intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu và tìm hiểu thêm về thành ngữ tiếng Việt của dân tộc. Bên cạnh đó việc nghiên cứu về từ chỉ đồ dùng, dụng cụ trong sinh hoạt gia đình trong sản xuất nông nghiệp có trong thành ngữ cũng phần nào làm rõ giá trị của chúng trong đời sống tinh thần của người Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TÌM TỪ CHỈ ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN, DỤNG CỤ GIA ĐÌNH VÀ CÔNG CỤ SẢN XUẤT TRONG THÀNH NGỮ LÝ THỊ DUNG Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TÌM TỪ CHỈ ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN, DỤNG CỤ GIA ĐÌNH VÀ CÔNG CỤ SẢN XUẤ TRONG THÀNH NGỮ Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU THỦY LÝ THỊ DUNG Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Đề tài khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành không chỉ là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân tôi, mà nó còn có sự tận tình giúp đỡ của quý thần cô Trường Đaị học Võ Trường Toản, và nhất là sự tận tình truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm làm bài của giáo viên hướn dẫn. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô cũng như bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt em chân thành cám ơn cô hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Thủy đã tận tậm chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Người viết đã nỗ lực hết mình để hoàn thành luận văn, tuy nhiên, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Xin trận trọng cảm ơn!. Sinh viên thực hiện Lý Thị Dung
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, hoàn toàn không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề rài. Sinh viên thực hiện Lý Thị Dung
  5. TÓM TẮT Với đề tài khóa luận là từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình, công cụ sản xuất trong thành ngữ, người viết chia đề tài ra làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Với phần mở đầu thì gồm có 5 nội dung: 1. lí do chọn đề tài 2. lịch sử vấn đề 3.mục đích nghiên cứu 4. phạm vi nghiên cứu 5. phương pháp nghiên cứu. Còn phần nội dung thì tôi chia làm ba chương Chương 1: Một số vần đề chung về từ tiếng việt. Chương này chúng tôi trình bài một số quân niệm về từ tiếng việt, cũng như đặc điểm chức năng của từ. Chương 2: Một số vấn đề chung về thành ngữ. Ở chương hai này chúng tôi nêu lên một số khái niệm về thành ngữ của các tác giả khác nhau nhằm tìm ra khái niệm về thành ngữ nói chung. Đồng thời tôi cũng trình bày một số đặc điểm của thành ngữ, cách phân loại thành ngữ cũng như phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Chương 3: Gía trị ngữ nghĩa của các từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình, và công cụ sản xuất trong thành ngữ. Ở chương này chúng tôi tập trung phân tích gía trị ngữ nghĩa của các thành ngữ có chứa các từ ngữ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất, để hiểu thêm ý nghĩa của các từ ngữ đó. Về phần kết luận người viết nêu ngắn gọn một vài nhận xết về thành ngữ tiếng việt.
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................5 PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................7 Chương I: Một số vấn đề vềtừ Tiếng Việt ..................................................7 1.1. Quan niệm về từ Tiếng Việt .............................................................7 1.1.1. Từ tiếng việt trùng với âm tiết .........................................................7 1.1.2. Từ tiếng việt không hoàn toàn trùng với âm tiết .............................7 1.2. Các kiếu cấu tạo từ của Tiếng Việt..................................................8 1.2.1. Từ đơn ..............................................................................................8 1.2.2. Từ ghép ............................................................................................9 1.2.2.1. Từ ghép đẳng lập ..........................................................................9 1.2.2.2. Từ ghép chính phụ ......................................................................10 1.2.3. Từ láy .............................................................................................10 1.3. Các thành phần nghĩa của từ .........................................................12 1.3.1. Nghĩa biểu vật ................................................................................12 1.3.2. Nghĩa biểu niệm .............................................................................12 1.3.3. Nghĩa biểu thái ...............................................................................13 1.4. Sự chuyển nghĩa của từ ..................................................................13 1.4.1. Phương thức chuyển nghĩa của từ trong hệ thống .........................13 1.4.1.1. Phương thức ẩn dụ ......................................................................13 1.4.1.2. Phương thức hoán dụ ..................................................................14 1.4.2. Phương thức chuyển nghĩa của từ trong hoạt động .......................15 1.5. Sự hiện thực hóa các bình diện của từ trong hoạt động ..............15 1.5.1. Sự chuyển hóa chức năng của từ ...................................................16 1.5.2. Sự hiện thực hóa ý nghĩa của từ .....................................................16 1.5.2.1. Thành phần ý nghĩa biểu thái thai đổi.........................................16 1.5.2.2. Thành phần ý nghĩa biểu vật chuyển thành chiếu vật .................17 Chương II: Một số vấn đề về thành ngữ ..................................................18 2.1. Khái niệm về thành ngữ .................................................................18 2.2. Đặc điểm của thành ngữ .................................................................19
  7. 2.2.1. Tính biểu trưng...............................................................................19 2.2.2. Tính dân tộc và tính cụ thể .............................................................19 2.2.3.Tính biểu thái ..................................................................................19 2.2.4. Tính điệp và đối .............................................................................20 2.2.5. Tính cố định về hình thái - cấu trúc ...............................................21 2.3. Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ với tục ngữ...........21 2.3.1. Phân loại thành ngữ .....................................................................21 2.3.1.1. Thành ngữ so sánh ......................................................................21 2.3.1.2. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ ............................................................23 2.3.1.3. Thành ngữ mang tính biểu trưng thấp.........................................25 2.3.1.4. Thành ngữ mang tính biểu trưng cao ..........................................25 2.3.1.5.Thành ngữ đa phong cách ...........................................................25 2.3.1.6. Thành ngữ gọt giũa .....................................................................25 2.3.1.7. Thành ngữ khẩu ngữ ...................................................................25 2.3.2. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ................................................26 Chương III: Gía trị ngữ nghĩa của các từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ trong sinh hoạt gia đình, trong sản xuất có trong thành ngữ .....................28 3.1. Thống kê ..........................................................................................28 3.2. Các từ chỉ đồ dùng, dụng cụ trong sinh hoạt gia đình ................28 3.2.1. Chén ...............................................................................................28 3.2.2. Bát đũa mâm ..................................................................................30 3.2.3. Nồi ..................................................................................................35 3.2.4. Mẻ kho ...........................................................................................36 3.2.5. Dao thớt..........................................................................................37 3.2.6. Chổi ................................................................................................39 3.2.7. Chăn gối, giường chiếu ..................................................................39 3.2.8. Đèn .................................................................................................40 3.2.9. Chum chậu .....................................................................................42 3.2.10. Chĩnh hũ vại .................................................................................43 3.3. Các từ chỉ đồ dùng, dụng cụ cá nhân ............................................43 3.3.1. Áo, Quần ........................................................................................43 3.3.2. Khăn ...............................................................................................48 3.3.3.Guốc ................................................................................................48 3.3.4. Son phấn .........................................................................................48 3.3.5. Kim chỉ...........................................................................................51 3.3.6. Đàn .................................................................................................51
  8. 3.4. Các từ chỉ đồ dùng, công cụ trong sản xuất .................................52 3.4.1. Thúng, nia, sàng .............................................................................52 3.4.2. Rìu ..................................................................................................54 3.4.3. Búa .................................................................................................54 3.4.4. Mai .................................................................................................54 3.4.5. Nom lờ nò ......................................................................................55 PHẦN KẾT LUẬN .........................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................57
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khi nhắc đến Việt Nam, người ta thường hay liên tưởng ngay đến một đất nước anh hùng, với truyền thống cách mạng vẻ vang, một đất nước có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời. Nét đẹp ấy không chỉ thể hiện trong âm nhạc, hội họa ,điêu khắc hay kiến trúc mà nó còn đi vào đòi sống văn chương. Tiêu biểu nhất đó là nền văn học dân gian, từ xưa, Ông Cha ta đã biết dùng những câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ để ghi lại những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc. Tuy nền văn hóa ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khác nhau nhưng đều mang những nét đặc sắc riêng, và thành ngữ đã phần nào phản được những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt ấy. Bởi thành ngữ không những là một đơn vị từ vựng đặc biệt, một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ mà thành ngữ còn là một bộ phận cấu thành văn hóa của mỗi dân tộc. Trong mọi thời đại, thành ngữ vẫn khẳng định được giá trị của nó. Trong giao tiếp hàng ngày thành ngữ được sử dụng một cách thường xuyên và rất tự nhiên như một đơn vị từ vựng. Từ trước đến nay, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về thành ngữ, xuất phát từ các góc độ, khuynh hướng và phương pháp tiếp cận khác nhau, những bài viết, những công trình đó cung cấp cái nhìn mới mẻ, đa diện hơn về thành ngữ tiếng Việt. Có thể nói, thành ngữ là mảnh đất đã được cày xới nhiều và cũng đã thu được nhiều thành tựu. Thế nhưng theo chúng tôi, việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa- ngôn ngữ qua thành ngữ vẫn có thể bàn luận thêm, nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn. Với khả năng hạn hẹp của mình chúng tôi chỉ nghiên cứu Từ chỉ đồ dùng cá nhân ,dụng cụ trong sinh hoạt gia đình và trong sản xuất có trong thành ngữ. Với đề tài này, chúng tôi muốn làm rõ hơn về các từ chỉ đồ dùng, dụng cụ trong thành ngữ dưới ánh sáng của ngôn ngữ học. Nghiên cứu về đề tài này, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài viết sẻ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chính vì vậy, người viết rất mong nhận
  10. được sự đóng góp từ phía quý thầy cô và bạn bè. Hy vọng với những đều làm được của đề tài, phần nào giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về thành ngữ Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề. Nhắc đến sự phát triển của nền văn học dân gian Việt Nam không thể nào không nhắc đến sự đóng góp của Thành ngữ. Với khoảng 1897 câu thành ngữ với những giá trị, ý nghĩa khách nhau đã thực sự đi vào lòng người đọc. Còn về măt từ ngữ thì từ trước tới nay,đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu về từ ngữ tiếng việt. Dưới đây người viết xin điểm qua một số công trình ngôn ngữ làm nền cho quá trình nghiên cứu: - Trong giáo trình, “Từ vựng học Tiếng Việt” , nhà xuất bản đại học sư phạm , 2006, Đỗ Hữu Châu đã khái quát về từ vựng học Tiếng Việt. Ông cho rằng “ Từ vựng của tiếng việt là hệ thống các từ và ngữ cố định. Từ là đơn vị từ vựng chủ yếu của từ vựng”. Còn về phần nghĩa của các từ thì ông cho rằng ; nghĩa của các từ định danh bao gồm: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa ngữ pháp, nghĩa biểu thái và nghĩa liên hội. Đồng thời ông còn trình bày một cách hệ thống về hiện tượng nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Trong phần này, Đỗ Hữu Châu đã nêu lên khái niệm, nguyên nhân, các dạng chuyển nghĩa, phương thức và các dạng chuyển nghĩa, phân biệt chuyển nghĩa từ vựng và chuyển nghĩa tu từ. Trên cở này, Đỗ Hữu Châu giới thiệu về các trường từ vựng và ngữ nghĩa, tức là hệ thống các đơn vị từ vựng xét theo sự đồng nhất và đối lập về nghĩa. Ông chia thành trường dọc và trường ngang. Sau cùng Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra các quan hệ cấp loại, toàn bộ và bộ phận, đồng nghĩa và trái nghĩa, đồng âm và gần nghĩa. Có thể nói, Đỗ Hữu Châu đã lí giải những vấn đề trên xét trong nội bộ tiếng việt. - Trong “Giáo trình tiếng việt”, nhà xuất bản Giáo dục, 1987 của Bùi Tất Tươm đã nghiên cứu về hiện tương nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Trong phần nghiên cứu về hiện tượng nhiều nghĩa thì tác giả đã đưa ra khái niệm, nguyên nhân và phân loại trong từ nhiều nghĩa. Còn trong hiện tượng chuyển nghĩa thì tác giả nhấn mạnh về phương thức và cơ chế chuyển nghĩa, đồng thời tác giả cũng phân biệt chuyển nghĩa từ vựng và chuyển nghĩa tu từ. - Còn trong “Từ và nhận diện từ tiếng việt”, nhà xuất bản Giáo dục, 1996 Nguyễn Thiện Giáp đã xác định từ là đơn vị cơ bản của tiếng Việt. Ông đã khảo sát
  11. các thuộc tính của từ. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu về ngữ đơn vị tương đương với từ tiếng việt. Ngoài ra, trong “Từ vựng học tiếng việt”,nhà xuất bản giáo dục, 2003, Nguyễn Thiện Giáp đã coi mỗi âm tiết tiếng Việt như là một từ và tác giả đã chứng minh một cách thấu đáo và tỉ mỉ. Những đơn vị do tiếng kết hợp với tiếng được tác giả gọi chung là ngữ, bao gồm ngữ định danh, thành ngữ, ngữ láy âm và quán ngữ. Bên cạnh đó tác giả đi phân tích cơ cấu ngữ nghĩa của tiếng việt trên các trường hợp: nghĩa và ngữ cảnh, hiện tượng đa nghĩa, hiện tượng từ tương tự. Ngoài ra ông còn phân tích về sự hình thành, tồn tại và phát triển của từ vựng học tiếng Việt. Trên đây là những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học, tuy nhiên chúng tôi xin điểm qua những công trình nghiên cứu về thành ngữ,…. Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt nói chung, có thể nói đến giai đoạn hiện nay đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. - Công trình nghiên cứu đầu tiên trong tiếng Việt là “Về tục ngữ và ca dao” của Phạm Quỳnh được công bố năm 1921. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu thành ngữ mới có được cơ sở khoa học nghiêm túc. - Cái mốc quan trọng trong việc nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam là việc xuất bản từ điển “Thành ngữ tiếng Việt” (1976) của Nguyễn Lực và Lương Văn Đan. Công trình này tuy còn chưa bao quát được hết tất cả các thành ngữ tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến vấn đề này một tài liệu bổ ích, có giá trị to lớn. - Còn Đỗ Hưu Châu trong quyển “ Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, nhà xuất bản giáo dục 1981 đã dành một phần của chương ba để nghiên cứu về thành ngữ. Ông đã nêu lên các quan niệm của mình về khái niệm thành ngữ, phân loại thành ngữ. Ngoài ra ông còn căn cứ vào kết cấu cú pháp gốc của thành ngữ để phân chia thành ngữ thành hai loại: thành ngữ có kết cấu câu và thành ngữ có kết cấu cụm từ. Đồng thời, ông còn nêu lên sự khác biệt giữa thành ngữvà tục ngữ về các mặt: hình thức ngữ pháp. Nội dung ý nghĩa, đối tượng nghiên cứu. - Cù Đình Tú trong “ Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng việt”,nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp 1983 đã dựa vào tiêu chí chức năng để phân biệt thành mgữ và tục ngữ. Tác giả cho rằng thành ngữ có chức năng định
  12. danh còn tục ngữ có chức năng thông báo, do chức năng khác nhau nên, cấu tạo ngữ pháp của chúng cũng khác nhau. Ông còn cho rằng “thành ngữ tiếng Việt là loại đơn vị từ vựng có sức biểu hiện lớn, có giá trị sử dụng cao, “ là quân đội tinh nhuệ của dân tộc””.[16; tr. 154] - Còn trong “ Từ và nhận diện từ tiếng Việt”, nhà xuất bản Giáo dục 1996 của Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra ý kiến của mình về khái niệm thành ngữ so sánh và cụm từ so sánh. Qua đó, tác giả nêu lên các dạng của thành ngữ so sánh và thành ngữđược phân làm hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ khi dựa vào chức năng các đơn vị từ vựng. - Giáo trình “ Từ vựng học tiếng Việt” của Nguyễn Thị Thu Thủy đề cập đến ngữ cố định, đặc điểm của thành ngữ, phân loại thành ngữ, phân biệt thành ngữ với tục ngữ và gia trị sử dụng của thành ngữ. - Hoàng Văn Hành trong “ kể chuyện thành ngữ tuc ngữ”, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 2002, trong quyển này ông đã kể và sưu tầm rất nhiều câu chuyện vui để giải thích, giới thiệu nguồn gốc hình thành các thành ngữ. - Trong quyển “ Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam”, Nguyễn Bích Hằng đã tập hợp khoảng 3500 câu thành ngữ và tục ngữ đã được tác giả đã giải thích tường tận ý nghĩa của từng câu một cách dễ hiểu, dễ nhớ. Đây sẽ là tài liệu rất bổ ích cho những ai nghiên cứu về thành ngữ và tục ngữ. - Trong giáo trình “ phong cách học Tiếng Việt” Ths. Nguyễn Văn Nở, đã trình bày khái niệm về thành ngữ, cách phân chia thành ngữ dựa trên phạm vi sử dụng cũng như đặc điểm khái quát của từng loại thành ngữ và giá trị sử dụng của chúng. - Còn giáo trình “ Văn học Dân gian” của thầy Trần Văn Nam đã trình bày sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ. - Ngoài ra còn có thể kể thể kể đến luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Bảo với đề tài “Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt” Trong công trình này, Nguyễn Thị Bảo đã nghiên cứu khá kĩ về ngữ nghĩa văn hóa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt, có sự so sánh với các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh.
  13. Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ, tuy nhiên với đề tài “Từ chỉ đò dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ” thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Vì thế luận văn này sẽ đi sâu vào chỗ còn bỏ trống đó. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Từ chỉ đò dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ” chúng tôi có dịp nghiên cứu và tìm hiểu thêm về thành ngữ tiếng Việt của dân tộc. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi được học hỏi và mở rộng thêm kiến thức của mình về lĩnh vực này . Bên cạnh đó việc nghiên cứu về từ chỉ đồ dùng, dụng cụ trong sinh hoạt gia đình trong sản xuất nông nghiệp có trong thành ngữ cũng phần nào làm rõ giá trị của chúng trong đời sống tinh thần của người Việt. 4. Phạm vi nghiên cứu Với bất kì công trình khoa học nào, tên gọi đã tự giới hạn phạm vi khảo sát. Cũng qua tên đề tài, người viết tự đặt ra cái đích cần phải đạt tới, vấn đề cần phải đào sâu, góc độ cần phải tiếp cận và cả phương pháp giải quyết. Ở đây, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu các thành ngữ có từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ tiếng Việt. 5. Phương pháp nghiên cứu Do tính chất của đề tài và do nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thống kê: mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm thống kê tất cả các thành ngữ có từ chỉ đồ dùng,dụng cụ trong thành ngữ tiếng Việt đồng thời trích dẫn những câu chứa những từ ngữ đó làm tư liệu cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp phân loại: Trên cơ sở ngữ liệu đã thống kê, chúng tôi toến hành phân nhóm các từ. - Phương pháp phân tích: chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích đặc trưng ngữ nghĩa của các từ chỉ chỉ đồ dùng,dụng cụ trong thành ngữ tiếng Việt. Từ đó chúng tôi có thể hiểu sâu hơn về cái hay và sự độc đáo của các từ ngữ chỉ đồ dùng , dụng cụ có trong thành ngữ tiếng việt.
  14. Các phương pháp này có tầm quan trọng như nhau và được vận dụng xuyên suốt luận văn. Tất cả nhằm mục đích duy nhất: giải quyết vấn đề luận văn đã đặt ra.
  15. PHẦN NỘI DỤNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT 1.1 Quan niệm về từ tiếng Việt Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về từ tiếng việt.Cũng nhu các định nghĩa khác nhau về từ tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ học. Nhưng nhìn một cách tổng thể mà nói thì có hai khuynh hướng đó là: Từ tiếng việt trùng với âm tiết (hay tiếng) và tiếng việt không hoàn toàn trùng với âm tiết. 1.1.1.Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng) Tiêu biểu cho khuynh hường này thì ta có các định nghĩa về từ tiếng việt như sau: M.B.Emeneau, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp là những tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này. * Trước tiên là M.B.Emeneau ông cho rằng: “ Từ bao giời cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân bối các âm vị và bằng những thanh điệu”. * Cao Xuân Hạo: “ Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác nhau đã đề nghị cho các đơn vị khách thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết (monosyllabe) hoặc đơn giản là từ (word) . Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ và tất cả là đồng thời. Nếu chúng ta so sánh các ngôn ngữ Châu Âu về cơ cấu xoay quanh ba trục đươc tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu của Tiếng Việt hầu như là sự kêt hợp ba trục đó tạo thành một trục duy nhất, âm tiết”. * Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ của tiếng việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có nghĩa của dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết liền”, [5; tr.168] 1.1.2. Từ tiếng việt không hoàn toàn trùng với âm tiết Còn về khuynh hường này thì ta cũng có các định nghĩa như sau; * Nguyễn Văn Tu: “ Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất ( vỏ âm thanh là hình thức), và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử”. [17 ; tr. 20]
  16. * Nguyễn Kim Thản: “ Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa ( từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp”. * Hồ Lê: “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mo phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa”. [11; tr.104] * Đái Xuân Ninh thì ông cho rằng: “ Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở hình vị cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị và lập thành một khối hoang chỉnh”. [14; tr. 24] * Lưu Vân Lăng thì: “… Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể nói từ đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khách, từ là ngữ đoạn tĩnh nhỏ nhất [9; tr. 213]. Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng từ do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp Tiếng Việt”. [9; tr.214] * Đỗ Hữu Châu: “ Từ của tiếng Việt có một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức ( hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để cấu tạo câu”. [2; tr.14] Tóm lại: Mặc dù có hai khuynh hướng khác nhau về từ tiếng Việt, nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất với nhau ở những tiêu chí xác định từ tiếng việt. Đó là dựa vào các đặc điểm như: có nghĩa, tính cố định sẵn có, bắt buộc và khả năng hoạt động tự do trong lời nói để xác định từ. 1.2. Các kiểu cấu tạo từ của tiếng Việt 1.2.1. Từ đơn Từ đơn là những từ được cấu tạo bởi một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, xanh, trắng, tím,sách,… - Nếu xét về mặt lịch sử, hầu hết từ là những từ đã có từ lâu đờn. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như Tiếng Hán, Tiếng Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Nga,…
  17. - Còn xét về mặt ý nghĩa, thì từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của người việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội, các số đếm,… - Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy ( theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng việt, biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và là cơ sở để tạo từ mới cho tiếng Việt. 1.2.2. Từ ghép Từ ghép là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lạu với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa. Còn dựa vào quan hệ ngữ pháp thì ta có thể phân từ ghép ra thành hai loại chính: đó là từ ghép đẳng lập vàtừghép chính phụ. 1.2.2.1. Từ ghép đẳng lập Từ ghép đẳng lập có đặc trưng là: - Các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp - Xét về mặt ý ngĩa giữa các thành tố có thể thấy: + Các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó: ● Có thể có một yếu tố thuần Việt và có một yếu tố Hàn Việt. Thí dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,… ● Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Thí dụ: thổ huyết, cốt nhục, băng hà,… ● Có thể cả hai yếu tố đều là Thuần Việt. Thí dụ: xinh đẹp, mong nhớ, đợi chờ,cây cỏ, núi sông,… ● Có thể có một yếu tố toàn dân và một yêu tố vốn là từ địa phương. Thí dụ: chợ búa, cá mú, đường sá, giết chóc…. + Hoặc hai thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,… +Hoặc hai thành tố trái nghĩa trái nhau. Thí dụ: sống chết , trên dưới, buồn vui, đêm ngày, già trẻ, gần xa….. - Nếu xét về mặt nội dụng, nói chung thì từ ghép đẳng lập thường gợi lên phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp ( tức biểu thị sự vật, tính chất hành động chung, mang tính chất khái quát).
  18. 1.2.3.2. Từ ghép chính phụ Từ ghép chính phụ là những từ ghép thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau: - Nếu xét về mặt ý nghĩa, từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo này có khuynh hướng nêu lên các sự vật mang ý nghĩa cụ thể. - Còn trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thườn giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự vất hoạt đông hoặc đặc trưng đó. - Ăn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ chính phị thành hai tiểu loại: + Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân loại sự vật, hoat động, đặc trưng thành những loại sự vật, hoạt động đặc trưng cụ thể. Vì vậy có thể nói, tác dụng của yếu phụ ở hiện tượng này là phân loại cụ thể. Ví dụ: Xe đạp, xe hơi, xe máy Làm duyên, làm dáng, làm bộ Vui tai, vui tính, vui lòng + Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về mặt ý nghĩa. Ví dụ: Xanh om, xanh rì, xanh lè, xanh biếc… 1.2.3. Từ láy Về phương thức cấu tạo của từ láy, tồn tại hai ý kiến khác nhau: - Từ láy được hình thành do sự lặp lại của tiếng gốc có nghĩa. - Từ láy được hình thành bằng cách ghép các tiếng dựa trên quan hệ ngữ âm của các thành tố. Từ láy bao gồm các loại như: - Từ láy đôi, là từ láy gồm có hai tiếng . Thường có các dạng cấu tạo như sau: + Từ láy bộ phận: Từ giống nhau ở phần vần và phụ âm đầu
  19.  Giống nhau ở phụ âm đầu gọi là từ láy âm. Ví dụ: Sạch sẽ, đông đúc , nhanh nhẹn, long lanh,…  Giống nhau ở phần vần gọi là láy vần. Ví dụ: Lúc nhúc, lanh chanh, khóe léo, bối rối,… + Từ láy hoàn toàn: Ngoại trừ các từ láy bộ phận, còn lại là các từ láy hoàn toàn. Cụ thể gồm các dạng như sau:  Giống cả phần vần, phụ âm và thanh điệu. Ví dụ : ào ào, ầm ầm, lù lù, xinh xinh, vàng vàng,…  Giống nhau phần, phụ âm, khác thanh điệu. Ví dụ: đu đủ, đo đỏ, trăng trắng…  Giống nhau phụ âm đầu và âm chính, khác nhau ở thanh điệu và phụ âm cuối do sự chi phối của qui luật dị hóa. Ví dụ: đèm đẹp, sang sát, biên biết, bàng bạc, khang khác,… - Từ láy ba: chủ yếu dựa trên cơ chế láy hoàn toàn. Ví dụ : Sạch  sạch sành sanh Dưng  dửng dừng dưng Sát  sát sàn sạt Xốp  xốp xồm xộp Con  cỏn còn con Từ láy ba có các kiểu phối thanh thường gặp: + Tiếng thứ hai mang thanh bằng ( thường xuất hiện thanh huyền hơn thanh ngang). + Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đối nhau về đường nét bằng/ trắc hoặc về ân vực cao/ thấp. - Từ láy tư: phần lớn từ láy dựa tên cơ sở từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ ghép. So với từ láy ba, từ láy tư khá đa dạng về kieeuw cấu tạo. Sau đây là một số kiểu láy thường gặp: + Láy bộ phận kết hợp với đổi vần – a, -à hay –ơ Ví dụ : Ấm ớ  ấm a ấm ớ Hì hục  hì hà hì hục Sớn sát  sớn sơ sớn sát
  20. + Láy toàn bộ kết hợp với biến thanh Ví dụ : Bồi hồi  bổi hổi bồi hồi Lảm nhảm  lảm nhảm làm nhàm + Láy bộ phận kết hợp với tách, xen Ví dụ: Thơ thẩn  lơ thơ lẩn thẩn Nhồm nhoàm  lổm nhổm làm nhàm 13+ Láy toàn bộ kết hợp với tách, xen Ví dụ: Hăm hở  hăm hăm hở hở Vội vàng  vội vội vàng vàng Do sự vận động và phát triển của ngôn ngữ trong quá trình lịch sử nhiều từ ghép đã thay đổi nghĩa và hòa lẫn với những từ láy chân chính và được người bản ngữ đương đại nhìn nhận như là từ láy. Dẫu sao những từ này hiện nay cũng mang nhiều đặc điểm của từ láy ( về mặt ngữ nghĩa cũng như ngữ âm). Để có thể dung nạp được cả hai bộ phận từ láy chân chính và từ ghép có dạng láy nhưng mất nghĩa, đứng trên quan điểm đồng đại có thể nói từ láy là những từ bao gồm nhiều tiếng, giữa các quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa. Ví dụ: xanh xanh , bé bỏng, xanh xao… 1.3. Các thành phần ý nghĩa của từ 1.3.1. Nghĩa biểu vật Những sự vật, quá trình, tính chất trạng thái mà từ biểu thị dược gọi là nghĩa biểu vật của từ [4: tr. 89] . Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ là các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ. 1.3.2. Nghĩa biểu niệm Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách khác, khái niệm là một phạm trù của tư duy được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế. Đây là những dấu hiệu bản chất về hiện tượng. Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành nghĩa biểu niệm. Như vậy nghĩa biểu niệm một mặt thông qua cá nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện thực khách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2