intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

37
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu nội dung của tác phẩm từ đó đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa và hệ thống nhân vật được tác giả xây dựng. Thông qua hệ thống nhân vật tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và tư tưởng của tác giả thông qua nhân vật đó. Nêu lên những đóng góp của Liev Tolstoi và tác phẩm Chiến tranh và hòa bình vào nền văn học của nước Nga và thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” CỦA LIEV TOLSTOI BÙI THỊ PHƯƠNG LAN Hậu Giang, tháng 06 năm 2013
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” CỦA LIEV TOLSTOI Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: TRẦN THỊ NÂU BÙI THỊ PHƯƠNG LAN Hậu Giang, tháng 06 năm 2013
  3. LỜI CẢM TẠ  Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Trường Đại học Võ Trường Toản đã dẫn dắt, chỉ dạy tôi suốt bốn năm đại học. Gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè, những người thân luôn bên cạnh động viên và đồng hành để tôi có thể đi đến ngày hôm nay, chuẩn bị bước chân ra khỏi giảng đường đại học. Chân thành cảm ơn cô Trần Thị Nâu, người đã giảng dạy và hướng dẫn tận tình, giúp tôi hoàn thành đề tài. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Bùi Thị Phương Lan
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Bùi Thị Phương Lan
  5. DANH MỤC BIỂU BẢNG 1. Bảng 1: Hệ thống các nhân vật thuộc tầng lớp thanh niên quý tộc 2. Bảng 2: Hệ thống các nhân vật thuộc giai cấp quý tộc 2. Bảng 3: Hệ thống nhân vật lịch sử 4. Bảng 4: Một số nhân vật khác
  6. MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4 Nội dung chính Chương 1: Những vấn đề chung về khái niệm, tác giả Liev Tolstoi và tác phẩm "Chiến tranh và hòa bình" 1.1. Khái niệm “nhân vật” và “hệ thống nhân vật”...................................................5 1.1.1. Khái niệm “nhân vật”.................................................................................5 1.1.2. Khái niệm “hệ thống nhân vật” ..................................................................7 1.2. Khái quát về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Liev Tolstoi .............................9 1.2.1. Tóm tắt tiểu sử ...........................................................................................9 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác ...................................................................................11 1.2.3. Tác phẩm “Chiến tranh và Hòa bình”.......................................................13 Chương 2: Các kiểu nhân vật trong "Chiến tranh và hòa bình" 2.1. Nhân vật thuộc giai cấp quý tộc......................................................................22 2.1.1. Bốn gia đình tiêu biểu của tầng lớp quý tộc..............................................22 2.1.2. Một số nhân vật khác ...............................................................................28 2.1.3. Tầng lớp quý tộc dưới ngòi bút của Liev Tolstoi......................................31 2.2. Nhân vật thanh niên quý tộc ...........................................................................35 2.2.1. Những nhân vật tiêu biểu .........................................................................35 2.2.2. Hình tượng “con người thừa”...................................................................56 2.3. Nhân vật lịch sử.............................................................................................. 58 2.3.1. Michel Ilarionovitch Koutouzov ..............................................................58 2.3.2. Napoléon Bonaparte.................................................................................60 2.4. Nhân vật quần chúng nhân dân .......................................................................62 2.4.1. Những binh lính trên mặt trận ..................................................................63 2.4.2. Những người chốn hậu phương................................................................64 2.4.3. Những mâu thuẫn trong thế giới quan của tác giả về nông dân.................66 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong "Chiến tranh và hòa bình" 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình ................................................68 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tính cách...................................................70 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động.................................................71 3.4. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật - Phép biện chứng tâm hồn.......................72 3.4.1. Thuật ngữ “ Biện chứng tâm hồn”............................................................72 3.4.2. Những biểu hiện của nghệ thuật “Biện chứng tâm hồn” được L. Tolstoi sử dụng trong tác phẩm ..........................................................................................74 KẾT LUẬN...........................................................................................................80
  7. PHỤ LỤC Nội dung Trang Bảng liệt kê hệ thống nhân vật trong tác phẩm "Chiến tranh và hòa bình" của Liev Tolstoi Bảng 1: Hệ thống các nhân vật thuộc tầng lớp thanh niên quý tộc ............................i Bảng 2: Hệ thống các nhân vật thuộc giai cấp quý tộc ............................................iii Bảng 3: Hệ thống các nhân vật lịch sử.....................................................................v Bảng 4: Một số nhân vật khác ..............................................................................xvi Tài liệu tham khảo
  8. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Nga chảy xuôi theo dòng lịch sử Nga cùng với bao thăng trầm xen kẽ. Suốt thế kỷ XIX, nước Nga chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nền văn học đối lập với một xã hội rối loạn đến cực điểm: giặc ngoại xâm, những cuộc đấu tranh dài và gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế … Trên văn đàn Nga liên tục nở rộ những cây bút tài năng như: A.X. Puskin, F.M. Dostoievski, L. Tolstoi, A.P. Sekhov, V.G. Bielinski … Họ đã cùng nhau mở ra một thời đại mới, đem lại sức sống mới cho nền văn học Nga. Trong cánh rừng văn học đó, L. Tolstoi như một cây đại thụ, một trong những đại biểu lớn, đáng giá và xuất sắc nhất của văn học hiện thực Nga và thế giới. Tác phẩm của L. Tolstoi bắt nguồn từ cuộc sống gắn liền với phẩm chất, khát vọng và sức mạnh của quần chúng. Mỗi tác phẩm của ông chứa một nội dung tư tưởng và sự sáng tạo nghệ thuật lớn lao. Đây là một phần lớn lí do tại sao đứng trong một hàng những tác phẩm vĩ đại của những người cùng thời như: Anh em nhà Karamazov (F. M. Dostoievski), Đảo Xakhakin (A. P. Sekhov) … tác phẩm của L. Tolstoi vẫn rất đặc biệt, độc lập và cuốn hút. Tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là bản anh hùng ca Chiến tranh và hòa bình. Bộ tiểu thuyết này miêu tả những biến cố quan trọng trong lịch sử phát triển của dân tộc Nga và toàn Châu Âu. Xen lẫn trong đó là số phận của những con người từ khi là những đứa trẻ con cho đến khi gần kề với cái chết. Như nhà văn Fêđin đánh giá: “Toàn bộ sáng tác của L. Tolstoi nếu mất đi một tác phẩm nào thì L. Tolstoi vẫn là L. Tolstoi nhưng nếu mất đi ‘Chiến tranh và Hòa bình’ thì L. Tolstoi đã trở thành nhà văn khác”. Quả vậy, đã hơn 100 năm trôi qua từ khi tác phẩm ra đời mà sức sống của nó vẫn mãnh liệt và bền bỉ, đứng đầu danh sách “những cuốn sách chính yếu của mọi thời đại” do tạp chí Mỹ Newsweek bình chọn, tháng 7/2009. Sự đồ sộ của Chiến tranh và hòa bình không chỉ ở bức tranh về 2 cuộc chiến tranh được tác giả miêu tả (cuộc chiến tranh ngoài biên giới Nga và cuộc chiến tranh của toàn thể nhân dân Nga chống lại sự xâm lược của Napoleon) mà còn là ở hệ thống hàng trăm nhân vật đa dạng, sinh động . Một bức tranh lịch sử mà nhất là một bức tranh về những cuộc chiến tranh trong lịch sử thì bao giờ cũng vậy, nhân vật không bao giờ thiếu nhưng cái cốt yếu là phải vẽ thật rõ, thật chính xác từng nhân vật. Cái thiên tài của L. Tolstoi là ở đấy. Nhân vật của ông không ai trùng lặp với ai, mỗi nhân vật đều có những đặc điểm, tính cách riêng và dù chiếm một diện tích lớn hay nhỏ thì ta vẫn không thể nào xem nhẹ. Nhân vật văn học là tấm gương phản chiếu rõ nhất tư tưởng, tình cảm của tác giả và là điểm nhìn để thông GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 1
  9. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi qua đó người đọc hiểu được những gì nhà văn muốn đề cập. Tìm hiểu hệ thống nhân vật trong Chiến tranh và hòa bình là ta đã phần nào giải mã được vấn đề mà L. Tolstoi muốn thể hiện trong tác phẩm. Như đã nói trên, nhân vật văn học là tấm gương phản chiếu của chính tác giả. Thông qua việc tìm hiểu các nhân vật trong tác phẩm của L. Tolstoi chúng tôi có thêm nhiều cơ hội để tìm hiểu sâu sắc hơn về những tư tưởng, tình cảm của một thiên tài vĩ đại của nước Nga và của thế giới. Chiến tranh và hòa bình đưa đọc giả đến với những trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Có dịp nhìn nhận và đánh giá một đời người từ khi còn tuổi trẻ cho đến khi chín chắn, trưởng thành. Tìm hiểu về ý nghĩa của cuộc sống, của hạnh phúc, của tình yêu từ quê nhà bình yên, gia đình êm ấm cho đến cảnh đua chen danh lợi chốn cung đình, cảnh chiến đấu khốc liệt bằng cả sinh mạng trên chiến trường. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ bản, mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi nhằm tìm hiểu nội dung của tác phẩm từ đó đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa và hệ thống nhân vật được tác giả xây dựng. Thông qua hệ thống nhân vật tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và tư tưởng của tác giả thông qua nhân vật đó. Nêu lên những đóng góp của Liev Tolstoi và tác phẩm Chiến tranh và hòa bình vào nền văn học của nước Nga và thế giới. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chiến tranh và hòa bình là một tác phẩm nổi tiếng mang tầm thế giới. Nó đã được rất nhiều người trong và ngoài giới phê bình “mổ xẻ”, bình luận. Chúng ta có thể nhìn qua một số đánh giá, ý kiến về nhà văn Liev Tolstoi và tác phẩm của ông như sau: Trong phần giới thiệu cho ấn phẩm Chiến tranh và hòa bình dịch giả Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Văn học năm 2007, dịch giả đã giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả và những vấn đề xung quanh tác phẩm. Người viết trình bày về sự quan hệ mật thiết giữa những nhân vật trong tiểu thuyết và những người thân bên cạnh ông, về những nghệ thuật điêu luyện mà Liev Tolstoi đã sử dụng để tạo hình cho nhân vật của ông. Nguyễn Hiến Lê cho rằng tác giả đã sử dụng bốn nghệ thuật để tạo hình nhân vật. Đó là lặp đi lặp lại một nét đặc biệt nào đó của bề ngoài nhân vật, gián tiếp miêu tả nhân vật thông qua các mối quan hệ xung quanh, cho tâm lý nhân vật thay đổi tùy theo hoàn cảnh và thời gian và dùng thế song hành và thế tương phản. Cũng trong bài viết này dịch giả đưa ra một số đánh giá xung quanh tác phẩm: “Các tiểu thuyết gia nổi danh như Marcel Proust, Somerset Maugham, André Maurois, Henri Troyat đều nhận Tolstoi là bậc thầy, trong Chiến tranh và GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 2
  10. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi Hòa bình đã tạo cả một thế giới linh động như thế giới thực” [7, tr.57]. Bênh cạnh đó có một số ý kiến bất lợi. Pogodine viết: “Điều mà người ta không làm sao tha thứ cho tiểu thuyết gia (tức Tolstoi) được là bút pháp quá phóng túng của ông ta khi miêu tả các nhân vật như Bagration, Speranski, Rostoptchine, Ermolov. Những nhân vật đó thuộc về lịch sử. Nghiên cứu đời họ, đưa ra chứng cớ vững vàng để phê phán họ, điều đó được; nhưng chẳng có lý do nào cả mà miêu tả họ dưới một khía cạnh ti tiểu hoặc ghê tởm hơn nữa (…) thì theo tôi là khinh suất, xấc láo, dù có đại tài đi nữa cũng không thể tha thứ được” [7, tr.63]. Khâm phục tài miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả Chiến tranh và Hòa bình, nhà văn hiện thực Pháp G. Phơlôbe viết: “Đó là tác phẩm hạng nhất. Thật là một nghệ sĩ! Thật là một nhà tâm lý (…) Tôi thấy dường như có những đoạn xứng với Sếchxpia. Trong khi đọc tôi phải kêu lên vì phấn khởi và phấn khởi lâu. Phải, mãnh liệt quá! Rất mãnh liệt!”. Một số bài viết về Liev Tolstoi và một vài nhân vật trong Chiến tranh và hòa bình của Nguyễn Hải Hà: “Những người ưu tú của thời đại” [3, tr.23], “Lý tưởng đạo đức của Tônxtôi” [3, tr.29], “Vĩ nhân và quần chúng” [3, tr.18]. Nguyễn Trường Lịch có bài viết rất nhiều về quá trình phát triển tâm lý của Andre và Pierre, về quá trình tìm kiếm lý tưởng gian khổ của họ và một số nhân vật khác; đặc biệt, người viết còn phân tích rất kĩ nghệ thuật miêu tả mối xung đột bên trong và bên ngoài nhân vật của nhà văn trong quyển L. N. Tônxtôi: Chuyên luận, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Về nhân vật lịch sử, vị anh hùng dân tộc Nga Koutouzov [9, tr.144], về tầng lớp nhân dân kỳ diệu [9, tr.170]. Hà Thị Hòa đã có những trang phân tích rất chi tiết những chuyển biến trong tâm hồn của Andre và Natacha trong bài viết “Anđrây dưới bầu trời Auxteclich của L. Tônxtôi” và “Những ‘nút thắt tâm lý’ trong tính cách Natasa Rôxtơva” trong quyển Văn học Nga trong nhà trường, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007. Trong lời nói đầu của một bản thảo Liev Tolstoi viết: “Chiến tranh và Hòa bình là gì? Đó không phải là tiểu thuyết cũng không phải là trường ca hay sử biên niên”. Với sức hút của tác phẩm nhiều nhà văn cùng thời đã “rung động”: “Đó là anh hùng ca của chiến tranh nhân dân vĩ đại” (Lexkôp), “đó là một tác phẩm rộng lớn phảng phất tinh thần anh hùng ca” (I. Tuôcghêniep). Chính L. Tônxtôi đã nói với M. Goocki về Chiến tranh và hòa bình: “Không khiếm tốn giả dối mà nói thì đó thật sự là một pho Iliát thứ hai”. Tóm lại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Chiến tranh và hòa bình và L. Tolstoi nhưng chủ yếu vẫn là nghiên cứu về nội dung và thi pháp (trong đó có thi pháp nhân vật). Về vấn đề hệ thống nhân vật của tiểu thuyết chưa có một công trình nào giải quyết toàn diện. Vì vậy, thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến việc GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 3
  11. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi nghiên cứu sâu, có hệ thống về vấn đề hệ thống nhân vật trong Chiến tranh và Hòa bình, để người đọc có một cái nhìn hệ thống hơn về thế giới nhân vật trong tác phẩm. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài Hệ thống nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi đặt ra giới hạn phạm vi nghiên cứu là hệ thống quá số lượng nhân vật, phân loại nhân vật trên cơ sở giai cấp (quý tộc, nông dân) hiện thực và hư cấu (nhân vật hiện thực đời sống, nhân vật điển hình, nhân vật lịch sử,..). Nghệ thuật miêu tả nhân vật cũng là đối tượng được mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phạm vi tư liệu khảo sát phục vụ cho việc thực hiện đề tài là tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” tập I và II do Nguyễn Hiến Lê dịch (Nhà xuất bản Văn học, năm 2007). Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu và bài viết có liên quan. 5. Phương pháp nghiên cứu Đối với đề tài Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau : Thứ nhất, phương pháp tiểu sử. Phương pháp này được dùng để nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác giả. Thứ hai, phương pháp hệ thống. Phương pháp hệ thống được sử dụng để thống kê số lượng các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, phân loại các kiểu nhân vật trong tác phẩm. Thứ ba, phương pháp tổng hợp (kết hợp các thao tác chứng minh, phân tích, so sánh… ) được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài. GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 4
  12. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÁI NIỆM, TÁC GIẢ LIEV TOLSTOI VÀ TÁC PHẨM “CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” 1.1. Khái niệm “nhân vật” và “hệ thống nhân vật” 1.1.1. Khái niệm “nhân vật” Nói đến nhân vật là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạc Sanh, Thúy Kiều, Kim Trọng, chị Dậu, anh Pha, AQ, Ácpagông, Gia Cát Lượng, Tôn Ngộ Không… Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều, những kẻ đưa tin, lính hầu, chạy hiệu thường thấy trong kịch. Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người. Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nổi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Nhân vật trong thơ lại có thể xuất hiện với đại từ “tôi” hoặc hiện ra thấp thoáng như ông câu trong bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến, hoặc như “cái non” “cái nước” thề với nhau trong bài Thề non nước của Tản Đà. Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Chẳng hạn nói nhân dân là nhân vật chính của Chiến tranh và hòa bình, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sêkhốp, chiếc quan tài là nhân vật truyện Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan. Nhưng chủ yếu vẫn là chỉ hình tượng con người trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra. Thông thường đó là một cái tên như Trương Phi, Chí Phèo (…) Thứ đến là các dấu hiệu tiểu sử, nghề nghiệp hoặc các đặc điểm riêng như chàng mồ côi, hai anh em sinh đôi, người tù khổ sai (…) Sâu hơn là các đặc điểm tính cách như ông tư sản học làm quý tộc, thằng đạo đức giả, người đi tìm hình của nước… Các dấu hiệu, đặc điểm ấy thường được đúc kết thành các “công thức” giới thiệu nhân vật. Chẳng hạn ở truyện Trương Chi, đó là “Ngày xưa có anh Trương Chi. Người thì thậm xấu, GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 5
  13. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi hát thì thậm hay. Cô Mị Nương ở lầu Tây. Con quan thừa tướng ngày ngày cấm cung”. Toàn bộ quan hệ về sau và kết cục bi kịch của nhân vật đều gắn với “công thức” ban đầu đó. Các nhân vật Truyện Kiều cũng phát triển từ những dấu hiệu được giới thiệu ban đầu. Chẳng hạn về Kiều thì “Làn thu thủy nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” dự báo một cuộc đời vật lộn, sóng gió; về Hoạn Thư thì “Ở ăn thì nết cũng hay. Nói điều ràng buộc thì tay cũng già” dự báo các hành động khôn ngoan, nham hiểm của thị (…) Như vậy, nhân vật văn học là con người được thể hiện bằng phương tiện văn học. Nội dung của nhân vật nằm trong sự thể hiện của nó. Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực. Khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Tính cách, trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất, là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung xã hội lịch sử. Nhưng người ta chỉ gọi là tính cách những người mà sự thống nhất kia biểu hiện một cách nổi bật các phẩm chất xã hội lịch sử của nó. (…) Tuy nhiên, tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách quan. Do đó, chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử. Trong thời cổ đại xa xưa, khi nhiệm vụ của xã hội con người là chinh phục thiên nhiên, khai phá địa bàn cư trú, tạo dựng dân tộc, chống ngoại xâm, thì xuất hiện các nhân vật thần thoại như Nữ Oa đội đá vá trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, hoặc các nhân vật anh hùng mang tầm cỡ địa phương hay quốc gia (…). Nhân vật phônclo nói chung do đặc điểm truyền miệng, thường mang nội dung tính cách cô đọng, đơn giản, mặc dù có giá trị khái quát cao và bền vững. Nhân vật văn học viết, ngay từ đầu có khả năng khái quát tính cách một cách đầy đặn, nhiều mặt, chi tiết. (…) Chẳng hạn, Hạng Vũ liều lĩnh, quyết đoán trong trận Cự Lộc, khảng khái cao thượng trong bữa tiệc ở Hồng Môn, và nghĩa khí, đượm tình bi tráng trong bước “mạt lộ” ở Cai Hạ. Mỗi nhân vật như vậy đều khái quát những tính cách có ý nghĩa, có giá trị xuất hiện trong thời của nó. Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách có ý nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những nhân vật điển hình. Nhưng ý nghĩa nhân vật không chỉ là thể hiện tính cách. Vì mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống. Phêđin nói rằng nhân vật là một công cụ. (…) Nhêkhliuđốp (nhân vật GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 6
  14. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi chính trong tiểu thuyết Sống lại của L. Tônxtôi) là một công cụ tinh vi, sắc bén - ngoài Nhêkhliuđốp ra, không ai có thể vạch ra tốt hơn cái bí mật của bọn người nhà nước đang nắm giữ chính quyền, giải phẫu tâm hồn người Nga đang bị bóp ngẹt dưới chế độ Nga hoàng. (…) Nhân vật là công cụ, cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới. Người ta đã nói đến vai trò mở rộng đề tài của các nhân vật hề, nhân vật du đãng, những kẻ đầy tớ, những người ăn mày trong văn học châu Âu. Cũng có thể nói như vậy về vai trò của các nhân vật a hoàn trong Tây Sương Kí của Vương Thực Phủ, trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, chúng mở ra đời sống nội thất của các nhà đại gia và nhu cầu tình yêu tuổi trẻ dưới chế độ phong kiến. Nội dung khái quát của nhân vật không chỉ là cái tính cách xã hội lịch sử và mảng đời sống gắn liền với nó, mà còn là quan niệm về tính cách và cái tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Sẽ rất ấu trĩ nếu hiểu nhân vật văn học như những con người thật, yêu mến và phán xét nó như những kẻ ngoài đời. Chẳng hạn đọc truyện Thạch Sanh, không nên chê chàng thiếu cảnh giác để đến nỗi mẹ con Lí Thông lừa dối mấy lần, hoặc đọc Tấm Cám chớ chê trách Tấm khờ khạo để mẹ con Cám dễ dàng hãm hại. Bởi lẽ, theo đặc điểm của thể loại, tư tưởng nhân vật ở đấy chưa đặt ở cá tính, mà đặt ở phẩm chất, chuẩn mực đời sống xã hội. Được thua ở truyện cổ tích nhìn chung không ở cá tính khôn dại, mà ở thiện, ác, công lí. (…) Tóm lại nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống. Đọc tác phẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật. Trích tài liệu số [10, tr.277 - tr.282]. 1.1.2. Khái niệm “hệ thống nhân vật” Nói đến hệ thống nhân vật là nói đến sự tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể của tác phẩm. Các mối quan hệ thường thấy của các nhân vật là đối lập, đối chiếu, phản chiếu, tương phản, bổ sung. Sự phản ánh hiện thực trong các mâu thuẩn xung đột và sự vận động dẫn đến việc tổ chức các nhân vật đối lập. Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, tốt và xấu, giữa thống trị và bị trị, xâm lược và chống xâm lược, bóc lột và bị bóc lột. Dĩ nhiên quan hệ nhân vật đối lập ở đây không phải chỉ là một phạm trù xã hội học. Nó gắn liền với sự đối lập của các cá nhân về phương diện địa vị, cá tính, phẩm chất chẳng hạn như dũng cảm và hèn nhát, trung thực và gian dối, trung thành và phản bội, ngay thẳng và nịnh bợ, tham lam và biết điều… Ta dễ dàng thấy đối lập đó trong các quan hệ giữa Lí Thông và Thạch Sanh, Tấm và Cám (…) Đó là sự đối lập của nhân cách, lí tưởng, lẽ sống. Cái khéo của tác giả là làm cho các nhân vật đối lập thù địch có quan hệ với nhau, ràng buộc nhau ở phương diện nào đó, và do đó đối lập càng thêm gay gắt. Chẳng hạn kết làm anh em, cùng quan hệ huyết thống, cùng chung lí tưởng, chung đối tượng tranh chấp hoặc loại trừ nhau vì mối GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 7
  15. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi thù. Quan hệ đối lập thường loại trừ nhau một mất một còn, và thường là cơ sở để tạo thành các tuyến nhân vật của tác phẩm. Quan hệ đối chiếu, tương phản làm nổi bật sự đối lập và khác biệt của các nhân vật. Đó là thầy trò Đôn Kihôtê và Sanxô Pansa của Xécvantex: một người cao và gầy; một người thấp và béo. Một người bị đầu độc bởi những hoang tưởng của tiểu thuyết hiệp sĩ; một người có trí óc lành mạnh. Một người có lí tưởng cao xa; một người thực dụng, thiển cận. Cả hai thầy trò như hai tấm gương soi chiếu lẫn nhau. (…) Các tương phản làm cho các đối lập, khác biệt hiện ra gay gắt. Đối chiếu là một mức độ thấp hơn của tương phản. Chẳng hạn đối lập của Thúy Kiều và Thúy Vân, Sự vô tình của em càng tôn lên cái đa tình của chị. Đối chiếu, tương phản là nguyên tắc kết cấu hết sức phổ biến. Nó chẳng những làm nổi bật các nhân vật khác tuyến mà còn làm cho các nhân vật cùng tuyến càng trở nên sắc nét. Chẳng hạn tương phản giữa tính khí ba anh em Lưu, Quan, Trương trong Tam quốc chí diễn nghĩa; Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Đường Tam Tạng trong Tây Du kí; anh Dậu và chị Dậu, cái Tí và thằng Dần, lí trưởng và quan phủ trong Tắt đèn. Quan hệ bổ sung là quan hệ của những nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm vi của một hiện tượng. (…) Trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, cậu con thừa tự “Em chã” là một nét bổ sung cho tính cách dâm đãng của mụ Phó Đoan; cũng như chị Hoàng, con chó và lớp người cặn bã đi tản cư ở một làng quê là những nét bổ sung khác nhau cho tính cách của nhân vật Hoàng trong Đôi mắt của Nam Cao. Nhân vật bổ sung thường là nhân vật phụ, làm cho nhân vật chính đậm đà, có bề dày. Chúng tuy mang tính chất phụ thuộc, nhưng đồng thời cũng có tác dụng mở rộng đề tài. Ngoài quan hệ bổ sung, phụ thuộc còn có quan hệ bổ sung đồng đẳng. Các nhân vật Épghênhi Ônêghin, Lenxki, Tachiana, Onga trong Épghênhi Ônêghin của Puskin bổ sung cho nhau, nhưng không phụ thuộc nhau, mà cùng thể hiện cuộc sống của một tầng lớp người. Cũng giống như các nhân vật San, Thứ, Oanh, Đích trong Sống mòn của Nam Cao hay các nhân vật trí thức, chính khách cũ của ngụy Sài Gòn trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải. Hệ thống nhân vật là sự tổ hợp nhân vật làm sao cho chúng phản ánh nhau, tác động nhau, soi sáng nhau, để cùng phản ánh đời sống. Trong hệ thống hình tượng của tác phẩm, nhân vật vừa đóng các vai trò xã hội của nó (giai cấp, nghề nghiệp, địa, vị, huyết thống, gia tộc…), vừa đóng vai trò văn học (vai trò một công cụ nghệ thuật, thực hiện một chức năng nghệ thuật: vai trò tố cáo, vai trò tấm gương, vai trò kẻ chống đối, vai trò anh hùng, vai trò phần thưởng, vai trò tương phản, bổ sung, đối lập…). Các vai trò này gắn bó nhau trong quan hệ nội dung và hình thức. Chỉ chú ý vai trò xã hội của nhân vật sẽ đưa đến sự phân tích văn học GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 8
  16. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi như phân tích một hiện tượng xã hội thuần túy. Ngược lại, chỉ chú ý vai trò văn học sẽ biến nhân vật thành hình thức thiếu nội dung. Cần kết hợp chúng trong một chỉnh thể nghệ thuật, mới thấy hết nội dung tư tưởng – thẩm mĩ của tác phẩm. Trích tài liệu số [10, tr.300 - tr.301]. 1.2. Khái quát về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Liev Tolstoi 1.2.1. Tóm tắt tiểu sử Bá tước Liev Nicolaievich Tolstoi (28/8/1828 - 28/10/1910), là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Các tác phẩm của ông với chất liệu từ kinh nghiệm cá nhân và hiện thực đã gây ảnh hưởng sâu đậm trong nền văn chương của thế kỷ XX và ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của nhiều nhà lãnh đạo tư tưởng, chính trị sau này như Martin Luther King, Thomas Mann… Đặc biệt trong ba thập niên cuối đời, chủ thuyết bất bạo động của Tolstoi đã ảnh hưởng tới Mahatma Gandhi. L. Tolstoi sinh tại điền trang Iasnaia Poliana, tỉnh Tula, vùng Trung Nga. Ông là một quý tộc. Gia đình ông thuộc một dòng họ quý tộc nổi tiếng từ xưa tại Nga. Mẹ ông là Maria con gái duy nhất của Nicolas Sergueievitch Volkonski, thuộc dòng dõi vị vương hầu đầu tiên của Nga ở thế kỉ thứ IX. Cha ông, bá tước Nicolas Ilitch Tolstoi thuộc một dòng dõi kỵ sĩ từ thế kỷ XIV. Thời niên thiếu Tuổi thơ và thời niên thiếu của Tolstoi chỉ quanh quẩn ở điền trang của gia đình ông và Moskva. Ông là con thứ trong một đại gia đình cùng với ba người anh trai: Nicolas (1823), Serge (1826), Dmitri (1827) và người em gái út Maria (1930). Cha và mẹ ông qua đời khi ông còn rất bé. Sự giáo dục sau đó của ông được giao cho người cô, Madame Ergolskaia, người được cho là hình mẫu của Sonia trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình. (Cha và mẹ ông cũng được cho là hình mẫu của các nhân vật Nicolas Rostov và nữ công tước Maria trong tiểu thuyết đó). Năm 1843, Tolstoi vô ban Sinh ngữ phương Đông tại Đại học Kazan. Năm 1847, trở về cư trú và nhận gia tài tại Iasnaia Poliana, thời gian này ông vạch ra rất nhiều mục đích, qui tắc cho cuộc sống. Ông cố gắng tạo ra nhiều lợi ích cho những người nông dân nhưng nhanh chóng khám phá ra sự vô dụng của lòng nhiệt tình thiếu hiểu biết ở mình. Đa phần thời gian học tập tại trường đại học và cuộc đời ông sau đó giống như của những chàng trai trẻ thuộc tầng lớp cao khi ấy, không theo quy luật nào và luôn tìm kiếm các trò vui: rượu, bài bạc và phụ nữ. Tuy nhiên, từ rất sớm, trong nhật ký của ông (hiện còn từ năm 1847 về sau) cho thấy một sự đau khổ không bao giờ thỏa mãn về giá trị đạo đức của cuộc sống, một sự đau khổ mà sau này trở thành GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 9
  17. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi động lực chính trong tư duy của ông, tất cả lối thoát cho tư duy đó đều được thể hiện trong các tác phẩm, một số lượng khá lớn, một khối thể giới quan hoàn chỉnh của Liev Tolstoi. Đi lính Năm 1851, buồn chán về cuộc sống dường như trống rỗng và vô nghĩa tại Moskva, khiến ông mang nợ vì cờ bạc, ông tới Caucase, và gia nhập một đơn vị pháo binh đồn trú tại khu vực Cô-dắc cùng anh trai Nicolas. Năm 1854 ông chuyển sang phục vụ chiến dịch quân sự chống người Thổ tại Wallachia, nơi ông tham gia vào cuộc bao vây Silistra (nằm ở phần phía Đông Bắc Bulgaria). Tháng 11 cùng năm, ông tham gia đồn trú tại Sévastopol. Tham gia bảo vệ Pháo đài số Bốn nổi tiếng và dự trận Sông Chernaya. Ngay sau khi pháo đài bị bỏ rơi, Tolstoi xin nghỉ phép tại Petersburg và Moskva. Năm sau ông rời quân ngũ. Thời gian sau khi rời quân ngũ Những năm 1856 – 1861, Tolstoi sống tại Petersburg, Moskva, Iasnaia, và ở nước ngoài. Thời gian ở nước ngoài ông vỡ mộng khi thấy những ích kỷ, chủ nghĩa vật chất của nền văn minh tư sản Châu Âu. Năm 1859, ông lập ra một ngôi trường cho trẻ em nông thôn tại Iasnaia với những nguyên tắc tự do cơ bản đã được miêu tả trong tiểu luận năm 1862 Ngôi trường tại Iasnaia Poliana của mình. Mặc dù không thành công nhưng những thực nghiệm giáo dục của Tolstoi chính là nguyên mẫu trực tiếp đầu tiên cho Trường Summerhill của A.S.Neill, ngôi trường tại Iasnaia Poliana có thể coi là mô hình đầu tiên của một lý thuyết chặt chẽ về giáo dục tự do. Năm 1860 ông bị ảnh hưởng nặng sau cái chết của người anh trai Nicolas. Ông sợ hãi và xa lánh dù trước đó ông đã phải đối mặt với cái chết của cha mẹ và người bảo mẫu thời thơ ấu. Năm 1862, ông cầu hôn Sofia Andreyevna Behrs và thành công. Họ cưới ngày 23 tháng 9 cùng năm ấy. Lập gia đình và đời sống gia đình Mười lăm năm đầu của cuộc hôn nhân, ông đã sống trong cuộc sống hạnh phúc, thỏa mãn và tin tưởng. Sofia là người giúp đỡ đắc lực cho chồng trong sự nghiệp văn chương, và câu chuyện nổi tiếng nhất là việc bà đã chép lại bảy lần từ đầu đến cuối cuốn Chiến tranh và hòa bình. Với sự chăm sóc và quản lý tốt của bà, Tolstoi có một đời sống dễ chịu. Cuối đời Năm 1901 Giáo hội Nga (Synod) rút phép thông công của Tolstoi. Hành động này bị phản đối rộng rãi cả trong và ngoài nước. Một số công xã Tolstoian được hình thành trên khắp nước Nga nhằm đưa vào thực thi những học thuyết tôn GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 10
  18. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi giáo của Tolstoi. Trong hai thập kỷ cuối cuộc đời ông, Tolstoi đã giành được sự kính trọng của toàn thế giới. Tolstoi muốn sống một cuộc sống hoàn toàn vô sản nhưng vợ ông có quan điểm hoàn toàn trái ngược. Bà từ chối từ bỏ quyền sở hữu tài sản của mình. Tolstoi từ chối tác quyền với những cuốn sách mới của mình nhưng bị buộc phải trao quyền sở hữu đất đai và tác quyền với những tác phẩm trước đó cho vợ. Cuộc sống hôn nhân sau này của ông đã được A. N. Wilson miêu tả là một trong những cuộc sống bất hạnh nhất trong lịch sử giới văn chương. Tolstoi rất khỏe mạnh so với độ tuổi của mình, nhưng ông đã ốm nặng năm 1901. Bị áp lực bởi sự đối lập rõ ràng giữa quan điểm thân chủ nghĩa cộng sản và cuộc sống dễ chịu của một quý tộc, với tình trạng bực tức ngày càng tăng với gia đình, cuối cùng ông đã rời Iasnaia, cùng với con gái Alexandra và bác sĩ riêng. Ông chết ngày 7/11/1910 tại nhà ga Astapovo. Chính quyền ra lệnh cấm các cuộc biểu tình, hội họp. Tòa thánh cấm tụng thánh ca và đọc kinh cho người mất. Nhưng báo vẫn chạy viền đen và đăng hình ông, nhiều rạp hát và trường đại học đóng cửa, thợ bãi công, sinh viên bãi khóa. Quan tài của ông được chở về Iasnaia Poliana và được chôn cất trong khu rừng Kakaz, trên bờ suối, nơi mà hồi nhỏ ông cùng các anh cùng nhau kiếm “cây gậy xanh”. Nói về những cuộc biểu tình thời bấy giờ, Lênin từng nhận định: “Cái chết của Tolstoi lần đầu tiên sau một thời kỳ gián đoạn, đã gây nên những cuộc biểu tình trên đường phố với sự tham gia đông đảo của sinh viên, và cũng có một phần công nhân tham gia. Sự ngừng làm việc trong hàng loạt nhà máy lớn nhỏ vào ngày lễ tang của L. Tolstoi đánh dấu bước mở đầu tuy còn bé, những cuộc bãi công phản kháng”. Sự nổi danh đương thời của Tolstoi khiến ông được nhiều người ngưỡng vọng. Dostoevski cho ông là người giỏi nhất trong số những nhà văn cùng thời trong khi Gustave Flaubert so sánh ông với Shakespeare và thổ lộ: “Thật là một nghệ sĩ và thật là một nhà tâm lý!”. Ivan Turgenev đã gọi Tolstoi là một “nhà văn vĩ đại của vùng đất Nga”. Những nhà phê bình và tiểu thuyết sau này tiếp tục ca ngợi tài năng của ông. Virginia Woolf tuyên bố ông là “người vĩ đại nhất trong số những nhà văn viết tiểu thuyết”. Marcel Proust, William Faulkner, Vladimir Nabokov, những người coi ông đứng trên tất cả các tiểu thuyết gia Nga khác, thậm chí cả Gogol, đánh giá ông tương đương với Puskin trong số những nhà thơ Nga. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Tolstoi viết rất nhiều thể loại: kịch, ký… nhưng giới phê bình đánh giá cao nhất ở ông vẫn là tiểu thuyết. Mỗi một tiểu thuyết lại thể hiện một tư tưởng khác nhau của ông trong một giai đoạn nhất định: GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 11
  19. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi Tiểu thuyết đầu tay của ông phải kể đến Tuổi thơ (1852). Tác phẩm được hoan nghênh ngay từ buổi đầu và đánh dấu tên tuổi của nhà văn trên văn đàn Nga lúc bấy giờ. Ivan Tourgueniev, ngôi sao Bắc Đẩu trên văn đàn Nga thời đó đã viết: “Anh chàng ấy có tài chắn chắn đấy”. Với thành công của Tuổi thơ ông viết tiếp tuổi thiếu niên rồi Tuổi thanh niên. Hai trong nhiều tiểu thuyết của ông được thế giới đánh giá cao nhất là Chiến tranh và hòa bình (1869) và Anna Karenina (1877). Năm 1887, Tolstoi viết Khúc nhạc tặng Kreutzerg tả những cái cực “bẩn thỉu” trong hôn nhân để chứng minh rằng ái tình nhục dục rất đổi bẩn thỉu, nó gây đủ tật xấu. Nhà văn bảo rằng: “Cái dâm đãng xấu xa nhất là dâm đãng giữa vợ chồng”, tóm lại “hôn nhân là sự mãi dâm hợp pháp hóa”. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là Phục sinh, xuất bản năm 1899, kể câu chuyện của một vị quý tộc tìm cách chuộc lại một lỗi lầm đã phạm phải từ nhiều năm trước, trong đó thể hiện rất nhiều quan điểm mới của Tolstoi về cuộc sống. Một tiểu thuyết ngắn khác, Hadji Murat (hoàn thành năm 1904), miêu tả cuộc kháng chiến của dân núi miền Caucase khi bị quân Nga xâm lăng; một bên là những người dân chất phác, một bên là bọn người văn minh; và sau khi ông mất tác phẩm mới được xuất bản, năm 1912. Những năm cuối đời Tolstoi ít viết truyện mà thay vào đó là những tác phẩm thể hiện tư tưởng của ông. Những bài viết về tôn giáo, phản đối chế độ giáo dục, xã hội, Nga hoàng… Tolstoi viết rất nhiều sách về tôn giáo như: Tự thú, bản dịch bốn sách Phúc Âm, Tín ngưỡng của tôi, Tù nhân miền Caucase, Con người sống bằng gì?, Trời biết đấy nhưng còn đợi… Các tác phẩm chính luận của ông gồm có: Nhân cuộc điều tra nhân khẩu Moscou (1881) miêu tả cảnh trụy lạc, đời sống chui rúc của dân nghèo ở Moscou, nhắc nhở mọi người nhớ lòng bác ái Ki Tô. Chúng ta phải làm gì? (1886) đả kích kịch liệt Nhà nước, Giáo hội, Khoa học và cả Nghệ thuật, ông cho rằng đó toàn là những dụng cụ dùng để đàn áp kẻ yếu. Năm 1891, ông viết cuốn Nghệ thuật là gì? Lúc này ông cho rằng nghệ thuật không phải là một phương tiện tạo thú vui mà là một phương tiện của đời sống xã hội. Năm 1903, Tolstoi viết tập phê bình Bàn về Shakespeare và hí khúc. Ông chỉ trích kịch liệt tác giả Vua Lear, chỉ trích ngành kịch nói riêng và mọi ngàng văn chương nói chung. Trong thời gian 1893, khi đọc cuốn Christian Non resistance của Adin Ballou, cảm hứng ông viết Thiên quốc ở trong lòng chúng ta để bày thuyết bất đề kháng (bằng bạo động) và đề hành mọi người thực hành theo qui tắc: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”. Tập này về sau ảnh hưởng lớn đến Gandhi. GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 12
  20. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi Ngoài ra, Tolstoi viết rất nhiều tác phẩm kịch. Tuy nhiên, ở thể loại kịch ông không đạt được thành công như ở thể loại tiểu thuyết. Bi kịch về một người nông dân: Polikouchka (1863). Năm 1886, ông viết tiếp bi kịch Sức mạnh của bóng tối để diễn cho nông dân nhưng rồi bi kịch bị cấm. Tiếp theo là một hài kịch Kết quả của giáo dục. Hành thi, bi kịch về sự thối nát trong một gia đình tiểu tư sản. Tolstoi luôn lưu ý tới trẻ em và văn học cho trẻ em. Ông đã viết nhiều truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Một số truyện ngụ ngôn của ông được phỏng theo truyện ngụ ngôn Ê dốp và từ truyện Hindu. Suốt quảng đời mình Tolstoi đã để lại cho nền văn học thế giới một số lượng sáng tác đồ sộ với đầy đủ các thể loại, thể hiện đầy đủ và toàn bộ khối tư tưởng rộng lớn với nhiều mặt mâu thuẫn của nhà văn. 1.2.3. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” 1.2.3.1. Quá trình sáng tác Chiến tranh và hòa bình được tác giả viết trong khoảng sáu năm, từ năm 1864 đến năm 1869. Một tác phẩm vĩ đại. Theo một bài Tựa (sau đã bỏ, không in) cho Chiến tranh và hòa bình, Tolstoi bảo ông đã bắt đầu viết từ năm 1856 một tiểu thuyết mà nhân vật chính là một người của phong trào tháng chạp năm 1825. Phong trào ở Petersbourg đòi lật đổ Nga hoàng Nicolas đệ Nhất để đưa đại hầu tước Constantin lên ngôi, thực hiện nhiều cải cách tự do. Phong trào bị đàn áp dữ dội: một số bị xử tử, một số bị đày qua Siberia. Năm 1856 Nicolas đệ Nhất mất. Alexandre lên ngôi, ân xá cho họ. Hai thi sĩ nổi danh, Pouchkine và Nekrassov làm thơ ca tụng vợ của các tội nhân đã bỏ cuộc đời êm đẹp, xa hoa ở nhà mà theo chồng trong cuộc đời lưu đày. Tolstoi cũng ngưỡng mộ những nhà cách mạng đó, muốn chép lại truyện cho họ. Nhưng khi tìm hiểu đời của họ thì thấy có người đã dự chiến dịch 1812, 1813 rồi biết đến những tư tưởng cách mạng của Pháp mà nảy ra ý định đòi những cải cách cho quê hương. Vậy muốn vạch ra được sự chuyển biến trong tâm hồn họ phải lùi đến thời 1812 - 1814. Ông muốn bắt đầu từ cuộc lui binh của quân Pháp năm 1812, nếu vậy phải giảng giải tại sao, vậy phải trở lui hơn nữa, tới năm 1807, 1805. Thế là ông bỏ luôn đề tài Các người tháng chạp, ông tính viết một truyện dài hơn nhiều, bao quát cả một thời đại rực rỡ , gồm những biến cố lớn lao nhất trong lịch nước Nga. Trong suốt mùa đông 1863 - 1864, Tolstoi tìm hiểu thời đại mà ông muốn làm sống lại: 1805 - 1812. Nhạc phụ của ông - bác sĩ Behrs gởi cho ông nhiều tài liệu quí ở Moscou, và chính ông cũng mua tất cả những cuốn liên quan đến những chiến tranh của Napoléon… cả Những tài liệu lịch sử về người Pháp ở Moscou năm 1812, Hồi ký chiến tranh của một pháo thủ, Thư từ ngoại giao… Trong một bức thư cho bạn thân Fet, cuối năm 1864, Tolstoi bảo công việc “cày sâu để sửa soạn đất mà GVHD: Trần Thị Nâu SVTH: Bùi Thị Phương Lan 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2