Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
lượt xem 13
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu kĩ hơn về người trí thức tiểu tư sản trong văn Nam Cao để từ đó làm rõ biệt tài khắc họa tâm lí nhân vật của người được xem là bậc thầy thể hiện loại nghệ thuật độc đáo này nhằm hiểu rõ hơn và khẳng định tài năng của ông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA TÂM LÍ NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO NGUYỄN THÚY QUỲNH Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA TÂM LÍ NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: HỒ THỊ XUÂN QUỲNH NGUYỄN THÚY QUỲNH MSSV:0956010016 Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Võ Trường Toản và quý thầy cô Khoa Cơ bản đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cám ơn cô Hồ Thị Xuân Quỳnh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Sinh viên thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên) NGUYỄN THÚY QUỲNH i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên) NGUYỄN THÚY QUỲNH ii
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG............................................................8 1.1. Tiểu sử............................................................................................................8 1.2. Sự nghiệp .....................................................................................................12 1.2.1. Trước Cách mạng tháng tháng Tám năm 1945...........................................12 1.2.1.1. Đề tài về người ông dân ..........................................................................12 1.2.1.2. Đề tài về người trí thức ...........................................................................17 1.2.2. Sau Cách mạng tháng tháng Tám năm 1945 .............................................20 1.3. Quan điểm sáng tác.......................................................................................23 1.4. Vài nét về đặc điểm nghệ thuật của Nam Cao ...............................................26 1.4.1. Phản ánh những khía cạnh chân thực của cuộc sống ..................................26 1.4.2. Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc ..................................................................27 CHƯƠNG 2: NHỮNG YẾU TỐ GÓP PHẦN KHẮC HỌA THẾ GIỚI NỘI TÂM NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN ............................................................31 2..1. Sự tác động của hoàn cảnh đến tâm tư tình cảm của người trí thức ..............31 2.1.1. Xuất thân ...................................................................................................31 2.1.2. Nghề nghiệp ..............................................................................................36 2.1.3. Hoàn cảnh sống .........................................................................................42 2.2. Ngoại hình....................................................................................................48 CHƯƠNG 3: BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA TÂM LÍ NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO..........................54 3.1. Ngôn ngữ......................................................................................................54 3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật.....................................................................................54 3.1.1.1 Ngôn ngữ đối thoại ..................................................................................54 iii
- 3.1.1.2. Ngôn ngữ độc thoại.................................................................................60 3.1.2. Ngôn ngữ tác giả........................................................................................65 3.1.2.1 Ngôn ngữ kể ............................................................................................65 3.1.2.2 Ngôn ngữ trữ tình ngoại để ......................................................................70 3.2. Tâm lí nhân vật qua cử chỉ điệu bộ hành động ..............................................72 KẾT LUẬN.........................................................................................................78 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với những biến cố, thăng trầm của lịch sử, văn học Việt Nam cũng trải qua ngần ấy những thời gian để tồn tại và phát triển: từ nền văn học dân gian, truyền miệng cho đến nền văn học của thời kỳ hiện đại. Theo chiều dài lịch sử ta tự hào vì có những con người tài hoa: “Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa Trong và thật: sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa (Đi trên mảnh đất này – Huy Cận) Theo chiều dài lịch sử ta có những nhà văn, nhà thơ luôn đau đáu đau nỗi đau của đời: “dành còn để trợ dân này” như Nguyễn Trãi, v.v. Đến thời kỳ hiện đại ta lại nhớ đến những cái tên thân thuộc luôn trăn trở trước vấn đề “sống và viết” và ta lại càng không thể quên Nam Cao – nhà văn tài hoa rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật và ngòi bút của mình. Nam Cao là một tác gia, một cây bút hiện thực lớn, cũng đã có biết bao nhà phê bình và cũng đã tốn biết bao bút mực để viết về ông, Phong Lê đã từng nhận xét về Nam Cao: “Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai, năm năm trung thành với hướng đi không hề nghiêng ngả…năm năm cày xới để tự biếm họa, tự khẳng định, để có Nam Cao như hiện nay ta có”. Hướng đi ấy gắn liền với quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh” mà thông qua các tác phẩm, các đề tài Nam Cao đã thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật đúng đắn của mình. Với đề tài người trí thức “Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả, không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng, cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bút của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực” – Hà Minh Đức. Với đề tài này nhà văn đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của xã hội đương thời trước Cách mạng tháng Tám, phê phán xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người. Và sau Cách mạng với đề tài người trí thức, Nam Cao cho rằng những người trí thức phải hòa mình vào cuộc sống của nhân dân để học và truyền đạt lại cho 1
- nhân dân. Cuộc sống của nhân dân là thực tiễn sinh động để người trí thức học tập, tránh được những nhận thức lệch lạc (như nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi Mắt).Và cũng qua thực tiễn ấy, Nam Cao đã đi đến kết luận “Thà làm một anh tuyên truyền nhãi nhép để có ích cho dân còn hơn viết những điều tưởng to lớn mà sáo rỗng” qua đó thể hiện được một cái nhìn, một quan điểm, một sự thay đổi đối với thời cuộc, có đi nhiều tìm hiểu nhiều và quan sát nhiều mới có sự thay đổi cách nhìn cách nghĩ. Với đề tài người trí thức Nam Cao đã thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật của mình thông qua các nhân vật. Bản thân người viết khi còn là học sinh đã được tiếp cận với một số tác phẩm của Nam Cao viết về đề tài người trí thức, nó đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu đậm về tầng lớp trí thức tiểu tư sản thời bấy giờ. Và ấn tượng đó càng mạnh hơn khi lên Đại học tôi lại có điều kiện tiếp cận thêm nhiều tác phẩm viết về đề tài này. Nó cho tôi một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về người trí thức tiểu tư sản. Nó đã giúp tôi có cái nhìn cảm thông hơn với kiếp người bé nhỏ rơi vào trạng thái bế tắc, bất lực trong cuộc sống và càng thấm thía hơn nỗi niềm trăn trở mà Nam Cao đã gửi gắm qua những nhân vật này. Ẩn dưới lớp vỏ bề ngoài bình dị đến tầm thường là những tâm hồn cao thượng, những lí tưởng sống cao đẹp, và một nội tâm luôn sôi sục. Dẫu cho cuộc sống có phũ phàng, có lúc ta tưởng như họ đang buông xuôi cho số phận, nhưng sự thật lại không như ta tưởng những con người khốn khổ đó vẫn luôn nghiêm khắc và tự đấu tranh với bản thân mình để cố gắng thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen ích kỉ, để giữ cho tâm hồn mình trong sạch. Chính vì những lẽ trên mà người viết đã quyết định chọn đề tài “Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao” để mong được tìm hiểu rõ hơn về tác giả Nam Cao, tìm hiểu về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của ông. Người viết cũng hi vọng với luận văn này sẽ đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào việc nghiên cứu những một số tác phẩm của Nam Cao. 2. Lịch sử vấn đề Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945. Trong sự nghiệp cầm bút của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc cho nền văn học hiện đại của chúng ta. 2
- Sau khi Nam Cao mất, các tác phẩm của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của văn học. Người đầu tiên có bài viết về Nam Cao đó là Nguyễn Đình Thi với chuyên luận Nam Cao (1952), sau đó là Tô Hoài với các bài Chúng ta mất Nam Cao (1954), Người và tác phẩm Nam Cao(1956), và nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu sau đó. Với công trình Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc (1961) của Hà Minh Đức, được xem là công trình nghiên cứu lớn đầu tiên về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao. Ông đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết để cho ra đời công trình này và chính nó đã khơi nguồn, khai thông cho nhiều cuộc tranh luận, trao đổi về những sáng tác của Nam Cao. Qua hơn nửa thế kỉ, việc nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao đã cho ra đời nhiều thành tựu lớn. Các nhà nghiên cứu, phê bình đã không dừng lại ở những kết luận trước đó mà luôn cố gắng khơi sâu, tìm tòi những vấn đề mới trong sáng tác của Nam Cao. Trong quá trình tìm hiểu và tìm kiếm tài liệu phục vụ cho đề tài luận văn người viết đã khảo sát nhiều công trình nghiên cứu về tác gia Nam Cao, đặc biệt chú trọng đến những công trình nghiên cứu về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong sáng tác của ông. Trong cuốn Nam Cao- Đời văn và tác phẩm Hà Minh Đức đã từng cho chúng ta thấy sự khác biệt trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao so với nhiều nhà văn lãng mạn và hiện thực khác cùng thời, trong việc xây dựng thế giới nội tâm nhân vật vô cùng phong phú của mình, ông viết “Nam Cao rất sâu sắc và tinh tường về tâm lí nhân vật. Trong các nhà văn hiện thực thời kì trước cách mạng, Nam Cao là nhà văn có nhiều đóng góp về miêu tả tâm lí và khả năng phản ánh hiện thực qua tâm trạng. Nhìn chung tâm lí nhân vật miêu tả gây được hứng thú với người đọc. Tác giả luôn tôn trọng tính khách quan của tâm lí từng loại người và tạo điều kiện cho tâm lí bộc lộ tính cách. Nam Cao thường đi thẳng vào ý nghĩ của nhân vật hoặc để nhân vật tự bộc lộ những ý nghĩ thật lòng mình rồi tùy theo loại tính cách mà sử dụng chất châm biếm pha lẫn vào dòng suy nghĩ khá phổ biến. Hình thức độc thoại bên trong ấy kết hợp với đối thoại tạo nên nhiều màu vẻ phong phú để miêu tả tính cách.”[3;tr.244] Nam Cao đã để nhân vật của mình tự bộc lộ, thể hiện thế giới bên trong của mình, tự sống với tất cả tính cách, tư tưởng, suy nghĩ của mình một cách khách quan. Nhưng bên cạnh đó ta vẫn thấy được những nỗi niềm trăn trở, những ý nghĩ, lo âu của tác giả ẩn hiện trong từng nhân vật. Trong cuốn Nam Cao một đời người một đời văn Nguyễn Văn Hạnh đã từng viết: “Trong miêu tả nhân vật, Nam Cao càng sở trường 3
- miêu tả nội tâm nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật. Nhà văn thường để cho nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của mình, một mình tự nói với mình. Đây là biện pháp độc thoại nội tâm, độc thoại bên trong. Điều này hết sức rõ rệt ở những nhân vật trí thức như Điền, như Hộ, như Thứ.”[7;tr.17] Khi nói về những biểu hiện trong tâm lí nhân vật của Nam Cao, trong bài viết Phong cách truyện ngắn Nam Cao, Bùi Công Thuấn đã viết “Ngay từ những dòng mở đầu của mỗi truyện, Nam Cao đã dẫn ta nhập ngay vào những dòng suy nghĩ của nhân vật. Tính chất “đang suy nghĩ”, “đang độc thoại”, “đang đối thoại”, “đang nói chuyện ở trong tâm tưởng”, của nhân vật là một đặc trưng phong cách truyện của Nam Cao. Tác giả không kể lại những suy nghĩ của nhân vật , mà dường như nhân vật đang nói to lên, đang nói toạc ra, đang mở toang cánh cửa tâm hồn mình”.[1;tr.203] Khi nghiên cứu về tâm lí nhân vật trong sáng tác của Nam Cao, ta thấy tất cả những biện pháp nghệ thuật được ông sử dụng đều chỉ nhằm một mục đích khắc họa tâm lí nhân vật một cách rõ nét. Cũng như Phạm Quang Long đã nhận xét “Một trong những đặc điểm nỗi bật của truyện Nam Cao là ông đã sử dụng rất tài tình cả một hệ thống các tình huống truyện dưới dạng tình huống nhận thức – lựa chọn gắn chặt với những tình huống tâm lí và trên cơ sở miêu tả, lí giải mọi khía cạnh phong phú, phức tạp của quá trình này mà đi sâu vào thế giới tâm lí của con người, vào những đối thoại tư tưởng giữa nhà văn với người đọc không phải dưới dạng triết lí trừu tượng mà những tư tưởng triết lí, những quan niệm đạo đức, nhân sinh ấy được cảm nhận từ hệ thống hình tượng, từ những rung động thẩm mĩ.”[15;tr.92] Một trong những yếu tố làm nên thành công cho những tác phẩm của Nam Cao đó là biệt tài về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật, ông đã giải thích và phân tích hành động của nhân vật trên phương diện tâm lí của con người. Trong cuốn Nam Cao – Người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực Phong Lê đã khẳng định tài năng của Nam Cao trong việc phản ánh hiện thực xã hội thông qua việc đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật của mình “Từ vị trí nhân vật, hoặc vị trí người kể là tác giả, hiện thực được rọi sâu trong một quá trình bộc lộ nội tâm, bao gồm những hồi ức- kỉ niệm, những suy nghiệm về lẽ đời, những dằn vặt đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái mơ ước và cái thất vọng…”[11;tr.58] Thế giới nội tâm của nhân vật như một mảnh đất màu mỡ để Nam Cao thỏa sức tìm kiếm, khám phá, khai thác triệt để mọi góc cạnh tâm lí nhân vật của mình trong 4
- mảnh đất đó. Những cung bậc cảm xúc, những biểu hiện tâm lí đều được Nam Cao nhìn nhận, phân tích một cách sâu sắc. Trong bài viết Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn Trần Đăng Suyền đã viết “Nam Cao đã lấy thế giới nội tâm nhân vật làm đối tượng chính của sự miêu tả. Ông hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá con người, miêu tả và phân tích mọi chiều sâu, mọi chuyển biến trong thế giới tâm hồn của nhân vật.”[14;tr.213]. Và ông đã cho rằng “Đối với Nam Cao việc phân tích tâm lí nhân vật không tách rời việc phân tích xã hội nói chung. Thông qua việc miêu tả, phân tích tâm lí để thể hiện những mâu thuẫn xung đột xã hội. Nam Cao đã mở ra một khuynh hướng phân tích mới cho phương pháp hiện thực chủ nghĩa trong văn học Việt Nam”[14;tr.213], trong việc miêu tả trạng thái tâm lí nhân vật qua việc phản ánh hiện thực cuộc sống xã hội thời bấy giờ. Trên đây, là những ý kiến tiêu biểu của những nhà nghiên cứu có những công trình tiêu biểu về tác giả Nam Cao cũng như những sáng tác của ông, những ý kiến này có vị trí, tính chất là cơ sở, nền tảng, tiền đề cho việc triển khai đề tài “Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao”, của chúng tôi nhằm góp phần vào việc nghiên cứu con người và sự nghiệp sáng tác của ông. Cùng với đó là khẳng định thêm sự đóng góp, vai trò, giá trị của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 3. Mục đích nghiên cứu Trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao, đó là những luận án tiến sĩ, thạc sĩ, các bài tiểu luận, các công trình khoa học của nhiều nhà nghiên cứu văn học. Họ đã đề cập, nghiên cứu nhiều phương diện được thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao, trong những công trình đó có nhiều công trình thành công về các mảng như đề tài, nội dung, đặc trưng nghệ thuật, thi pháp. Thành công của các công trình trước đó đã giúp cho những người nghiên cứu sau này có thêm nhiều tài liệu tham khảo bổ ích góp phần làm nên thành công cho những công trình nghiên cứu tiếp theo và đây cũng là tiền đề để tìm ra nhiều hướng nghiên cứu mới, nhiều khía cạnh mới chưa được xoáy sâu, làm rõ một cách triệt để trong các tác phẩm của Nam Cao. Với đề tài “Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao” người viết muốn tìm hiểu kĩ hơn về người trí thức tiểu tư sản trong văn Nam Cao để từ đó làm rõ biệt tài khắc họa tâm lí nhân vật của người được xem là 5
- bậc thầy thể hiện loại nghệ thuật độc đáo này nhằm hiểu rõ hơn và khẳng định tài năng của ông. Khi thực hiện đề tài này người viết muốn có thêm nhiều kinh nghiệm, cách thức triển khai một công trình khoa học, cách tiếp cận hiệu quả với những tác phẩm văn học nhằm tìm ra được bản chất của vấn đề. Đây cũng sẽ là cơ sở, động lực thúc đẩy người viết có nhiều công trình nghiên cứu sau này đạt chất lượng cao hơn. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghệ thuật trong truyện của Nam Cao đã được rất nhiều người nghiên cứu và đạt được những thành tựu nhất định, vì vậy trong đề tài nghiên cứu này người viết chủ yếu tập chung đi sâu vào người trí thức tiểu tư sản để làm rõ “Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao”. Nhưng bên cạnh đó trong quá trình người viết triển khai, làm sáng tỏ đề tài sẽ có những so sánh, đối chiếu về người trí thức trong truyện của Nam Cao với người trí thức trong truyện của những nhà văn khác cùng thời kì. Đề tài sẽ đi sâu vào hai yếu tố bên ngoài và bên trong của người trí thức để chỉ ra những giằng xé nội tâm dữ dội trong những con người luôn “sống mòn” này. Vì một số lí do nên người viết chỉ lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản để nghiên cứu như : Giăng sáng(1942), Đời thừa(1943), Quên điều độ(1943), Sống mòn (1956), Nước mắt(1943), Cười(1943)… 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là vấn đề mấu chốt để có được một công trình nghiên cứu đúng khoa học, là một công cụ đắc lực nhằm giúp người nghiên cứu dễ dàng tìm ra những hướng đi đúng cho công trình của mình. Khi nghiên cứu một đề tài khoa học, chúng ta phải kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhằm đạt được kết quả nghiên cứu chính xác và khách quan. Trong đề tài nghiên cứu “Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao”, người viết sẽ sử dụng các phương pháp: Phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tác giả, để phục vụ cho bài viết này. Phương pháp hệ thống: Tài liệu tham khảo là một yếu tố không thể thiếu đối với việc nghiên cứu khoa học. Khi có một tài liệu tham khảo trong tay điều quan trọng nhất là chúng ta biết cách lựa chọn, sắp xếp và thu nhận thông tin một cách chính xác và hợp 6
- lí, chúng ta phải lựa chọn thông tin để tiếp cận đề tài một cách hợp lí. Từ đó người viết sẽ nhìn nhận các phương diện, các khía cạnh của đối tượng trong sự tương tác có hệ thống. Đây là phương pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng giúp người viết xác định phương hướng để khai thác giá trị bên trong của tác phẩm, tạo nên tính logic cho một đề tài nghiên cứu khoa học. Ở đây chúng tôi đã đặt các tác phẩm viết về người trí thức của Nam Cao trong cùng một hệ thống nhằm thấy những nét đặc trưng mà ông đã sử dụng để xây dựng nên nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản. Phương pháp so sánh: là phương pháp đối chiếu từ hai đối tượng trở lên cùng một loại với nhau để nhằm mục đích phát hiện ra những nét tương đồng và khác biệt. Trong luận văn này chúng tôi sẽ so sánh những yếu tố xây dựng nên nội tâm của các nhân vật trí thức trong truyện của Nam Cao nói chung và nhân vật trí thức trong truyện của các nhà văn khác cùng thời nói riêng. Nó sẽ giúp chúng tôi có một cái nhìn đa chiều về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của Nam Cao trong từng tác phẩm và so với các tác phẩm cùng chủ đề của các nhà văn khác. Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những khía cạnh, vấn đề mà đề tài đặt ra người viết sẽ đi sâu vào việc phân tích các khía cạnh nỗi bật của từng tác phẩm liên quan đặc biệt là việc phân tích nhân vật người trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao. Sau đó, người viết sẽ tổng hợp những nét riêng của từng nhân vật, từng tác phẩm vào một thể thống nhất nhằm tìm ra những nét chung nhất về nhân vật này để từ đó làm sáng tỏ những vấn đề mà đề tài đưa ra. Phương pháp nghiên cứu tác giả: Những tác phẩm viết về đề tài người trí thức của Nam Cao thường mang tính tự thuật cao, ông còn được xem là người viết tự truyện bằng văn. Trong những tác phẩm viết về người trí thức tiểu tư sản chúng ta luôn thấy hình ảnh của ông thấp thoáng trong những nhân vật được ông hư cấu nên, ở đó các nhân vật đã thể hiện đã thể hiện một cách sinh động về ngoại hình cũng như đời sống nội tâm của nhà văn. Vì vậy tôi dùng phương pháp này để tìm hiểu về nhà văn cũng như mối liên quan giữa nhà văn và nhân vật của ông nhằm tìm ra được nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật mà ông đã sử dụng để tạo nên những nhân vật trí thức tiểu tư sản của riêng mình. 7
- CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tiểu sử Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, tên thánh là Giuse Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1915, tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Nam Sang, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu tiên của tổng và huyện mà thành. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo nghèo. Thân sinh là ông Trần Hữu Huệ sinh năm 1895 làm nghề chạm trổ và bốc thuốc bắc ở Nam Định sau này làm ăn thua lỗ rồi trở về quê làm ruộng. Mẹ là bà Trần Thị Minh sinh năm 1897 làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao là con trai cả trong gia đình đông con sau ông còn bốn người em trai và ba người em gái. Trong số tám người con thì chỉ mình Nam Cao được ăn học và ông luôn được sống trong tình yêu thương, chăm lo, dạy dỗ của bà ngoại (Trần Thị Vân) và mẹ của ông. Năm 1922 Nam Cao bắt đầu đi học ở trường làng, người thầy dạy ông là Trần Khang Lân (kí Lân). Học ở trường làng được ba năm thì 1926 cha ông đã chuyển ông ra học ở trường tiểu học Cửa Bắc thành phố Nam Định. Khi học ở đây ông luôn là học sinh ưu tú của trường và cũng từ đây tài năng của ông dần được định hình. Kết thúc chương trình học tiểu học ông tiếp tục học tiếp lên trường Thành Chung (Nan Định), ở đây ông thường tham gia phong trào viết báo tay do trường tổ chức. Năm 1934 khi chuẩn bị thi lấy bằng Thành Chung ông bị ngã cầu thang rồi nằm bệnh nên ông chưa lấy được bằng. Đầu năm 1935 Nam Cao rời thành phố Nam Định về quê trị bệnh tim và thấp khớp. Cũng trong năm này gia đình đã hỏi vợ cho ông là bà Trần Thị Sen, tên thánh là Maria Sen sinh năm 1917, là người làm vườn và dệt vải. Cưới vợ chưa được bao lâu thì ông vào Sài Gòn kiếm kế sinh nhai và thực hiện những hoài bão của mình. Lúc mới vào ông làm thư kí cho hiệu may âu phục Ba Lễ do cậu của ông làm chủ, nhưng có lẽ công việc này không hợp với ông nên làm chưa được bao lâu thì ông xin nghỉ, đi làm nhiều nghề khác nhau ở đất Sài Gòn, và nuôi ý định xuất dương du học : “Ở Sài Gòn y kiếm ăn bằng nhiều nghề, kể cả những nghề mà những người tự xưng là trí thức không làm. Y trà trộn với phu 8
- phen, với thợ thuyền. Y mặc đồ bà ba, đi trích thuốc thí ở nhà thương. Còn chút thì giờ nào y học rất chăm. Y đợi một dịp may mắn có thể xin xuống làm bồi tàu để đi sang Pháp. Y sẽ đi sang đấy để nhìn rộng, biết xa hơn để tìm cách học thêm. Phải có một cái trình độ học thức khá cao. Phải luyện tài. Có học, có tài, y mới có đủ năng lực để phụng sự cái lí tưởng của y. Tạng người y không cho y cầm súng, cầm gươm. Y sẽ cầm bút mà chiến đấu…” [4;tr.84]. Trong thời gian này Nam Cao bắt đầu sáng tác, ông viết văn, viết thơ, viết kịch và được đăng báo với các bút danh Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê. Năm 1936 lần đầu tiên các tác phẩm của Nam Cao ra mắt công chúng là Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Năm 1937 ông in các truyện ngắn Nghèo (số 158), Đui mù (số 160) trên Tiểu thuyết Thứ Bảy với bút danh Thúy Rư và trên báo Ích Hữu hai truyện ngắn Những cánh hoa tàn (số 73), và truyện Một bà hào hiệp. Sau gần ba năm ở Sài Gòn do bệnh tim và tê thấp tái phát ông đành phải trở về quê với hai bàn tay trắng. Chữa bệnh được một thời gian Nam Cao quyết định ôn lại những kiến thức cũ để thi lại bằng Thành Chung. Cuối cùng ông cũng lấy được bằng Thành Chung nhưng khi đi xin làm công chức thì không được nhận vì ông đang bị bệnh tim. Một thời gian, Nam Cao từng dạy học ở trường tư thục Công Thanh thuộc Thụy Khê, Hà Nội. Đến năm 1940 Nhật tiến vào Đông Dương trường Công Thanh bị trưng dụng làm chuồng nuôi ngựa cho lính Nhật, Nam Cao đã thôi dạy học ở đây. Trong thời gian này ông đã cho in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn với bút danh Xuân Du và một số thơ với bút danh Nguyệt. Năm 1941, Nam Cao cho in tập truyện ngắn đầu tay Đôi lứa xứng đôi (tên trong bản thảo của tác giả là Cái lò gạch cũ) tại nhà xuất bản Đời mới và được đón nhận như một hiện tượng văn học thời kì đó. Trong thời gian này ông tiếp tục xin dạy học ở trường tư thục Kì Giang tỉnh Thái Bình và viết các truyện ngắn Dì Hảo, Nửa đêm. Năm 1942 Nam Cao trở về quê sinh sống rồi cùng vợ và hai con ra ở riêng, nhưng chỉ một thời gian sau ngôi nhà của gia đình ông đã bị một trận bão đánh tan, cái nghèo lại một lần nữa đeo bám lấy ông. Lúc này ông sống chủ yếu bằng nghề viết văn, ông đã cho in các truyện ngắn trên Tiểu thuyết Thứ Bảy: Cái mặt không chơi được(số 427), Nhỏ nhen (số 430), Con mèo (số 431), Những chuyện không 9
- muốn viết (số 432), Nhìn người ta sung sướng(số 434), Đòn chồng (số 437), Giăng sáng (số439), Đôi móng giò (số 442), Trẻ con không được ăn thịt chó (số 444), Đón khách(số 477). In các truyện thiếu nhi trên sách Hoa Mai: Những kẻ khốn nạn, Người thợ rèn, Nụ cười, Con mèo mắt ngọc, Ba người bạn. Tháng tư năm 1943, Hội văn hóa cứu quốc được thành lập, Nam Cao đã ra nhập và được nhà văn Tô Hoài giới thiệu vào nhóm văn hóa cứu quốc bí mật ở Hà Nội, cùng với một số nhà văn nhà thơ khác như Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng… Ông đã viết, cho in rất nhiều tác phẩm trong thời gian này như : in tập truyện ngắn Nữa đêm ở Nxb Cộng lực, Hà Nội. In các truyện ngắn trên Tiểu thuyết Thứ Bảy : Mua nhà (số 448). Từ ngày mẹ chết (số 452), Truyện tình (số 462), Một truyện xú vơ nia (số 465), Tư cách mỏ (số 471), Bài học quét nhà (số 473), Cười (số 477), Một bữa no (số 480), Lão Hạc (số 484), Nước mắt (số 488), Đời thừa (số 490)... In các truyện ngắn trên sách Hoa Mai: Đầu đường xó trợ, Phiêu bạt. Sau khi cơ sở của Hội bị khủng bố ông phải tránh về quê và tham gia phong trào cách mạng ở địa phương. Năm 1944 cho in các truyện ngắn trên Tiểu thuyết Thứ Bảy (loại mới): Lang Rận (số 1), Một đám cưới (số 3). In truyện ngắn trên sách Hoa Mai: Bảy bông lúa lép. Từ tháng tư đến tháng chín, in truyện dài Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc chủ nhật. Tháng Mười, viết xong tiểu thuyết Sống mòn. (Ngoài ra, trước Cách mạng, Nam Cao còn viết bốn truyện dài khác, nhưng đã bán bản thảo cho nhà xuất bản và bị mất bản thảo: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt). Trong cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã cùng nhân dân đứng lên cướp chính quyền, ông được bầu giữ chức chủ nhiệm Việt Minh sau đó được bầu làm chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến xã Đại Hoàng. Ông đã cũng nhân dân tham gia các phong trào diệt giặc đói, giặc dốt và chuẩn bị cho thanh niên tham gia đoàn quân Nam tiến. Sau đó ông tham gia viết báo ở tỉnh Hà Nam và cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong (số 2 ) 10
- Năm 1946, Nam Cao được điều lên công tác ở Hội văn hóa cứu quốc tại Hà Nội, ông làm thư kí tòa soạn tạp chí Tiên Phong số 2 và 3. Một thời gian sau ông tham gia vào đoàn quân Nam tiến hoạt động ở mặt trận Nam Trung Bộ với tư cách là đặc phái viên Văn hóa Cứu quốc. Thành quả của chuyến đi này là bút kí Đường vô Nam, truyện ngắn Cách mạng, Nỗi truân chuyên của khách má hồng được ra đời và được in trên tạp chí Tiên Phong. Cũng trong năm này ông cho in tập truyện ngắn Cười tại Nhà xuất bản Minh Đức. In lại truyện ngắn Chí Phèo (tên cũ là Đôi lứa xứng đôi) trong tập truyện Luống cày ở Hội văn hóa cứu quốc Hà Nội. Khi kháng chiến bùng nổ Nam Cao về sinh sống tại làng Đại Hoàng, rồi ông về nhận công tác ở ty văn hóa Hà Nam, ông làm ở báo Cờ chiến thắng, Giữ nước rồi làm chủ bút tờ báo Xung phong của tỉnh Đoàn thanh niên cứu quốc tỉnh Hà Nam. Giữa năm 1947, Nam Cao được mời lên công tác ở chiến khu Việt Bắc, ở đây ông làm phóng viên báo Cứu quốc, cùng phụ trách và kiêm luôn thư kí tòa soạn của báo Cứu quốc Việt Bắc, ông phụ trách lớp huấn luyện chính trị cho địa phương. Đây là thời gian ông viết nhật kí Ở rừng. Năm 1948, Nam Cao đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương qua sự giới thiệu của Tô Hoài và Xuân Thủy (chủ nhiệm báo Cứu quốc) đây là giờ phút thiêng liêng ý nghĩa nhất của cuộc đời nhà văn sau một quá trình dài nhận thức và tìm đường của ông. Nam Cao hoạt động ở Bắc Cạn và tiếp tục viết nhật kí Ở rừng, ông cho in truyện ngắn Đôi mắt trên tạp chí Văn nghệ số 3, in nhật kí Ở rừng trên số 6 và số 7 và một số sáng tác khác. Cuối năm 1948 Nam Cao đi thực tế đồng bằng, ông về thăm nhà lần cuối cùng cũng trong dịp này ông dự định viết cuốn tiểu thuyết mới về quê hương kháng chiến. Năm 1949 ông trở lên Việt Bắc công tác, ông được phân công giảng dạy ở lớp bồi dưỡng viết báo Huỳnh Thúc Kháng do Tổng bộ Việt Minh mở. Ông tham gia lớp Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc và phụ trách phần Văn Nghệ trong tạp chí và báo Cứu quốc. In truyện ngắn Bốn cây số cách một căn cứ địch trong tập Đôi mắt. Năm 1950 ông nhận công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ cơ quan của Hội Văn nghệ Việt Nam, làm ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Nam Cao tham gia chiến dịch Biên giới cùng với bộ đội, viết Chuyện biên giới, và cho in một số bài báo, bài kí trong năm này. 11
- Năm 1951 tập truyện kí Chuyện biên giới và kịch bản Đóng góp được in ở Nhà xuất bản Văn nghệ, Việt Bắc. Truyện ngắn Nói thẳng của ông được Ban tuyên huấn Bộ tư lệnh liên khu Việt Bắc trích làm tài liệu học tập trong quân đội, cũng trong thời gian này ông viết song bài kí Định mức. Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng đi công tác khu Ba rồi cùng vào khu Bốn. Khi trở ra, Nam Cao tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp vào vùng địch hậu khu Ba, ở đây ông muốn lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết đang ấp ủ. Nhưng cuốn tiểu thuyết đã không được ra đời. Ngày 30-11-1951 Nam Cao và đoàn công tác bị địch phục kích ông hi sinh anh dũng ở Mưỡu Giáp, Hoàng Đan, Gia Viễn, Ninh Bình. Hài cốt của ông lẫn với hài cốt các đồng chí cùng hi sinh được đặt tại nghĩa trang Gia Viễn, Ninh Bình. Với sự nghiệp văn chương để lại ông đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 cho các tác phẩm Nhật kí ở rừng, Đôi mắt, Chí Phèo, Nửa đêm, Truyện ngắn chọn lọc(1964). Tên của ông cũng đã được đặt cho một con đường ở Hà Nội. Theo chương trình “Tìm lại Nam Cao”, của Hội liên hiệp câu lạc bộ UNESCO Việt Nam và Hội Nhà văn phối hợp thực hiện, ngày 18-1-1998 hài cốt của Nam Cao đã được chuyển về quê hương tại “Vườn hiện thực Nam Cao”, xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. 1.2 Sự nghiệp 1.2.1 Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 1.2.1.1. Đề tài về người nông dân Người nông dân là một đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn học, ở mỗi giai đoạn phát triển thì hình ảnh người nông dân lại thể hiện ở những khía cạnh khác nhau, nhưng có lẽ hình tượng người nông dân trong giai đoạn văn học 1930- 1945 là được thể hiện một cách sâu sắc, toàn diện nhất để rồi nó được xem là đề tài lớn nhất trong giai đoạn này. Khi đọc những tác phẩm viết về người nông dân trong giai đoạn này chúng ta không dễ gì quên các nhân vật: chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), anh Pha trong Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), thị Mịch trong Giông tố của (Vũ Trọng Phụng)… ở những nhân vật này chúng ta đều bắt gặp những hoàn cảnh éo le, đau khổ, bế tắc, lầm than trước sự bóc lột dã man của thực dân, phong kiến nói chung và của bọn cường hào ác bá nói riêng đã dẫn người nông dân đến bước đường cùng của 12
- sự sống. Nhưng có lẽ đó vẫn chưa phải là cảnh ngộ khốn cùng nhất có thể xảy ra, vì khi Nam Cao xuất hiện trên văn đàn và trình làng những tác phẩm của mình đã cho chúng ta thấy được một cái nhìn mới về số phận của người nông dân. Khác với những cây viết cùng thời Nam Cao đã đi sâu vào bi kịch tinh thần của người nông dân. Ông không miêu tả chi tiết về những tội ác mà bọn cường hào gây ra mà ông thông qua những cảnh đời bất hạnh, nghèo khó, bế tắc dẫn đến sự tha hóa về cả nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân để đả kích, tố cáo tội ác của chúng. Nam Cao đã tự đặt mình vào cuộc sống ở làng Vũ Đại như bao con người khác để được trải nghiệm và chứng kiến cảnh bọn địa chủ, cường hào kéo bè, kéo phái thi nhau áp bức, bóc lột người dân đến tận xương tủy. Bên cạnh đó là tuổi thơ và gia đình ông cũng gắn liền với cảnh nghèo hèn nơi làng quê nên ông thấu hiểu được nỗi khốn khổ, đau đớn đến quằn quại của người nông dân thời bấy giờ và rồi chính cái làng ấy đã được ông đưa vào những trang văn của mình. Cái nghèo, cái đói đã ám ảnh vào từng những suy nghĩ của Nam Cao, tiếng rên rỉ, lầm than đói khổ luôn vang lên trong tâm trí của ông. Trong tác phẩm của mình Nam Cao xem cái đói như là một sức mạnh vô hình nắm chặt lấy số phận của con người, ông cũng đã chỉ ra được nguyên nhân của cảnh lầm than ấy là do sự tàn ác của tầng lớp thống trị trong xã hội. Mỗi tác phẩm của ông là một lời tố khổ chân thực và cảm động về cuộc sống tối tăm, thê thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Đó là khung cảnh ảm đạm, tối tăm của một ngôi làng : “…xơ xác và có vẻ nghèo nàn. Nhà cửa lưa thưa. Toàn những nhà tre úp xúp giữa những khu vườn rộng thì có rộng, nhưng xấu lắm: mía đốt như lau hoặc khẳng khiu như chân gà, chuối lè tè như những cây rau diếp ngồng, dĩ chỉ đến cây khoai, cây ráy cũng không lên được. Người xấu xí và rách rưới…”[4;tr.152] Hay là cảnh người nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất phải bỏ nhà cửa, bỏ quê hương để kiếm sống qua ngày. Như con trai lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc phải bỏ nhà vào đồn điền cao su để làm vì không có đủ tiền thách cưới. Còn lão Hạc thì phải ăn bả chó để tự tử vì không muốn bán đi miếng đất hương hỏa mà ông cố gắng giữ lại cho con trai mình và số tiền thu lợi từ mảnh vườn ông cũng để lại là vốn cho anh con trai, ông nghĩ: “Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó, lúc nó về, nếu không có đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào cho nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn”[4;tr.109]. Mẹ con Hiền phải bỏ nhà lên thành phố buôn bán 13
- kiếm sống qua ngày trong Người hàng xóm. Hay vì nghèo mà từ nhỏ Dần phải đi ở mướn cho nhà địa chủ đến khi mười lăm tuổi Dần phải đi lấy chồng để nhà bớt đi một miệng ăn trong Một đám cưới. Nhưng đây có phải là một đám cưới đúng nghĩa hay chỉ là một cảnh chạy đói, khi buổi đưa dâu chỉ là một quang cảnh ảm đạm, thê lương “Đêm tối đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người cả nhà gái và nhà trai… cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ”[4;tr.135]. Nam Cao đã đặt các nhân vật của mình vào những thử thách, những guồng quay của hiện thực đời sống. Họ bị bần cùng hóa một cách một cách từ từ, cái nghèo, cái đói như là một quy luật cùng tồn tại và đi song song với nhau. Mặc dù cái nghèo không hẳn lúc nào cũng dẫn đến cái chết nhưng cái chết là hậu quả tự nhiên của cái đói nó trở thành thực trạng tự nhiên, dai dẳng trong xã hội. Trong truyện của Nam Cao đã có nhiều cái chết, và cũng có những cái chết do chính nhân vật tự kết liễu chính mình, như cái chết của lão Hạc hay của anh đĩ Chuột trong truyện ngắn Nghèo. Chết vì đói quá là một chuyện bình thường nhưng Nam Cao lại ám ảnh chúng ta bằng một cái chết no nhưng thực chất là một cái chết đói của bà cái Tí trong Một bữa no, bà đã bỏ đi sĩ diện, lòng tự trọng của mình để được miếng ăn để rồi chính miếng ăn đấy đã lấy đi sinh mạng của bà. Hay như trong Điếu văn cái chết của anh Phúc là do bệnh nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn từ cái đói mà ra. Còn biết bao nhiêu truyện thương tâm về người nông dân bị đày đọa trong xung quanh cái đói (Trẻ con không được ăn thịt chó, Nghèo, Từ ngày mẹ chết, Đòn chồng).Nam Cao đã tố cáo giai cấp thống trị đã ra sức bóc lột sức lực của con người đến mức kiệt quệ, cái nghèo là nguyên nhân gây ra cái đói nhưng nguồn gốc sâu xa chính từ cái xã hội thối nát đã đưa đẩy con người vào bước đường cùng của sự sống. Những sáng tác của Nam Cao còn nói lên số phận hẩm hiu của những con người thấp cổ bé họng bị áp bức, bóc lột một cách bất công trong xã hội dẫn đến sự tha hóa trong con người. Đầu tiên đó là những mụ Lợi, Cu Lộ, Lang Rận… họ là những con người đáng thương khi bị chính đồng loại của mình từ bỏ và không được con người xem là người, còn nỗi tủi nhục nào hơn khi bị kì thị, hắt hủi và xa lánh. Ở trong tác phẩm của Nam Cao, còn có nỗi đau cho thân phận những đứa trẻ đi ở cho nhà giàu như cái Tí, cái Dần, anh Cu Phúc…. Ở cái tuổi của họ đáng lẽ ra phải được ăn được học được vui đùa nhưng hiện thực xã hội đã không cho chúng những nhu 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 57 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 59 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 87 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bi kịch người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
84 p | 37 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 56 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 55 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau
130 p | 22 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine
80 p | 50 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
75 p | 20 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 31 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal
86 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức
73 p | 31 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao
85 p | 27 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin
74 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet
67 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn