của bà cũng được rất nhiều người yêu mến và đặc biệt là những sáng tác về mẹ cũng đáng được đánh giá rất cao . Xuân Quỳnh có được một tâm hồn nghệ sĩ đa sầu, đa cảm và biết yêu thương, khát khao tình yêu một cách mãnh liệt. Bà có một trái tim nhân hậu và bao dung. Bà góp nhặt cái đẹp của đời thường để làm nên cái đẹp của thơ ca. Người mẹ trong thơ bà được miêu tả bằng những ngôn từ bình dị, gần gũi đời thường nhưng lại làm bật lên những nét đẹp vô cùng cao quý. Những tác phẩm viết về mẹ của Xuân Quỳnh không tha thướt mĩ từ nên thật gần gũi với mọi người. Các hình ảnh con cò con vạc từ ca dao, dân ca đi vào thơ bà một cách tự nhiên đã làm toát lên những đức tính tôn quý của người mẹ. Không quá nhiều ưu sầu phiền não như trong thơ Huy Cận; không lẻ loi, cô đơn như trong thơ Hoàng Long, Sương Mai; người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh tuy có buồn nhưng lúc nào cũng vui vẻ chuyện trò cùng các con, dạy dỗ các con đủ điều. Người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh còn biết kể chuyện cổ tích, biết làm thơ riêng tặng cho các con và sẵn sàng giải đáp tất cả các câu hỏi ngô nghê, con nít của các con. Xuân Quỳnh đã xuất hiện và thổi vào thơ ca một làn gió đồng quê với những cánh cò, cánh vạc trắng muốt, với những bông hoa dại ven đường và cả cái nắng cháy da của miền gió Lào khô hạn. Với giọng điệu nhẹ nhàng, vui tươi, trong sáng, những tác phẩm viết về mẹ của Xuân Quỳnh đã đi vào lòng người đọc thật nhẹ nhàng nhưng để lại những ấn tượng thật sâu sắc. Có thể nói sự thành công của bà ở mảng đề tài này không thua kém gì so với mảng thơ viết về tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu và toàn diện về mảng đề tài này trong thơ bà. Có chăng cũng chỉ là phân tích một vài tác phẩm tiêu biểu nào đó. Nếu chỉ nghiên cứu trên một vài tác phẩm riêng lẽ như thế sẽ không thể đánh giá toàn diện những cái hay, cái đẹp trong thơ bà ở mảng đề tài này. Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh làm đề tài luận văn tốt nghiệp và nghiên cứu nó bằng tất cả sự cố gắng và nhiệt tâm của bản thân mình. 2. Lịch sử vấn đề 11
  12. Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh. Trong đó, các tác giả ít nhiều có đề cập đến hình ảnh người mẹ. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh. Có chăng cũng chỉ là những nhận xét chung chung hay riêng lẻ dành cho một tập hay một tác phẩm tiêu biểu nào đó. Vương Trí Nhàn trong “Xuân Quỳnh – Những buồn vui của kiếp hoa dại” đã nhận xét một cách khái quát về người phụ nữ trong các tác phẩm văn học Việt Nam: “Họ thường yêu sâu sắc hơn nam giới. Họ không ngại mang tiếng là yêu trước và sau đó lại chung thủy đến cùng, kể cả vì thế mà bị lừa lọc phản bội, rồi thân tàn ma dại và suốt đời mang tiếng là khờ khạo, nhẹ dạ….Đó là vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt Nam… Một trong những trường hợp đó là nhà thơ Xuân Quỳnh” [13; tr 159]. Đúng vậy, trong tình yêu, người phụ nữ luôn là người chịu nhiều cay đắng, khổ đau và thiệt thòi nhiều nhất. Nguyễn Xuân Nam trong tác phầm “Vẻ đẹp trong thơ Xuân Quỳnh” đã nhận xét về người phụ nữ trong thời chiến tranh: “ Tình cảm người phụ nữ mới thể hiện rất rõ trong thơ. Người mẹ trẻ từ chiến trường Vĩnh Linh ở miền Bắc, đã viết những lời thơ đậm đà tình thương con và đậm đà ý chí chiến đấu”[11; tr 208]. Đó là thứ tình cảm vô cùng cao quý của những người phụ nữ yêu nước, những người mẹ anh hùng đã hy sinh những gì quý báo nhất, hy sinh cả bản thân mình để che chở cho các anh bộ đội. Tất cả những việc làm ấy đều vì độc lập cho đất nước, bình yên cho quê hương. Cũng trong tác phẩm này ông viết: “ Lời ru trên mặt đất nói lên nguyện vọng sâu xa của người phụ nữ sau những cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt”[11; tr 210]. Đúng vậy, dù không ai mong muốn những mất mát, đau thương sẽ xảy ra trong chiến tranh nhưng có cuộc chiến nào đi qua mà không để lại những nỗi đau chẳng thể lành theo năm tháng? Có những người phải mất chồng, mất con, mất đi những người thân yêu nhất. Nói thế không có nghĩa là người đàn ông không biết đau, không biết thương, không biết rung động. Đàn ông sống thiên về lí trí còn phụ nữ, họ lại thiên về tình cảm. Hơn nữa, họ đã trải qua “chín tháng cưu mang”, từng ngày chăm sóc, ẵm bồng, thương yêu, chìu chuộng. Đứa con đối với họ là máu thịt, là tinh thần, là sự sống. Vậy mà chiến tranh đã lần lượt cướp đi tất cả những gì mà họ có. Người phụ nữ Việt Nam dù sống trong đau 12
  13. thương nhưng không hề bi lụy. Họ sẽ vượt qua mọi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần để vươn lên, sống và tiếp tục chăm sóc những người mà họ yêu thương. Đó cũng là bản chất truyền thống của người phụ nữ Việt. Nguyễn Hòa Bình trong tác phẩm “Những tình cảm trắc ẩn trong thơ Xuân Quỳnh” đã viết: “ Người đàn bà trong tình yêu nơi chị là người đàn bà truyền thống tự xa xưa: Người yêu, người vợ, người mẹ. Người đàn bà với những thiên chức muôn đời với đức tính cao cả vị tha rộng lượng vô cùng lớn”[1; tr 220]. Đúng vậy, đó là môt người phụ nữ luôn bận rộn với những nghĩ suy, lo âu, trăn trở. Trong đầu lúc nào cũng hiện lên hàng tá câu hỏi: Giúp gì cho chồng? Làm gì cho con? Lo cho gia đình như thế nào? Có thể đối với người đàn ông, những việc ấy vô cùng nhỏ nhặt nhưng thử một ngày không có ai lo những việc nhỏ nhặt ấy thì sẽ thế nào? Nguyễn Trọng Hoàn trong tác phẩm “Xuân Quỳnh – Thơ và tác phẩm trong trường phổ thông” đã viết lại lời kể của nhà giáo Đông Mai, chị gái của Xuân Quỳnh: “Trong thơ Quỳnh, tình mẹ con thật là tha thiết , sâu đậm”[3;tr 182]. Từ bé đã thiếu vắng vòng tay mẹ hiền nên bà khát khao tình mẫu tử đến cháy lòng. Xuân Quỳnh luôn khát khao tình thương đó, một thứ tình thương mà suốt đời Xuân Quỳnh không thể nhận được nên đành lòng cứ mãi cho đi. Không có mẹ nên bà cảm nhận tình cảm yêu thương, chăm sóc của mẹ thông qua những “người mẹ” trong cuộc sống. Bà đã cảm thấy hạnh phúc khi có được một người mẹ, dù đó chỉ là “Mẹ của anh”. Qua bài “Mẹ của anh - Hiểu thêm về Xuân Quỳnh”, tác giả Nguyễn Thị Mai đã viết: “Đó là bà mẹ tảo tần, lam lũ vì con “ chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần” . Mẹ cũng là bà mẹ nông thôn Việt Nam đã dạy con yêu quê hương làng xóm từ những lời hát ru ngọt ngào và từ những câu chuyện cổ tích xưa dạt dào tình nghĩa”[10;tr 296]. Đúng vậy, người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống đời thường. Một người mẹ tảo tần, một người mẹ luôn hy sinh vì hạnh phúc của con. Mẹ chính là người thầy đầu tiên dạy con biết thế nào là tình yêu quê hương, yêu đất nước thông qua những gì gần gũi và thân thuộc nhất. Trong quyển “Xuân Quỳnh tác phẩm và lời bình”, Nguyễn Thị Minh Thái đã viết : “Trong nỗi nhớ cha, thương mẹ cháy lòng. Cha bị bắt giữa đường làng, giữa hai bờ hoa râm bụt đỏ chói như màu máu mà không trở về. Màu hoa ấy vĩnh viễn nung đỏ 13
  14. hồn thơ của Xuân Quỳnh. Và mẹ, người mẹ sớm khuất núi mà Xuân Quỳnh chỉ biết thật thà lấy lại những câu thơ dân gian đưa vào giữa thơ mình để tả nỗi lòng thương mẹ - Người như ở xa lắm, cách trùng trùng những con sóng đồng chiêm ngập lụt, dẫu có thương mẹ cách chi, cũng không thể gửi ai về cho mẹ “ bát canh cần”… Và từ trong sâu xa nữa, là niềm thương cảm dành cho chính bản thân mình, thương thân, thân gái như hạt mưa sa”[25; tr 145]. Người con gái mà mồ côi mẹ thì đó là một thiệt thòi không gì có thể bù đắp được. Lê Nhật Kí trong “Những vần thơ nồng ấm tình mẫu tử” đã rất tinh tế khi nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng được diễn tả dưới hình ảnh gà mẹ: “ Như chuyện chú gà con ra đời, chị cũng tìm thấy ở đó cái lí do tình mẹ con: Gà mẹ vì thương con, cứ ấm iu suốt ngày khiến cho thân thể gầy xác xơ; gà con vì thương mẹ mà đạp vỏ trứng ra tự mình đi kiếm ăn ( Vì sao gà con sinh ra). Cái tròn khuyết của vầng trăng cũng được chị cắt nghĩa bằng tình mẹ con: Trăng khuyết là mẹ hao gầy vì con chưa ngoan”[4;tr 306]. Có thể nói, tât cả những sự vật, sự việc trong đời sống thường ngày khi đi vào thơ bà điều có hồn và đầm ấm tình mẫu tử. Nguyễn Xuân Nam trong tác phẩm Vẻ đẹp trong thơ Xuân Quỳnh đã nhận định: “Hình bóng cuộc đời thực đã được lọc qua tâm trạng người mẹ. Trong giây phút hiểm nguy, nhắn nhủ với chính mình niềm tự hào cũng như niềm đau, nỗi khổ của dân tộc. Lời ru là một trong số những bài đặc sắc nhất của Xuân Quỳnh”[10;tr 204]. Đúng vậy, người mẹ nào cũng sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì sự bình yên, hạnh phúc của con trẻ. Khi người mẹ hát ru con, cái nhịp điệu êm êm là để dỗ cho con dễ dàng đi vào giấc ngủ còn lời hát chính là để tự nói với lòng mình, tự nhắc nhở với bản thân mình về nỗi thống khổ của dân tộc. Khi đứa con đến tuổi trưởng thành, những bà mẹ đều để cho con đi theo đoàn quân cứu nước. Dù đã lường trước những hiểm nguy nhưng chẳng có người mẹ nào cam lòng để con sống trong nỗi nhục mất nước, nỗi nhục làm nô lệ. Chiến tranh đã đi qua và để lại trong lòng người mẹ bao nhiêu hồi ức. Đó là những đau thương, mất mát và cả niềm hạnh phúc sau mỗi trận đánh lại thấy con ngủ ngon giấc. Chiến tranh lùi xa, trong giấc ngủ đầu nôi đã không còn tiếng gầm rú của máy bay, tiếng đổ xào xạc của cây lá, tiếng nổ rung chuyển đất trời của những quả bom mà chỉ có những cánh cò, cánh vạc trắng muốt. 14
  15. Có lẽ chính cuộc sống mồ côi đã khiến Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử là thiêng liêng cần thiết thế nào đối với trẻ thơ. Cho đến khi xây dựng hạnh phúc với Lưu Quang Vũ, bà luôn dành cho các con một tình yêu thương vô bờ bến, không cần biết đó là con chung hay con riêng của chồng. Xuân Quỳnh yêu thương, chăm chút cho các con, làm thơ cho các con với những lời lẽ chân thành, thiết tha và dạt dào tình cảm. 3. Mục đích nghiên cứu Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh là một đề tài mới, chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu một cách cụ thể. Nghiên cứu đền tài Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh tôi hi vọng đạt được những mục đích sau: _ Góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh. _ Khám phá, phân tích, lí giải những vẻ đẹp của người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh. _ Chỉ ra được tài năng nghệ thuật của Xuân Quỳnh trong viêc xây dựng hình tượng người mẹ. 4. Phạm vi nghiên cứu Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh là một đề tài mới và có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống. Nghiên cứu đề tài này tôi tìm hiểu về phẩm chất cao đẹp của người mẹ và nghệ thuật thể hiện hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh trong tuyển thơ: Xuân Quỳnh_ không bao giờ là cuối và những tác phẩm được in sau năm 1975. Trong các nội dung trên tôi sẽ cố gắng đi sâu nghiên cứu, làm rõ từng khía cạnh để đề tài thêm sâu sắc và hoàn thiện. Trong quá trình làm rõ nội dung của đề tài tôi sẽ có liên hệ, so sánh với các sáng tác của một số nhà thơ khác để làm nổi bật hơn nội dung của đề tài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh tôi sử dụng các phương pháp sau: _ Trước hết là phương pháp thống kê, người viết sẽ thấy được sự phong phú, đa dạng về hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh. _ Với phương pháp so sánh người viết sẽ thấy được những nét riêng của hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh so với các nhà thơ khác trước đó và cùng thời. 15
  16. _ Ngoài ra, còn sử dụng các thao tác phân tích, bình giảng, chứng minh để làm nổi bật hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh. CHƢƠNG 1 16
  17. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON ĐƢỜNG THƠ CỦA XUÂN QUỲNH 1.3 Những nét chính về cuộc đời Xuân Quỳnh 1.3.1 Tiểu sử Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942_1988) tại làng La Khê (Hoài Đức – Hà Tây), một làng có nghề truyền thống dệt the, dệt lụa nổi tiếng bên dòng sông Nhuệ thơ mộng hiền hòa, trong một gia đình công chức. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ rất sớm, bố thường xuyên công tác xa nhà, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành. Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung Ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi diễn ở nước ngoài và dự Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vien (Áo). Nhưng không thỏa mãn với nghề múa, trong tâm thức bà luôn thôi thúc được viết, được trang trải những suy nghĩ dồn nén của mình ra giấy. Sau khi có một số bài thơ xuất hiện trên báo, Xuân Quỳnh được cử học trường Bồi dưỡng những Người viết văn trẻ khóa I (1962-1964) của Hội Nhà văn Việt Nam. Học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam, Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ. Từ năm 1978 đến lúc mất Xuân Quỳnh làm biên tập Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Xuân Quỳnh được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. Tác phẩm chính: Thơ - Tơ tằm – chồi biếc ( tập thơ, 1963) - Hoa dọc chiến hào (tập thơ, 1968) - Gió Lào cát trắng ( tập thơ, 1974) 17
  18. - Lời ru trên mặt đất ( tập thơ, 1978) - Sân ga chiều em đi ( tập thơ, 1984) - Tự hát (tập thơ, 1984) - Hoa cỏ may (Giải thưởng văn học năm 1990 của Hội Nhà văn) Sáng tác cho thiếu nhi - Cây trong phố- chờ trăng (tập thơ) - Bầu trời trong quả trứng ( tập thơ – Giải thưởng Văn học năm 1982-1983 của Hội Nhà văn) - Truyện Lưu Nguyễn ( truyện thơ, 1985) - Bao giờ con lớn ( tập truyện) - Chú gấu trong vòng đu quay ( tập truyện) - Mùa xuân trên cánh đồng ( tập truyện, 1981) - Bến tàu trong thành phố ( tập truyện, 1984) - Vẫn có ông trăng khác (tập truyện, 1986) 1.3.2 Con ngƣời 1.3.2.1 Đối với thơ Xuân Quỳnh (1942-1988) là nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ sinh ở thập kỉ 40 và trưởng thành với những tác phẩm thơ “trẻ” ở thập kỉ 60 với những tác phẩm ưu tú. Có lẽ, Xuân Quỳnh là một nhà thơ hạnh phúc khi trong đời bà đã trải qua khá nhiều thăng trầm, vui buồn và cả sự thiếu thốn về tình cảm. Những buồn vui, những đau khổ, những khát khao tình yêu đó đã chạm vào tâm hồn nhạy cảm của bà và trở thành những tác phẩm bất hủ. Trong những năm qua, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào lòng người đọc, trở thành tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, tiếng nói về tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa đựng sự sống đương thời mà cũng in dấu nếp nghĩ , nếp cảm của tâm hồn người Việt từ xa xưa. Thật không quá khó khăn để tìm hiểu về con người của một nhà thơ khi chúng ta đọc hết, hiểu hết những vần thơ của họ. Xuân Quỳnh cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Trong tác phẩm “Một giọng thơ tình ám ảnh” Nguyễn Thị Minh Thái đã viết : “ Thật ra thơ với đời Quỳnh chỉ là một. Thơ và Quỳnh bao giờ cũng làm tôi liên 18
  19. tưởng đến một người đàn bà yêu đến hết và đến chết – một phẩm chất thơ và phẩm chất người ngày càng trở nên hiếm quý trong thế giới hôm nay phai bạc của chúng ta” [25; tr 153]. Đúng vậy, Xuân Quỳnh không chỉ yêu mà còn yêu một cách nồng nhiệt, thiết tha với cuộc sống. Bà đã cột chặt cuộc đời mình với thơ, với nghệ thuật. Bà sống hết mình, cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Vì thế, Xuân Quỳnh sống rất thật, bà không cố gắng để giữ gìn hình tượng một con người hoàn hảo trước mọi người. Bởi trong cái thế giới của chúng ta, vốn dĩ chẵng có thứ gì là tròn vẹn, là hoàn hảo. Cũng như hầu hết các nhà thơ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của mình về nhiều phương diện trong cuộc sống: Từ những khát khao cháy bổng của tuồi trẻ, từ những hạnh phúc và khổ đau của tình yêu, từ những vui buồn của cuộc sống… Vì thế hầu hết thơ của bà đều là thơ trữ tình. Lưu Khánh Thơ trong “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh” đã nhận định: “Thơ Xuân Quỳnh giàu tâm trạng. Nếu thơ ca là sự tự thể hiện ở mức cao nhất cái tôi trữ tình của nhà thơ, thì ở Xuân Quỳnh đặc điểm bản chất này của thơ càng được bộc lộ nổi bật. Nhiều bài thơ hay của chị là sự bộc lộ của một tâm trạng. Bắt đầu từ một sự xao động nhẹ nhàng, kín đáo hoặc da diết, sôi”[ 27; tr 140]. Qua đó ta có thể thấy: “Chị sống hồn nhiên, sống hết mình với những bài thơ của mình, hay nói đúng hơn, thơ chính là đời sống của chị là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của cuộc sống”. Thơ của bà như một quyển nhật kí ghi lại tất cả những gì mà bà đã trải qua trong cuộc đời. Để có một bài thơ hay, đòi hỏi nhà thơ phải viết bằng cảm xúc thật của mình, viết bằng chính nhịp đập con tim mình. Xuân Quỳnh đã làm thơ như thế. Nguyễn Thị Như Trang đã viết: “ Những vần thơ xuất phát từ tấm lòng dễ rung cảm, rất nhuần nhị, xuất phát từ chữ tâm mang nặng tình đời” [ 26; tr 373]. Quả vậy, những nhà thơ càng nổi tiếng thì tâm hồn càng nhạy cảm và chính vì tâm hồn quá nhạy cảm nên dễ xúc động trước tình đời, đau trước cái sầu của thiên hạ. Lại Nguyên Ân đã cho rằng: “ Tính chất tự truyện là nét đậm quán xuyến hàng loạt bài thơ, tập thơ và cũng là nét khác biệt rõ rệt so với thơ của nhiều người cùng thế hệ. Gần như chị trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị”[2; tr 265]. Xuân Quỳnh 19
  20. là một nhà thơ biết hóa thân vào những tác phẩm của mình, cùng vui, cùng buồn, cùng đau khổ với những đứa con tinh thần mà mình đã tạo ra. Trong bài “ Xuân Quỳnh”, Mai Hương đã viết: “ Thơ Xuân Quỳnh trước hết là sự tự thể hiện, ngòi bút Xuân Quỳnh chủ yếu đi vào khai thác tâm trạng của chính bản thân nhà thơ. Nét riêng của ngòi bút Xuân Quỳnh đậm hơn cả và phát huy được mặt mạnh của nó khi chị vào khai thác những vấn đề của chính mình. Một người phụ nữ Việt Nam”. [2; tr 265]. Xuân Quỳnh xem thơ như cuốn nhật kí ghi lại những gì mà mình đã trải qua. Mặc dù thơ là tiếng nói từ trái tim, nhưng Xuân Quỳnh thật khôn khéo và tỉnh táo để chẳng bị tình cảm của trái tim đánh lừa lí trí. Tình yêu lãng mạn nhưng cũng không vì thế mà trở thành một thứ gì đó hão huyền và rời xa thực tế: “ Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy Anh là người coi thường của cải Nên nếu cần anh bán nó đi ngay” ( Tự hát) Đúng vậy, khi đã yêu thì hãy yêu những giá trị chân thực chứ không nên gán ghép cho nó một cái giá trị “ảo” để rồi khi nhận ra nó không như mình tưởng thì lại đau khổ, thất vọng. Một điều nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh là khi những giá trị thực đã chinh phục được lí trí thì tình yêu ấy lại được đặt lên “ ngai vàng” của sự tôn thờ. Người chồng trong mắt Xuân Quỳnh, lúc nào cũng là người được bà yêu say đắm và luôn lo sợ sẽ để vụt mất khỏi tầm tay mình: “ Anh, con đường xa ngái Anh, bức vẽ không màu Anh, nghìn nỗi lo âu Anh, dòng thơ nổi gió…. Mà em người đời thường Biết là anh có ở” ( Anh) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
125=>2