intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học "Đặc điểm truyện Ba Phi" định dạng truyện Ba Phi trong hệ thống truyện Cười nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung, để từ đó thấy được vai trò, vị trí, đóng góp của truyện Ba Phi trong nền văn học Việt Nam. Đồng thời, làm nổi bật lên nét đặc sắc mang chất Nam Bộ trong hệ thống truyện Ba Phi, và để ta hiểu thêm về phần nội dung - nghệ thuật trong truyện Ba Phi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN BA PHI NGUYỄN KIM TUYỀN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN BA PHI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ NHUNG NGUYỄN KIM TUYỀN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013 1
  3. LỜI CẢM TẠ  Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mẹ em, người đã sinh thành, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập của em. Em xin cảm ơn quý tập thể thầy cô trong bộ môn Ngữ văn đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Nhung. Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã hết lòng giúp đỡ, động viên em hoàn thành khóa luận naỳ. Một lần nửa em xin chân thành cẩm ơn! Nguyễn Kim Tuyền
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Nguyễn Kim Tuyền.
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cúu ......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: VÙNG ĐẤT CÀ MAU – MÔI TRƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ LƯU TRUYỀN NGUỒN TRUYỆN BA PHI. 1.1. Vùng đất Cà Mau quê hương bác Ba Phi ............................................................. 6 1.1.1. Tài nguyên và sản vật............................................................................. 6 1.1.2. Người Việt và các cộng đồng dân cư khác ở Cà Mau ........................... 9 1.1.3. Văn hóa, xã hội .................................................................................... 12 1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi ......................... 14 1.2.1. Bối cảnh lịch sử, điều kiện sinh sống .................................................. 14 1.2.2. Quá trình sáng tác và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi ........................ 19 1.2.2.1. Từ sinh hoạt gia đình ............................................................. 19 1.2.2.2. Từ sinh hoạt làng xóm ........................................................... 20 1.2.2.3. Từ những cán bộ, bộ đội ........................................................ 20 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN BA PHI 2.1. Niềm tự hào về tài nguyên sản vật ..................................................................... 23 2.2. Ca ngợi sự thong minh, sáng tạo của con người trong quá trình mở đất cà giữ đất ...................................................................................................................... 29 2.3. Ca ngợi sự gan góc , bản lĩnh của con người ..................................................... 40 2.4. So sánh nội dung truyện Ba Phi với một số truyện Trạng khác ......................... 44 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN BA PHI 3.1. Kết cấu truyện .................................................................................................... 55 3.1.1. Kết cấu ba bước.................................................................................... 55 3.1.2. Kết cấu “gói kính, mở nhanh” ............................................................. 58 3.1.3. Kết cấu mở rộng ................................................................................... 61 3.2. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại .......................................................................... 62 3.3. Ngôn ngữ ............................................................................................................ 65
  6. 3.4. So sánh nghệ thuật truyện Ba Phi với một số truyện Trạng khác ...................... 73 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 79
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sữ vấn đề. 3. Mục đích nghiên cứu. 4. Đối tượng nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. CHƯƠNG 1: VÙNG ĐẤT CÀ MAU – MÔI TRƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ LƯU TRUYỀN NGUỒN TRUYỆN BA PHI 1.1. Vùng đất Cà Mau quê hương bác Ba Phi. 1.1.1. Tài nguyên và sản vật. 1.1.2. Người Việt và các cộng đồng dân cư khác ở Cà Mau. 1.1.3. Văn hóa, xã hội. 1.2. Sơ lược về lịch sữ hình thành và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi. 1.2.1. Bối cảnh lịch sữ, điều kiện sinh sống. 1.2.2. Qúa trình sáng tác và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi. 1.2.2.1. Từ sinh hoạt gia đình. 1.2.2.2. Từ sinh hoạt làng xóm. 1.2.2.3. Từ những cán bộ, bộ đội. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN BA PHI 2.1. Niềm tự hào về tài nguyên sản vật. 2.2. Ca ngợi sự thông minh, sáng tạo, của con người trong quá trình mở đất và giữ đất. 2.3. Ca ngợi sự gan góc, bản lĩnh của con người. 2.4. So sánh nội dung truyện Ba Phi với một số truyện Trạng. CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN BA PHI 3.1. Kết cấu truyện. 3.1.1. Kết cấu ba bước. 3.1.2. Kết cấu “gói kín, mở nhanh”. 3.1.3. Kết cấu mở rộng.
  8. 3.2. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại. 3.3. Phương ngữ. 3.4. So sánh nghệ thuật truyện Ba Phi với một số truyện Trạng. KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. Đặc điểm truyện Ba Phi . MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Văn học dân gian Nam Bộ nói chung, truyện Trạng Nam Bộ nói riêng chưa được chú ý nhiều để khai thác và nghiên cứu. Nhưng từ việc nhận ra những giá trị thực sự hữu ích của truyện cười dân gian nói chung, truyện Trạng nói riêng, việc sưu tầm nghiên cứu vốn tri thức phong phú mà thể loại văn học dân gian này mang lại đang là một hướng đi được giới nghiên cứu văn học dân gian Nam Bộ đặc biệt quan tâm và chú ý khai thác. Trong kho tàng truyện cười dân gian người Việt bao gồm hai bộ phận: “truyện cười không kết chuỗi (hay truyện cười riêng lẻ) và truyện cười kết chuỗi tiểu loại này gồm nhiều hệ thống truyện xoay quanh một nhân vật chính. Đó là những Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột, Ông Ó, Ba Giai-Tú Xuất, Ba Phi...” [14, 93]. Bộ phận này khá phổ biến trong nhân dân và cũng được nhân dân hết sức yêu thích, nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu một cách đồng bộ. Đặt truyện Ba Phi vào hệ thống truyện cười gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh một nhân vật nào đó giống như Trạng Vĩnh Hoàng, Văn Lang, Xiển Bột, Ba Phi, Ông Ó... Đây là những mẩu truyện phổ biến trong nhân dân và cũng được nhân dân hết sức yêu thích nhưng khi tìm hiểu thì ta thấy rằng: Trạng Quỳnh và Trạng Lợn được tập trung nghiên cứu nhiều hơn còn truyện Ba Phi và một số truyện Trạng cùng hệ thống như Ông Ó… ít được chú ý nghiên cứu một cách quy mô, khoa học. Do vậy, khi nghiên cứu kỷ truyện Ba Phi từ góc độ văn hóa dân gian Nam Bộ, đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật sẽ góp phần định dạng truyện Trạng Nam Bộ nói chung và truyện Ba Phi nói riêng có một góc nhìn khoa học, quy mô hơn. Công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Nam Bộ nói chung và truyện Cười ở Cà Mau nói riêng gần đây có những bước tiến triển nhưng vẫn còn thiên về sưu tầm truyện và nghiên cứu trong từng bài viết riêng lẻ. Đã đến lúc cần những nghiên cứu tập trung, chuyên biệt về vấn đề này, để lưu truyền và giữ gìn những giá trị đích thực của nguồn truyện và còn góp phần khẳng định nét đặc thù văn hóa của miền đất tận cùng đất nước. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 1 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  10. Đặc điểm truyện Ba Phi . Là một người con của quê hương Cà Mau và là một sinh viên sắp ra trường, việc sưu tầm và nghiên cứu kiểu truyện Ba Phi không chỉ có ý nghĩa hoàn thành một luận văn tốt nghiệp mà đã tạo cho tôi được mở rộng kiến thức... 2. Lịch sử vấn đề. Vào giữa thế kỷ XX , Nam Bộ xuất hiện một hiện tượng văn học dân gian độc đáo đó là truyện Ba Phi. Truyện Ba Phi chủ yếu nói lên tinh thần lạc quan của con người khai phá và làm chủ thiên thiên. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng này và đã có những kết luận mang tính thống nhất cao ở các mặt xác định loại hình, nội dung và phương thức nghệ thuật. Nhiều ý kiến cho rằng “Ba Phi là một nhân vật có tài nói Trạng”. Với thủ pháp cường điệu, phóng đại, nội dung chủ yếu của truyện Ba Phi là niềm tự hào về sự giàu có của Nam Bộ với các sản vật độc đáo từ sông nước, ruộng , rừng. Truyện Ba Phi được nhiều người nghiên cứu xếp vào hệ thống truyện cười Việt Nam, với những yếu tố nòng cốt là sự nói quá, nói ngoa, nói gạt, mẹo lừa để mua vui, gây cười. Sưu tầm khá muộn so với các hệ thống truyện Trạng cùng thể loại khác. Năm 1976, Hà Châu giới thiệu hệ thống truyện này trên báo Nhân dân (số ra ngày 30 tháng 6 năm1976). Năm 1978 tác giả Nguyễn Việt Tùng cũng bắt đầu giới thiệu những mẩu truyện Ba Phi liên tục trên 42 số báo của Báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1979, Văn nghệ Minh Hải đã lần lượt xuất bản các tập truyện mà Nguyễn Việt Tựng đã công bố trên báo chí với tựa đề Chuyện vui Ba Phi gồm 34 truyện. Năm 1990, các tác giả Trần Tấn Vĩnh, Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh Nhị đã giới thiệu 8 mẩu truyện Ba Phi cùng với một số hệ thống truyện Trạng Nam Bộ khác. Cùng năm này, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh đã công bố tập truyện Những câu truyện lý thú của bác Ba Phi do Phan Anh Tuấn biên soạn. Năm 1994, tác giả Hồng Điệp tuyển chọn và giới thiệu tập truyện Bác Ba Phi. Các tác giả Thạch Phương, Nguyễn Chí Bền, Mai Hương cũng đã công bố bộ sách Kho tàng truyện Trạng dân gian Việt Nam (6 tập) trong đó cũng có giới thiệu về nguồn truyện Ba Phi gồm 43 truyện. Năm 1997, khoa ngữ văn trường ĐHSP Cần Thơ xuất bản cuốn Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu 8 truyện Ba Phi. Đến năm 2000, nhà xuất bản Thanh Niên giới thiệu 4 tập sach Bác Ba Phi với 39 truyện do Hoàng Oanh tuyển chọn. Năm 2001, tác giả Nguyễn Giao Cư công bố 32 truyện Ba Phi trong cuốn Giai thoại truyện Trạng do nhà xuất bản Trẻ phát hành. Tuy số GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 2 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  11. Đặc điểm truyện Ba Phi . lượng truyện sưu tầm ở các sách nêu trên là khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đã sưu tầm được hầu hết các truyện Ba Phi lưu truyền ở miền Tây Nam Bộ. Tác giả Bùi Mạnh Nhị, người dồn nhiều tâm quyết cho việc sưu tầm, nghiên cứu cũng như gìn giữ và bảo tồn mảng Văn học dân gian miền Nam, đã dành rất nhiều công sức và tình cảm của mình cho mảng truyện Ba Phi. Ông đã giới thiệu nguồn truyện Ba Phi trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và trên tạp chí Văn hoá dân gian số 2 năm 1985. Đặc biệt ông là người có công rất lớn trong việc giúp đỡ tỉnh Cà Mau trong quá trình tổ chức hội thảo về truyện Ba Phi cũng như đưa ra nhiều nhận định, đánh giá có giá trị về nguồn truyện Ba Phi trong các bài viết như: Truyện Ba Phi và văn hoá dân gian Nam Bộ, Rừng cười Ba Phi. Năm 1992, khi công bố công trình Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ, các tác giả Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh cũng đã dành một phần để nói về truyện Ba Phi trong cuốn Rừng U Minh hùng vĩ. Ngày 28 tháng 11 năm 2002 Cà Mau tổ chức hội thảo khoa học “Truyện Ba Phi và Văn hoá dân gian Nam Bộ”. Rất nhiều các nhà nghiên cứu Văn học dân gian đã gửi bài tham luận của mình đến hội thảo. Đây là một cuộc hội thảo đầu tiên, có quy mô lớn nhất về truyện Ba Phi và là một mốc ghi nhận những thành tựu nghiên cứu về hệ thống Truyện Ba Phi. Hội thảo có hơn 30 bài tham luận có giá trị của các nhà nghiên cứu xoay quanh một số chủ đề sau: Chủ đề thứ nhất: gồm 7 bài tham luận, trình bày một cách khái quát về hoàn cảnh xuất thân, gia đình, quê hương và cuộc đời của Nguyễn Long Phi tác giả của hiện tượng văn hoá dân gian Nam Bộ. Truyện kể Bác Ba Phi. Chủ đề thứ hai: gồm 15 bài tham luận chủ yếu bàn về những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của hệ thống Truyện Ba Phi. Chủ đề thứ ba: gồm 8 bài trong đó các tác giả tập trung khẳng định lại một lần nữa những giá trị của nguồn truyện và đưa ra những kiến nghị nhằm bảo tồn và gìn giữ nguồn di sản phi vật thể có giá trị này. Có thể coi cuộc hội thảo này là một mốc ghi nhận những thành tựu nghiên cứu về hệ thống truyện Ba Phi. Trong quyển Chuyện thiệt về bác Ba Phi- Vua nói dóc Nam Bộ, Hồng Hạnh đã liệt kê một số chuyện với nội dung là có thật về đất U Minh như: “Nào là lúa nở ngầm dưới đáy nước, chuyện nếp dẻo đến mức có thể treo con chó lên xiên nhà, sấu GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 3 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  12. Đặc điểm truyện Ba Phi . nằm hai bên bờ song như củi lụt… Rồi đến chuyện cá lóc nuốt trụm lủm cái xuồng sáp mật be mười, nó ăn toàn dừa khô nguyên trái nên bác Ba gái nấu cháo hổng cần nước cốt, rồi chuyện cá rô ăn rặt xoài thanh ca nên nấu canh chua khỏi dầm me, ếch bà thì nuốt gọn con vịt mái đẻ.” [3, 132 - 133]. Tháng 6 năm 2010 báo ảnh Đất Mũi Cà Mau, chuyên đề văn học nghệ thuật có đăng bài ký, Hiện thực đất rừng U Minh qua truyện kể bác Ba Phi- Bác Ba Phi, sự thật và huyền thoại của Đặng Huỳnh Lộc, (số ra thứ 7 ngày 5 tháng 6 năm 2010). Trong bài ký này nêu lên hiện thực đất rừng U Minh qua truyện kể bác Ba Phi và nhà báo, nghệ sĩ Nguyễn Hải Tùng, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải, nay là hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu nói: “Bác Ba Phi có tới hàng trăm chuyện cười hấp dẫn kể về thiên nhiên trù phú rừng U Minh một cách cường điệu tột độ nhưng lại lôi cuốn người nghe cười ra nước mắt. Ông là một nghệ sĩ dân gian thực thụ vừa sáng tạo tác phẩm vừa biểu diễn. Điều lạ và hiếm là ông chỉ biểu diễn một mình với bất cứ chỗ nào, miễn có người nghe, dù đó là “đám bầy trẻ” hay chú bộ đội ghé qua nhà”. Tháng 12 năm 2010 NGND Thái Văn Long quyển Tài liệu dạy- học chương trình Ngữ văn địa phương Trung học cơ sở tỉnh Cà Mau, trong quyển này có hai bài viết về bác Ba Phi. Bài viết Bác Ba Phi bài được viết theo Phan Anh Tuấn (Cà Mau), ông Phan Anh Tuấn cho rằng: “Cho dù thời gian có gọt dũa, gạn lọc những chuyện của bác Ba vẫn tồn tại và vượt lên bởi một hiện tượng khác độc đáo có một không hai về cốt cách kể chuyện của bác Ba Phi. Có lẽ vì thế mà từ lâu chuyện kể của bác không còn dừng lại ở phạm vi trong tỉnh, trong vùng mà còn lan rộng ra cả nước. Thật ít ai ngờ rằng trong từng câu chuyện kể của bác Ba Phi lại ẩn chứa đầy hư– thực và tỏa rộng đến như vậy” [6, 19]. Trong bài viết Truyện kể của bác Ba Phi– một duy sản văn hóa phi vật thể của Cà Mau bài được viết theo Huỳnh Khánh (Cà Mau), theo ông Huỳnh Khánh đã nhận xét về nghệ thuật trong chuyện Ba Phi như sau: “Về mặt nghệ thuật, hầu hết các truyện đều có điểm chung là dùng nghệ thuật phóng đại điển hình, có những truyện phóng đại đến mức độ tuyệt diệu làm cho tình tiết truyện kể bịa như thật, tưởng như phi lí mà lại hửu lí đến ngạc nhiên. Sức sống và hấp dẫn truyện kể của bác Ba Phi chính là ở chổ đó” [6, 20]. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 4 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  13. Đặc điểm truyện Ba Phi . Lê Ngọc Thúy, trong bài viết “Vấn đề bản sắc trong truyện cười Nam bộ”, trong bài viết nầy Lê Ngọc Thúy cũng có những nhận xét về truyện Ba Phi như sau: “Trong chuỗi truyện Ba Phi,con người không khuếch đại bản thân mà lại phóng to thế giới sự vật chung quanh mình, cho thấy con người không phải chỉ hòa hợp với thiên nhiên mà còn rất tự do trong cách cảm nhận về nó. Đó là một cách cảm nhận độc đáo của một tâm hồn độc đáo đã chia xẻ với người khác một ấn tượng vừa cổ xưa vừa mới mẻ về thế giới và sự vật. Cổ xưa vì nó dựng lại thiên nhiên của thời kỳ hồng hoang mà những điều kỳ vĩ như còn tồn tại trên mặt đất mà cho đến nay con người còn luyến tiếc qua những dấu tích của nó như những con khủng long, con ma mút, những cây bao báp khổng lồ.... Mới mẻ vì nó không bị đóng khung trong những gì đã trở thành quen thuộc trong ấn tượng về thời mở đất .” Qua những bài viết trên, ta thấy truyện Ba Phi đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cả nội dung và nghệ thuật như: ca ngợi tài nguyên thiên nhiên, ca ngợi sự thông minh sang tạo, hay kết cấu, ngôn ngữ… Để tiếp bước các nhà khoa học đi trước, trong luận văn này tôi tiếp tục nghiên cứu để thấy rõ hơn về Đặc điểm truyện Ba Phi. 3. Mục đích nghiên cứu. Trước hết, tôi sẽ định dạng truyện Ba Phi trong hệ thống truyện Cười nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung, để từ đó thấy được vai trò, vị trí, đóng góp của truyện Ba Phi trong nền văn học Việt Nam. Tiếp theo, tôi sẽ làm nổi bật lên nét đặc sắc mang chất Nam Bộ trong hệ thống truyện Ba Phi, và để ta hiểu thêm về phần nội dung- nghệ thuật trong truyện Ba Phi. 4. Đối tƣợng nghiên cứu. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của chuổi truyện Ba Phi, và đối tượng so sánh là: Trạng Vĩnh Hoàng, truyện Văn Lang, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: so sánh, phân tích- tổng hợp, hệ thống vấn đề, thống kê. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 5 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  14. Đặc điểm truyện Ba Phi . CHƢƠNG 1 VÙNG ĐẤT CÀ MAU – MÔI TRƢỜNG HÌNH THÀNH VÀ LƢU TRUYỀN NGUỒN TRUYỆN BA PHI 1.1. Vùng đất cà mau quê hƣơng Bác Ba Phi. Theo báo ảnh đất mũi cuối tuần, chuyên đề văn học nghệ thuật của báo ảnh đất mũi Cà Mau ra ngày thứ 7/05/06/2010, trong bài ký bác Ba Phi, sự thật và huyền thoại Đặng Huỳnh Lộc có ghi: “Vượt qua sông Ông Đốc đi về phía biển Tây đến xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tìm kênh Ba Phi, ấp Đường Ranh”, là quê hương của bác Ba Phi, vùng đất này được các nhà địa lý gọi là vùng đất mới và được tác giả Hà Châu gọi là vùng đất trẻ Tây Nam. Là vùng đất trẻ, bởi vì ta so sánh với lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam, địa danh này mới được hình thành khoảng 300 năm. Đây là một vùng đất mới được hình thành nhưng thiên nhiên rất ưu đãi: “rừng vàng, biển bạc”; “đất rộng cò bay thẳng cánh”. Đồng thời các người dân Kinh, Hoa, Khơmer ở nơi đây được kế thừa những tinh hoa văn hóa của tổ tiên, cùng nhau xây dựng một nền văn hóa lâu đời của dân tộc và gìn giữ, bảo vệ vùng đất này ngày một phong phú và giàu đẹp thêm. 1.1.1. Tài nguyên và sản vật. Cà Mau là nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú trong đó có lúa và hoa màu. Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng trọng điểm trồng lúa của cả nước. Do Cà Mau là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nên được xem là vùng trọng điểm trồng lúa nước. Với diện tích đất canh tác lúa chiếm 180.000 ha, sản lượng hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn. Bà con nông dân ở đây có thể trồng hai vụ lúa trong một năm. Giống lúa đa dạng: Nàng Thơm, Trứng Tép, Nàng Xao, Ruột Lớn, Thần Nông đỏ, Quản tám; lại còn lúa trời cho, lúa chim móng vàng, lúa một bụi v.v... và cho năng suất khá cao. Tuy nhiên, do đặc thù của miền đất mới, phù sa bồi đắp quanh năm, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn chiếm đa phần nên ngoài cây lúa chỉ có một số loại cây có thể phát triển tốt ở Cà Mau như cây dừa, cây đu đủ, cây chuối, cây khóm, cây mía, cây ổi, cây xoài v.v…. Ngoài tài nguyên lúa, hoa màu, Cà Mau còn là nơi tập trung chăn nuôi và thuỷ hải sản. Người nông dân ở Cà Mau áp dụng canh tác theo hệ thống vườn- ao- chuồn. Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản là những ngành chính mang lại nguồn thu nhập cho bà con nông dân ở Cà Mau. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 6 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  15. Đặc điểm truyện Ba Phi . Ngoài việc canh tác theo hệ thống vườn- ao- chuồn người nông dân nơi đây còn phát triển nghề chăn nuôi gia cầm. Đây cũng là một công việc mang lại thu nhập chính cho bà con trong những đợt gặt lúa xong. Nguồn rau tự nhiên phong phú và tươi tốt trong vườn tạo cho bà con có nguồn lợi cao, “Tốn công mà không tốn của”. Nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm, cua xuất khẩu là ngành chính, đem lại siêu lợi nhuận cho bà con ở các vùng nước mặn, nước lợ, trong tỉnh Cà Mau. Và do tỉnh Cà Mau có được vị trí địa lý tốt, có lợi cho ngành thủy sản là có bờ biển dài, ba hướng điều giáp biển: “Với chiều dài bờ biển 320 c.s, một phần tư là bùn lầy do đất phù sa bồi lên” [8, 23-24]. Hướng Nam, giáp biển Nam Hải; hướng Đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Nam Hai; hướng Tây giáp Vịnh Thái Lan ( biển Thái Lan) [8, 22]. Ngoài ra còn có những cửa sông lớn như: Bồ Đề, Ông Trang, Ông Đốc, Gành Hào… là những ngư trường rộng lớn có các loài thuỷ sản quý hiếm và phong phú, có thể cho sản lượng 600.000 tấn/ năm. Sự trù phú mà nguồn tài nguyên, sản vật này mang đến cho Cà Mau không chỉ ở phương diện kinh tế mà nó còn là nguồn đề tài và nguồn cảm hứng cho các sáng tác văn học dân gian phát triển, trong đó có hệ thống truyện Ba Phi. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có những cánh rừng rộng lớn với rất nhiều nguồn tài nguyên, sản vật trong rừng. Ở Cà Mau, có hai loại rừng lớn, đó là: U Minh (Rừng Tràm) và Đất Mũi (Rừng Đước). Đây được xem là hai lá phổi xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái cho cư dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và cư dân ở Cà Mau nói riêng. Hai cánh rừng độc đáo này có rất nhiều điều cần khám phá, nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến những yếu tố liên quan đến nguồn truyện kể Ba Phi. U Minh (Rừng Tràm): Vượt qua những kênh rạch chằng chịt chúng ta đến rừng U Minh, rộng khoảng 190.000 ha. Bà con gọi phần rừng phía Bắc là U Minh Thượng, phần rừng phía Nam là U Minh Hạ. Rừng U Minh có thể gọi là rừng Tràm bởi cây tràm dày đặc, cây lớn và ngay thẳng dùng làm cột nhà, đòn tay, cừ, gát kèo ong, tràm còn dung để làm hàng rào rất tôt. Cây tràm thật to thì để làm xuồng... Hoa tràm thơm dịu cho nhụy nuôi ong. Khí hậu vùng ven rừng tràm luôn luôn trong sạch. Từ đầu tháng ba, vào mùa trổ hoa, những bông tràm nhỏ với chùm nhụy trắng phớt, hương tràm lan tỏa lôi cuốn đàn ong về làm tổ trên cây tràm, chúng chăm chỉ kết mật GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 7 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  16. Đặc điểm truyện Ba Phi . suốt mùa hoa. Bà con trong vùng hàng ngày vào rừng tìm tổ ong lấy mật. Khu rừng độc đáo này còn có rất nhiều sân chim, nơi tụ họp của thế giới loài chim: vịt trời, ngỗng, nhan sen, quắm đen, quắm trắng, diệc mốc, cò ngà, dẫy ốc, diệc lữa, vịt nước, cò xanh, trích, quốc, ốc cao, cu xanh, cu ngói, cồng cộc v.v… Những ổ trứng chim rất đa dạng, phong phú trong rừng đã làm bật lên vẽ đẹp hoan giả. Cứ đến mùa mưa, từ những vùng khác nhau, các loại chim bay đến làm tổ la liệt. Sân chim rải rác trong khắp khu rừng, ven đầm nước. Giờ đây các sân chim ở đây đã trở thành các khu du lịch sinh thái và các loại chim cũng được khai thác hợp lý để phục vụ cho khách du lịch góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh nhà. Cá trong rừng U Minh là nguồn thực phẩm dồi dào của nhân dân quanh vùng. Chúng sống trong các đầm, đìa, kênh, rạch, chui trong lớp bùn mỏng. Cá lóc, cá trê, cá sặc, cá bổi, cá thác lác, ca trạch, rùa, rắn, lương, trăn v.v… Ngoài cây tràm, rừng U Minh cũng có những thứ cây quý khác như: cây nhum, cây tai mang, cây choại v.v… Các loại cây này được bà con sử dụng làm nhà và đồ dùng trong nhà. Đất Mũi (Rừng Đước): Khi nói đến đước ắt hẳng chúng ta đã từng nghe những câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu nói về đước Cà Mau: “Những dòng sông rộng hơn ngàn thước. Trùng điệp một màu xanh lá đước Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghình tay ôm đất nước!” (Mũi Cà Mau – Xuân Diệu) Ở Cà Mau đước rất nhiều chúng mộc ven biển rộng khoảng 120.000 ha. Suốt quá trình đất liền lấn ra biển, con người đã chứng kiến các loại cây vượt qua mọi thử thách. Đước là một trong số những cây chịu được sự nuôi dưỡng của nước mặn. “Đước chỉ có một loại: thân cây mọc ngay trên nền trời, chỉ có thể cao đến 20 thước, rể cái thì cứng, rể con (rể bất định) tròn cở ngón tay cái, mọc từ gốc trở lên lối 1 thước, chĩa ngay ra hoặc theo hình vòng cung, hoặc theo hình cây nạng để đi, do đước có bộ rễ to và khoẻ, chùm rễ rậm rạp” [8, 37], nên có khả năng giữ thân cây đứng vững khi có mưa giông và những đợt sóng triều… Rừng đước và rừng tràm là hai lá chắn bền bỉ bảo vệ người dân Cà Mau khỏi thiên tai lũ lụt. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 8 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  17. Đặc điểm truyện Ba Phi . Rừng đước Cà Mau là một nguồn lợi lớn. “Mỗi năm, sở Thủy Lâm, cho đấu từ “lô” đặng chủ lò khai thác, những cây đước xấu cưa ra thành củi đòn đem bán, còn thứ tốt thì hầm than. Than đước tốt nhất, vì sức nóng nhiều và không lên khói. Bà con cưa củi đòn, hầm than cung cấp khắp vùng. Cây đước còn dùng làm cột nhà, đóng bàn ghế, mấy gốc to cưa ra lối 15 phân rồi chẻ mỏng làm răng cối xay lúa, vỏ đước lột ra phơi khô làm củi chụm cũng tốt” [8, 38]. Động vật trong rừng vẫn còn là bằng chứng cảnh quan kỳ lạ, trước năm 1915, nếu miền Trung có “cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận” thì ở Cà Mau có “cọp Cà Mau hàu Đá Bạc” Năm 1898, một quan chức của Pháp khi báo cáo về thị xã Cà Mau vẫn nói: “sau mấy rặng bần, rặng cau quanh chợ là vùng đất thấp, về đêm nghe rõ từng bầy nai gọi nhau và cọp rống vang dội từng chặp”[13, 68]. Ngoài ra ông Nghê Văn Lương và ông Huỳnh Minh cũng nói rất rõ về cọp Cà Mau như: “Cọp Cà Mau không dữ tợn như ở miệt núi cao, rừng rậm. Nhiều khi đi rừng ăn ong, đốn đuôn hay đốn lá, róc lạt hoặc đốn cây, nếu rủi gặp cọp thì nạt lớn vài tiếng vang dội, cọp hoảng sợ cong đuôi chạy mất. Nhưng đôi khi đói quá cọp cũng vào tận xóm bắt heo và bắt người ăn thịt. Một lần bắt heo của thím Khiều, hai lần bắt cháu ông giáo Hậu và ông thân bá chương hào Gố. Vì vậy tại vùng Cà Mau, không ai dám gọi là “con” mà gọi “ông Thầy”, “ông Hổ”, hoặc “hia Cọp”, “khái”, hoặc “Hương quản”. Đình nào, miếu nào cũng có thờ cọp, gọi là miếu ông Hổ. Còn ngay trước sân đình xây một miếng tường bề cao lối 2 thước, có đắp nổi hình con cọp to, vằn vện thấy rõ”. [8, 107 - 108]. Ngoài ra còn các loài thú khác như: heo rừng, chồn, nai, cáo v.v... Đặc biệt vẫn còn rất nhiều loài thú quý hiếm hiện thời vẫn còn đang sống trong các ngóc ngách của rừng. 1.1.2. Ngƣời Việt và các cộng đồng dân cƣ khác ở Cà Mau. Ở Cà Mau có ba cộng đồng dân tộc chính là cộng đồng cư dân Việt, Hoa, Khơmer ở Cà Mau. Trong quá trình Nam tiến, Cà Mau được xem là vùng đất dừng chân cuối cùng của những kẻ li hương. Cộng đồng cư dân ở Cà Mau chủ yếu gồm ba dân tộc: Việt, Hoa, Khmer. Trong những năm tháng khẩn hoang đầy khó khăn, nguy hiểm và những năm tháng kháng chiến chống kẻ thù xâm lược đầy gian nan, vất vả, họ đã đồng cam cộng khổ bám đất, bám rừng xây dựng và bảo vệ mảnh đất nơi tận cùng Tổ quốc. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 9 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  18. Đặc điểm truyện Ba Phi . Người Việt là cộng đồng dân cư đầu tiên được nhắc tới khi đến Cà Mau. Khi nói về nguồn gốc của người Việt ở Nam Bộ (Cửu Long - Đồng Nai) Trần Văn Giàu nhận định rằng: “Gốc gác người nông dân lục tỉnh chủ yếu gồm: Thứ nhất là những nông dân Trung, Bắc bần cùng, lưu tán hay muốn tránh cuộc phân tranh đẫm máu kéo dài giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn từ đầu thế kỉ XVII đã lần lượt theo gió mùa vào vùng Đồng Nai - Cửu Long để kiếm sống và an thân. Thứ nhì là những người (số ít) có tiền của, có quyền thế, chiêu mộ dân nghèo (số nhiều) ở miền Trung đi vào Nam khẩn đất theo chính sách dinh điền của nhà Nguyễn. Thứ ba là những lính tráng cùng nhiều tội đồ được triều đình sai phái, bắt buộc vào miền Nam lập đồn điền, vừa bảo vệ biên cương, giữ trị an vừa mở ruộng lập vườn xung quanh các cứ điểm quân sự” [2, 198]. Hiện nay dân số người Việt ở Cà Mau có khoảng 1.120.000 người, chiếm 96% dân số của tỉnh. Cư dân Việt sống rải rác khắp nơi ở Cà Mau, từ thành thị đến nông thôn. Họ làm rất nhiều nghề: công chức, buôn bán, làm ruộng, làm vuông, làm ghe biển… Ngoài những người sống ở thành phố và các thị trấn, người Việt lập làng (ấp) dọc theo các kinh rạch và các ngã ba sông để tiện cho việc đi lại, trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hoá. Ngay từ những năm tháng mới đặt chân đến miền đất “Muỗi kêu như sáu thổi, đỉa lền tựa bánh canh” rồi đến những năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm, người Việt ở Cà Mau ý thức được rằng để vượt qua khó khăn, gian khổ thì mọi người phải đồng tâm hiệp sức, đoàn kết với nhau. Chính vì vậy tư tưởng của họ rất thoáng và tấm lòng của họ cũng rất cởi mở. Bên cạnh người Việt còn có người Khơmer, Khơmer là một trong ba dân tộc có mặt Cà Mau trong những ngày đầu khẩn đất cũng như trong những năm kháng chiến trường kì. Hiện nay, người Khơmer có khoảng 24.000 người, chiếm khoảng 2,1% dân số của tỉnh. Đa số họ là những người thật thà, chất phác, cần cù lao động. Họ làm rất nhiều nghề: làm ruộng, làm vuông, làm thợ thủ công… Tuy nhiên, hầu hết họ vẫn là những nông dân nghèo và phải đi làm thuê làm mướn theo mùa vụ. Họ GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 10 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  19. Đặc điểm truyện Ba Phi . sống tập trung ở srok hoặc sống xen kẽ cùng với người Hoa và người Việt trong các làng, các thị trấn và thành phố. Tuy là dân tộc thiểu số, nhưng người Khơmer có nền văn hoá đa dạng và hết sức độc đáo. Người Khơmer ở Cà Mau theo đạo Phật, phái Tiểu thừa. Ở những khu dân cư tập trung đông đúc của họ thường có một ngôi chùa với một Sala (nhà hội). Chùa của người Khơmer rất đồ sộ, chạm trổ và trang trí theo phong cách dân tộc rất độc đáo. Chùa vừa là nơi thờ cúng tôn giáo, vừa là nơi sinh hoạt văn hoá, tổ chức hội hè, đồng thời cũng là nơi tu, học chữ và học làm người của thanh niên Khơmer khi đến tuổi trưởng thành. Người Khơmer rất tin ở kiếp sau bởi họ nghĩ rằng nếu sống thiện ở kiếp này sẽ được hưởng phước ở kiếp sau. Chính vì vậy mà họ sống rất lương thiện và từ bi. Trong quá trình khai hoang và sinh sống ở vùng đất tận cùng của Tổ quốc này, người Khơmer cùng với người Việt và người Hoa đoàn kết, đòng lòng khai phá và xây dựng Cà Mau ngày càng giàu đẹp. Ngoài người Việt, Khơmer có người Hoa, người Hoa là một thành phần trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, người Hoa đã hoà nhập vào lối sống văn hoá người Việt từ lâu đời. Cho dù họ là con cháu của Mạc Cửu hay là những người di dân từ những năm đầu của thế kỷ XX thì hầu hết họ là những người chạy nạn do phải chịu sự phân biệt đối xử giữa con dân của triều đình nhà Minh với con dân của triều đình nhà Thanh, đồng thời họ cũng là nạn nhân của sự áp bức về kinh tế của bọn phong kiến thực dân ở Trung Hoa. Họ tìm đến Cà Mau và xem Cà Mau là quê hương thứ hai của mình, sống rất chan hoà cùng với người Việt cũng như người Khơmer. Hành trang văn hoá mà người Hoa mang theo sang Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng là rất đáng trân trọng. Nếp sống thuận hòa, kính trên nhường dưới, tiết kiệm, cùng với phong tục thờ cúng thần thánh, tổ tiên… của họ đã có rất nhiều tác động tốt đến nếp sống của người Việt và người Khơmer ở Cà Mau. Người Hoa ở Cà Mau chủ yếu là người Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến. Hiện nay người Hoa có khoảng 21.000 người ở Cà Mau, chiếm 1,9% dân số trong tỉnh. Họ rất cần cù lao động và làm rất nhiều nghề: trồng rẫy, làm muối, làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt người Hoa rất giỏi buôn bán. Những người GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 11 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
  20. Đặc điểm truyện Ba Phi . Hoa sống ở thành phố và các thị trấn ở các huyện của Cà Mau thường là những người có đầu óc kinh doanh nên đa số họ là những người giàu có. Giống như người Việt và người Khơmer, người Hoa cũng đã chia ngọt sẻ bùi, đồng tâm hiệp lực với hai dân tộc anh em khai phá, gìn giữ và xây dựng Cà Mau ngày càng giàu đẹp. 1.1.3. Văn hóa, xã hội. Ngoại trừ các thị trấn, nội thành, thành phố và một số phum srok của người Khơmer thì cộng đồng Việt, Hoa, Khơmer ở Cà Mau sống đan xen nhau trong những đơn vị dân cư nhỏ gọi là ấp (làng), xã. Trong các ấp, người Việt chiếm tỷ lệ đa số nên khi đề cập đến làng người ta thường gọi là làng Việt. Cà Mau là nơi thuộc vùng sâu, vùng xa nên cư dân nơi đây sống theo làng. Làng Cà Mau có những đặc điểm như sau: Khi ta nói đến Cà Mau thì Trần Quốc Vượng có nhận xét: “Làng xóm Cà Mau với những nhà sàn dựng ven sông rạch, mái lợp lá dừa nước, sàn ghép mảnh gỗ đước là những sản phẩm của rừng biển, biển rừng đó giúp nhà khảo cổ hình dung được những xóm làng - đồng bằng trẻ đầu tiên ở thời đá mới, (trại ấp nhà sàn trên mặt nước) theo ý kiến của các nhà văn hoá khảo cổ phương Tây. Làng ngoảnh mặt ra sông nước, hứng gió mát thổi qua sông nước, lưng tựa vô rừng đước, rừng tràm, rừng dừa… luôn rì rào với tháng năm vào mùa gió chướng. Con người và văn hoá không- hay chưa- tách khỏi tự nhiên mà còn dựa dẫm chặt chẽ với tự nhiên, quyện lẫn với biển rừng- sông rạch… mà ở đây, Cà Mau- biển- rừng- đảo- đồng bằng cũng đan xen nhau, quyện với nhau, chặt chẽ trong hệ sinh thái đặc thù của miền rừng ngập mặn” [17, 489]. Trải qua một chuyến đi dài hàng trăm cây số, với những thôn xóm mọc dọc theo hai đường quốc lộ từ Sài Gòn xuống đến Cà Mau, rồi len lỏi vào những kênh rạch chằng chịt với những xóm, ấp dọc theo hai bên bờ ở nông thôn Cà Mau ta mới thấy nhận định trên đó khái quát một cách đầy đủ về bức tranh làng ở Cà Mau. Như vậy có thể nói: nó mang đầy đủ các đặc điểm và một số những đặc trưng riêng do tiến trình khai phá vùng đất mới của làng ở Cà Mau. Hệ thống truyện kể của bác Ba Phi mang dấu ấn cá nhân và vai trò sáng tạo của cá nhân rất rõ nét. Từ một sáng tạo của cá thể, cộng đồng tiếp nhận, tiếp thu nó, biến nó trở thành tài sản của cộng đồng, nó vừa mang tính bềnh chắc mà lại mỏng manh, dễ bị thất truyền, bởi nó chỉ tồn tại trong trí nhớ, trong tâm thức con người và GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 12 SVTH: Nguyễn Kim Tuyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2