Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
lượt xem 12
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học "Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng" kết cấu gồm 2 chương, trình bày những nội dung về: một số vấn đề lí thuyết về hàm ý và cơ chế tạo hàm ý; cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH NGỮ VĂN CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG TRẦN HÒA THUẬN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH NGỮ VĂN CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP TRẦN HÒA THUẬN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- LỜI CẢM TẠ Được sống và học tập trên giảng đường Trường Đại học Võ Trường Toản là một niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào đối với tôi. Trong suốt bốn năm qua, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ Thầy Cô và bè bạn. Nhữn g kiến thức, những tình cảm của các thầy cô cùng các bạn sẽ là hành trang quý báu để tôi bước vào môi trường mới một cách vững vàng và tự tin hơn. Giờ đây, bốn năm học đã sắp kết thúc, cũng là lúc tôi cần phải kiểm tra lại bản thân để xác định lại mình đã tiếp thu được những gì, những gì đã hoàn thiện và những gì chưa. Trong bốn năm học tập, luận văn tốt nghiệp là thử thách cuối cùng của bất kì sinh viên nào. Đối với tôi, bốn năn học tập tuy không phải là ngắn, kiến thức thu thập được tuy không phải là ít nhưng để vượt qua thử thách này thì có lẽ riêng bản thân tôi thật chưa đủ sức. Vì vậy trong suốt quá trình tìm hiểu và thực hiện đề Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, tôi đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của các Thầy Cô, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp, người hướng dẫn và tận tình sửa cho tôi những câu văn còn vụng về, gợi ý cho tôi để tôi xác định được phương hướng và phương pháp nghiên cứu vấn đề một cách đúng đắn, chặt chẽ và khoa học. Nay tôi xin kính gửi đến cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý Thầy cô khoa Khoa học Cơ bản Trường Đại học Võ Trường Toản cùng gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi kịp hoàn thành luận văn đúng th ời hạn. Tuy luận văn đã hoàn thành, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp, việc tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được nhận xét của quý Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Hòa Thuận
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả p hân tích trong luận văn là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Trần Hòa Thuận
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….... 1 Lí do chọn đề tài……………………………………………………… 1 Lị ch sử vấn đề ……………………………………………...………............2 Mục đích yêu cầu …………………………………………………..............6 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………. 7 Phương pháp nghiên cứu…………………………………...…….…..… 7 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ HÀM Ý VÀ CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý 1.1 Một số quan điểm khác nhau về hàm ý…………………………… 8 1.1.1 Quan điểm của Đỗ Hữu Châu……………………………… 8 1.1.2. Quan điểm của Hồ Lê ……………………………………… 11 1.1.3. Quan điểm của Hoàng Phê ………………………………… 16 1.1.4 Quan điểm của Nguyễn Đức Dân ……………………………. 18 1.1.5 Quan điểm của Cao Xuân Hạo ………………………………..19 1.2 Một số quan điểm về cơ chế tạo hàm ý ……………………………... 22 1.2.1 Quan điểm của Hoàng Phê …………………………… 22 1.2.2 Quan điểm của Cao Xuân Hạo ………………………………..24 1.2.3 Quan điểm của Đỗ Hữu Châu ………………………………..25 1.3 Nhận xét quan điểm của các tác giả …………………………….29 Chương 2: CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 2.1 Vài nét về nhà văn Vũ Trọng Phụng ………………………………..32 2.1.1 Cuộc đời……………………………………………………… 32 2.1.2 Sự nghiệp sáng tác…………………………………………… 35 2.2 Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ trọng Phụng …... 38 2.2.1 Vi phạm quy tắc lập luận……………………………………...38 2.2.2 Vi phạm quy tắc cộng hội thoại ……………………………… 51 2.2.2.1 Vi phạm phương châm về lượng ……………………………52 2.2.2.2 Vi phạm phương châm về chất ……………………………..56 KẾT LUẬN …………………………………………………..………. ............... 61
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn ) ---------------------------- 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: .......................................................................... 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: ................................................................................ MSSV: …………………………………..KHÓA: .............................................. 3. TÊN ĐỀ TÀI: .................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: .................................................................................................. 1.2. Thái độ: ......................................................................................................... 1.3. Khác: ............................................................................................................. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ............................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2.2. Nội dung chính: ............................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
- ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2.3. Chú thích, thư mục: ........................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2.4. Hình thức trình bày: ....................................................................................... 2.4.1. Dung lượng (trang): .................................................................................. 2.4.2. Khuôn khổ: .............................................................................................. 2.4.3. In ấn: ........................................................................................................ 2.4.4. Trình bày: ................................................................................................. 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: .................................................................................. ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 3. Đánh giá, xếp loại: .................................................................................................. Đánh giá: ........................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Xếp loại: ............................................................................................................ ........................................................................................................................... ………, ngày tháng năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên)
- ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 2.Lịch sử vấn đề 3.Mục đích nghiên cứu 4.Phạm vi nghiên cứu 5.Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ HÀM Ý VÀ CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý 1.1 Một số quan điểm khác nhau về hàm ý 1.1.1 Quan điểm của Đỗ Hữu Châu 1.1.2. Quan điểm của Hồ Lê 1.1.3. Quan điểm của Hoàng Phê 1.1.4 Quan điểm của Nguyễn Đức Dân 1.1.5 Quan điểm của Cao Xuân Hạo 1.2 Một số quan điểm về cơ chế tạo hàm ý 1.2.1 Quan điểm của Hoàng Phê 1.2.2 Quan điểm của Cao Xuân Hạo 1.2.3 Quan điểm của Đỗ Hữu Châu 1.3 Nhận xét quan điểm của các tác giả Chương 2 CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 2.1 Vài nét về nhà văn Vũ Trọng Phụng 2.1.1 Cuộc đời 2.1.2 Sự nghiệp sáng tác 2.2 Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ trọng Phụng. 2.2.1 Vi phạm quy tắc lập luận 2.2.2 Vi phạm quy tắc cộng hội thoại 2.2.2.1 Vi phạm phương châm về lượng 2.2.2.2 Vi phạm phương châm về chất
- KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Mục lục Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ HÀM Ý VÀ CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý 1.1 Một số quan điểm khác nhau về hàm ý 1.1.1. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu Tác giả Đỗ Hữu Châ u cho rằng: “Ý nghĩa trực tiếp do các yế tố ngôn ngữ đem lại được gọi là ý nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngôn, còn được gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn. Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt đượ c gọi là ý nghĩa hàm ẩn” [1; tr.359]. Ví dụ: - Thắng, bạn thân nhất của tôi rất ân hận đã ngừng học Anh văn trước khi tốt nghiệp Đại học Tổng Hợp. Phát ngôn này ngoài ý nghĩa tường minh là: Thắng ân hận vì ngừng học Anh văn , thì còn có những ý nghĩa như sau: Có một cuộc hội thoại diễn ra, đây là một tham thoại của một nhân vật. Có một và chỉ một người, ngươi đó tên là Thắng (Đang được nói tới). “Thắng, bạn thân nhất của tôi ”- Tôi có nhiều bạn thân , trong đó, Thắng là người thân nhất. Thắng học đại học. Thắng đã tốt nhiệp Đại học Tổng Hợp. Thắng đã học Anh văn khi còn học ở Đại học. Đỗ Hữu Châu, phân ý nghĩa hàm ẩn dựa vào 2 tiêu chí: Dựa vào bản chất của chúng (ngữ nghĩa hay ngữ dụng). Dựa vào chức năng của chúng trong diễn ngôn (là đối tượng hay không phải là đối tượng của diễn ngôn). Xét theo tiêu chuẩn thứ nhất, tác giả phân biệt thành ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học (hiểu theo nghĩa của tín hiệu học) và ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học. Theo tác giả “Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với nội dung mệnh đề đó” [1; tr.362]. Còn “Ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với các quy tắc ngữ dụng học như các quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại ”. [1; tr.362] . 1
- Trong số những ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và dụng học còn có thể tách thành 2 loại: tiền giả định và hàm ngôn Tiền giả định là “căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình ” [1; tr.366] Hàm ngôn là “tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó, từ ý nghĩa tường minh (ý nghĩa theo câu chữ) cùng với tiền giả định của nó ” [1; tr.362] Ví dụ: Vũ hội là chúng ta quên rằng bây giờ là mười hai giờ đêm rồi. Ý nghĩa tường minh của phát ngôn này là: Vũ hội kéo dài đến mười hai giờ đêm. Ý nghĩa hàm ẩn là: - Tiền giả định: + Có một cuộc vũ hội. + Vũ hội tổ chúc vào ban đêm. + Đối với sinh hoạt của người Việt Nam, 12 giờ đã là quá khuya. - Hàm ngôn: + Chúng ta phải giải tán thôi. + Vũ hội thành công, chứng cớ là mọi người đã quên cả mệt mỏi vì giờ giấc. Xét theo tiêu chuẩn thứ hai, phân biệt thành ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (như Grice đã phân biệt). Theo ý kiến của Grice: “ những ý nghĩa được suy ra một cách ngẫu nhiên” gọi là ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên; còn “những ý nghĩa được truyền đạt một cách có ý định ” gọi là ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên. Và điều kiện để một ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên trở thành một ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên là nó phải nằm trong ý định của người nói và cái ý định đó phải được người nghe nhận biết. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, đối tượn g chính của ngữ dụng học là ý nghĩa hàm ẩn- tiền giả định và hàm ngôn không tự nhiên. Như vậy, Đỗ Hữu Châu đã gọi ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên là tiền giả định và hàm ngôn không tự nhiên. Mà hàm ngôn không tự nhiên và tiền giả định không tự nhiên gọi chung l à hàm ý của phát ngôn. “Hàm ý là những ý nghĩa hàm ẩn nằm trong ý định truyền báo của người nói ” [1; tr.413]. Vì vậy, Đỗ Hữu Châu gọi hàm ý là hàm ngôn và phân hàm ngôn làm hai loại: hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn dụng học. Vấn đề đặt ra ở đây là sự phân b iệt rạch ròi giữa nội dung nội dung ngữ nghĩa và nội dung ngữ dụng, cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác sự phân biệt này ít nhiều có tính chất võ đoán. 2
- Như vậy lĩnh vực thuộc ngữ nghĩa là tất cả những yếu tố nội dung có quan hệ với nội dung miêu tả, được biểu thị bởi các tín hiệu ngôn ngữ một cách tường minh (làm thành cái lõi mệnh đề cho phát ngôn). Còn những nội dung khác có liên quan đến lĩnh vực ngữ dụng như: chỉ xuất, lập luận, hội thoại…thì thuộc ngữ dụng. Tóm lại: “Hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh của phát ngôn” [1; tr.393] “Hàm ngôn ngữ dụng là hàm ngôn do sự vi phạm các quy tắc sữ dụng( bao gồm các quy tắc chỉ xuất, chiếu vật, lập luận, quy tắc chi phối các hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại trong đó q uan trọng nhất là phương châm và các quy tắc cộng tác hội thoại của Grice) mà có”. [1; tr.395] Quan niệm về ý nghĩa của câu theo Đỗ Hữu Châu có thể tóm tắt như sau: Ý nghĩa tường minh Nghĩa của câu Tiền giả định Ý nghĩa hàm ẩn Hàm ngôn ngữ nghĩa Hàm ngôn Hàm ngôn ngữ dụng 1.1.2. Quan điểm của Hồ Lê Theo tác giả Hồ Lê, nội dung của phát ngôn cũng chính là ý tưởng được diễn đạt trong phát ngôn, bao gồm tiền giả định và ý nghĩa của phát ngôn. Trên cơ sở tìm hiểu ý nghĩa của phát ngôn, Hồ Lê đã phân biệt nghĩa của phát ngôn theo 2 tiêu chí: Theo đối tượng của ý nghĩa, tức là theo cái sở chỉ mà ý nghĩa phản ánh, tác giả chia ý nghĩa ra làm nghĩa và ý. Nghĩa phản ánh “sự kiện”, ý phản ánh “tình thái”, vì: - “Nghĩa của phát ngôn tương đương với “sự kiện” trong phát ngôn, bởi vì khi nào tồn tại sự kiện là đối tượng có tính xã hội (tức là sở chỉ) thì mới có khả năng xuất hiện ý nghĩa của nó trong ý niệm ”. [5; tr.50] - “Ý của phát ngôn tương đương với “tình thái” trong phát ngôn, bởi vì chỉ khi nào xuất hiện cái cách riêng tư của mỗi cá nhân người phát ngôn dung để phản 3
- ánh sự kiện hoặc cái cách riêng tư của mỗ i cá nhân người phát ngôn muốn nói thêm một điều gì đó thông qua việc phản ánh sự kiện thì lúc đó mới tồn tại ý ”. [5; tr.50] - Theo tiêu chí là phương tiện (hoặc điều kiện) dùng để thể hiện ý nghĩa, ông phân thành ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn. Theo tác giả “Ý nghĩa hiển hiệ n là loại ý nghĩa mà các phương tiện hoặc điều kiện dùng để thể hiện nó điều thể hiện rõ lên bề mặt - hình thức của phát ngôn. Trái lại ý nghĩa hàm ẩn là loại ý nghĩa mà các phương tiện hoặc điều kiện dùng để thể hiện nó điều kh ông thể hiện rõ lên bề mặt - hình thức của phát ngôn. Chúng ẩn ở đâu đó, hình như ở “bên dưới” hoặc “đằng sau” bề mặt - hình thức của phát ngôn”.[5; tr.52] - Trong ý nghĩa thể hiện gồm có hai nội dung: nghĩa phản ánh “sự kiện’ và ý nghĩa phản ánh “tình thái” [5; tr.82]. Và ở ý nghĩa hàm ẩn cũng có hai nội dung: hàm nghĩa và hàm ý. “Hàm nghĩa phản ánh những phương diện hàm ẩn bỗ sung cho “nghĩa hiển hiện- sự kiện” của phát ngôn”.[5; tr.82] Ví dụ: Là bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang tr ời. (Tố Hữu). Những vần “ang” trong 6 âm tiết “ bàng, đang, giang, mang, đang, ngang” trên tổng số 14 âm tiết của phát ngôn đã tạo ra một hàm nghĩa. Đó là nó mô tả về rộng mở của không gian, và có thể cả về thời gian, của sự kiện hiển hiện “lá bàng đang đỏ… ” và “sếu giang đang bay…” Như vậy, hàm nghĩa này chỉ là những phương diện có giá trị bổ sung cho nghĩa hiển hiện của phát ngôn. “Hàm ý thì phản ánh tất cả những ý nghĩa tình thái mà người phát ngôn kí thuacs vào phát ngôn nhưng nằm ngoài ý nghĩa thể hiện của phát ngôn, trong đó có việc nó biểu thị những sở chỉ khác với những sở chỉ mà ý nghĩa hiển hiện của phát ngôn biểu thị’. [5; tr.82] Ví dụ: - Bà chúa hỏi Quỳnh: Trạng làm gì đấy? - Quỳnh lễ phép thưa: Trời nắng, cực quá, không chịu được, tôi định ra đây đá bèo chơi.(Truyện dân gian ) 4
- “Nắng cực, đá bèo ”, ở hình thức nói lái của nó, biểu thị những ý hoàn toàn khác với ý nghĩa thể hiện của phát ngôn. Đó là là cái hàm ý – về một sự việc khác – mà Trạng Quỳnh đã biểu đạt bằng phương thức hàm ngôn. Theo tác giả, trong thực tế, hàm nghĩa và hàm ý gồm nhiều tiểu loại, nếu không nhận diện chính xác sẽ khó mà hiểu sâu và hiểu đúng trong nội hàm của chúng. Chính vì lẽ đó mà tác giả đã đi vào khảo sát các tiểu loại của hàm nghĩa và hàm ý để làm sáng tỏ vấn đề tr ên. Trên cơ sở đó , tác giả đã đưa ra tiêu chí để phân loại hàm nghĩa và hàm ý. Theo Hồ lê, tiêu chí phân loại hàm nghĩa đó là cách thức để phát hiện hàm nghĩa, và ông đã tìm thấy những cách thức để phát hiện hàm nghĩa như sau: - Dựa vào văn cảnh để xác định hàm nghĩa. Ví dụ: “Còn số tiền hai chục bạc thì có lẽ ông Lí ăn vào đã lại nhả ra cho con chó nhà ông thừa lộc chủ rồi”. (Nam cao) Nhờ văn cảnh, người đọc mới biết được hàm nghĩa của việc “ ăn hai chục bạc” là “ông Lí bóp được hai chục bạc, bỏ ra mấy đồng giết một con chó, mua mấy chai rượu, mời mấy cụ đến chè chén với nhau ”…và do đó cái sự ông “nhả ra cho con chó…” thì không phải “nhả bằng mồm ” mà bằng “con đường phía dưới”. - Dựa vào ngữ hướng hội thại để phát hiện hàm nghĩa. Ví dụ: - Ai đấy? - Taao! Taao đây! Cụ…đây! Nằm im! - Bẩm cụ chúng con là phận tôi tớ. (Ngô tất Tố) Hai câu đối đáp đều có hàm nghĩa. Và chỉ có thể tìm ra chúng nhờ ngữ huống hội thoại: một phía là “người có quyền thế, muốn bắt kẻ dưới theo ý mình ”, một phía là “người dưới muốn nhắc nhở về cái đạo lí cần phải theo của kẻ ăn trên ngồi trước”. - Dựa vào sự suy luận. Ví dụ: - Tối nay mời anh sang nhà tôi chơi. - Cám ơn anh, tối nay tôi bận tiếp khách. Câu trả lời buộc người hỏi phải hiểu ngầm rằng: Tôi rất vui vì lời mời của anh, tôi rất quý anh, nhưng tôi rất tiếc vì tôi phải tiếp khách. Từ đó người kia phải tự suy luận: tôi sẽ không sang nhà anh được. - Dựa vào sự ám chỉ (hoặc sự nói vòng). 5
- Ví dụ: Vành ra ba góc da cong thiếu Khép lại đôi bên thịch vẫn thừa (Hồ Xuân hương) Hai câu thơ ấy có hàm nghĩa về hình dáng của cái quạt lúc nó xòe ra và lúc nó khép lại. Nhưng đòng thời hai câu thơ này cũng mang hàm ý: nói về một bộ phận của phụ nữ mà không tiện gọi tên. - Dựa vào sự cảm nhận Ví dụ: Mênh mông muôn mẫu một màu m ây Mỏi mắt miên man mụt mịt mờ Mộng mị mơ màng mai một một Mỹ miều mong muốn mãi mây mưa (Tú Mỡ) Toàn bộ 28 phụ âm đầu /m/ của bài thơ tứ tuyệt đã tham gia vào việc miêu tả cái vẽ “mênh mông, miên man”… của màn nước mưa. Mà điều này thì phù hợp và có tác dụng bổ sung cho hiển nghĩa của bài thơ. Từ 5 cách thức để phát hiện hàm nghĩa như trên, có thể xác định 5 tiểu loại hàm nghĩa: - Hàm nghĩa văn cảnh - Hàm nghĩa hội thoại - Hàm nghĩa suy luận - Hàm nghĩa ám thị - Hàm nghĩa cảm nhận Và theo tác giả để tìm ra tiêu chí phân loại hàm ý thì phải dựa vào những khu vực tình thái khác nhau mà người phát ngôn có khả năng kí gửi một cách hàm ẩn nó vào phát ngôn. Những khu vực tình thái mà người phát ngôn có khả năng kí gởi một cách hiển hiện vào phát ngôn, gồm: định hướng phát ngôn, thái độ phát ngôn, tâm trạng phát ngôn, tình cảm phát ngôn. Còn những khu vực tình thái mà người phát ngôn có thể gửi một cách hàm ẩn qua phát ngôn, gồm: ẩn ý, dụng ý, ngụ ý. - Ẩn ý: khi “hiển nghĩa nói về sự kiện này, nhưng hàm ý thì nói đến sự kiệ n khác” thì đó là ẩn ý. [5; tr.122] 6
- Ví dụ: Cụ già thong thả buông cần trúc Hồ rộng trời in mặt nước hồng Muôn vạn đài sen hương bát ngát Tuổi già vui thú với non sông. Nhìn vào hiển ngôn thì bài thơ chỉ là một bức tranh đồng quê yên bình với cụ già thong thả buôn cần trúc, nhưng ẩn ý bên trong “sự kiện khác” ở đây là sự kết hợp độc đáo của 4 từ đúng đầu bài thơ, tạo thành: CỤ HỒ MUÔN TUỔI -Ngụ ý: “ những định hướng phát ngôn, thái độ, tâm trạng, và tình cảm phát ngôn ở chiều sâu khác với những cái được diễn đạt bằng hiển ý”. [5; tr.122] Ví dụ: - Anh Tư học có khá không? - Ô, anh ta đánh bóng chuyền hay lắm! Ở hình thức hiển hiện, câu đáp là một lời khẳng định: anh Tư rất giỏi bóng chuyền. Nhưng ngụ ý là ý phủ định “sự học khá” của Tư. - Dụng ý: “ý muốn dùng phát ngôn để tác động như thế nào đó đến phía người thụ ngôn”. [5; tr.122] Ví dụ: Chẳng phải vương công, chẳng phải hầu, Học đòi đeo kiếm lại mang râu. Khoe khoang mắt đỏ trong dòng bích, Chẳng biết mình va cứt lộn đầu. (Học Lạc, Con tôm) Ý nghĩa hiển hiện của bài thơ là nói về con tôm, nhưng ngụ ý của nó là chế giễu, đả kích bọn quan lại theo chân Pháp, làm tai sai cho Pháp dưới thời Pháp thuộc. 7
- Ta có thể tóm tắt về nghĩa của câu theo quan điểm của Hồ Lê như sau: Hàm nghĩa văn cảnh Ý nghĩa hiển hiện Hàm nghĩa Hàm nghĩa hội thoại Nghĩa của câu Hàm nghĩa suy luận Ý nghĩa hàm ẩn Hàm nghĩa ám chỉ Ẩn ý Hàm nghĩa cảm nhận Hàm ý Ngụ ý Dụng ý 1.1.3. Quan điểm của H oàng Phê Mở đầu cho quá trình nghiên cứu của mình về ngữ nghĩa của lời, tác giả viết: “Hằng ngày sử dụng ngôn ngữ, lắm khi chúng ta nói một điều này, nhưng lại muốn cho người nghe từ đó hiểu ra một điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữa. Điều nói ra gián tiếp, chúng tôi đề nghị gọi là hàm ngôn, đối lập với hiển ngôn là điều mói ra trực tiếp ”. [7; tr.89] Ví dụ: Lời nổi tiếng của Trần Hưng Đạo nói với nhà vua Trần Nhân Tông trước tình hình giặc Nguyên xâm lược nước ta, tổ quốc lâm nguy, mọi người không b iết nên đánh hay hòa, nên nhà vua đã hỏi ý kiến Trần Hưng Đạo, ông trả lời: - Trước chém đầu thần rồi sau hãy hòa! Hiển ngôn ở lời nói này rất đơn giản, nhưng hàm ngôn lại ẩn chứa một tinh thần kiên cường, bất khuất, ý chí đanh thép không chịu khuất phục trước kẻ thù, thà chết chứ không chịu nhục, không đầu hàng trước bọn giặc cướp nước. Từ khái niệm này, xét trong mối quan hệ với chức năng thông báo thì nghĩa của câu sẽ có hai cấp độ: cấp độ của cái nói ra và cấp độ của cái không nói ra. Trong cái nói ra, lại có sự đối lập giữa cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) và cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn). Còn cái không nói ra chính là tiền giả định bởi “ Tiền giả định là những điều mà người đối thoại đã biết rồi, coi như là bất tất phải nói, không làm chức năng thông bá o, không cóa giá trị thông báo ”. [7; tr.94] 8
- Như vậy theo Hoàng Phê thì tiền giả định nằm ngoài hàm ngôn và không thuộc hiển ngôn. Có ý kiến cho rằng tiền giả định là hàm ngôn (vì cái nói ra gián tiếp cũng như không nói ra) nhưng thực tế chúng lại rất khác nhau. Tiền giả định là cái bất tất phải nói còn hàm ngôn thì phải suy ra từ tiền giả định và hiển ngôn. Ví dụ: - Nó lại hút thuốc trở lại rồi. Câu nói này có hàm ngôn: nó không bao giờ bỏ hút thuốc được, nó thiếu nghị lực hoặc nó có chuyện buồn trong gia đình. Tiền giả định là: nghiện thuốc, đã từng thử bỏ hút thuốc, vừa rồi thử bỏ thuốc lần nữa. Và hiển ngôn của câu nói trên là: hiện nay đang hút. Cho nên nếu xem tiền giả định là hàm ngôn thì sẽ không thấy được mối quan hệ có tính quy luật giữa tiền giả định, hiển ngôn và hàm ngôn. Với cách hiểu “hàm ngôn là những gì người nghe phải tự mình suy ra từ hiển ngôn (và tiền giả định), để hiểu được đúng và đầy đủ ý nghĩa của lời trong một ngôn cảnh nhất định” [7; tr.101] thì tư duy của con người phải dựa vào k inh nghiệm thực tiễn, phải có sự suy luận chính xác, đầy đủ v à đặc biệt sự suy luận ấy phải có được độ tin cậy cao thì quá trình giao tiếp mới đạt hiệu quả. Trên cơ sở độ tin cậy của suy ý, tác giả đã phân biệt hàm ngôn thành 2 lớp khác nhau: hàm ý và ngụ ý. - Hàm ý: “phần nội dung hàm ngôn có thể suy ý trực tiếp và không khó khăn, vì không hoặc ít lệ thuộc vào ngôn cảnh, độ tin cậy của suy ý vì thế tương đối cao”. [7; tr.112] - Ngụ ý: “phần nội dung hàm ngôn phụ thuộc nhiều vào ngôn cảnh và phải suy ý gián tiếp, độ tin cậy của suy ý thường không cao ”. [7; tr.122] Ví dụ: - Mẹ thằng bé mà còn thì nó không đến nỗi khổ. Hàm ý của câu này là: đứa bé khổ sở dĩ là do nó mất mẹ, hàm ý nói mối quan hệ nhân quả giữa sự việc “nó mồ côi’ và “nó khổ’. Ngụ ý thì có rất nhiều: phê phán người cha (tiền giả định đứa be còn cha) mà cha không quan tâm nên nó khổ; phê phán người mẹ kế (tiền giả định có mẹ kế và mẹ kế không thương); hoặc ngụ ý ca ngợi người mẹ ruột (mẹ nó rất yêu nó, nó sống hạnh phúc) nên khi còn mẹ đẻ thì nó sống sung sướng, mẹ mất thì nó khổ. Như vậy hàm ngôn trên nguyên tắc mọi người đều có thể và nắm bắt và căn bản hiểu nhau, nhưng ngụ ý thì có khả năng chỉ mọt số người có thể hiểu được, thậm chí có thể hiểu sai vấn đề. 9
- Tóm lại cấu trúc ngữ nghĩa của lời theo Hoàng Phê bao gồm: Tiền giả định Nghĩa của câu Hiển ngôn Hàm ý Hàm ngôn Ngụ ý 1.1.4. Quan điểm của Nguyễn Đức Dân Cùng với cách dùng thuật ngữ hiển ngôn và hàm ngôn như Hoàng Phê, nhưng cách hiểu hai khái niệm này của Nguyễn Đức Dân có khác. Theo ông nghĩa của câu bao gồm: Hiển ngôn Nghĩa của câu Tiền giả định Hàm ý ngôn ngữ Hàm ngôn Hàm ý Hàm ý hội thoại Từ hàm ngôn, tác giả chia thành tiền giả định và hàm ý. Nếu Hoàng Phê cho rằng tiền giả định không thuộc hiển ngôn và cũng không thuộc hàm ngôn, thì Nguyễn Đức Dân lại cho tiền giả định là một yếu tố của hàm ngôn. Và trong hàm ý thì có hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội tho ại, theo ông: - “Hàm ý ngôn ngữ là loại hàm ý độc lập với ngữ cảnh ”. [2; tr.192] Ví dụ; Tạp chí này mỗi số in có 50 ngàn bản. Hàm ý của câu này là sự đánh giá ít, hàm ý do từ có tạo nên, không cần dựa vào ngữ cảnh. - “Hàm ý hội thoại là hàm ý hình thành trong những tình huống giao tiếp cụ thể ”. [2; tr.193] 10
- 1.1.5. Quan điểm của Cao Xuân Hạo Cao Xuân Hạo cho rằng, mỗi câu nối đều truyền đạt đến người nghe một thông báo nhất định. Thông báo này thường gồm có hai phần, phần nghĩa hiển ngôn và phần nghĩa hàm ẩn. Theo tác giả, nghĩa hiển ngôn “ là những gì người nghe có thể trực tiếp nhận ra nhờ nghĩa nguyên văn (gồm có nghĩa đen và một số nghĩa bóng quen thuộc) của những từ ngữ có mặt trong câu và nhờ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ngữ ấy”. Còn nghĩa hàm ẩn “l à những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn của các từ ngữ và trong nhưng mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến người nghe thông qua một sự suy diễn”. [4; tr.468] Và tác giả còn cho rằng, nghĩa hàm ẩn chính là tiền giả định và hàm ý, là những ý nghĩa đều thoát ra từ nghĩa nguyên văn của câu, nhưng cách hiểu sẽ khác nhau. Theo ông “tiền giả định của một câu nói là điều gì phải được giả định là đã có trước khi nói câu đó, vì nếu không có điều này thì không thể nói câu đó được (câu đó sẽ trở thành phi lí hoặc không thể hiểu được) ” [4; tr.470]. Còn “hàm ý của một câu nói là một điều gì mà khi nghe câu ấy, người nghe phải rút ra như một hệ quả tất nhiên ”. [4; tr.470] Ví dụ: Ta xét hai đoạn hội thoại sau đây: (1) – Nam: Thủy đi thổi cơm đi! - Thủy: Mẹ đi chợ về rồi à? (2) – Nam: Thủy ơi mẹ về rồi đấy! - Thủy: Em làm nốt bài toán rồi em xuống ngay. Ý nghĩa hàm ẩn trong hai đoạn hội thoại trên hoàn toàn khác nhau. Ở đoạn hội thoại (1), cái không được nói ra trực tiếp của Nam là một tiền giả định: trong hoàn cảnh này, để cho Nam có thể bảo Thủy đi thổi cơm thì trước đó phải có một cái gì làm điều kiện tiên quyết cho sự sai bảo, điều kiện ấy là mẹ đi chợ đã về. Lí do là hằng ngày hễ mẹ đi chợ về mua gạo và thức ăn thì theo sự phân công, Thúy phải đi thổi cơm nên Nam chỉ cần bảo: đi thổi cơm là Thủy hiểu. Còn ở đoạn hội thoại (2), cái không được nói ra trực tiếp của Nam chính là hàm ý nhắc nhở Thủy làm bổn phận của mình. Khi nói mẹ về rồi đấy, Nam biết rằng Thủy sẽ hiểu ngay tức khắc là do một tập quán mà nó đã quen t huộc, nó phải đi thổi cơm. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 59 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
64 p | 36 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 60 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 92 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 60 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bi kịch người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
84 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 60 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau
130 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
75 p | 27 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 32 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal
86 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức
73 p | 33 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin
74 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet
67 p | 24 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn